THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

26 506 0
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Tổng quan 1.1. Tổng quan về tình hình phát triển đào tạo Đại họcnước ta trong thời gian qua: 1.1.1. Đánh giá về những thành tựu đạt được  Về mạng lưới các trường đại học cao đẳng : Một trong những chủ trương về phát triển giáo dục đào tạo trong thời gian qua là sắp xếp lại mạng lưới các trường học. Đối với GDĐH, việc sắp xếp, phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng hướng vào việc hình thành các trường đại học chuyên ngành, đại học mở, xây dựng các trường đại học địa phương, cao đẳng cộng đồng, đại học dân lập và bán công. Bảng 1: Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng ở nước ta. 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Trường 178 191 202 214 Cao Đẳng 104 114 121 127 Công lập 99 108 115 119 Ngoài công lập 5 6 6 8 Đại Học 74 77 81 87 Công lập 57 60 64 68 Ngoài công lập 17 17 17 19 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ GD&ĐT. Có thể nói số lượng các trường đại học, cao đẳng không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê giáo dục - đào tạo, năm 2001 tổng số trường đại học, cao đẳng trong cả nước là 178 trường, và con số này đã không ngừng được tăng lên qua từng năm, năm2002 là 191 trường, năm 2003 là 202 trường và trong năm học 2003-2004 đã thành lập thêm 16 trưòng ĐH-CĐ (không kể khối An ninh-Quốc phòng) nâng tổng số trường ĐH-CĐ lên 214 trường.Nếu tính cả các trường,khoa thành viên của Đại học quốc gia và Đại học vùngthì sẽ là 237 trường khoa. Chỉ xét riêng về trường công lập hiện nay cả nước ta có 187 trường, nếu phân cấp quản theo chiều dọc, hệ thống các trường ĐH-CĐ ở nước ta chia thành 2 khối: khối các trường do Bộ GD&ĐT quản (99 trường ) khối các trường còn lại do các Bộ chủ quản quản ( 88 trường ). Nếu xét phân cấp quản theo chiều ngang thì gồm khối các trường do địa phương quản và khối các trường do TW quản lý. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn. Thông thường, ở các tỉnh chỉ có trường cao đẳng sư phạm, thậm chí ở nhiều tỉnh còn không có một trường đại học, cao đẳng nào. Cùng với sự gia tăng về số lượng các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, các loại hình đào tạo khác cũng được đa dạng hoá, hiện nay nước ta có các loại hình đạo tào như: chính quy – không chính quy; dài hạn – ngắn hạn; tập trung – tại chức… Hiện nay, vấn đề mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đang được nhiều cơ quan và các giới quan tâm. Việc tiếp tục điều chỉnh, tổ chức lại mạng lưới phải gắn liền với việc tiếp tục đổi mới quản GDĐH theo hướng tăng tính tự chủ của các trường và trách nhiệm tài sản của các Bộ ngành, Chính quyền tỉnh, thành phố.  Về phát triển quy mô đào tạo trong thời gian qua : Quy mô đào tạo của giáo dục đại học trong thời gian gần đây có sự tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối, biểu hiện qua sự tăng trưởng số lượng sinh viên theo học tại các trường ĐH-CĐ. Nếu như trước khi đổi mới, quy mô đào tạo từ năm 1986 đến 1990 gần như là giữ nguyên (khoảng 130.000 sinh viên) thì đến năm 2003 con số này là 1.032.440, năm 2004 là 1.104.700 và kế hoạch năm 2005 sẽ là 1.160.000. Nếu làm một phép tính so sánh thì ta thấy được tốc độ tăng về quy mô sinh viên sau khi đổi mới so với trước đây là như thế nào? Sự thay đổi này sẽ thấy rõ hơn khi ta nghiên cứu bảng số liệu sau: Bảng 2: Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng công lập 2002 2003 2004 KH 2005 KH 2005 so với 2004 (%) Tổng số 960.692 1.032.440 1.104.700 1.160.000 5,0 CĐ 213.933 231.107 247.300 ĐH 746.759 801.333 857.400 Nguồn: Trung tâm thông tin Bộ GD&ĐT. Như vậy quy mô đào tạo ở các trường ĐH-CĐ không ngừng được tăng lên trong thời gian qua,điều này còn được thể hiện qua số lượng sinh viên tuyển mới năm sau luôn cao hơn năm trước.Sự gia tăng SV đặc biệt mạnh từ sau năm 1995 và với tốc độ cao. Tốc độ tăng bình quân thời kỳ 1991-1995 là 20,6%/ năm; 16,4% (1996-2000); 10,2% (2004-2005). Do đó, tỉ lệ SV / 1 vạn dân dù còn kém các nước trong khu vực nhưng cũng không ngừng tăng lên từ 19 (1990 ) lên 118 (2000), 128 (2002) và 138 (2004).Ta có thể thấy rõ sự tăng lên về quy mô đào tạo đại học thông qua bảng sau : Bảng 3: Chỉ tiêu tuyển mới ĐH-CĐ năm học 2005: 2003 2004 KH 2005 KH 2005 so với 2004 (%) CĐ & ĐH Chính quy Không chính quy Cử tuyển 300.557 187.930 111.189 1.438 319.900 200.900 117.000 2.000 352.500 220.000 130.000 2.500 10,2 9,5 11,1 25,0 Cao Đẳng Chính quy Không chính quy Cử tuyển 95.420 64.338 30.639 443 104.200 72.500 31.000 700 118.500 81.000 36.600 900 13,7 11.7 18.1 14.6 Đại Học Chính quy Không chính quy Cử tuyển 205.137 123.592 80.550 995 215.700 128.400 86.000 1.300 234.000 139.000 93.400 1.600 8,5 8,3 8,6 23,1 Nguồn : Trung tâm thông tin Bộ GD&ĐT Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy rằng số lượng SV tuyển mới qua 3 năm không ngừng tăng lên: năm 2003 tuyển mới 300.557 SV tới năm 2004 tuyển mới 319.900 tăng 6,4%,theo kế hoạch năm 2005 số SV tuyển mới là352.500 tăng 10,2% so với 2004.Nét xét theo từng loại hình đạo tạo thì số SV ở cả 3 loạI hình ( chính quy, không chính quy,cử tuyển ) đều tăng. Bên cạnh đó, chất lượng Đào tạo cũng được nâng lên. Đại bộ phận sinh viên có khả năng và tiếp thu một cách nhanh chóng kiến thức mọi mặt, tự học thêm kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp. Hầu hết sinh viên tự học thêm ngoại ngữ, tin học. Một bộ phận sinh viên đạt kết quả cao cả về học lực và phẩm chất, có ý thức, ý chí vươn lên, rất năng động sáng tạo, phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta.  Về phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên : Trong những năm vừa qua đội ngũ giảng viên ở các trường ĐH-CĐ không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng.Đây không chỉ là lực lượng đào tạo ra nguồn nhân lực cho đất nứớc mà đồng thời, đây cũng là lực lượng nghiên cứu khoa học hùng hậu. Chính từ lực lượng này đã xuất hiện nhiều nhà khoa học lớn, các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Họ đã có nhiều đóng góp tích cực, to lớn trên cả 2 phương diện đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, văn hoá nghệ thuật…Cụ thể, ta có thể thấy được tình hình phát triển đội ngũ giảng viên trong những năm qua thông qua bảng số liệu sau: Bảng 4: Số lượng giảng viên ở các trường ĐH-CĐ trong giai đoạn 2000- 2004 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 Tổng số 32.205 35.938 38.608 39.985 Cao đẳng 7.843 10.392 11.215 11.551 Tiến sỹ 109 158 190 182 Thạc sỹ 1468 1960 2272 2509 Chuyên khoa I & II 56 32 94 19 ĐH-CĐ 6083 7987 8346 8557 Trình độ khác 152 255 313 284 Đại học 24.362 35.546 27.393 28.434 Tiến sỹ 4454 4812 5286 5179 Thạc sỹ 6596 7583 8326 9210 Chuyên khoa I & II 569 586 540 529 ĐH-CĐ 12422 12361 12893 13288 Trình độ khác 321 204 348 228 Nguồn : Trung tâm thông tin Bộ GD&ĐT Như vậy, số lượng giảng viên ở các trường ĐH-CĐ không ngừng tăng lên trong thời gian vừa qua.Năm 2000 số lượng giảng viên là 32.205 thì đến năm 2004 con số này đã tăng lên 39.985.Tốc độ tăng qua từng năm trong thời kỳ này là: 2002 so với 2001 là 11,6%; 2003 tăng so với 2002 là 7,43%; 2004 tăng so với 2003 là 3,56%. Do đó tốc độ tăng bình quân của cả thời kỳ này là 7,53%, đây là một tỷ lệ tăng tương đối cao điều này cho thấy sự phát triển mạnh của đội ngũ giáo viên trong các trường ĐH-CĐ trong những năm qua. Nhờ có sự phát triển mạnh về đội ngũ giảng viên nên số SV bình quân trên một giảng viên ĐH-CĐ đạt được là 25,8. Không chỉ tăng về mặt số lượng mà về chất lượng của đội ngũ giảng viên cũng không ngừng được tăng lên trong thời gian qua. Qua bảng 4 chúng ta có thể thấy rằng số giảng viên có trình là độ thạc sỹ và tiến sỹ không ngừng tăng lên,nếu như năm 2000 giảng viên cao đẳng có trình độ tiến sỹ mới chỉ có 109 người, trình độ thạc sỹ là 1468 thì đến năm 2004 con số này là 282 người đạt đến trình độ tiến sỹ và 2059 giảng viên có trình độ thạc sỹ. Ở bậc ĐH số lượng giảng viên có trình độ cao còn lớn hơn so với bậc cao đẳng, chỉ tính riêng trong năm học 2003-2004 số giảng viên có trình độ thạc sỹ là 2010 người và trình độ tiến sỹ là 5179 người. Tính chung cả ĐH-CĐ thì số lượng giảng viên có trình độ thạc sỹ trở lên chiếm 41,2% trong tổng số giảng viên. Như vậy số lượng giảng viên có trình độ cao ngày một tăng ở cả 2 cấp đào tạo là ĐH và CĐ đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phân nâng cao chất lượng giáo dục đào tạonước ta hiện nay.  Về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học : Đã có sự thay đổi so với giai đoạn trước. Đa số các trường đã và đang tiến hành xây dựng mới; nâng cấp hệ thống giảng đường, ký túc xá, khu vui chơi giải trí…cả về phần về kiến trúc và trang thiết bị nội thất theo hướng hiện đại. Từ năm 1994 đến nay, các trường đại học, cao đẳng bắt đầu được đầu tư nhằm trang bị một số trang thiết bị theo các mục tiêu như hệ thống máy vi tính, hệ thống phòng học ngoại ngữ, nâng cấp cải tạo ký túc xá và đặc biệt là biên soạn giáo trình đại học, một bộ chương trình mẫu cho giai đoạn một theo nhóm ngành đã được ban hành tạm thời. Các trường đã và đang dựa vào bộ chương trình này để biên soạn lại chương trình giảng dạy cho phù hợp.  Về quan hệ quốc tế : Thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế kết hợp với chính sách xã hội hoá giáo dục và tăng cường phân cấp quản cho các trường đại học, nhờ sự cố gắng của các Bộ và sự chủ động của các trường đại học, mà chúng ta đã mở rộng được quan hệ quốc tế, tranh thủ được sự hỗ trợ của nhiều cơ sở GDĐH, nghiên cứu khoa học nước ngoài và các tổ chức quốc tế, các nhà khoa học và các tổ chức, cá nhân tri thức là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ngành giáo dục đào tạo nước ta đã có quan hệ hợp tác chính thức với nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Các hình thức hợp tác được mở rộng đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường đại học, hiện đại hoá nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao năng lực quản lý. 1.1.2. Đánh giá về những mặt chưa được: Tuy đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như trên, nhưng sự nghiệp đào tạo đại học ở Việt Nam vẫn còn những yếu kém, bất cập cần phải khắc phục : Hiện nay, sự nghiệp GDĐH đang đứng trước những mâu thuẫn lớn, đối mặt với thách thức gay gắt nhất là giữa yêu cầu vừa phải phát triển về quy mô, vừa phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Nguy cơ tiếp tục bị tụt hậu về kinh tế và thiếu điều kiện để phát triển các lĩnh vực xã hội còn cao, GDP trên đầu người còn quá thấp, nên đầu tư cho giáo dục đào tạo cũng như GDĐH tính theo đầu người học rất thấp, không đủ để trang trải những yêu cầu tối thiểu cần thiết về các điều kiện đảm bảo chất lượng (như trường sở, thư viện, phòng thí nghiệm, trang thiết bị, giáo trình, điều kiện thực hành, thực tập, ký túc xá, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…) trong khi xã hội yêu cầu vừa phải phát triển quy mô vừa phải gấp rút nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực trình độ cao của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc CNH – HĐH. Sự mất cân đối giữa phát triển quy mô và các điều kiện bảo đảm sự phát triển qua nhanh về số lượng sinh viên đại học nhất là ở hai khu vực lớn là Hà nội và TP.Hồ Chí Minh, dẫn đến sự quá tải về trường lớp ký túc xá, đội ngũ giáo viên, tăng thêm tình trạng dạy chay, không gắn với đào tạo và sử dụng, sau khi tốt nghiệp phần lớn sinh viên không muốn đi công tác ở các vùng khác mà cố gắng bám trụ ở thành phố. Hơn thế nữa, là sự mất cân đối về ngành nghề, cơ cấu xã hội, cơ cấu vùng, miền, tình trạng kém lạc hậu về trang thiết bị, thư viện, điều kiện tiếp nhận trực tiếp thông tin qua mạng bị hạn chế, điều kiện thực hành, thực tập khó khăn do kinh phí đào tạo quá hạn hẹp. Nội dung chương trình đã đổi mới nhưng ở nhiều lĩnh vực sách giáo khoa, giáo trình còn lạc hậu. Nhiều thông tin mới chưa được cập nhật trong điều kiện phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ và kinh tế xã hội. Phương pháp dạy và họcđại học quá lạc hậu, yếu kém, chủ yếu vẫn là tiếp thu một chiều, độc thoại, thầy giảng trò ghi. Một số trường đại học đã chú trọng thúc đẩy việc cải tiến phương pháp đào tạo nhưng mới chỉ đưa ra những biện pháp chung, chưa có quy định và cơ chế rõ ràng và chưa áp dụng một cách linh hoạt. Đội ngũ cán bộ giảng dạy hiện nay thiếu, tuổi bình quân cao và nói chung còn hạn chế về trình độ, trong khi số lượng sinh viên tăng lên nhanh chóng. Tốc độ tăng giữa giáo viên và quy mô sinh viên không tương xứng đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và học tập của sinh viên. Cường độ lao động của giảng viên vì thế cũng tăng lên do đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác giảng dạy. Hiện nay, tỷ lệ cán bộ giảng dạy/sinh viên xấp xỉ 1/30, nhiều trường còn cao hơn lên đến 1/60 trong khi tỷ lệ hợp chỉ là 1/15. Bên cạnh đó, số lượng cán bộ đầu ngành tăng chậm, thậm chí còn có xu hướng giảm ở một số trường. Những yếu kém đã làm không chỉ những cơ quan chức năng, tổ chức và bất kỳ ai quan tâm đến sự nghiệp GDĐH cũng đều phải day dứt trong lòng và trăn trở trong trí óc bởi đó chính là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến tình trạng chất lượng đào tạo vẫn chưa cao ở bậc đại học nước ta hiện nay. Chúng ta cần phải nói thêm về chất lượng giảng viên vì đó là một vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù chất lượng đội ngũ giảng viên ngày càng được nâng cao thông qua việc đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên, nhưng thực tế có sự không đồng đều về trình độ. Cho tới thời điểm hiện nay mới chỉ có 4,28% giảng viên đại học, cao đẳng có học hàm Giáo sư, phó giáo sư, 14,18% có trình độ Tiến sỹ. Tuy nhiên, số lượng giảng viên này chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các trường đại học lớn và các trường chuyên ngành, các viện nghiên cứu. Số lượng giảng viên trẻ có học hàm học vị còn quá ít. Chính vì vậy, đây là một vấn đề cần quan tâm là số lượng giảng viên không thiếu nhưng có nguy cơ thiếu hụt các chuyên gia đầu ngành. Sức ép của việc thi vào đại học quá lớn, số lượng thí sinh dự thi cứ năm sau lại cao hơn năm trước khoảng 20%. Hơn nữa, tiêu chuẩn về trường học, phòng học và phòng thí nghiệm, thực hành của sinh viên chưa được sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn khu vực nên đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó, một mặt là do nội dung chương trình, phương pháp đào tạo của chúng ta quá lạc hậu. Mặt khác, là do các điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng thì còn quá nhiều thiếu thốn. Công tác quản giáo dục còn nhiều bất cập, chậm ban hành các chủ trương chính sách vĩ mô đủ sức định hướng và xử kịp thời các mối tương quan lớn trong GDĐH trong cơ chế kiểu mới như: số lượng – chất lượng, cung – cầu, chi phí – lợi ích, tập trung – phân quyền. Nhiều văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục còn chậm được ban hành. Năng lực cán bộ quản GDĐH các cấp chưa theo kịp thực tế phát triển của ngành. Công tác thanh tra, kiểm tra trong GDĐH tuy có được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, về mặt khách quan, do nước ta còn nghèo, thu nhập quốc dân trên đầu người còn quá thấp cho nên nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường còn quá thiếu thốn, eo hẹp. Trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa. Các thang giá trị đích thực của nó đang bị đảo lộn. Những giá trị mới chưa được hình thành vững chắc và ổn định, đủ sức định hướng cho sự phát triển nhân cách người học. Những khó khăn trong việc cải cách hành chính Nhà nước, quản kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương… đang cản trở việc giải quyết triệt để những vấn đề cụ thể của GDĐH. 2.2. Thực trạng về khai thác và sử dụng nguồn vốn đầu tư cho GD ĐH công lập ở nước ta. Để thực hiện các mục tiêu chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ cao, có phẩm chất tốt đẹp được đào tạo bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với nền khoa học, công nghệ hiện đại. Đó là nền giáo dục thấm nhuần sâu sắc tính nhân dân, tính dân tộc và tính hiện đại. Phát triển GDĐH đang là một nhiệm vụ quan trọng để đạt được mục tiêu về đào tạo nguồn nhân lực có trình độ trí tuệ cao. Định hướng của Đảng về phát triển GDĐH nước ta là quan điểm đúng đắn mà nhiều nước trong khu vực đã thành công trong việc khôi phục và phát triển kinh tế như Hàn quốc, Indonesia… Phát triển nguồn nhân lực của GDĐH thắng lợi là cơ sở và yếu tố cơ bản để thực hiện thành công chiến lược đi tắt đón đầu trong công cuộc CNH – HĐH nước ta từ nay năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. [...]...1.2 Thực trạng công tác quản chi NSNN cho sự nghiệp ĐTĐH Đánh giá tổng quát tình hình đầu tư của NSNN cho sự nghiệp đào 1.2.1 tạo đại học Chi NSNN cho đào tạo đại học bao gồm những khoản chi cho chương trình mục tiêu ,chi thường xuyên và khoản chi cho đầu tư XDCB Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, em chi xin nghiên cứu những khoản chi thường xuyên 2.2.1.1.Tổng chi NSNN cho sự nghiệp đào tạo :... so với bậc đào tạođào tạo đại học vì thế NSNN phải bao cấp, phải chi cho đại học còn thấp Điều này giải vì sao mức chi NSNN cho đào tạo đại học còn thấp - Trong giai đoạn trước đây, giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng hoàn toàn sử dụng kính phí NSNN nhưng trong giai đoạn hiện nay, giáo dục đại học phải chuyển sang tự túc một phần chi phí nên mức chi giáo dục đại học giảm đi... ứng được nhu cầu chi phục vụ cho sự nghiệp đào tạo Đại học Mặc dù chi ngân sách cho đào tạo Đại học luôn giữ khoảng 10% so với tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo Nhưng có thể thấy rằng con số ngân sách y còn thấp chưa tương xứng với vai trò và vị trí quan trọng của đào tạo đại học Thực tế, những năm gần đây tuy đời sống cho giảng dạy trong các trường Đại học – Cao đẳng có được cải thiện nhưng nhìn... tài chính Qua bảng số liệu chi NSNN cho giáo dục đào tạo nói chung và sự nghiệp đào tạo nói riêng chúng ta có thể thấy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp đào tào, chính vì thế số chi ngân sách cho đào tạo liên tục tăng cả về số tuyệt đối và tương đối Năm 2002 chi ngân sách cho đào tạo là 4.605,624 tỷ đồng chi m 22,32% tổng chi ngân sách cho Giáo dục đào tạo Năm 2003 là 5.897, 6085... phí đào tạo đại học như hiện nay không tập trung về một đầu mối quản là Bộ GD - ĐT đã ảnh hưởng đến việc thu thập thông tin về kinh phí đầu tư cho đào tạo đại học, Bộ GD - ĐT khó có số liệu tổng hợp tình hình đầu tư NSNN cho tất cả các trường đào tạo Đại học - Quản việc cấp phát, sử dụng, quyết toán ngân sách cho đào tạo đại học nói riêng và cho GD - ĐT nói chung hiện nay còn nhiều khoản mục chi. .. khoản chi thường xuyên cho các đối tượng khác, chi thường xuyên cho giáo dục đại học được chia thành 4 nhón sau: Nhóm I: Chi cho con người Nhóm II: Chi cho công tác quản hành chính Nhóm III: Chi cho giảng dạy – học tập – nghiên cứu Nhóm VI: Chi cho mua sắm sửa chữa Trong những năm gần đây, kế hoạch chi cho từng nhóm mục chi được lập như sau: Bảng 8 : Cơ cấu các nhóm mục chi thường xuyên Năm Tổng chi. .. NSNN cho đào tạo đại học hiện nay còn nhiều mục không phù hợp với diễn biến đa dạng của quá trình đào tạo. k Điều đó nhiều khi dẫn đến việc giảm quyền tự chủ tài chính của các cơ sở tham gia đào tạo - Quy trình cấp phát chưa thực sự là cơ chế tăịo động lực để tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác đảm bảo Ngân sách cho đào tạo đại học nói riêng và công tác đảm bảo Ngân sách cho GD - ĐT nói chung Tách... NSNN cho đào tạo đại học Qua phân tích tình hình đầu tư và mô hình quản chi NSNN cho sự nghiệp đào tạo đại học chúng ta nhận thấy: Bên cạnh những mặt tích cực như nguồn vốn đầu tư NSNN tăng lên hàng năm, chất lượng và hiệu quả đào tạo có sự cải biến rõ rệt, mạng lưới và quy mô đào tạo ngày càng được mở rộng…thì công tác quản chi NSNN vẫn còn một số tồn tại sau: 1.3.1 Về tình hình đầu tư cho đào tạo. .. 2.2.1.3.Cơ cấu chi thưòng xuyên cho đào tạo đại học: Chi NSNN cho đào tạo đại học bao gồm các khoản chi XDCB, chi chương trình mục tiêu và chi thường xuyên Như đã nói trong phần giới hạn của đề tài, phạm vi nghiên cứu của bài viết chỉ xin đề cập đến các khoản chi thường xuyên cho đào tạo đại học Chi thường xuyên là các khoản chi để duy trì sự hoạt động và phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo Cũng giống... nghiệm quản chi cho đào tạo đại học của các nước : Đối với nhiều nước trên thế giới, việc quản nguồn NS cho GD - ĐT thực hiện theo cơ chế phân cấp khác nhau tuỳ theo mô hình kinh tế – xã hội chính sách của mỗi nướcQuản tài chính cho Giáo dục Đại học ở Ausiralia : Ở Ausiralia bộ máy chính quyền Nhà nước tổ chức theo kiểm liên bang Từ năm 1974 Chính phủ đó hoàn toàn do các Bang quản Nguồn . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Tổng quan 1.1. Tổng quan về tình hình phát triển đào tạo Đại học ở nước ta. phục vụ cho sự nghiệp đào tạo Đại học. Mặc dù chi ngân sách cho đào tạo Đại học luôn giữ khoảng 10% so với tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo. Nhưng

Ngày đăng: 05/11/2013, 12:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng công lập - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Bảng 2.

Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng công lập Xem tại trang 3 của tài liệu.
rõ hơn khi ta nghiên cứu bảng số liệu sau: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

r.

õ hơn khi ta nghiên cứu bảng số liệu sau: Xem tại trang 3 của tài liệu.
Như vậy qua bảng số liệu trên cho thấy rằng số lượng SV tuyển mới qua 3 năm không ngừng tăng lên: năm 2003 tuyển mới 300.557 SV tới năm 2004 tuyển mới 319.900 tăng 6,4%,theo kế hoạch năm 2005 số SV tuyển mới là352.500 tăng 10,2% so với 2004.Nét xét theo t - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

h.

ư vậy qua bảng số liệu trên cho thấy rằng số lượng SV tuyển mới qua 3 năm không ngừng tăng lên: năm 2003 tuyển mới 300.557 SV tới năm 2004 tuyển mới 319.900 tăng 6,4%,theo kế hoạch năm 2005 số SV tuyển mới là352.500 tăng 10,2% so với 2004.Nét xét theo t Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 4: Số lượng giảng viên ở các trường ĐH-CĐ trong giai đoạn 2000- 2000-2004 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Bảng 4.

Số lượng giảng viên ở các trường ĐH-CĐ trong giai đoạn 2000- 2000-2004 Xem tại trang 5 của tài liệu.
Bảng 9: Định mức chi NSNN cho đào tạo đại học - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Bảng 9.

Định mức chi NSNN cho đào tạo đại học Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan