THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DN NQD KINH DOANH KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ

18 600 2
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ  SỰ CẦN THIẾT PHẢI  NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GTGT  ĐỐI VỚI DN NQD KINH DOANH KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DN NQD KINH DOANH KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ I- NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN CƠ BẢN VỀ THUẾ GTGT. 1. Khái niệm, đặc điểm, bản chất về thuế GTGT. 1.1. Khái niệm của thuế GTGT. Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) là thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hoá dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng được thu ở khâu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. 1.2. Đặc điểm của thuế GTGT. - Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào hành vi tiêu dùng hàng hoá dịch vụ (vì vậy còn được gọi là thuế tiêu dùng), một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hoá dịch vụ, người tiêu dùng cuối cùng là người phải gánh chịu khoản thuế này. Tính gián thu của thuế GTGT biểu hiện ở chỗ người mua hàng hoá dịch vụ là người phải trả khoản thuế này, tuy nhiên người mua không trực tiếp nộp thuế GTGT vào NSNN mà trả thuế thông qua thanh toán giá bán hàng hoá dịch vụ cho người bán, trong đó bao gồm cả khoản thuế GTGT mà người mua phải trả. Người bán là người đứng ra “nộp hộ” cho người mua khoản thuế GTGT phải nộp vào NSNN. - Thuế GTGT đánh vào GTGT ở tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Vì vậy tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các giai đoạn sẽ bằng số thuế GTGT tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, về nguyên tắc chỉ cần thu thuế ở khâu bán hàng cuối cùng là đủ. Tuy nhiên, trên thực tế khó xác định được đâu là khâu bán hàng cuối cùng, đâu là khâu bán hàng trung gian. Do vậy cứ có hành vi mua hàng là phải tính thuế. Số thuế GTGT ở khâu trước sẽ được tự động chuyển vào giá bán hàng ở khâu sau người tiêu dùng cuối cùng là người phải trả toàn bộ số thuế GTGT đánh trên hàng hoá đó. Đặc điểm này cho thấy thuế GTGT có tính ưu việt hơn so với các loại thuế gián thu khác, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là “thuế chồng lên thuế”. - Thuế GTGT là một loại thuế có tính trung lập kinh tế cao. Tính trung lập biểu hiện ở hai khía cạnh: + Thứ nhất, thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, do người nộp thuế chỉ là người “thay mặt” người tiêu dùng nộp hộ khoản thuế này vào NSNN. Do vậy thuế GTGT không phải là yếu tố của chi phí sản xuất mà chỉ đơn thuần là một khoản thu được cộng thêm vào giá bán của người cung cấp hàng hoá dịch vụ. + Thứ hai, thuế GTGT không bị ảnh hưởng bởi quá trình tổ chức phân chia quá trình sản xuất kinh doanh, bởi tổng số thuế ở tất cả các giai đoạn luôn bằng số thuế tính trên giá bán ở giai đoạn cuối cùng bất kể số giai đoạn nhiều hay ít. - Thuế GTGT chỉ đánh vào hoạt động tiêu dùng diễn ra trong phạm vi lãnh thổ, không đánh vào hành vi tiêu dùng ngoài lãnh thổ. Đặc điểm này tạo ra tính trung lập công bằng trong những giao dịch quốc tế thông qua việc không thu thuế đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đánh thuế đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu. 2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT. 2.1. Đối tượng nộp thuế GTGT. Theo quy định tại Điều 3 Luật thuế GTGT, Điều 3 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 10/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế GTGT Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT thì tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT từ nước ngoài (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: - Các tổ chức kinh doanh được thành lập đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước Luật Hợp tác xã; - Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp các tổ chức khác. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Lưuật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không thuộc các hình thức đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập các đối tượng kinh doanh khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. 2.2. Đối tượng chịu thuế GTGT. Đối tượng chịu thuế GTGT là các hàng hoá dịch vụ (kể cả dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) dùng cho sản xuất, kinh doanh tiêu dùng ở Việt Nam (trừ 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT quy định tại Điều 1- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT). 2.3. Căn cứ tính thuế GTGT. Căn cứ tính thuế GTGTgiá tính thuế thuế suất 2.3.1. Giá tính thuế. 2.3.1.1- Nguyên tắc cơ bản xác định giá tính thuế GTGT Giá tính thuế GTGT được xác định theo nguyên tắc sau: - Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ là giá bán (chưa có thuế GTGT) của hàng hoá dịch vụ mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán (gọi chung là giá thanh toán). Giá thanh toán được xác định căn cứ vào hợp đồng mua bán hoặc hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ. Trong trường hợp trong giá thanh toán đã bao gồm cả những khoản không chịu thuế GTGT, nếu có chứng từ hợp pháp thì những khoản chi này được trừ đi trong doanh thu tính thuế GTGT. Trường hợp pháp luật có quy định về khung giá thì giá tính thuế được xác định trong phạm vi khung giá quy định. - Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ phải được cộng vào những khoản chi phí thực chất là những yếu tố cấu thành nên giá bán nhưng chưa được tính vào giá bán của hàng hoá dịch vụ. Ví dụ: tiền vận chuyển, đóng gói, các chi phí gia công, thuế NK, thuế TTĐB (trừ thuế GTGT) một số khoản thu phí thu thêm ngoài giá hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng.v.v. Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ phải được loại trừ những khoản chi phí thực chất không liên quan đến giá bán nhưng đã được tính vào giá bán của hàng hoá dịch vụ. Ví dụ: lãi trả chậm, giá đất, tiền sử dụng đất, các khoản thu phí mà cơ sở kinh doanh phải nộp vào NSNN.v.v. - Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB ở khâu sản xuất, kinh doanh trong nước là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT. - Giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng (+) thuế TTĐB. Giá nhập khẩu tại cửa khẩu làm căn cứ tính thuế GTGT được xác định theo các quy định về giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu. Việc xác định giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu như trên nhằm bảo đảm công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước hàng hóa nhập khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGTgiá hàng hoá nhập khẩu cộng với (+) thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm. 2.3.1.2- Giá tính thuế GTGT đối với các trường hợp đặc biệt: * Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng hoặc để trả thay lương (trừ sản phẩm, hàng hoá dùng để khuyến mại, quảng cáo theo qui định tại Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 5/5/1999 về khuyến mại quảng cáo thương mại, hội chợ triển lãm thương mại không phải tính thuế GTGT), giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này. Các nghiệp vụ kinh tế nói trên, mặc dù không có nghiệp vụ thanh toán tiền hàng nhưng thực chất đó là những hoạt động mua, bán “kép”, trong đó doanh nghiệp vừa là người bán hàng vừa là người mua hàng (mua để trao đổi, biếu tặng, trả lương, sử dụng nội bộ .). Do vậy, các hoạt động phải bị đánh thuế GTGT, tuy nhiên do không xác định được giá bán nên khi xác định giá tính thuế GTGT phải căn cứ giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. Quy định này vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo cho giá tính thuế GTGT phù hợp với giá cả của sản phẩm cùng loại, tương tự trên thị trường, tránh tình trạng cơ sở kinh doanh hạ thấp giá để trốn thuế GTGT phải nộp. * Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cơ sở kinh doanh xuất để tiêu dùng không phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hoặc cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì phải tính thuế GTGT đầu ra. Giá tính thuế tính theo giá bán của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cùng loại. Đối với hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh không phải tính, nộp thuế GTGT. * Đối với đại vận tải, đại giao nhận hàng hoá, giá tính thuế là toàn bộ doanh thu bao gồm cả khoản thu hộ khách hàng. Trường hợp trong doanh thu có cả cước vận tải quốc tế các khoản phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam thì doanh thu tính thuế được trừ tiền cước phí vận tải quốc tế các khoản phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cước vận tải quốc tế các khoản phí phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam chính là giá của các hoạt động dịch vụ mà đối tượng tiêu dùng nó nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, theo thông lệ quốc tế Nhà nước Việt Nam không có quyền đánh thuế GTGT đối với các hoạt động này. * Đối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất xây nhà, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để bán, để chuyển nhượng gắn với chuyển quyền sử dụng đất, giá tính thuế GTGT đối với nhà, cơ sở hạ tầng bán ra hoặc chuyển nhượng là giá bán, giá chuyển nhượng chưa có thuế trừ tiền sử dụng đất theo quy định khi giao đất. Đối với cơ sở kinh doanh được Nhà nước cho thuê đất để đầu tư cho thuê cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế khác theo quy định của Chính phủ để cho thuê lại thì giá tính thuếgiá cho thuê chưa có thuế GTGT trừ giá thuê đất phải nộp NSNN. * Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế GTGT đối với nhà, hạ tầng gắn với đất được trừ giá đất theo giá do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời điểm bán đất. * Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, vé xổ số kiến thiết . ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau: Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem .) Giá chưa có thuế GTGT = ----------------------------------------------------- 1 + (%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó 2.3.2. Thuế suất thuế GTGT. Ở nước ta, trong thời gian đầu chuyển từ thuế doanh thu có nhiều mức thuế suất (11 mức thuế suất từ 0,5% đến 30%) sang áp dụng thuế GTGT, nếu áp dụng một mức thuế suất thuế GTGT cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tạo ra mâu thuẫn rất lớn về thuế suất, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các hàng hoá đang có thuế suất thuế doanh thu thấp (0,5%) đem lại “lợi thế giả tạo” cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thuế suất thuế doanh thu cao (30%), tạo ra môi trường cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp. Hơn nữa việc áp dụng cơ chế 1 thuế suất duy nhất trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT có thể gây ra sự xáo trộn về giá cả trong thị trường nội địa. Tất cả những do trên cho thấy việc áp dụng 4 mức thuế suất khác nhau (0%, 5%, 10% 20%) đối với từng nhóm hàng hoá dịch vụ, trong những năm đầu áp dụng thuế GTGT ở Việt Nam là rất cần thiết. Sau 5 năm thực hiện Luật thuế GTGT với 4 mức thuế suất, thuế GTGT đã thể hiện được vai trò vốn có, ban đầu phù hợp với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi với đặc điểm là hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các ngành các sản phẩm còn chênh lệch lớn. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, việc áp dụng nhiều mức thuế suất đã làm cho hệ thống chính sách thuế phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản thuế không phù hợp với thông lệ quốc tế. Để khắc phục hạn chế nói trên, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XI, đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, trong đó số lượng nhóm thuế suất được thu gọn lại còn 3 mức (0%, 5%, 10%). Các hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 20% trước đây nay được chuyển sang áp dụng thuế suất 10%. Ba mức thuế suất này được áp dụng cho các đối tượng sau: •Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ được áp dụng như sau: - Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu bao gồm: hàng xuất khẩu ra nước ngoài, hàng bán cho khu chế xuất, hàng gia công xuất khẩu áp dụng đối với cả hàng hoá, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu (trừ một số trường hợp: vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế; dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài; dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; vật liệu nổ bao gồm thuốc nổ, dây cháy chậm, kíp nổ các dạng được chế biến thành sản phẩm nổ chuyên dụng nhưng không thay đổi tính năng tác dụng của vật liệu nổ mủ cao su sơ chế như: mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm, mủ đông). Các loại hàng hoá, dịch vụ sau đây cung cấp cho doanh nghiệp chế xuất khu chế xuất không được coi là xuất khẩu để áp dụng thuế suất 0% mà phải chịu thuế suất thuế GTGT theo thuế suất quy định như đối với hàng hoá tiêu dùng tại Việt Nam: Bảo hiểm; ngân hàng; bưu chính viễn thông; tư vấn; kiểm toán, kế toán; vận tải, bốc xếp; cho thuê nhà, văn phòng, kho bãi; hàng hoá dịch vụ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng cho cá nhân người lao động; xăng dầu bán cho phương tiện vận tải. - Mức thuế suất 5%: áp dụng cho hàng hoá, dịch vụ thiết yếu cho đời sống xã hội, đồ chơi trẻ em, nguyên liệu các phương tiện phục vụ trực tiếp cho sản xuất cho các lĩnh vực: nông nghiệp, y tế, giáo dục, khoa học- kỹ thuật, nhằm thực hiện chính sách xã hội, khuyến khích đầu tư sản xuất. So với quy định trước đây, Luật thuế GTGT hiện hành có một số điều chỉnh trong nhóm hàng hoá, dịch vụ chịu mức thuế suất (5%) này: + Bổ sung nhóm hàng hoá, dịch vụ sau: (i) Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn. (ii) Nhựa thông sơ chế (iii) In các sản phẩm như báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động. Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, con người có nhu cầu tiếp cận nắm bắt các thông tin về văn hoá- xã hội, thông tin kinh tế, thông tin khoa học.v.v.Việc giảm thuế suất đối với hoạt động này nhằm hỗ trợ cho hoạt động phổ cập thông tin trong xã hội. + Đối với nhóm mặt hàng “Máy vi tính, cụm linh kiện máy vi tính” đang được áp dụng mức thuế suất 5% được đề nghị sửa lại tên là “Máy xử dữ liệu tự động các phụ tùng, bộ phận của chúng”. Với tên gọi mới, các bộ phận linh kiện chuyên dùng cho máy vi tính được bao quát hơn trong nhóm đối tượng chịu mức thuế suất này. - Mức thuế suất 10%: áp dụng cho các hàng hoá, dịch vụ thông thường không nằm trong diện chịu các mức thuế suất nói trên danh mục không áp dụng thuế GTGT. [...]... uỷ chính quyền, các ngành của tỉnh đã xây dựng quy trình phối kết hợp trong công tác quản đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ Cụ thể : Các ngành công an, quản thị trường, chính quyền sở tại đã phối hợp chặt chẽ với quan thuế trong việc quản thu thuế đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, như phối hợp điều tra phát hiện để đưa vào quản thu thuế đối với các khách. .. đó * Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định bằng cách căn cứ vào tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thay cho phía nước ngoài, thuế GTGT đối với các chứng từ đặc thù II- Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản thuế GTGT đối với DN NQD kinh doanh khách sạn nhà nghỉ. .. hỏi phải sự kết phối hợp chặt chẽ với chính quyền sở tại các ngành như công an, du lịch Song vấn đề khó khăn là thiéu kinh phí để chi tiêu cho việc phối kết hợp nên phần nào hạn chế đến hiệu quả của công tác chống thất thu ngân sách 2 - Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản thu thuế GTGT đối với các DNNQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ : Sự tồn tại phát triển cuả các DN NQD kinh doanh. .. NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ ngày một tăng nên số thuế thu nộp vào ngân sách nhà nước từ khu vực này cũng tăng dần Do đặc điểm của loại hình kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ doanh thu tính thuế được xác định trên cơ sở số lượt phòng thực tế khách nghỉ giá cho thuê phòng các cơ sở kinh doanh này đều thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nên thực tế đã xảy ra tình trạng DN chỉ... giúp cho doanh nghiệp hạch toán kê khai nộp thuế 100% các doanh nghiệp đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 1.2- Khó khăn : - Về chính sách thuế như thuế GTGT, thuế TNDN chế độ tài chính không có quy định hoặc hướng dẫn riêng đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ; nên khi áp dụng chính sách thuế gặp nhiều khó khăn - Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ có đặc điểm khác biệt với các... các hoạt động kinh doanh khác, bởi đối tượng chịu thuế không phải là hàng hoá, vật tư đơn thuần mà là khách nghỉ Đặc biệt đối với DN NQD còn có điểm khác biệt khác đó là nơi hoạt động kinh doanh thường gắn với nơi sinh hoạt của gia đình chủ DN Do tính chất đặc biệt này nên việc áp dụng quy trình quản thu thuế gặp rất nhiều khó khăn - Hoạt động kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ của các DN NQD rất phức... trong quá trình quản thu thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh khách sạn nhà nghỉ của các DN NQD : 1.1- Thuận lợi : Do thế mạnh về du lịch ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nên cấp uỷ đảng chính quyền từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố rất quan tâm chỉ đạo công tác quản hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó có hoạt động khách sạn, nhà nghỉ Dưới sự chỉ đạo chặt... vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ (thuộc diện áp dụng phương pháp trực tiếp) thì cơ sở phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh này để tính thuế trực tiếp trên GTGT b- Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Trong đó: * Thuế GTGT đầu ra được xác định: Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra x Thuế suất thuế GTGT. .. mới đưa vào hoạt động hoặc là phối hợp trong việc đối chiếu giữa khách nghỉ mà cơ quan công an ( nơi đăng ký khách tạm trú ) nắm được số lượng khách nghỉ do các khách sạn tự kê khai với quan thuế Các chủ DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ đều nắm vững luật pháp chế độ chính sách thuế, các quy định về hoạt động kinh doanh khách sạn thực hiện tốt cế độ kế toán, hoá đơn chứng từ Các doanh nghiệp... doanh khách sạn, nhà nghỉ là một tất yếu khách quan, phù hợp với tình hình đổi mới của đất nước Trở thành một trong năm thành phần kinh tế, các DN NQD cũng có những quyền lợi nghĩa vụ như các thành phần kinh tế khác Do đó việc tăng cường công tác quản thu thuế đối với DN NQD cần thiết, xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Nguyên nhân thứ nhất: Trở thành một thành phần kinh tế tự chủ, các DN . THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI DN NQD KINH DOANH KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ I- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN. công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DNNQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ : Sự tồn tại và phát triển cuả các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là

Ngày đăng: 05/11/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan