NHỨNG MẪU CHUYỆN KỂ LỚP4

7 1.7K 0
NHỨNG MẪU CHUYỆN KỂ LỚP4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỰ TÍCH HỒ BA BỂ 1. Ngày xưa, có lần xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn mở ngày hội cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem hội. Ai cũng lo làm việc tốt lành để cầu phúc. Hôm ấy, bỗng có một bà cụ ăn xin không biết từ đâu đến. Trong bà thật gớm ghiết, thân thể gầy còm, lở loét, mùi hôi thối xông ra rất khó chòu. Đến đâu bà cũng phều phào mấy tiếng : “Đói lắm các ông, các bà ơi!” Rồi giơ rá ra bốn phía, cầu xin. 2. Nhưng đến đâu bà cụ cũng bò xua đuổi. Lê mình ra khỏi đám hội, vào nhà nào, bà cũng bò đuổi ra. May sao đến ngã ba, bà gặp mẹ con nhà kia vừa đi chợ về. Thấy bà lão ăn xin tội nghiệp, người mẹ thương tình, đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn, rồi mời nghỉ lại. Khuya hôm đó, hai mẹ con bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên. Nhưng lạ thay, ở đấy không còn bà lão ăn xin già yếu, lở loét nữa mà có một giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Mẹ con bà goá rụng rời kinh hãi, đành nhắm mắt nằm im phó mặc cho số phận. 3. Nhưng sáng hôm sau, tỉnh dậy họ chẳng thấy giao long đâu. Trên chõng vẫn là bà cụ ốm yếu. Bà đang sửa soạn ra đi. Bà nói : “Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con chò gói tro này, nhớ rắc ngay xung quanh nhà mới tránh được nạn.” Người mẹ nghe vậy lấy làm lạ, bèn hỏi : “Thưa cụ, vậy làm sao để cứu mọi người khỏi chết chìm?”. Bà già suy nghó giây lát rồi nhặt một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo : “Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp mẹ con chò làm việc thiện.” Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà già đâu nữa. Hai mẹ con vội làm theo lời dặn rồi đi kể chuyện cho mấy người gần đó biết. Họ đều cười, cho đó là chuyện bâng q. 4. Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt, mọi người đang lễ bái, bỗng có cột nước từ dưới đất phun lên. Nước càng phun càng mạnh, đất xung quanh lở lần. Lúc ấy, ai nấy mới kinh hoàng, chen nhau chạy tháo thân. Nhưng không kòp nữa rồi. Đất dưới chân họ rung chuyển. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người vật đều chìm nghỉm dưới nước. 5. Trong khi tất cả đều ngập chìm trong biển nước thì ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con nhà kia vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Đau xót trước cảnh nước lụt bất ngờ tàn phá, hai mẹ con mang hai mảnh vỏ trấu ra. Họ vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hoá thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc gió mưa, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cố sức vớt những người bò nạn. Chỗ đất sụt ấy, nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con kia thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người đòa phương gọi hòn đảo nhỏ ấy là gò Bà Goá. (Theo Chu Huy ) . KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. NÀNG TIÊN ỐC Ngày xưa, tại một làng nhỏ kia có một bà lão nhà nghèo, lại không có con cháu để nương tựa. Mỗi ngày, bà phải lặn lội, bắt ốc mò cua để làm kế sinh nhai. Bữa nọ, bà bắt được một con ốc nhỏ xinh xắn. Vỏ ốc xanh tím với những đường vẫn đẹp chưa từng thấy. Ngắm ốc trên tay mãi, bà lão thương ốc quá, không muốn bán. Bà liền thả vào chum nước để nuôi. Từ ngày có ốc trong nhà, bà bỗng nhận thấy có nhiều điều khác lạ. Ngoài đồng về, bà thấy nhà cửa của mình đã có ai quét dọn sạch sẽ. Trong chuồng, đàn lợn đã được ăn no không kêu la như mọi bữa. Trong bếp, cơm nước cũng được nấu sẵn tinh tươm. Ngoài sau nhà, vườn rau cũng đã dọn sạch cỏ. Bốn năm ngày liền đều như thế. Bà lão rất kinh ngạc, quyết tâm sẽ rình xem ai tốt bụng đã giúp đỡ mình. Hôm sau, bà vẫn ra đồng như mọi bữa. Nhưng giữa đường, bà quay lại, rón rén núp sau cánh cửa rình xem. Bỗng bà thấy một nàng tiên xinh đẹp từ trong chum nước bước ra. Liền đó, bà lão bí mật đập vỡ vỏ ốc rồi ôm lấy nàng tiên và dòu dàng bảo nàng: - Con hãy ở lai đây với mẹ. Thế là từ đó bà lão và nàng tiên sống hạnh phúc bên nhau. Hai người thương yêu nhau như hai mẹ con. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. (Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu). BÀ CHÁU 1. Ngày xưa, ở làng kia có hai em bé ở với bà. Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn: “Khi bà mất, gieo hạt đào này lên mộ, các cháu sẽ giàu sang, sung sướng.” 2. Bà mất. Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà. Hạt đào vừa gieo xuống đã nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết bao nhiêu là trái vàng, trái bạc. 3. Nhưng vàng bạc, châu báo không thay được tình thương ấm áp của bà. Nhớ bà, hai anh em ngày càng buồn bã. 4. Cô tiên lại hiện lên. Hai anh em oà khóc xin cô hoá phép cho bà sống lại. Cô tiên nói: “Nếu bà sống lại thì ba bà cháu sẽ cực khổ như xưa, các cháu có chòu không?” Hai anh em cùng nói: “Chúng cháu chỉ cần bà sống lại.” Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm. Lâu đài, ruộng vườn phút chốc biến mất. Bà hiện ra, móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng. (Theo Trần Hoài Dương) MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH 1. Ngày xưa, ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược. Dưới triều đại ông ta nhân dân hết sức lầm than. Thế rồi khắp nơi bỗng truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói hống hách bạo tàn của nhà vua và phơi bài nỗi thống khổ của nhân dân. Mọi người dân, từ người lớn đến trẻ con, ai ai cũng say sưa ca bài hát ấy. Một ngày kia, bài hát lọt đến tai nhà vua. Ngài lập tức ra lệnh lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy. Các quan đại thần và lính cận vệ ra sức sục sạo cũng không thể tìm ra ai là tác giả của bài hát. Vì vậy, nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và những nghệ nhân hát rong. 2. Ba hôm sau, tất cả những người đó được giải vào cung, mỗi người phải hát cho nhà vua nghe một bài hát chính mình sáng tác. Các nhà thơ, các nghệ nhân lần lượt tấu lên những bài ca tụng trí tuệ sáng láng, trái tim nhân hậu, sức mạnh kì diệu của nhà vua, ánh hào quang chói lọi xung quanh sự nghiệp vó đại của ngài. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng không chòu hát. Nhà vua lệnh thả tất cả, còn ba người này thì đem tống giam vào ngục tối. Ba tháng sau, ngài cho giải họ từ trong ngục ra và phán: - Thế nào, giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ! Một trong ba người đó lập tức cất lời ca tụng quốc vương Đa-ghét-xtan. Ông ta được tha ngay. Nhà vua sai đem hai người còn lại đến giàn hoả thiêu và phán: - Hãy hát lên cho trẫm nghe. Đây là cơ hội cuối cùng cứu sống các người. Một trong hai người hát lên một bài ca ngợi nhà vua và cũng được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận, hét lên: - Trói hắn lại! Nổi lửa lên. 3. Bò trói chặt vào giàn hoả thiêu, nhà thơ cuối cùng bỗng cất tiếng hát. Bài hát vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca phản loạn đã lưu truyền khắp đất nước. Tiếng hát vang lên, cả hoàng cung rung động cùng với ngọn lửa bừng bừng bốc cháy như giận dữ. Nhà vua bất ngờ thét lên: - Dập tắt lửa đi, dập mau! Cởi trói ngay cho ông ta. Trẫm không thể để mất nhà thơ chân chính độc nhất của đất nước này! (Theo Truyện cổ dân gian Nga – Quý Thanh kể) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE,ĐÃ ĐỌC (Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực) CÁI CÂN THUỶ NGÂN 1. Có một nhà buôn nọ không bao lâu trở nên giàu có. Chẳng ai biết họ làm giàu như thế nào, đành cho là người ta có hồng phúc. Thực ralà phường mua gian bán lận. Họ chế ra một cái cân, cán rỗng, trong đổ mấy giọt thuỷ ngân, hai đầu bít đồng, trong bề ngoài y như trăm nghìn cái cân khác. Thành ra, họ muốn cân già cũng được, muốn cân non cũng được; cân già thì nghiêng cán cân ve đằng quả cân, mấy giọt thuỷ ngân chảy về phía ấy; cân non thì nghiêng cán cân về đằng đóa cân, mấy giot thuỷ ngân chảy về phía này. Cũng cái cân ấy, khi bán hầng thì khác mà khi mua hàng lại khác, bao giờ phần lợi cũng về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chảy: - Thì các ông, các bà cứ xem mặt cân ! Nó có thiên vò ai đâu ! Chúng tôi buôn ngay bán thật, chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cấi thói lừa đẩo, buôn năm bán mười! Giàu như thế có bền đâu! 2. Vợ chồng nhà ấy có hai đứa con trai, mặt mũi kháu khỉnh đáo để. Một hôm, chúng đau bụng rời lăn đùng ra chết cả hai. Hai vợ chồng rầu ró, than vắn thở dài, nghó bụng chắc tại mình ăn ở thất đức nên trời báo. Một hôm, họ cùng nằm mơ thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, mặt mũi phương phi đến mắng: - Chúng mày buôn bán lừa lọc, quen thói gian tham. Chúng mày che được mắt người trần, chứ không che được mắt Thần, Phật. Chúng mày sớm biết mà sám hối, ăn ở thật thà, lo làm điều hay điều tốt thì Trời sẽ ngoảnh mặt lại , cho chúng mày hai đứa con khác mà nối dõi . Tỉnh dậy hai vợ chồng ngồi bàn đi bàn lại, chần chừ hồi lâu rồi quyết bỏ cái cân tai ác ấy bằng cách đem chẻ cân. Khi chẻ ra , họ thấy trong cân có mấy giọt máu đo tươi. LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG 1. Quê ngoại tôi có một phong tục đáng yêu: Vầo ngày rằm tháng Giêng, tất cả các cô gái trong làng tròn mười lăm tuổi đều được đến Hồ Hàm Nguyệt, một hồ nước đẹp và rộng nằm trong khuôn viên chùa làng để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằnghầu hết lời nguyện ước cuủa các cô gái, sâu này đều ứng nghiệm. 2. Năm nay, chò gái tôi đi học ở xa cũng tròn tuổi trăng rằm.Trước rằm thấng giêng vài ngày, bà bảo cho gọi chò về hưởng tục lệ linh thiêng này. Đêm thiêng liêng ấy, chò tôi đi rồi, tôi tò mò theo chò để xem. Ra đến cổng tôi gặp chò Ngàn. Chò Ngàn trạc tuổi như chò tôi. Chò bò mù từ nhỏnhư đẹp người, đẹp nết, mái tóc chò dài và óng mượt hiếm thấy. Lúc nào mái tóc ấy cũng thoang thoảng mùicủa hoa bưởi hoa nhài, hoa lan được chò kín đáo cài sau chiếc kẹp tóc. Chò làm bánh, làm mức ngon nhất làng. Trông thấy chò lần bước ra đường, tôi hiểu chò cũng đi rahồ như chúng bạn cùng trang lứa. Thương tôi đến bên, dắt chò đi. Trên đường đi, tôi hỏi chò: - Chò Ngàn ơi, lát nữa chò đònh ước điều gì? Chò có thể cho em biết được không? Chò Ngàn không trả lời tôi. Chò lặng lẽ nghó ngợi điều gì đó. Chắc chò cũng sẽ ước như bao cô gái khác: ước sao cho có một cuộc sống gia đìnhhạnh phúc. Tuy chò không lành lặn như những người khác nhưng đẹp người và chăm chỉ. Khéo léo như vậy, chò đáng được hưởng hạnh phúc lắm chứ nh trăng bát ngát, dòu dàng đậu xuống trần gian. Mặt đất và mọi vật như được nhuộm một màu vàng trong trẻo. Dưới ánh trăng đẹp, tôi như thấy gương mặt chò Ngàn vừa chứa đựng niềm vui thánh thiện, vừa có vẻ gì bí ẩn. 3. Chò em tôi ra tới hồ, dù cho khá nhiều cô gái cùng tới đây nhưng không khí nơi này vẫn tónh mòch và chứa đầy vẻ linh thiên. Tôi đưa chò Ngàn đến mép hồ. Chò quỳ xuống, rồi từ từ đưa hai lòng bàn tay xuống mặt hồ” vốc” làn nước đẫm ánh trăng áp lên mặt. nh trăng lung linh hôn má chò, chảy lên tóc chò. Sau đó, chò chắp hâi tây trước ngực, nén xúc động nói khẽ lời cầu nguyện linh thiêng của đời mình: Con ước gì… mẹ chò Yên… bác hàng xóm bên nhàcon được khỏi bệnh Nói xong, chò từ từ đứng dậy, gương mặt rạng rỡ hạnh phúc. Tôi nhìn chò ngỡ ngàng: “Cả đời người chỉ được ước một lần, sao chò dành điều ước tốt lành cho bác hàng xóm.? “ 4. Tôi đưa chò Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Gần đến nhà chò Ngàn xiết chặt tay tôi, nói: - Em ạ, nhà chò Yên xóm mình nghèo nhất làng, năm ngoái, chò Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng giêng, mẹ chò ấy đổ bệnh nặng, chò ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không còn cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chò ấy đẫ khóc như mưa. Nay mẹ chò ấy vẫn bệnh, chò ước thay cho cchò Yên. Chò mồ côi mẹ nên chò hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ. Tôi đã hiểu ra rồi. Chò Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ… . đất nước này! (Theo Truyện cổ dân gian Nga – Quý Thanh kể) KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE,ĐÃ ĐỌC (Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực). phúc bên nhau. Hai người thương yêu nhau như hai mẹ con. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. (Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu). BÀ

Ngày đăng: 06/11/2013, 16:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan