PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT XÂY LẮP

16 1.8K 0
PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT XÂY LẮP

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT XÂY LẮP. Trong các doanh nghiệp việc đánh giá kết quả sản xuất bằng một loạt các chỉ tiêu về tính hiệu quả kinh tế như giá trị sản xuất, lợi nhuận, doanh thu, năng suất lao động bình quân .Trong đó chỉ tiêu giá trị sản xuất là một trong những chỉ tiêu quan trọng. Vậy giá trị sản xuất là gì và phương pháp tính ra sao?. I. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÓI CHUNG. 1. Khái niệm giá trị sản xuất. a.Khái niệm: Tổng giá trị sản xuất (Gross Output) là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động sản xuất xã hội tạo ra trong thời kỳ nhất định, thường là nột năm. b.Nội dung: Tổng gía trị sản xuất bao gồm giá trị sản xuất vật chất (tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng), giá trị sản phẩm dịch vụ phục vụ cho quá trình sản xuất và phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cho đời sống dân cư xã hội. Tổng giá trị sản xuất chỉ bao gồm giá trị sản xuất các hoạt động xã hội được pháp luật của quốc gia đó thừa nhận là là hữu ích và cho phép hoạt động. Như vậy giá trị sản phẩm là hàng giả hoặc không nằm trong danh mục sản phẩm sản xuất theo quy định và pháp luật của nhà nước sẽ không nằm trong tổng giá trị của sản xuất. Vậy giá trị sản xuất được tính theo nguyên tắc nào ?. 2. Nguyên tắc và công thức tính giá trị sản xuất. a. Nguyên tắc tính giá trị sản xuất. Việc tính giá trị sản xuất phải tuân theo những nguyên tắc sau. +Tính theo lãnh thổ kinh tế ( nguyên tắc thường trú) Nguyên tắc này xác định đối tượng phạm vi tính toán được tính cái gì và không được tính cái gì. +Tính theo sản xuấtchỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ. +Tính theo giá thị trường (giá sản xuấtgiá bán). +Thời điểm tính tổng giá trị sản xuất. Là thời điểm tự sản xuất: Tức là kết quả của sản xuất của thời kỳ nào phải tính vào giá trị sản xuất của thời kỳ đó. Theo nguyên tắc này chỉ tính vào gía trị sản xuất chênh lệch cuối kỳ, đầu kỳ nửa thành phẩm và thành phẩm dở dang, tức là phải loại trừ tồn kho đầu kỳ hai loại kể trên vì nó là kết quả sản xuất của kỳ trước. Tính toàn bộ giá trị sản phẩm. Theo nguyên tắc này, cần tính vào giá trị sản xuất cả nguyên vật liệu của khách hàng. Tính toàn bộ kết quả sản xuất. Theo nguyên tắc này cần tính vào giá trị sản xuất không chỉ thành phẩm mà cả nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang. b. Phương pháp tính tổng giá trị sản xuất. Trong nền kinh tế quốc dân tổng giá trị sản xuất được tính theo một số phương pháp sau: Phương pháp1. Phương pháp xí nghiệp, phương pháp doanh nghiệp. Theo phương pháp này người ta lấy xí nghiệp làm đơn vị tính. Thực chất của phương pháp này là cộng dồn tất cả các xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau của nền kinh tế quốc dân ∑ = = n i XNXN i GOGO 1 GO xn : Giá trị sản xuất toàn bộ nền kinh tế quốc dân (KTQD) tính theo phương pháp xí nghiệp. GO xni : Giá trị sản xuất của từng xí nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau của nền kinh tế quốc dân. - Ưu điểm của phương pháp này: Do lấy xí nghiệp làm đơn vị tính nên nguồn số liệu thu thập được là đầy đủ và chính xác. Là cơ sở để tính cho một số phương pháp tính sau này. Cho phép ta xác định được các mối quan hệ tỷ lệ giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên phương pháp này còn tồn tại một số nhược điểm sau: Đó là sự phản ánh không chính xác kết quả sản xuất cuối cùng của nền kinh tế quốc dân bởi nó bị tính trùng rất lớn diễn ra ngay trong cùng một ngành và tính trùng giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân. Ví dụ: Giả sử nền kinh tế quốc dân của một địa phương có 3 ngành kinh tế lớn: Ngành 1: Công nghiệp chế biến. Ngành 2: Ngành nông nghiệp. Ngành 3: Ngành xây dựng. Ngành 1 bao gồm các xí nghiệp luyện kim, xí nghiệp chế tạo máy, xí nghiệp sản xuất vật liệu sây dựng. Ngành 2 bao gồm xí nghiệp chuyên trồng trọt, xí nghiệp chuyên chăn nuôi và các trạm máy kéo. Ngành 3 bao gồm chuyên xây lắp , và sản xuất vật liệu xây dựng. Như vậy khi tính giá trị sản xuất của xí nghiệp chuyên chăn nuôi ta đã chuyển một ít giá trị sản xuất của xí nghiệp chuyên trồng trọt sang. Tức là trong trường hợp này một phần giá trị sản xuất vẫn được tính hai lần. Chú ý: Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính ra lớn hay nhỏ nó còn phụ thuộc vào trình độ tổ chức và trình độ chuyên môn hoá của doanh nghiệp. Để khắc phục nhược điểm này ta thường sử dụng phương pháp tính theo ngành và tính nền kinh tế quốc dân. Phương pháp2. Phương pháp ngành. Chỉ tiêu giá trị sản xuất tính theo phương pháp ngành tức là lấy ngành làm đơn vị tính nên phạm vi mở rộng hơn phương pháp xí nghiệp. Thực chất của phương pháp này chính là cộng tất cả các giá trị sản xuất của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. trungnoiboXN J nganhJnganh GOGOGOGO −== ∑ = )20(17 1 (XN) GO ngành : Tổng giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp ngành: GO ngành j : Giá trị sản xuất của từng ngành trong nền KTQD (theo Liên Hợp Quốc (LHQ) thì có 17 ngành, còn nếu theo cách tính Việt Nam thì có 20 ngành). GO trùng nội bộ XN : Giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành (phần tính trùng nội bộ ngành). Theo cách tính này có một số ưu điểm sau: Phản ánh được kết quả sản xuất cuối cùng của từng ngành bởi vì phương pháp này loại bỏ được tính trùng trong nội bộ ngành đó. Cho phép ta nghiên cứu được mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành của nền KTQD. Nhược điểm của phương pháp này: Là vẫn chưa loại bỏ được tính trùng giữa các ngành của nền KTQD. Ví dụ: vẫn ví dụ trên ta thấy GO CNchế biến bao gồm GO XN luyện kim , GO XN chế tạo máy và GO XN SXVLXD . Trong ngành XD: GO XD bao gồm hoạt động chuyên xây lắp. Trong hoạt động xây dựng đã sử dụng sản phẩm của xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, xi măng .) nhưng vẫn tính cả vào giá trị ngành xây dựng. Vậy là có phần tính trùng giữa hai ngành. Vậy để đạt kết quả gía trị sản xuất một cách chính xác hơn và không bị tính trùng nữa người ta sử dụng phương pháp KTQD. Phương pháp3. Phương pháp kinh tế quốc dân. Phương pháp này ta xem nền kinh tế quốc dân làm đơn vị chính. Thực chất của phương pháp này phản ánh kết quả sản xuất cuối cùng của nền KTQD. GO KTQD =GO nganh -GO trùng nội bộ ngành =GO XN -(GO trùng nội bộ XN +GO trùng nội bộ ngành ) GO KTQD :∑ giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp KTQD. GO ngành : ∑ giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp ngành. GO XN : ∑ giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp XN GO trùng nội bộ ngành :giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các ngành của nền KTQD (phần tính trùng của nền KTQD). GO trùng nội bộ XN :Giá trị sản phẩm chu chuyển giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành. Phương pháp này phản ánh chính xác kết quả sản xuất cuối cùng của nền kinh tế quốc dân vì nó đã loại trừ mọi khả năng tính trùng và xẽ không bị ảnh hưởng bởi trình độ tổ chức của doanh nghiệp. Phương pháp này chính là cơ sở để ta xác định được tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ta vừa đề cập đến nguyên tắc và phương pháp tính tổng giá trị sản xuất. Xong trong mỗi một ngành lại có phương pháp và cách tính khác nhau. Vậy cách tính tổng giá trị sản xuất của xây lắp ra sao? II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA XÂY LẮP. Đơn vị xây lắp cũng như các đơn vị khác ngoài nhiệm vụ chính của mình là hoạt động xây dựng còn có các hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ và tất cả các hoạt động đó đều tạo ra thu nhập cho đơn vị đều coi là giá trị sản xuất cuả toàn đơn vị. Chỉ tiêu giá trị sản xuất được tính theo giá trị thực tế, tức là giá dự toán, hợp đồng đã được bên A chấp nhận thanh toán. Giá trị sản xuất ngành xây dựng là kết quả kinh doanh về hoạt động xây dựng theo thiết kế được bên A giao thầu chấp nhận, gồm những giấ trị của công việc chuẩn bị mặt bằng, xây dựng công trình, lắp đặt máy móc thiết bị, hoàn thiện công trình cho thuê phương tiện thiết bị xe máy thi công có người đi theo điều khiển. Giá trị sản xuất xây lắp là bộ phận chính của giá trị sản xuất ngành xây dựng bao gồm: Giá trị công tác xây dựng. Giá trị công tác lắp đặt thiết bị máy móc. Giá trị công tác sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc. 1.Nguyên tắc tính chỉ tiêu giá trị sản xuất xây lắp. _ Chỉ tính những kết quả trực tiếp có ích của sản xuất tạo ra trong quá trình thực hiện hợp đồng nhận thầu (kể cả khối lượng phá đi làm lại do bên A gây ra), không tính vào giá trị sản xuất xây lắp những khối lượng phải pha đi do không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thiết kế do đơn vị thi công gây ra. Kết quả lao động có ích của đơn vị xây lắp bao gồm những công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình hoăc công viêc xây lắp hoàn thành theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đuợc ghi trong bản thiết kế và đã được đơn vị giao thầu (bên A) xác nhận. Không được tính vào giá trị sản xuất xây lắp những giả trị phế liệu, phế phẩm như gỗ, tre, sắt vụn, gạch vụn… do quá trình thi công sinh ra. Nhưng nếu những phế phẩm, phế thải đó bán ra thu hồi được tiền thì đơn vị xây lắp đó vẫn được tínhgiá trị sản xuất của mình trong kỳ, và đó là giá trị sản xuất của ngành xây dựng, không coi là giá trị sản xuất của ngành xây lắp. Đối với cấu kiện mua ngoài hoặc nguyên liệu do bên đi thuê lo liệu mang đến thì chỉ được tính vào giá trị sản xuất khi những nguyên vật liệu cấu kiện đó được sử dụng và kết cấu nên thực thể công trình, không tính số nguyên vật liệu cấu kiện chưa đưa vào công trình. Riêng những đơn vị làm nhiệm vụ lắp đặt máy móc, thì những giá trị thiết bị máy móc đó không được tínhgiá trị sản xuất của xây lắp, cũng không đươc coi là giá trị sản xuất của ngành xây dựng. Những thiết bị máy móc này được nói rõ trong hợp đồng và thiết kế. _ Chỉ tính kết quả thi công xây lắp theo thiết kế của hợp đồng nhận thầu phù hợp với dự toán đã được duyệt. Trường hợp thay đổi thiết kế phải có hợp đồng bổ sung. Những khối lượng thi công vượt thiết kế phải có sự thoả thuận của bên A. Quản lý dự án công trình và ngân hàng chuyên quản mới được tính vào giá trị sản xuất. _ Chỉ tính thành quả lao động xây dựng trong kỳ báo cáo tạo ra, không tính khối lượng sản xuất kỳ trước vào kỳ này hoặc chuyển khối lượng để thi công kỳ này sang kỳ sau. Những khối lượng sản phẩm dở dang chỉ được tính trong kỳ phần chênh lệch giũa cuối kỳ và đầu kỳ. Ví dụ: Công ty xây lắp I cuối kỳ báo cáo có giá trị khối lượng thi công dở dang là 200 triệu đồng, số đầu kỳ giá trị dở dang là 120 triệu đồng. Vậy phần chênh lệch được tính vào giá trị sản xuất kỳ này là 200 triệu- 120 triệu= 80 triệu đồng. _ Được tính toàn bộ giá trị sản phẩm xây lắp, gồm C+V+m. Có nghĩa là nhân khối lượng hiện vật với đơn giá dự toán và cộng thêm chi phí chung và lãi định mức. Công thức chung để tính giá trị sản xuất phần xây lắp như sau: Q = p . q + c + L (I) Trong đó: Q- là giá trị sản xuất. q- là khối lượng thi công xong. p- là đơn giá dự toán của một đơn vị khối lượng thi công xong. c- là chi phí chung L- là lợi nhuận định mức Trong thực tế khi vận dụng công thức này cần chú ý mấy điểm sau: Cần phân biệt đơn giá đự toán nếu không có chi phí xe, máy thi công, mà thực tế có sử dụng xe, máy thi công trước khi tính chi phí chung và lãi định mức; ngược lại trong đơn giáchi phi xe, máy thi công và thực tế không sử dụng thì trươc khi tinh chi phí chung và lãi định mức phải tính chi phí trực tiếp theo đơn giá không có chi phí sử dụng máy thi công. Chi phí chung bao gồm các chi phí trực tiếp khác, chi phí bộ máy quản lý, BHXH, kinh phí trích nộp công đoàn, chi phí phục vụ nhân công và các chi phí khác thuộc phụ phí thi công trước đây nay được tính bằng tỷ lệ % so với chi phí trực tiếp. Khoản chi phí này của từng loại công trình đựợc Bộ Xây dựng hướng dẫn chung trong thông tư lập toán công trình XDCB. Trong dự toán xây lắp kể từ ngày 1-7-1990 không được phép tính chi phí vay lãi ngân hàng- việc bảo đảm vốn xây lắp để thanh toán kịp thời do A- B thoả thuận và ghi vào trong hợp đồng kinh tế. Trường hợp đơn vị xây lắp chỉ nhận thầu thi công còn nguyên vật liệu do bên A (đi thuê) lo liệu mang đến hoặc mua của ngoài thì giá trị sản xuất cũng tính cả giá trị nguyên vật liệu nói trên. Nói cách khác giá trị sản xuất xay lắp (bộ phận chính của giá trị sản xuất) là giá trị dự toán lần cuối của công trình xây lắp đã hoàn thành, không kể giá trị bản thân thiết bị máy móc cần lắp đặt. _ Ngoài những thu nhập của công việc của xây lắp thực hiện, giá trị sản xuất ngành xây dựng còn được tính thêm các khoản sau: Khoản thu chênh lệch với bên A, do đơn vị làm nhiệm vụ tổng thầu xây dựng, chia thầu với các đơn vị khác. Khoản thu do có phương tiện xe, máy thi công cho bên ngoài thuê có người điều khiển đi theo. Khoản thu do bán những phụ liệu, phế liệu, sản phẩm hỏng, phế thải trong sản xuất xây dựng tạo ra. Nhưng chỉ tính đén khi đơn vị bán ra thu được tiền, không tính số tập trung trong kho bãi chưa bán ra. 2. Các công thức tính. GO XL =GO công tác XD +GO công tác lắp đặt MMTB +GO SCNCVKT a. Tính giá trị sản xuất cho công việc xây dựng mới. Xây dựng mới là quá trình biến đổi các đối tượng lao động của ngành xây dựng để tạo ra sản phẩm xây dựng cho nền kinh tế quốc dân như nhà cửa, kiến trúc, bến bãi, hồ chứa, kênh đào, đường xá . Giá trị sản xuất được tínhchi phí trực tiếp và gián tiếp cho công tác xây dựng được ghi trong dự toán, kể cả chi phí tháo dỡ bỏ các vật kiến trúc và xữa chữa lớn có ghi trong thiết kế và quy phạm kỹ thuật về công tác xây dựng cụ thể là: Giá trị công tác xây dựng mới, mở rộng khôi phục, cải tạo lại nhà cửa vật kiến trúc có tính chất lâu dàivà tạm thời. Giá trị cấu kiện làm sẵn bằng kim loại, bê tông, gỗ…dùng làm một bộ phận của nhà cửa, vật kiến trúc có ghi trong dự toán và phù hợp với tiến bộ thi công. Giá trị các thiết bị vệ sinh, thông gió, chiếu sáng truyền hơi ấm (kể cả chi phí lắp đặt và sơn mài) cần thiết để đảm bảo cho công trình hoạt động bình thường theo thiết kế, hợp đồng quy định. Giá trị công tác đặt nền móng vật chống đỡ các thiết bị máy, việc xảy chát bên trong, bên ngoài các lò đặc biệt như lò luyện thép, luyện than cốc lò hơi nhà máy điện . Giá trị bản thân đường ống, chi phí lắp đặt đường ống dẫn hơi, dẫn nước, dẫn khí đốt, dẫn dầu, dẫn nước cấp thoát nước có ghi trong đồ án thiết kế (không bao gồm những đường ống trực thuộc máy, thiết bị có ghi trong lý lịch máy). Giá trị bản thân đường dây, chi phí lắp đặt đường dây điện, hệ thống cáp ngầm, đường dây liên lạc, đường dây truyền thanh . +Giá trị công trình dẫn nước và thoát nước (trong thuỷ lợi). Công tác lấp hồ, ao, lấp móng, đào đắp đất (trong xây dựng) .Công tác đào gốc, cày bừa lần đầu (trong khai hoang nông nghiệp) công tác xây dựng vườn ươm và cây trồng lâu năm như cà phê, cao su, cây ăn quả . Giá trị công trình khai thác giếng mỏ mới, khoan thăm dò giếng dầu và hơi thiên nhiên. Giá trị công tác thăm dò, khảo sát, thiết kế phát sinh trong quá trình thi công. Giá trị công tác bố trí, dỡ bỏ vật kiến trúc, chuẩn bị mặt bằng thi công và dọn dẹp, trồng cây sau khi xây dựng xong. Tuy nhiên khi vận dụng cần chú ý đối với khối lượng xây dựng dở dang. Cần phân biệt các trường hợp sau: Đối với những khối lượng xây dựng dở dang đã thi công đến phần việc cuối cùng của đơn giá dự toán như đổ xong 1m 2 bê tông, trát xong 1m 2 tường . thì ta lấy khối lượng nhân với giá dự toán, tiếp đó tính thêm phần chi phí chung và lợi nhuận định mức. [...]... liệu đơn vị xây lắp vẫn tính được toàn bộ giá trị sản phẩm vào giá trị sản xuất xây lắp nghĩa là vẫn tính được giá trị bản thân vật liệu do bên A cấp (không nên nhầm lẫn giữa báo cáo GTSXXL của bên B với báo cáo thanh quyết toán giữa A và B) b .Phương pháp tính giá trị sản xuất công tác lắp đặt thiết bị máy móc Công tác lắp đặt thiết bị máy là quá trình lắp đặt các thiết bị máy móc (có tính chất lâu... động xây lắp của đơn vị) được tổng giá trị sản xuất kinh doanh ngành xây dựng 3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính toán các chỉ tiêu xây lắp Trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng tính các chỉ tiêu GO chính xác và đầy đủ chỉ có các đơn vị áp dụng chế độ báo cáo thống kê định kỳ tính các chỉ tiêu này theo các phương pháp đã nêu mới thu được kết quả chính xác và sát thực Việc tính toán chỉ tiêu. .. đường dây) nối liền thiết bị được lắp với cầu giao bảng điện, đồng hồ đo gần nhất mà có ghi trong bảng thiết kế xây dựng của máy, thiết bị Cách tính giá trị công tác lắp đặt máy cũng gần giống như cách tính giá trị sản xuất công tác xây dựng, chỉ khác nhau cơ bản ở chỗ giá trị sản xuất công tác lắp máykhông được tính giá trị bản thân máy, thiết bị cần lắp Đối với khối lượng lắp máy xong là khối lượng của... đơn giá dự toán thì tính giá trị sản xuất của công tác sửa chữa nhà cửa, vật kiến trúc giống như công tác xây dụng và lắp đặt Nếu chưa có đơn giá dự toán thì tính theo phương pháp “thực thanh thực chi” nhưng bên A phỉa dám sát chặt chẽ và xác nhận để chánh chi tiêu lãng phí Toàn bộ công việc xây lắp và sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc nói trên do đơn vị tiến hành làm, được tính là giá trị sản xuất xây lắp. .. xây lắp) lên trên nền hoặc bệ máy cố định để máy và thiết bị có thể hoạt động được: Như lắp đặt các thiết bị máy sản xuất, thiết bị động lực, thiết bị vận chuyển, thiết bị chữa bệnh, thiết bị thí nghiệm Khác với sản xuất xây dựng công tác lắp đặt không làm biến đổi hình thái của đối tượng lao động và không tạo ra sản phẩm mới mà chỉtính chất gia công các sản phẩm đã có (làm tăng thêm giá trị sản. .. quy định trong định mức lắp máy hiện hành ) Khi xác định mức độ hoàn thành từng động tác chủ yếu phải dựa vào so sánh số công định mức chung cho việc hoàn thành cả đọng tác đó tất nhiên có kết hợp với việc quan sát khối lượng hiện vật đã làm Khi đã có số tấn máy quy ước lắp xong toàn bộ giá trị sản xuất xây lắp máy tính theo công thức: Q=q*p+C+L Trong đó: Q: Giá trị sản xuất xây lắp máy q: Khối lượng... đó: Qqđ: Số tấn máy lắp quy đổi về lắp xong toàn bộ qd đt: Số tấn máy lắp dở dang từng động tác t1: Tỷ trọng ngày công lắp xong từng động tác cho một tấn máy chiến trong tổng số ngày công lắp xong toàn bộ 1 tấn máy (Tính theo định mức) t1d: Tỷ lệ % hoàn thành trong từng động tác Cùng tài liệu của xí nghiệp xây lắp máy I ta có : Loại máy A: lắp 50% động tác 3 được 20 tấn Loại máy B: lắp 60% động tác 5... hoàn chỉnh theo đúng hợp đồng giữa A và B, hoặc đã lắp đến giai đoạn nhất định hoặc điểm dừng kỹ thuật bên A nghiệm thu và ngân hàng chấp nhận thanh toán, thì tính theo công thức chung nói trên Đối với khối lượng lắp máy chỉ mới xong các khối, các bộ phận hoặc mới lắp xong từng động tác thì phải quy đổi về số tấn máy lắp xong (K qđ) tính theo công thức: Qqđ=qdt.t1 (II) Trong đó: qdt: là số tấn máy lắp. .. trị sản xuất xây lắp máy q: Khối lượng số tấn máy quy đổi p: Đơn giá dự toán một đơn vị khối lượng thi công xong c: Là chi phí chung L: Lợi nhuận định mức c .Phương pháp tính giá trị sản xuất công tác sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc Sửa chữa nhà cửa vật kiến trúc là dùng cấu kiện, phụ tùng muốn để thay thế các cấu kiện phụ tùng của tài sản trên đã bị hao mòn, hư hỏng, có nghĩa là phục hồi hình thái tự... công lắp máy xong từng động tác của 1 tấn máy chiếm trong tổng số ngày công lắp xong (t là định mức ngày công lắp xong từng động tác của một tấn máy, T là định mức ngày công lắp xong toàn bộ 1 tấn máy) Qqđ: là khối lượng khối máy lắp quy đổi đã lắp xong Ví dụ: Có tài liệu của xí nghiệp lắp máy I như sau: Qđầutư (tấn) T(ngày/công) T(ngày/công) t1(%) A 1 2 3 4 + Lắp xong động tác 2 100 1 11 9,1 + Lắp . giá trị sản xuất là gì và phương pháp tính ra sao?. I. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NÓI CHUNG. 1. Khái niệm giá trị sản xuất. a.Khái niệm: Tổng giá trị. :∑ giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp KTQD. GO ngành : ∑ giá trị sản xuất nền KTQD tính theo phương pháp ngành. GO XN : ∑ giá trị sản xuất

Ngày đăng: 05/11/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan