HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN

11 181 0
HOẠT ĐỘNG  ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HOẠT ĐỘNG ĐẦU CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN I. QUY ĐỊNH CỦA VNPT VỀ ĐẦU CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN 1. Quy định chung trong lĩnh vực hoạt động đầu 1.1 Quy định về số vốn đầu đối với Công ty tài chính Bưu Điện Công ty tài Chính Bưu Điện là doanh nghiệp nhà nước hoạch toán độc lập trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam; là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức và hoạt động theo luật các tổ chức tín dụng. Vốn điều lệ của Công ty tài chính Bưu Điện là 70.000.000.000 đồng. Công ty ra đời góp phần làm đa dạng hoá các loại hình tổ chức tín dụng của Việt Nam, là tổ chức cung cấp các khoản tín dụng cho các dự án Bưu chính – Viễn thông, góp phần tạo nên kênh dẫn vốn mới bổ xung cho quá trình hoạt động Ngân hàng truyền thống của nước ta. Đồng thời, Công ty còn hỗ trợ cho các đơn vị thành viên trong tập đoàn VNPT, nhằm phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn, là nhân tố quan trọng trong kết cấu của Tập Đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Với vị trí là tổ chức tài chính trung gian giữa Tập đoàn VNPT với thị trường tài chính, giữa VNPT với đơn vị thành viên, giữa các đơn vị thành viên với nhau. Công ty tài chính Bưu Điệncông cụ hoạt động tài chính của Tổng công ty và tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chiính của Tổng công ty trên thị trường tài chính, Công ty tài chính Bưu Điệnđầu mối huy động vốn, đầu mối đầu tài chính, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh dịch vụ tài chính, vấn quản lý tài sản tiền tệ, tài sản và vốn đầu tư. Mức mua và đầu vào tài sản cố định của Công ty tài chính Bưu Điện không vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có do Ngân hàng nhà nước quy định là 50% vốn tự có. Mức giới hạn cho vay đối với một khách hàng phải đảm bảo điều là tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Công ty. Trường hợp đối với các khoản cho vay uỷ thác của Chính phủ, của các tổ chức cá nhân hoặc nhiều trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của Công ty tài chính Bưu Điện hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì Công ty tài chính Bưu Điện được tiến hành cho vay hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Vốn điều lệ của Công ty tài chính Bưu Điện do Tập đoàn VNPT cấp. Công ty tài chính Bưu Điện được sử dụng vốn điều lệ để kinh doanh sau khi trừ đi phần vốn mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị phục vụ quản lý và kinh doanh. Công ty tài chính Bưu Điện không được sử dụng vốn điều lệ để chia lợi tức, trích lập các quỹ phúc lợi duới bất kỳ hình thức nào. Vốn huy động của Công ty tài chính Bưu Điện được hình thành từ nguồn vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài ngành. Công ty tài chính Bưu Điện chỉ được sử dụng nguồn vốn để cho vay, kinh doanh các dịch vụ được phép, không được sử dụng để góp vốn hoặc mua cổ phần, không được sử dụng vào các mục đích khác trái với quy định của pháp luật và của Tập đoàn VNPT. Vốn nhận uỷ thác đầu được hình thành từ việc nhận vốn uỷ thác đầu của Chính Phủ, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước uỷ thác đầu vào các dự án của Chính phủ, Tập đoàn VNPT, các đơn vị thành viên của VNPT, các doanh nghiệp khác theo các thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác. Vốn tự bổ sung được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty tài chính Bưu Điện và được sử dụng như vốn điều lệ. 1.2 Quy định về lĩnh vực đầu Công ty tài chính Bưu Điện được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tổng vốn đầu của Công ty tài chính Bưu Điện không được vượt quá 40% vốn điều lệ (tương đương 28 tỷ đồng) và không quá 11% vốn điều lệ của một doanh nghiệp do pháp luật quy định. Công ty tài chính Bưu Điện có thể thực hiện các dự án đầu vào các dự án và các tổ chức kinh doanh trên cơ sở phân tích dự án đảm bảo mức doanh thu, chi phí, nhuận dự kiến, thuế, tỷ lệ hoàn vốn đầu tư… Công ty được tham gia vào thị trường tiền tệ. Tuy nhiên việc tham gia vào thị trường phải đảm bảo an toàn vốn hoạt động theo quy định của Tổng công ty và của Ngân hàng Nhà nước. Công ty được phép làm đại lý phát hành trái phiếu và các giấy tờ có giá cũng như vấn phát hành các loại chứng khoán. Từ việc xây dựng phương án phát hành chứng khoán, xây dựng các quy chế phát hành chứng khoán cho doanh nghiệp, quy trình, hồ sơ xin phép phát hành và xây dựng phương thức bán đấu giá chứng khoán. Công ty tài chính Bưu Điện được thực hiện các nhiệm vụ uỷ thác đầu tư, vấn đầu tư. Thông qua hoạt động công ty có thể thu phí uỷ thác đầu cũng như phí vấn đầu tư. Công ty tài chính Bưu Điện có thể nhận uỷ thác đầu của Chính phủ, Tập đoàn VNPT, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài ngành Bưu điện. 1.3 Các hạn chế để đảm bảo an toàn hoạt động của Công ty. Công ty Tài chính phải trích lập dự phòng rủi ro và hạch toán dự phòng rủi ro này vào chi phí hoạt động. Việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Rủi ro hoạt động của Công ty bao gồm nhiều loại rủi ro như: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro vỡ nợ… Hoạt động đầu chứng khoánhoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho Công ty Tài chính Bưu Điện. Tuy nhiên, đây lại là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Vì vậy, Công ty phải trích lập khoản dự phòng rủi ro trong hoạt động của Công ty. Mức góp vốn, mua cổ phần của Công ty vào một doanh nghiệp và tổng mức góp vốn của Công ty trong tất cả các doanh nghiệp không vượt quá mức tối đa do ngân hàng Nhà Nước quy định. Tổng số vốn của Công ty Tài chính Bưu Điện vào tổ chức tín dụng khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần phải được khấu trừ khỏi vốn tự có của Công ty khi tính đến tỷ lệ an toàn. Vì vậy, Công ty tài chính Bưu Điện phải tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động trong quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. Công ty Tài chính Bưu Điện phải tuân thủ các quy định về an toàn khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Công ty Tài chính Bưu Điện không được thực hiện nghiệp vụ thanh toán. 2. Quy định trong lĩnh vực đầu chứng khoán Đầu chứng khoán là một lĩnh vực có rủi ro cao. Do đó, trong lĩnh vực đầu chứng khoán, Công ty Tài chính Bưu Điện phải tính đến tỷ lệ an toàn của nguồn vốn đầu tư. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, không những Công ty chỉ sử dụng nguồn vốn của mình mà còn nguồn vốn uỷ thác của các tổ chức cá nhân trong và ngoài ngành Bưu chính Viễn thông. Vì vậy, đòi hỏi Công ty Tài chính Bưu Điện phải thực hiện đầu một cách thận trọng. Công ty tài chính Bưu Điện được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng. Tổng vốn đầu của Công ty tài chính Bưu Điện không được vượt quá 40% vốn điều lệ và không quá 11% vốn điều lệ của một doanh nghiệp. Công ty Tài chính Bưu Điện được góp vốn và mua cổ phần của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, tổng số vốn của Công ty đầu vào các tổ chức tín dụng cần phải được khấu trừ khỏi vốn tự có của Công ty Tài chính Bưu Điện khi tính đến tỷ lệ an toàn. II. THỰC TRẠNG ĐẦU CHỨNG KHOÁN TẠI PHÒNG ĐẦU VÀ KINH DOANH VỐN – CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN Phòng đầu và kinh doanh vốn là một phòng chức năng có vai trò thực hiện các hoạt động đầu tài chính và kinh doanh chứng khoán của Công ty. Phòng đầu thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đầu dự án, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ, phát hành trái phiếu, vấn đầu tài chính và các hoạt động khác của Công ty. Trong hoạt động đầu nói chung, Phòng đầu và kinh doanh vốn thực hiện kinh doanh bằng cách phân tích tài chính của các dự án đầu tư. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích tài chính các dự án đầu tư, Phòng đầu sẽ xác định được các chỉ tiêu của từng dự án như: các chi phí phát sinh trong toàn bộ vòng đời dự án, doanh thu dự kiến của dự án, thu nhập hiện tại ròng - NPV, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ - IRR, thời gian hoàn vốn… Từ đó, Phòng xác định được ưu điểm, nhược điểm của từng dự án. Phòng đầu sẽ lựa chọn ra các dự án đáp ứng được các nhu cầu về khả năng an toàn vốn, lợi nhuận đem lại của các dự án đầu tư. Cũng như phân tích một dự án đầu tư, Phòng đầu và kinh doanh vốn thực hiện phân tích các chứng khoán thông thông qua các thông tin của các chứng khoán như: mức lợi nhuận mang lại, giá trị tài sản ròng của tổ chức phát hành, mức giá của các chứng khoán, tỷ lệ cổ tức được trả hàng năm, các chỉ tiêu tài chính…Thông qua việc phân tích các chứng khoán, phòng đầu tiến hành lựa chọn các chứng khoán để đầu tư. Từ đó, xác định được danh mục đầu cho Công ty. Cụ thể, quy trình đầu chứng khoán niêm yết tại Phòng đầu và kinh doanh vốn Công ty Tài chính Bưu Điện được thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Cơ hội đầu Nội dung của công tác nghiên cứu cơ hội đầu tư, thu thập, phân tích thông tin gồm: - Tên và mệnh giá chứng khoán tại thời điểm đầu tư. - Tổ chức phát hành, mục đích của việc phát hành. - Tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các tổ chức phát hành. - Lãi suất điều hành ngân quỹ của Công ty. Xu hướng biến động lãi suất. - Khả năng, nguồn ngân quỹ của công ty tại thời điểm mua. - Các điều kiện pháp lý của việc mua chứng khoán. - Thông tin về đợt phát hành, biến động giá của chứng khoán trên thị trường và biến động giá của các loại chứng khoán khác trên thị trường. - Các thông tin cụ thể khác. Bước 2: Phê duyệt chủ trương - Khi Phó giám đốc đồng ý chủ trương mua chứng khoán, phương án được giao Phòng đầu để xây dựng tiếp. - Khi Phó giám đốc không đồng ý chủ trương mua chứng khoán, phương án được giao cho Phòng đầu lưu trữ thông tin. Bước3: Xây dựng phương án mua chứng khoán - Kết quả thu thập và phân tích thông tin. - Các đánh giá lựa chọn phương án kinh doanh. - Mức vốn và khung giá mua. - Phân tích kết quả dự kiến của phương án mua. So sánh hiệu quả của phương án mua với các cơ hội đầu khác cùng thời kỳ. - Các kiến nghị, đề xuất, trách nhiệm thực hiện của từng các nhân, bộ phận. Bước 4: Lập tờ trình - Cơ sở xây dựng phương án mua. - Thông tin cụ thể về loại chứng khoán dự kiến mua: Tên chứng khoán, tổ chức phát hành, thời điểm mua, giá chứng khoán tương ứng. - Kiến nghị về khối lượng và giá trị dự kiến mua. - Nguồn ngân quỹ thực hiện phương án. Bước 5: Xem xét và phê duyệt phương á - Khi quyết định phê duyệt phương án, phương án được giao Phòng đầu và kinh doanh vốn chủ trì thực hiện phương án. - Khi quyết định không phê duyệt phương án, phương án được giao Phòng đầu lưu trữ thông tin. Bước 6: Chỉ đạo thực hiện phương án Phó giám đốc phụ trách phê duyệt trên tờ trình của Phòng đầu và kinh doanh vốn. Giao cho phòng đầu và kinh doanh vốn tiếp xúc với các đầu mối có liên quan để thực hiện các thủ tục mua chứng khoán. Bước 7: Trao đổi với các đầu mối có liên quan để mua chứng khoán Phòng đầu chủ động tiếp xúc với các đối tác, dự thảo các văn bản trình lãnh đạo Công ty. Bước 8: Thực hiện mua chứng khoán Thông qua các phương án mua chứng khoán được phê duyệt, phòng đầu phối hợp với phòng Kế toán – Ngân quỹ thực hiện các thủ tục mua chứng khoán, ký kết các hợp đồng kinh tế, theo dõi các giao dịch chứng khoán. Bước 9: Theo dõi quá trình mua chứng khoán bước 10: Báo cáo kết quả thực hiện mua chứng khoán Báo cáo về tổng khối lượng chứng khoán đã mua, tổng khối lượng chứng khoán giao dịch. Thông qua quy trình đầu chứng khoán của Phòng đầu và kinh doanh vốn, ta có thể xây dựng một danh mục đầu chứng khoán của Công ty thông qua quá trình như sau: 1. Xây dựng kế hoạch đầu Để xây dựng được danh mục đầu tư, trước tiên Phòng cần phải xác định đườc các căn cứ và cơ sở pháp lý để xây dựng phương án như: luật các tổ chức tín dụng, nghị định của chính phủ về chức năng và hoạt động của Công ty tài chính, giấy phép hoạt động của Công ty, điều lệ hoạt động của Công ty Tài chính Bưu Điện… Trên cơ sở các căn cứ đó, tuỳ vào tình hình chung của toàn bộ thị trường, Công ty xác định được tài sản đầu tư. Việc xác định tài sản đầu dựa trên uy tín và quan hệ của công ty trên thị trường với các đối tác trong và ngoài ngành. Thông qua các quan hệ bạn hàng, cho vay tín dụng, vấn… Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường. Công ty cũng đầu trực tiếp trên thị trường. Từ đó, xác định được các chứng khoán tốt trên thị trường. Sau khi tiến hành tìm kiếm được các cơ hội đầu tư, phòng đầu xác định lượng vốn phù hợp cho tứng chứng khoán. 2. Phân tích các chỉ số tài chính của các chứng khoán Đối với một tổ chức tài chính phi ngân hàng như công ty tài chính cũng cần có sự đảm bảo về an toàn vốn hoạt động. Đó là một yêu cầu bắt buộc trong toàn bộ quá trình hoạt động của Công ty Tài chính Bưu Điện nhằm đảm bảo sự phát triển của toàn bộ Tập Đoàn VNPT. Căn cứ vào mục đích của việc kinh doanh chứng khoán, cũng như thông qua hình thức nhận uỷ thác đầu là nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động đầu tài chính và nhận uỷ thác đầu của Công ty Tài chính Bưu Điện, đa dạng hoá các nguồn vốn đầu và khả năng tài trợ vốn của Công ty cho các cơ hội đầu khác, phát huy vai trò trung gian tài chính của Công ty Tài chính Bưu Điện, nâng cao vai trò trung gian tài chính của Công ty trên thị trường tài chính. Do đó, để xây dựng được phương án kinh doanh, Công ty Tài chính Bưu Điện đã thực hiện các nghiệp vụ sau: 2.1. Tìm hiểu thông tin chung về doanh nghiệp Quá trình tìm hiểu thông tin chung về doanh nghiệp bao gồm các thông tin như: tên giao dịch của tổ chức phát hành, trụ sở làm việc, thời gian thành lập, vốn điều lệ cũng như cơ cấu vốn điều lệ (bao gồm các doanh nghiệp nghiệp nào góp vốn), mức giá giao dịch trong quá khứ, khối lượng giao dịch tương ứng, ngành nghề kinh doanh… Từ đó, Công ty có cái nhìn tổng quan về hoạt động của tổ chức phát hành để tiến hành các phân tích chuyên sâu hơn. 2.2. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của doanh nghiệp phát hành Trên cơ sở các phân tích tổng quan tình hình của doanh nghiệp, Phòng đầu tiến hành các phân tích trên cơ sở các chỉ tiêu sau: - Vốn điều lệ của doanh nghiệp: vốn điều lệ của Công ty phát hành, kế hoạch tăng giảm vốn điều lệ. Vốn điều lệ từ 5 tỷ trở lên. - Doanh thu: Tỷ lệ tăng (giảm) doanh thu của năm nay so với các năm trước, tính ổn định của doanh thu, kế hoạch tăng doanh thu trong tương lai. - Chi phí trong quá trình hoạt động tăng giảm hợp lý với doanh thu. - Tổng lợi nhuận trước thuế tăng trong 2 năm gần nhất. - Tỷ lệ cổ tức được trả từ 12 % trở lên. - Tỷ lệ lãi trên vốn cổ phần EPS đạt từ 1,500 đồng trở lên. - Tỷ lệ P/E từ 14 lần trở lên. - Một số chỉ tiêu tài chính khác như: ROE, NAV … tuỳ thuộc vào từng loại cổ phiếu mà công ty có điều chỉnh phù hợp. Các chỉ tiêu này được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết. Từ các phân tích các chỉ tiêu tài chính trên, Phòng đầu tiến hành phân tích được các hiệu quả trực tiếp và gián tiếp từ việc đầu tư, phân tích các tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. 3. Quyết định của Công ty về hoạt động đầu Sau khi phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty, Phòng đầu tiến hành tính toán về lượng vốn đầu tư, số lượng cổ phiếu tương ứng, khối lượng nhà đầu uỷ thác đầu tư… Từ đó, Phòng tiến hành tính toán tổng nguồn vốn thích hợp để tiến hành mua cổ phiếu. Trên cơ sở đầu vào các ngành nghề kinh doanh khác nhau để nhằm đa dạng hoá danh mục đầu để giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh chứng khoán. Hiện nay, danh mục đầu cổ phiếu của Công ty Tài chính Bưu Điện bao gồm các cổ phiếu sau: [...]... MỤC ĐẦU CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN Đơn vị: Tỷ đồng Tên công ty Mã CK NV đầu (Tín Cty CP viễn thông VTC VTC 1.5 Cty CP Viễn Liên UNI 2.706 Cty CP bao bì nhựa Tân Tiến TTP 4.8 Cty CP cáp và vật liệu viễn thông SAM 2.584 Cty CP thuỷ điện Ry Ninh II RHC 4.7 Cty CP nhiệt điện Phả Lại PPC 2.7 Cty CP xây lắp Bưu Điện HAS 2.2 Quỹ đầu chứng khoán Việt Nam VF1 1.8 Cty CP dây và cáp điện TAYA Việt Nam TYA... và cáp điện TAYA Việt Nam TYA 3.76 Cty CP phát triền nhà Thủ Đức TDH h 1.25 Tổng đến thời điểm ngày 30 28 tháng 3 năm 2007 tại Công ty Tài chính Bưu Điện) 4 Quản lý danh mục đầu của phòng đầu Sau khi tiến hành đầu tư, Phòng đầu tiến hành quản lý danh mục đầu Quản lý đầu bao gồm theo dõi toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp phát hành, các biến động của cổ phiếu trên thị trường Thông . HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN I. QUY ĐỊNH CỦA VNPT VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI CÔNG TY TÀI CHÍNH BƯU ĐIỆN 1. Quy. định chung trong lĩnh vực hoạt động đầu tư 1.1 Quy định về số vốn đầu tư đối với Công ty tài chính Bưu Điện Công ty tài Chính Bưu Điện là doanh nghiệp nhà

Ngày đăng: 06/11/2013, 20:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan