MicroEgg: từ ý tưởng tới thị trường

4 195 0
MicroEgg: từ ý tưởng tới thị trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MicroEgg: từ ý tưởng tới thị trường MicroEgg chỉ là một chiếc bình nhỏ dùng để luộc trứng trong lò vi sóng nhưng bao quanh nó lại là cả một câu chuyện về phát minh và số lượng bán ra lên tới 5 triệu bình. MicroEgg là một phát minh cách mạng trong nghệ thuật nấu ăn. Đối với những người sử dụng bình luộc trứng lần đầu, thì kết quả thật tệ hại. Tuy nhiên với MicroEgg lại khác, nó là cả một câu chuyện về phát minh và về công ty khai thác phát minh này, SIID (Công ty sáng tạo và phân phối quốc tế) , chuyên về lĩnh vực phát minh ra các sản phẩm bằng nhựa chất lượng cao sử dụng trong nấu ăn. Công ty do Guylaine Aubert điều hành. Đối với sản phẩm này, Guylaine Aubert đã không phát minh mà là cải tiến. Trước khi MicroEgg xuất hiện, bình đun trứng trên thị trường chỉ cho phép làm trứng chín trong lò vi sóng khi chúng vẫn còn nguyên vỏ. Trong khi đó, MicroEgg không chỉ cho phép đun trứng nguyên vỏ trong 15 giây mà còn có thể đun chín được cả hỗn hợp trứng với kem và các thành phần khác. Để đảm bảo trứng không phun lên thành lò vi sóng (do nấu trong nhiệt độ cao dưới 1 phút), Guylaine Aubert đã có ý tưởng đục thêm 4 lỗ trên bình đun, cho phép hơi nước thoát ra từ quả trứng trượt trên thành trong của bình đun. Để mọi người biết đến phát minh này, Guylaine Aubert đã hợp tác với nhà sản xuất Thiers. Thiers đầu tạo khuôn, vật liệu và sản xuất. Trong suốt 2 năm, SIID phải trả nợ dần cho khoản đầu ban đầu. Tuy nhiên, để có được sản phẩm như ngày nay, công ty của Aubert đã trải qua 3 mẫu khuôn và 3 loạt sản phẩm MicroEgg. Khuôn mẫu thứ hai được đưa ra thị trường bị lỗi không đóng kín khiến phải dừng lại hàng loạt. Mẫu thứ ba lại gặp trục trặc về thẩm mỹ: màu nhựa trắng của bình đun không hề hấp dẫn được thị hiếu khách hàng và tất nhiên nó cần được thay đổi. Ngày nay, MicroEgg có tất cả 12 màu, xuất hiện tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ và Nhật, SIID đã bán được 5 triệu bình đun MicroEgg. Từ thành công ban đầu này, doanh nghiệp tiếp tục chinh phục các phát minh khác. Việc thử nghiệm các sản phẩm mới chỉ do 5 người thực hiện trong đó có 2 người góp ý. Quá trình này được tiến hành rất cẩn trọng. Trong khoảng 10 ý tưởng mỗi năm thì chỉ có vài ý tưởng trở thành hiện thực, Guylaine Aubert muốn hạn chế rủi ro ở mức độ thấp nhất để có thể đầu cho các ý tưởng tiếp theo. Hai năm sau khi MicroEgg được bán ra thị trường, SIID quyết định tiếp tục kinh doanh nút chai. Sản phẩm mới này cũng được khấu hao hết vào 2 năm sau và tiếp đến là khăn ăn dành cho trẻ em. Trong thời gian này, với hàng triệu sản phẩm được bán ra, MicroEgg vẫn tiếp tục lớn mạnh trên thị trường thế giới. Song theo Guylaine, chỉ có một thị trường duy nhất hầu như không thể xâm nhập do khả năng bị bắt chước rất lớn đó là Trung Quốc. Dẫu vậy, Guylaine không hề nản chí, bà quyết định đặt cược sản phẩm “made in France” của mình với sản phẩm được sản xuất hàng loạt và kém tính thẩm mỹ của Trung Quốc. Với phương châm sáng tạo, SIID chắc chắn sẽ còn tiến xa. . MicroEgg: từ ý tưởng tới thị trường MicroEgg chỉ là một chiếc bình nhỏ dùng để luộc trứng. hiện trong đó có 2 người góp ý. Quá trình này được tiến hành rất cẩn trọng. Trong khoảng 10 ý tưởng mỗi năm thì chỉ có vài ý tưởng trở thành hiện thực, Guylaine

Ngày đăng: 06/11/2013, 07:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan