NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH

38 351 0
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH I. KHÁI NIỆM - SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH. 1. Khái niệm nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng Bảo lãnh là một khái niệm tồn tại rất xa xưa của xã hội loài người. Cho đến nay bảo lãnh không những tồn tại mà còn phát triển rất phong phú bao trùm lên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, chính trị của từng quốc gia và phạm vi toàn thế giới, từ một lĩnh vực nhỏ của đời sống, như bảo lãnh nhân sự, cư trú đến những phạm vi lớn mang tính quốc tế như bảo lãnh cho một quốc gia về kinh tế hoặc chính trị. Vì vậy bảo lãnh ý nghĩa quan trọng trong kinh tế - chính trị - xã hội nói chung. Riêng bảo lãnh Ngân hàng (Bank Guarantee) đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ đầu thập niên 70 và xuất phát đầu tiên là ở các nước sản xuất dầu hoả Trung Đông. Trong thời kỳ này sản xuất phát triển đã cho phép họ ký kết nhiều hợp đồng lớn với các Công ty phương Tây cho những dự án lớn như: Cải thiện sở hạ tầng, dự án công - nông nghiệp và quốc phòng . đã làm phát sinh nhu cầu bảo lãnh Ngân hàng. Vậy bảo lãnh Ngân hàng là gì ? thể hiểu đơn giản bảo lãnh Ngân hàng là một hợp đồng giữa một bên là Ngân hàng bảo lãnh (Guarantor) và một bên là người thụ hưởng (Beneficiary) trong đó bên bảo lãnh cam kết sẽ bồi hoàn một khoản tiền nhất định cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm những nghĩa vụ đối với người thụ hưởng và được quy định trong cam kết bảo lãnh. Theo khoản 12, Điều 20 của Luật các tổ chức tín dụng, Điều 1 trong quy chế nghiệp vụ bảo lãnh của các Ngân hàng, ban hành Quyết định số 196/QĐ- NH14 ngày 16/9/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định số 263/QĐ- NH14 ngày 19/9/1995 và Quyết định số 283/2000/QĐ- NHNN14 ngày 25/8/2000 bảo lãnh Ngân hàng được khái niệm như sau : “Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả các tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”. Bên được bảo lãnh trách nhiệm thực hiện đầy đủ những cam kết của mình với bên yêu cầu bảo lãnh và Ngân hàng bảo lãnh. 2. sở hình thành nghiệp vụ bảo lãnh NH thể chắc chắn rằng những thương vụ lớn với nước ngoài hiện nay phải một dạng nào đó của bảo lãnh đi kèm. Hơn nữa, bảo lãnh Ngân hàng còn được sử dụng rộng rãi trong các hợp đồng thương mại, xây dựng bản trong nước. Sự tăng trưởng này một phần là vì bảo lãnh Ngân hàng thể được sử dụng để hỗ trợ cho tất cả các dịch vụ bao gồm: dịch vụ không mang tính tài chính như hợp đồng tham gia liên doanh, hợp đồng tái bảo hiểm và những cam kết tài chính khác. thể nói nghiệp vụ bảo lãnh là một trong những thành tựu của Ngân hàng, nó trợ giúp cho sự phát triển kinh tế, sản xuất và đem lại lợi nhuận cho các hoạt động Ngân hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng hình thành và phát triển như hiện nay xuất phát từ những nguyên nhân sau đây: 2.1. Sự phát sinh nhu cầu bảo lãnh : Chính sự phát triển của nền kinh tế, mà ở đây là sự phát triển của thương mại và tín dụng đã nảy sinh, xuất hiện nhu cầu mới. - Về thương mại : Xã hội loài người đã trải qua các hình thức sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá ra đời tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thương mại. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế hàng hoá đang phổ biến ở khắp các quốc gia, tạo cho thương mại trở thành thước đo, xác định khả năng của từng quốc gia nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Khi thương mại phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu đã góp phần tham gia vào xu hướng hòa nhập phân công lao động của khu vực và thế giới. Sự phát triển của thương mại làm tăng giao dịch cả về số lượng và giá trị của các doanh nghiệp quan hệ thương mại không chỉ trong nước mà còn vượt ra phạm vi quốc tế. Và từ đó ngoại thương đã trở thành một mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế các nước, là tiêu chuẩn đánh giá sự tăng trưởng phát triển hay suy thoái của quốc gia đó. - Về tín dụng : Thương mại phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Muốn giành được khách hàng, thu được lợi nhuận, đạt mục tiêu kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần phải phát triển sản xuất nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm . thì vốn đã trở thành một vấn đề cấp thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Tín dụng ra đời nhằm giải quyết những mâu thuẫn thiếu vốn tạm thời của cá nhân, tổ chức sản xuất, thậm chí giữa các nước với nhau. Tín dụng bao gồm mọi quan hệ cung ứng về vốn qua các tổ chức trong một nước mà còn giữa các nước, các khu vực mà còn trên nhiều lĩnh vực trên nguyên tắc hoàn trả vốn gốc và một phần lãi nhất định, nhằm giải quyết sự thiếu vốn của các doanh nghiệp và chủ yếu trong quan hệ thương mại. Bên cạnh đó, khi thương mại và tín dụng ngày càng phát triển xu hướng vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia với số lượng doanh nghiệp tham gia ngày càng đông hơn, thì một vấn đề đặt ra đó là sự rủi ro trong tín dụng mà người cấp tín dụng phải đối mặt nếu người vay không hoàn trả đúng yêu cầu. nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong thương mại và tín dụng là: + Sự thiếu hụt thông tin do đó thiếu tín nhiệm đối với bạn hàng. Giao dịch diễn ra ngày càng tăng về số lượng, thời gian và phạm vi diễn ra rộng. Quá trình kinh doanh diễn ra với tốc độ chóng mặt, do vậy trong cùng một lúc doanh nghiệp phải giao dịch với nhiều bạn hàng khác nhau, họ thực sự thiếu thông tin từ bạn hàng cũng như từ đối thủ cạnh tranh. Do thiếu hụt thống tin sẽ nguy dẫn đến rủi ro về đạo đức do bạn hàng không đáp ứng được những thoả thuận trong hợp đồng đã ký. Mâu thuẫn nảy sinh do sự thiếu hiểu biết lẫn nhau làm các đối tác không đủ độ tín nhiệm cần thiết để ký được hợp đồng. + Tăng các rủi ro trong kinh doanh: Trong cuộc sống chúng ta nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng, chúng ta luôn phải đối mặt với những biến động về kinh tế - xã hội - chính trị, thiên tai gây ra những mất mát gọi là rủi ro. Trong lĩnh vực thương mại - tín dụng luôn gặp phải những trở ngại đó là luôn phải những biện pháp để chống lại chúng. Một doanh nghiệp trong kinh doanh phải gánh chịu những rủi ro như: Rủi ro về mặt lãi suất, tỷ giá, sự cạnh tranh, rủi ro bất khả kháng . Rủi ro gây ra những hậu quả không thể lường trước được cho các doanh nghiệp. Theo chế lan truyền, các rủi ro này thể ảnh hưởng đến bạn hàng, các doanh nghiệp khác và cả nền kinh tế. Lúc này, ngoài mối quan tâm của các doanh nghiệp, là đạt được lợi nhuận cao nhất khi thực hiện các giao dịch, họ phải quan tâm đến uy tín, khả năng thực hiện hợp đồng, độ an toàn của hợp đồng và những khả năng tiềm ẩn của đối tác. Do vậy xuất hiện yêu cầu phải Ngân hàng với tư cách là người thứ 3 đứng giữa giàn xếp, nhận bảo đảm cho hợp đồng giao dịch cũng như đảm bảo tư cách cho các bên. Khi đó độ an toàn của các bên đã được trao vào tay Ngân hàng - một trung gian uy tín đối với cả hai bên, nên các đối tác đều vui vẻ yên tâm khi thực hiện hợp đồng vì Ngân hàng sẽ là người đứng ra làm trung gian khi tranh chấp xảy ra đối với các bên. 2.2. Khả năng cung ứng của Ngân hàng. Nhu cầu bảo lãnh nảy sinh đòi hỏi phải một người thứ 3 đứng ra làm trung gian đảm bảo cho các bên yên tâm thực hiện hợp đồng. Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính với những điều kiện sau : - khả năng đảm bảo về mặt tài chính, uy tín trong kinh doanh tiền tệ. - Chuyên cung cấp các dịch vụ trung gian tài chính cho nền kinh tế. - khả năng nắm bắt thu thập thông tin, do mạng lưới khách hàng và cán bộ chuyên môn. Ngân hàng thương mại hoàn toàn khả năng cung ứng dịch vụ này nhằm thoả mãn nhu cầu của nền kinh tế. Mặt khác nếu tiếp cận theo các hình thức tín dụng Ngân hàng thì thể coi bảo lãnh là một loại hình tín dụng đặc biệt, tín dụng bằng chữ ký. Sự phát triển các hình thức tín dụng thể kể tối đa là : + Tín dụng thông thường: Đó là việc Ngân hàng trực tiếp phát tiền cho vay theo nguyên tắc hoàn trả vốn và một khoản lãi nhất định. Đây là hình thức tín dụng truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động sử dụng vốn cuả hầu hết các Ngân hàng. + Tín dụng bằng chữ ký: là việc khách hàng phát hành một hối phiếu, trong đó Ngân hàng đóng vai trò là người thụ lệnh. Khách hàng dùng hối phiếu này để chiết khấu ở một Ngân hàng khác để nhận tiền. Trước khi hối phiếu này được thanh toán, khách hàng phải thanh toán cho Ngân hàng để Ngân hàng chi trả cho Ngân hàng chiết khấu hối phiếu. Trong quan hệ này, Ngân hàng cho mượn uy tín của mình để khách hàng được vay vốn. + Tín dụng chứng từ: Ngân hàng cấp tín dụng chứng từ cho khách hàng là người nhập khẩu, người thụ hưởng là người xuất khẩu ở nước ngoài. với hình thức này Ngân hàng sẽ cam kết trả tiền khi người xuất khẩu giao hàng và xuất trình những giấy tờ cần thiết như thư tín dụng. thể nói bảo lãnh Ngân hàng cũng thể coi là một hình thức tín dụng bằng chữ ký. Ngân hàng không phải xuất vốn ngay mà chỉ phát hành thư bảo lãnh, đảm bảo chi trả cho người thụ hưởng nếu được Ngân hàng bảo lãnh vi phạm hợp đồng ký kết với người thụ hưởng. 2.3. Về luật pháp : Như đã nói ở trên, nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng vai trò hết sức quan trọng góp phần làm phong phú hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn những quy định về luật pháp cụ thể nhằm hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ. Công ước quốc tế quy định về nghiệp vụ bảo lãnh ra đời nhằm đảm bảo tính độc lập và lô gíc cho các bên tham gia bảo lãnh. Văn bản các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (Uniform Roles for Demand Guarantee) - URDGICC 458 của phòng Thương mại quốc tế ban hành tháng 4/1992. Những nguyên tắc bản chỉ ra: Sự độc lập của bảo lãnh đối với hợp đồng, tính chứng từ của bảo lãnh, yêu cầu chứng từ phải phù hợp với điều khoản bảo lãnh . Bên cạnh đó do sự phát triển nhanh chóng của các giao dịch kinh tế, thương mại giữa các doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài, mà đặc biệt là quan hệ vay vốn nước ngoài, ngày 30/8/1993, chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/CP về quy chế vay và trả nợ nước ngoài để hướng dẫn Nghị định này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài, ban hành kèm quyết định số 23/QĐ- NH14 ngày 21/12/1994. Nghị định 58/CP là văn bản pháp lý cao nhất từ trước đến nay đề cập đến vấn đề bảo lãnh, Nghị định này đã phân định rõ bảo lãnh Chính phủ và bảo lãnh thông thường của các ngân hàng thương mại để làm sở vững chắc khi thực hiện nghiệp vụ này. Ở các nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Hà Lan v.v . đều quy định những văn bản luật cụ thể cho nghiệp vụ bảo lãnh như : Luật bảo lãnh của Anh, Luật thống nhất thương mại của Mỹ, luật về hợp đồng thương mại quốc tế của Đức . thể nói với những khung pháp luật và những quy định cụ thể đó đều cho phép các Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh và đã những thành công tốt đẹp. Như vậy sự ra đời và tồn tại của bảo lãnh Ngân hàng là khách quan và cần thiết. 3. Rủi ro trong nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng: Như đã đề cập ở trên, bảo lãnh Ngân hàng ngày càng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó vừa là công cụ đảm bảo cho các giao dịch kinh tế, thương mại, đồng thời lại vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên cũng như bất kỳ một hình thức giao dịch nào khác bảo lãnh luôn chứa đựng và tiềm tàng các nhân tố rủi ro trong hoạt động của nó. Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh xuất phát từ rất nhiều phía: Đối với người được bảo lãnh, người thụ hưởng và Ngân hàng bảo lãnh, rủi ro bất khả kháng, rủi ro về quy chế luật pháp của quốc gia người phát hành, rủi ro về chứng từ . và rủi ro trong bảo lãnh được thể hiện trên các khía cạnh sau đây : • Đối với bên được bảo lãnh: Nghĩa vụ của người được bảo lãnh đối với người thụ hưởng trong giao dịch bảo lãnh Ngân hàng là nghĩa vụ chính và trực tiếp. Rủi ro của người được bảo lãnh là rủi ro kinh doanh, thương mại đơn thuần. Vì vậy trước khi đề nghị Ngân hàng bảo lãnh thì bên được bảo lãnh phải tính toán cẩn thận hiệu quả của giao dịch kinh tế, thương vụ mà mình sắp thực hiện. Tránh trường hợp bên được bảo lãnh đề nghị Ngân hàng bảo lãnh để đi vay vốn nước ngoài hoặc thực hiện các dự án bằng mọi giá mà không quan tâm đến hiệu quả kinh tế. • Đối với bên bảo lãnh: Rủi ro của bảo lãnh là rủi ro gián tiếp và chủ yếu xuất phát từ rủi ro của khách hàng mình. Vì vậy ở một chừng mực nào đó nghiệp vụ bảo lãnh cũng giống như nghiệp vụ tín dụng trực tiếp của các Ngân hàng. Cũng như trước khi quyết định cho vay, hay quyết định bảo lãnh, Ngân hàng phải xem xét thẩm định kỹ lưỡng, hiệu quả của dự án, món vay của khách hàng mà Ngân hàng sẽ nhận bảo lãnh. Ngân hàng cũng phải yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp đảm bảo cho bảo lãnh nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng thể gặp rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh nếu trình độ cán bộ nghiệp vụ non kém dẫn đến khách hàng lợi dụng trong việc thoả thuận Thư bảo lãnh, Thư tín dụng hay thậm chí bên thụ hưởng cố tình lừa đảo. • Đối với bên thụ hưởng bảo lãnh: Bảo lãnh Ngân hàng thực sự là một hình thức bảo đảm cho người thụ hưởng trong các giao dịch kinh tế, thương mại. Tuy nhiên không phải người thụ hưởng sẽ không gặp phải những rủi ro trong quá trình thực hiện, thoả thuận với người bảo lãnh. Thông thường trong một giao dịch kinh tế thương mại đòi hỏi nhiều loại bảo lãnh Ngân hàng cùng một lúc cho cả hai bên đối tác thực hiện hợp đồng. Ví dụ trong một giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá thì Ngân hàng phục vụ người mua phải phát hành một bảo lãnh thanh toán cho người thụ hưởng, trong khi đó Ngân hàng phục vụ người bán phải phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người mua thụ hưởng và các bảo lãnh này phải mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong giao dịch thương mại này, doanh nghiệp lúc xuất hiện như là người được bảo lãnh, lúc khác lại xuất hiện như một người thụ hưởng bảo lãnh. Do đó để hạn chế rủi ro cho thực hiện hợp đồng, thì người thụ hưởng bảo lãnh cũng phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với người được bảo lãnh. Ngoài ra rủi ro cũng thể xảy ra đối với người thụ hưởng trong trường hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố chính trị, xã hội của nước phát hành bảo lãnh, rủi ro hối đoái, rủi ro tín dụng, trình độ giao dịch của doanh nghiệp và thậm chí cả sự rủi ro của người được bảo lãnh và Ngân hàng phát hành bảo lãnh. Tóm lại: Sự phát triển của thương maị - tín dụng cùng với những rủi ro thể xảy ra đã đòi hỏi phải một tổ chức chịu trách nhiệm đến cùng với những cam kết đã thoả thuận, mà ngân hàng là một tổ chức tài chính uy tín và thích hợp hơn cả đối với nghiệp vụ này. Ngày nay, nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng được mở rộng trên các lĩnh vực, hoàn thành xuất sắc chức năng và nhiệm vụ của mình nhằm phòng chống và hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu, góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Và thể nói nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng trở thành nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng hiện đại. II. BẢO LÃNH NGÂN HÀNG 1. Các yếu tố cấu thành nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng Một giao dịch bảo lãnh bao giờ cũng liên quan đến ba bên: Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng. Quan hệ giữa các bên được quy định bởi ba hợp đồng độc lập, trong đó trong đó thư bảo lãnh ngân hàng chỉ là hợp đồng giữa ngân hàng và bên thụ hưởng bảo lãnh.  Bên bảo lãnh : Dùng uy tín của mình đứng ra cam kết chịu trách nhiệm thay trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện đúng hợp đồng. Trong bảo lãnh ngân hàng bên bảo lãnh là các ngân hàng phát hành như: NHNN, NHTM cổ phần, NHĐT, NHPT, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng (QĐ số 283/QĐ- NH14 ngày 25/8/2000).  Bên được bảo lãnh : Là bên được ngân hàng cam kết trả nợ thay nếu vi phạm hợp đồng. Đối tượng khách hàng được ngân hàng nhận bảo lãnh là: Các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt nam: + Doanh nghiệp NN + Công ty cổ phần + Công ty TNHH + Công ty hợp doanh + Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức CTXH + Doanh nghiệp liên doanh + Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam + Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể - Các tổ chức TD được thành lập và hoạt động theo luật các tổ chức TD. - Hợp tác xã và các tổ chức khác đủ điều kiện tại điều 94 - Bộ luật dân sự - Các tổ chức kinh tế nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh và tham gia đấu thầu dự án tại Việt nam hoặc vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt nam.  Bên thụ hưởng (Bên nhận bảo lãnh) : Là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quyền thụ hưởng các cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng. nghĩa là được ngân hàng thanh toán khi yêu cầu do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng.  Cam kết bảo lãnh : Là cam kết đơn phương bằng văn bản của tổ chức TD hoặc văn bản thoả thuận giữa tổ chức TD, khách hàng được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức TD sẽ thực hiện nghĩa vụ TC thay cho KH khi KH không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh.  Các hợp đồng liên quan đến bảo lãnh : Hợp đồng bảo lãnhvăn bản thoả thuận giữa tổ chức tín dụng với khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia trong bảo lãnh và hoàn trả. Trong một nghiệp vụ bảo lãnh thông thường gồm 3 hợp đồng riêng biệt và độc lập với nhau: + Hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh (Underlying Contract). Đây là hợp đồng chính của giao dịch kinh tế, như hợp đồng về vốn, hợp đồng thương mại, hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng thiết kế v.v . Từ hợp đồng chính được thoả thuận giữa các bên mới phát sinh nhu cầu bảo lãnh của tổ chức tín dụng. + Hợp đồng giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh: Là thoả thuận giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh về việc được bảo lãnh chấp thuận bảo lãnh và các quy định liên quan đến trách nhiệm hoàn trả của bên được bảo lãnh, đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải trả thay, cũng như các hình thức đảm bảo của bên được bảo lãnh với bên bảo lãnh. + Thư bảo lãnh (Letter of guarantee) hay hợp đồng bảo lãnh giữa Ngân hàng phát hành bảo lãnh và người thụ hưởng về việc người bảo lãnh cam kết thực hiện thay các nghĩa vụ cho người được bảo lãnh, khi người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đối với người thụ hưởng. Đây là văn bản chính của nghiệp vụ bảo lãnh. 2. Nội dung thư bảo lãnh. Phát hành thư bảo lãnh chỉ là một trong các hình thức bảo lãnh của Ngân hàng mà ta sẽ xem xét ở phần dưới. Tuy nhiên đây là hình thức thông dụng nhất, thông qua thư bảo lãnh chúng ta thể hiểu rõ hơn một số khái niệm cũng như nghiệp vụ bảo lãnh. Theo điều 3UCP 485 các bảo lãnh đều được quy định + Bên chỉ thị + Bên thụ hưởng + Bên bảo lãnh [...]... điểm của bảo lãnh ngân hàng Về thực chất ,bảo lãnh là lời hứa thanh toán của ngân hàng với người được yêu cầu bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Bảo lãnh là công cụ đảm bảo chứ không phải là công cụ thanh toán Nghiên cứu đặc điểm của bảo lãnh cho chúng ta sở phân biệt giữa bảo lãnh công cụ thanh toán và bảo lãnh khác như bảo lãnh thư tín dụng, bảo hiểm Bảo lãnh ngân... hơn 5.2 Vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng Trong phần trên, chúng ta đã đề cập tới ba chức năng của nghiệp vụ bảo lãnh, đây là những công cụ hữu hiệu của bảo lãnh ngân hàng Nếu xét một cách nghiêm túc và riêng rẽ, các chủ thể trong bảo lãnh động tham gia và được hưởng lợi ích khác nhau từ loại dịch vụ nàỳ Nghiệp vụ bảo lãnh mang lại thuận lợi cho người yêu cầu bảo lãnh về góc độ uy tín cũng... lập của bảo lãnh cũng phụ thuộc vào các điều kiện của bảo lãnh, nó là loại bảo lãnh vô điều kiện hay bảo lãnh điều kiện (Xem định nghĩa) Nếu là bảo lãnh vô điều kiện việc thanh toán được thực hiện theo yêu cầu đầu tiên, tính độc lập được đảm bảo 5 Chức năng - vai trò của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng: 5.1 Chức năng của nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng 5.1.1 Bảo lãnh được dùng như một công cụ bảo đảm... gánh chịu Nếu xét bảo lãnh dưới góc độ một sản phẩm dịch vụ thì phí bảo lãnh chính là giá của dịch vụ đó Phí bảo lãnh thể được tính bằng con số tuyệt đối hoặc tính trên sở tỷ lệ phí theo qui định Phí bảo lãnh theo tỷ lệ được tính theo công thức: Phí bảo lãnh = Số tiền bảo lãnh * tỷ lệ phí *Thời gian bảo lãnh Số tiền bảo lãnh: Là số tiền ngân hàng cam kết trả thay khi bên được bảo lãnh không thực... Người được bảo lãnh Hợp đồng 1 Người thụ hưởng SƠ ĐỒ ĐỒNG BẢO LÃNH Qui trình: (1) Quan hệ hợp đồng giữa bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng (2) Người được hưởng bảo lãnh chỉ thị cho ngân hàng bảo lãnh chính phát hành bảo lãnh (3) Các ngân hàng thành viên phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng bảo lãnh chính (4) Căn cứ vào các bảo lãnh đối ứng của các ngân hàng thành viên, ngân hàng phát hành bảo lãnh chính... thanh toán, các tài khoản giao dịch Nghiệp vụ bảo lãnh hỗ trợ các hình thức thanh toán của ngân hàng như thanh toán quốc tế (Bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh L/C trả chậm ) Nghiệp vụ bảo lãnh hỗ trợ cho nghiệp vụ tín dụng, qua bảo lãnh vay vốn nước ngoài tức là ngân hàng không dùng vốn của mình cho doanh nghiệp vay mà chỉ dùng vốn để bảo đảm cho khoản vay của doanh nghiệp với tổ chức tín dụng khác Ngày... Nghiên cứu về bảo lãnh giúp chúng đánh giá đúng thực trạng này ở Việt nam từ đó biện pháp cải tiến hoạt động bảo lãnh cho thích hợp III PHÂN LOẠI - NỘI DUNG CỦA CÁC LOẠI BẢO LÃNH NH 1 Các loại bảo lãnh ngân hàng: 1.1 Phân loại theo phương thức phát hành: 1.1.1 Bảo lãnh trực tiếp (Direct Guarantee): Bảo lãnh trực tiếp là loại bảo lãnh mà trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm bảo lãnh trực... theo yêu cầu của bảo lãnh đến ngân hàng xác nhận và thanh toán 1.1.4 Đồng bảo lãnh: Trong những thương vụ lớn, khả năng rủi ro cao hay vì những qui định hạn chế và việc phân tán rủi ro của chính phủ đối với việc bảo lãnh một món lớn mà ngân hàng không thể một mình đứng ra bảo lãnh được Chính vì giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải hình thức đồng bảo lãnh Đồng bảo lãnh là loại bảo lãnh do nhiều ngân... hàng + Tên ngân hàng đứng ra bảo lãnh, địa chỉ + Người đề nghị bảo lãnh, tên, địa chỉ + Người thụ hưởng bảo lãnh, tên, địa chỉ + Nội dung bảo lãnh: Bao gồm lời cam kết không huỷ ngang của bảo lãnh và nhấn mạnh tính độc lập của bảo lãnh so với nghiệp vụ chính, thông qua điều khoản thanh toán ngay lần đầu tiên Trong trường hợp bảo lãnh điều kiện thì phải nói rõ những văn bản, chứng từ chứng minh đã... đồng bảo lãnh Tỷ lệ phí bảo lãnh (%): Được qui định cụ thể với từng loại bảo lãnh, từng ngân hàng và từng quốc gia khác nhau Mức phí bảo lãnh theo qui định của quyết định 283 về việc ban hành qui chế bảo lãnhtrong ngân hàng qui định “Mức phí bảo lãnh do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền đang được bảo lãnh (QĐ 283/QĐNH 14 ngày 25/8/2000) Phí bảo lãnh được tính vào phí dịch vụ . NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH I. KHÁI NIỆM - SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH. 1. Khái niệm nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng Bảo lãnh là. đủ những cam kết của mình với bên yêu cầu bảo lãnh và Ngân hàng bảo lãnh. 2. Cơ sở hình thành nghiệp vụ bảo lãnh NH Có thể chắc chắn rằng những thương vụ

Ngày đăng: 06/11/2013, 23:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan