GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG

11 565 0
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Giới thiệu tổng quát 3.1.1 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hội sở • Tên tiếng Anh: SaiGon Commercial Bank, viết tắt là: SCB • Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn. • Hội sở chính: 193 - 203 Trần Hưng Đạo, phường Giang, Quận 1, Tp.HCM • Giấy phép hoạt động số: 00018/NH – GF • Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 4103001562 3.1.2 Sản phẩm dịch vụ chính Sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng gồm: huy động vốn, dịch vụ tín dụng, các dịch vụ khác như dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương, thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ. 3.1.3 Mạng lưới hoạt động Mạng lưới hoạt động từ 7 điểm năm 2002 lên đến hơn 40 điểm bao gồm hội sở, sở giao dịch, và các chi nhánh phòng giao dịch tại khu vực miền Bắc, Hà Nội, miền Trung, TPHCM, Đồng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam Bộ 3.1.4 Định hướng của SCB Phát triển đi kèm với bền vững, xây dựng SCB thành NHTM đa năng, tiện ích dịch vụ đạt tiêu chuẩn hiện đại, đa năng và chất lượng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt, mở rộng các loại hình hoạt động kinh doanh, với mục tiêu đến năm 2012, Ngân hàng TMCP Sài Gòn trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vươn ra khu vực và thế giới. 3.1.5 Mục tiêu của SCB • Gia tăng giá trị cổ đông. • Phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại. • Duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với SCB. • Giữ vững sự tăng trưởng và tình hình tài chính lành mạnh. • Không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực sáng tạo của nhân viên. 3.2 Quá trình hình thành và phát triển Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng . Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2.000 tỷ đồng. Sau khi được sự chấp thuận của NHNN Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát hành là 1.399.999.500.000 đồng. Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3.000 tỷ đồng. Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước. Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng ”, cùng với khát khao vươn lên SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại Việt Nam, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế. 3.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang Bắt đầu hoạt động từ ngày 12/06/2006 theo quyết định số 07/QĐ-SCB-HD(QT.06 ngày 28 tháng 04 năm 2006. • Địa chỉ: 4+5 KT Hà Hoàng Hổ, TP Long Xuyên, An Giang. • Tel : (84 76) 945235. • Fax : (84 76) 945236 Hiện nay, SCB An Giang 35 nhân viên gồm tại chi nhánh 23 nhân viên và phòng giao dịch Châu Đốc 12 nhân viên. Trình độ Đại học và cao đẳng chiếm tỷ trọng trên 94% trên tổng số biên chế. 3.4 cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang Ban Giám Đốc Phòng Hành chính Phòng Ngân Quỹ Phòng Tín Dụng Tổ kiểm soát nội bộ Phòng Kế Toán (Trực thuộc hội sở) PGD Châu Đốc 3.4.1 Sơ đồ tổ chức Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang 3.4.2 Chức năng các phòng ban Ban giám đốc: Điều hành lãnh đạo và chịu trách nhiệm tất cả các công việc tại chi nhánh trước HĐQT, TGĐ và pháp luật trong phạm vi được TGĐ ủy quyền và theo quy định của SCB Phòng Tín dụng: Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay. Thu hồi vốn, lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ khó đòi. Phối hợp tốt các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng. Hướng dẫn khách hàng làm đơn vay vốn… Phòng Kế toán: Quản lý về tài khoản, thanh toán, điện toán thông tin, chuyển tiền, thu đổi ngoại tệ, điều chuyển vốn nội bộ, chi tiêu theo kế hoạch được hội sở duyệt và các báo cáo kế toán, quyết toán, tham mưu cho giám đốc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Phòng Hành chính: Tổ chức thực hiện việc quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực hiện chính sách cán bộ, và thi đua khen thưởng. Lập kế hoạch đầu tư xây dựng bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo kế hoạch được duyệt. Thực hiện công tác văn thư hành chính quản trị. Tổ kiểm soát nột bộ: Kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của chi nhánh theo đúng pháp luật. Theo dõi, phúc tra chi nhánh trong việc sửa chữa những vi phạm, thực hiện của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Phòng ngân quỹ: Thu chi tiền mặt, xuất nhập ấn chỉ giá. Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán. Kinh doanh vàng bạc đá quý và thu đổi ngoại tệ. Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay. 3.5 Giới thiệu quy trình huy động vốn tại NHTM Cổ Phần Sài Gòn Quy trình nghiệp vụ giao dịch tiền gửi tiết kiệm các công việc thực hiện sau đây: 3.5.1 Tiếp quỹ đầu ngày 3.5.2 Hướng dẫn khách hàng - Giới thiệu sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. - Hướng dẫn khách hàng đăng ký thông tin. - Hướng dẫn khách hàng lập thủ tục: khách hàng xuất trình CMND, hoặc hộ chiếu…., và các giấy tờ liên quan khác theo hướng dẫn của nhân viên ngân hàng. * Đối với khách hàng đã mã số tại SCB thì không xuất trình thêm các giấy tờ trên. 3.5.3 Mở tài khoản - Nhập các thông tin bản để mở tài khoản. - Tạo vai trò của người liên quan trên chương trình máy tính. 3.5.4 Giao dịch gửi tiền tiết kiệm * Gửi bằng tiền mặt ( Việt Nam đồng hoặc ngoại tệ) - Hạch toán vào tài khoản. - In chứng từ liên quan - Thu tiền và giao thẻ tiết kiệm cho khách hàng. - Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng ký trên bảng kê nộp tiền kiêm phiếu thu.- GDV ký tên đóng dấu đã thu tiền trên bảng kê nộp tiền kiêm phiếu thu lưu giữ lại bảng kê nộp tiền kiêm phiếu thu làm chứng từ gốc đối với bảng liệt kê chứng từ giao dịch được in ra vào cuối ngày. - GDV kiểm tra lại các thông tin và số liệu được in trong thẻ tiết kiệm và chuyển cho kiểm soát viên. - GDV giao thẻ tiết kiệm cho khách hàng * Gởi bằng séc chuyển khoản - Người gửi tiền và người phát hành séc tài khoản tại SCB + Nộp tờ séc + Xem xét tờ séc + GDV trích tiền từ tài khỏan của người phát hành séc để ghi vào tài khoản cho người thụ hưởng tài khoản tại SCB + Hướng dẫn khách hàng thực hiện gửi như gửi tiền bằng chuyển khoản. - Người thụ hưởng và người phát hành khác tài khoản. + Bước 1 và bước 2 giống như trên. + Chuyển tờ séc sang trung tâm thanh toán theo dõi tiền về. + Khi tiền về GDV ghi vào tài khoản người thụ hưởng. + Hướng dẫn khách hàng gửi tiền. * Gửi tiết kiệm bằng chuyển khoản - Trường hợp ủy nhiệm chi đến không các thông tin như: hình thức tiết kiệm, kỳ hạn gửi… người thụ hưởng không tài khoản thanh toán tại SCB thì khách hàng rút bằng tiền mặt và thực hiện như gửi bằng tiền mặt. - Trường hợp ủy nhiệm chi đến đủ thông tin nhưng người thụ hưởng không tài khoản thanh toán tại SCB thì giống như trường hợp trên. - Người thụ hưởng tài khoản thanh toán tại SCB và được chuyển theo tài khoản thanh toán tại SCB thì khách hàng lập ủy nhiệm chi trích từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiết kiệm với đầy đủ các thông tin trên, GDV nhận và kiểm tra ủy nhiệm chi, hạch toán vào tài khoản và trả thẻ tiết kiệm cho khách hàng. * Gửi tiền tiết kiệm đồng chủ sở hữu Lập thêm biên bản thỏa thuận về quản lý và sử dụng thẻ tiết kiệm chung. * Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự - Giống như các buớc gửi tiền thông thường - Tên chủ thẻ là người được giám hộ - Khách hàng lập thêm giấy thỏa thuận với ngân hàng. (Khi ký tên ghi ký thay người được giám hộ) 3.5.5 Giao dịch rút tiền tiết kiệm * Các bước thao tác chung - Khách hàng lập thủ tục. - Xác định tài khoản khách hàng. * Giao dịch rút tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Khách hàng thể rút tiền bất cứ lúc nào - Các thao tác chung - Kiểm tra nội dung rút tiền - Hạch toán vào tài khỏan, in phiếu chi, bảng kê các loại tiền chi giao cho khách hàng * Rút tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn - Trả lãi + Khách hàng xuất trình thẻ tiết kiệm, giấy tờ tùy thân + Xác định số tiền lãi khách hàng chưa lĩnh, hạch toán và chi tiền - Chi trả gốc + Rút một phần vốn trước hạn: theo từng sản phẩm cụ thể của SCB + Rút toàn bộ vốn: GDV lưu giữ phiếu chi, bảng kê các loại tiền chi và thẻ tiết kiệm làm chứng từ gốc. 3.5.6 Tái tục thẻ tiết kiệm * Trường hợp mặc định Ngày đáo hạn khách hàng không đến lĩnh thì SCB sẽ tự động nhập lãi vào gốc và kéo dài thêm một kỳ hạn trả nợ như kỳ hạn ban đầu theo hình thức gửi tiền tiết kiệm thông thường. Nếu thời điểm đến hạn mà SCB không huy động loại kỳ hạn đó thì SCB sẽ chuyển sang kỳ hạn ngắn hơn liền kề với lãi suất do SCB công bố tại thời điểm kéo dài. * Trường hợp tùy chọn Nếu khách hàng chỉ định về việc tái tục trước khi mở tài khoản thì ngày đáo hạn dựa vào chỉ định của khách hàng. 3.5.7 Ủy quyền, thay đổi ủy quyền, hủy bỏ ủy quyền Nếu muốn thay đổi nội dung ủy quyền, chủ thẻ tiết kiệm phải lập giấy ủy quyền mới thay thế giấy ủy quyền cũ. Muốn hủy bỏ ủy quyền, chủ sở hữu thẻ tiết kiệm phải đến SCB thực hiện thủ tục hủy bỏ ủy quyền. 3.5.8 Chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm Khách hàng lập giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm, GDV hướng dẫn khách hàng lập giấy chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm theo mẫu SCB. 3.5.9 Các qui định khác * Cấp, đổi thẻ tiết kiệm mới cho khách hàng - Trường hợp thẻ tiết kiệm bị mất, ướt, rách, mối, mọt chưa đến hạn thanh toán thì cấp lại, đóng dấu “cấp lần 2” trên thẻ tiết kiệm và thu hồi thẻ tiết kiệm cũ, ghi chú số sêri thẻ tiết kiệm cấp lần 2 và tiến hành cập nhật thông tin khách hàng trong chương trình máy tính để theo dõi. - Trường hợp thẻ tiết kiệm bị ướt, rách, mối mọt…nhưng không mất và đến hạn thanh toán thì GDV thanh toán tiền cho khách hàng. Riêng thẻ tiết kiệm mất thì thực hiện theo quy định: sau 10 ngày kể từ ngày báo mất thẻ đối với tiết kiệm không kỳ hạn hoặc kể từ ngày thẻ tiết kiệm đến hạn thanh toán đối với thẻ tiết kiệm kỳ hạn. Trường hợp thẻ tiết kiệm hết dòng giao dịch: cấp lại thẻ mới, thu hồi thẻ cũ ghi chú số seri cấp lần 2 không đóng dấu “cấp lần 2”. * Phong tỏa tài khoản tiền gửi tiết kiệm khi: - Khách hàng thực hiện thủ tục báo mất thẻ. - Thẻ tiết kiệm dùng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại SCB. - Thẻ tiết kiệm được SCB phong tỏa để cấp hạn mức thấu chi. - Theo yêu cầu bằng văn bảng của chủ sở hữu thẻ tiết kiệm, của quan thẩm quyền. * Phương thức tính lãi Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Số lãi phải trả = (tổng tích số tính lãi trong tháng lãi suất/tháng) / 30 Đối với tiền gửi kỳ hạn Số lãi phải trả = số dư tiền gửi LS/tháng thời hạn gửi (tháng) Trường hợp khách hàng giao dịch nhiều nơi trực thuộc SCB - Người được ủy quyền, người đồng chủ sở hữu thẻ tiết kiệm, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật, người thừa kế, người không thể viết dưới bất kì hình thúc nào thì làm ở đâu đến đó giao dịch. - Khách hàng liên hệ nơi gửi tiền trực thuộc SCB để cấp lại thẻ mới trừ trường hợp thẻ tiết kiệm hết dòng giao dịch. Thẻ tiết kiệm đến hạn trùng vào ngày nghỉ, lễ. - Ngay ngày nghỉ lễ: chi trả liền kề sau ngày nghỉ lễ. Tính lãi theo ngày đến hạn. - Nếu khách hàng yêu cầu thì trả liền trước nhưng tiền lãi trừ đi số tiền lãi của ngày nghỉ lễ theo lãi suất ghi trên thẻ tiết kiệm. x xx 3.5.10 Cuối ngày giao dịch - Đối chiếu kiểm tồn quỹ cuối ngày - Trường hợp các giao dịch đều cân số: + GDV sẽ in ra bảng liệt kê các giao dịch phát sinh trong ngày. + GDV kiểm tra rà soát giữa bảng liệt kê với các chứng từ bằng giấy. + Nếu đúng GDV chuyển toàn bộ số chứng từ giao dịch kèm bảng liệt kê giao dịch phát sinh trong ngày cho kiểm soát viên ký xác nhận. + Chuyển chứng từ giao dịch trong ngày đã sắp xếp qua phòng kế toán ( hoặc bộ phận kế toán) lưu trữ theo qui định - Trường hợp nếu không cân số: + Tìm nguyên nhân: Giao nộp tiền mặt về bộ phận ngân quỹ cuối ngày, trường hợp tiền mặt thừa hoặc thiếu vào cuối ngày sẽ hạch toán vào tài khoản tạm giữ thừa thiếu chờ xử lý. 3.5.11 Lưu trữ bảo quản hồ sơ chứng từ *Sắp xếp chứng từ: GDV sắp xếp các chứng từ theo thứ tự các chứng từ giao dịch thực hiện trong ngày, kẹp lại thành tập, ghi rõ ngày tháng năm, số tập, số lượng chứng từ chuyển cho phòng kế toán hoặc bộ phận kế toán. Giao dịch gửi tiền tiết kiệm Hướng dẫn khách hàng Mở tài khoản Tiếp quỹ đầu ngày Chuyển nhượng Tái ký gửi thẻ tiết kiệm Ủy quyền, thay đổi ủy quyền, hủy bỏ ủy quyền Giao dịch rút tiền tiết kiệm Công việc cuối ngày Lưu trữ, bảo quản hồ sơ chứng từ Các quy định khác Hình 3.2: Quy trình nghiệp vụ giao dịch TGTK tại ngân hàng TMCP Sài Gòn 3.6 Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong công tác huy động vốn 3.6.1 Thuận lợi Luôn được sự giúp đỡ thường xuyên về nghiệp vụ của Chi Nhánh Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh An Giang. Khách hàng tiền gửi và tiền vay khá ổn định và tăng hàng năm. Tập thể cán bộ, công nhân viên của SCB An Giang tinh thần trách nhiệm cao, nội bộ đoàn kết, thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, ân cần. Đa phần trình độ cao đẳng, đại học trở lên nên kiến thức chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững, phần lớn đội ngũ cán bộ rất trẻ, năng động linh hoạt nên rất thuận lợi trong quá trình học hỏi cái mới. SCB đã trang bị phần mềm quản lý Smartbank. Phần mềm này tuy còn một số nhược điểm song đã thể hiện được vai trò quan trọng và nhiều tiện ích trong thời gian sử dụng. 3.6.2. Khó khăn SCB An Giang chỉ mới hoạt động trên địa bàn tỉnh An Giang gần hai năm, vì vậy chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng khu vực. Trên địa bàn hiện nay rất nhiều các tổ chức tín dụng, các chi nhánh, các phòng giao dịch của ngân hàng do đó tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong việc cho vay và huy động vốn của ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt trên lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng đã làm cho việc thu hút khách hàng ngày càng gặp nhiều khó khăn. 3.7 Kết quả hạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang qua các quý 3.7.1 Những sự kiện nổi bật Ngân hàng SCB trong thời gian qua đã đạt được các giải thưởng quan trọng như: - Cúp vàng thương hiệu Việt năm 2005 và 2006 - 3 cúp vàng sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm: “tiết kiệm tích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”, “tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ”, “tín dụng tiêu dùng”. - Danh hiệu “doanh nghiệp Việt Nam uy tín chất lượng” năm 2006 Trên đây là những giải thưởng tiêu biểu của ngân hàng, ngoài những giải thưởng này ngân hàng còn vinh dự đón nhận nhiều giải thưởng khác góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ hiện nay. 3.7.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang cũng như các ngân hàng, các tổ chức sản xuất kinh doanh khác, mục tiêu chủ yếu của các hoạt động này là hướng đến lợi nhuận, xem lợi nhuận là yếu tố hàng đầu. Để kết quả kinh doanh đạt kết quả cao thì ngân hàng cần phải quản lý tốt các hoạt động huy động và sử dụng vốn, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, từ đó làm cho lợi nhuận ngân hàng tăng lên, đồng thời nguồn vốn được mở rộng thêm. Với phương châm đi vay để cho vay và thông qua hoạt động đó ngân hàng thu được lợi nhuận nên chỉ gần hai năm hoạt động ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang đã những kết quả đáng kể như sau: Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2006 – 2007 ĐVT: Triệu đồng 6 tháng cuối năm 2006 6 tháng đầu năm 2007 6 tháng cuối năm 2007 Doanh thu 387,614 2.327,287 5.170,509 - Thu từ lãi vay 375,122 2.173,165 5.011,524 - Thu khác 12,492 154,122 158,985 Chi phí 453,368 1.948,643 2.687,069 - Chi trả lãi 207,516 1.260,225 1.595,328 - Chi khác 245,852 688,418 1.091,741 Lợi nhuận thuần (65,754) 378,644 2.483,440 Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang TKSS KM Tính đến nay NHTMCP Sài Gòn – CN An Giang chính thức đi vào hoạt động đã được hơn một năm rưỡi, tình hình hoạt động của ngân hàng dần đi vào ổn định. Vào cuối năm 2006 lợi nhuận thuần của ngân hàng là con số âm 65,754 triệu đồng. Nguyên nhân do ngân hàng mới thành lập nên chưa nhiều khách hàng đến vay tiền và ngân hàng cần phải đầu tư thêm để hoàn thiện sở hạ tầng, do đó chi phí rất cao, bên cạnh đó do mới thành lập nên chi phí khấu hao cao làm cho lợi nhuận thuần của ngân hàng âm 65,754 triệu đồng. Công tác huy động tiền gửi của CN An Giang chưa tăng trưởng tốt do nhiều yếu tố như cạnh tranh, chưa uy tín và quan trọng nhất là thương hiệu. Trong thời gian qua mặc dù SCB đã tổ chức khá nhiều hoạt động công tác xã hội nhưng thực tế chưa tạo được tiếng vang tại An Giang, phần lớn khách hàng còn nhầm lẫn giữa SCB và Sacombank. Ngoài ra trong thời gian này ngân hàng mở thêm phòng giao dịch Châu Đốc vì thế cần phải đầu tư thêm sở hạ tầng tạo thuận lợi cho việc kinh doanh. Từ quý II năm 2007 trở đi ngân hàng bắt đầu kinh doanh lãi vì bộ máy đã dần đi vào hoạt động ổn định và tạo được thương hiệu SCB tại địa bàn tỉnh An Giang thông qua các chương trình, các chính sách phù hợp như: chính sách khuyến mãi, lãi suất hấp dẫn đối với từng đối tượng khách hàng, miễn giảm phí thanh toán đối với khách hàng vay, ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp chuyển doanh thu về SCB…Chính nhờ vậy lợi nhuận của ngân hàng càng ngày càng tăng cao. 6 tháng cuối năm 2007 lợi nhuận thuần tăng 5,5 lần so với tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm 2007. Lợi nhuận của SCB – An Giang được thể hiện cụ thể qua biểu đồ trên. Qua phân tích trên ta thấy tình hình hoạt động của ngân hàng trong 1,5 năm qua đã dần ổn định và bắt đầu lợi nhuận, SCB An Giang đang trên đà phát triển, hoạt động bền vững và dần chiếm được thị phần tại địa bàn tỉnh An Giang. 3.8 Kế hoạch kinh doanh của ngân hàng vào năm 2008 Vào năm 2008 SCB tiếp tục thực hiện phương châm “SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”. Năm 2008 SCB sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo hướng: - Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và giữ vững tỷ lệ huy động vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2. Tăng cường việc huy động nguồn vốn giá rẻ nhưng ổn định. Đẩy mạnh [...]... hoạt động ra khắp huyện thị trong tỉnh nhằm đưa thương hiệu SCB tiếp cận với khách hàng trong khu vực Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 Hội sở giao cho SCB An Giang tăng 30% so với năm 2007 cả về hoạt động huy động vốn lẫn hoạt động tín dụng Qua một năm nhìn lại, SCB An Giang cũng những thành tựu và những khuuyết điểm Bên cạnh những thành tựu đạt được, SCB An Giang cần khắc phục những hạn chế của năm 2007... cứu, triển khai các sản phẩm huy động mới nhằm duy trì khách hàng hiện hữu đồng thời thu hút khách hàng mới - Tăng trưởng tín dụng ổn định gắn liền với chất lượng tín dụng luôn được kiểm soát một cách chặt chẽ Tăng cường bán chéo sản phẩm - Bên cạnh hai hoạt động chủ yếu trên SCB sẽ đẩy mạnh các hoạt động đầu tư thanh toán quốc tế kinh doanh ngoại hối nhằm đa dạng hóa thu nhập Phân tán rủi ro và nâng... 2008 thể hoạt động tốt hơn và chú trọng tăng trưởng từ đầu năm Trước mắt SCB sẽ mở thêm 2 phòng giao dịch ở Mỹ Phước và Cái Dầu, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng dễ dàng giao dịch với SCB, mở rộng quy mô, nâng cao uy tính và thương hiệu . GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG 3.1 Giới thiệu tổng quát 3.1.1 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hội. thị trường tài chính trong nước và quốc tế. 3.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang Bắt đầu hoạt động từ ngày 12/06/2006 theo quyết

Ngày đăng: 05/11/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2006 – 2007 - GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG

Bảng 3.1.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SCB năm 2006 – 2007 Xem tại trang 9 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan