ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA

27 732 1
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA I. Tiền năng và nguồn lực phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 1.Vị trí địa lý. Bắc Ninhtỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang - Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương - Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: - Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. - Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá . đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ . Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho cácnghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - 1 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 1 Chuyên đề tốt nghiệp hiện đại hoá. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch. - Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng. 2. Tài nguyên thiên nhiên. 2 1. Tài nguyên đất: Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiện của Bắc Ninh, đất nông nghiệp chiếm 64,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 0,8%; đất chuyên dùng chiếm 17,4%; đất ở chiếm 6,5%; còn lại 10,9% là đất có mặt nước, sông suối, đồi núi chưa sử dụng. Diện tích tự nhiên: 80393 ha. Trong đó Đất nông nghiệp: 48980 ha Đất nuôi trồng thủy sản: 2589 ha Đất lâm nghiệp: 623 ha Đất chuyên dùng: 14187 ha Đất ở: 5240 ha Đất chưa sử dụng: 8774 ha 2.2. Tài nguyên khoáng sản. Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: Đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết 2 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 2 Chuyên đề tốt nghiệp với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn. 2.3. Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ ( 317,9 ha ) và Tiên Du ( 254,95 ha ). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³. 3. Đặc điểm khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước 3 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 3 Chuyên đề tốt nghiệp mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm . dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ 4. Về đặc điểm thuỷ văn: Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình… 5.Dân số và lao động: Dân số toàn tỉnh (năm 2001): 960.919 người. Trong đó: Nội thị: 76.660 người Ngoại thị: 884.259 người. Lao động xã hội (năm 2001): 536.787 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1997 là 10,2%; năm 2000 là 16,6%; năm 2001 là 14,1%. Cơ sở khám chữa bệnh: 147 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc gia. 6.Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh: 6.1. Kinh tế: Bước vào năm 2007, tỉnh Bắc Ninh vừa tròn 10 năm tái lập, nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, song tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực phấn đấu giành được những thành tựu quan trọng: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức độ cao; bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,5% trong đó khu vực nông nghiệp tăng 6%; khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 22%; khu vực dịch vụ tăng 12,5 mỗi năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ bản tăng nhanh 4 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 4 Chuyên đề tốt nghiệp từ 23,7% năm 1997 lên 47,8% năm 2006; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 45% năm 1997 xuống còn 23,6% năm 2006. TT Chỉ tiêu Đv. tính năm 1997 năm 2006 So sánh (%) a b c 1 2 3 = 2 / 1 1 Tăng trưởng GDP bình quân 10 năm giai đoạn 1997 2006, trong đó: % 13.5 - Nông nghiệp. 5.67 - Công nghiệp. 21.64 - Dịch vụ. 13.3 2 Cơ cấu kinh tế. % 100 100 - Nông nghiệp. 44.7 23.6 52.8 - Công nghiệp. 24.5 47.79 195.1 - Dịch vụ. 30.8 28.61 92.9 3 Giá trị sản xuất. - Nông nghiệp. Tỷ đồng 1.218 2.238 183.7 - Công nghiệp. Tỷ đồng 569 8.504 1.5 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Bắc Ninh Nhìn lại năm 1997, nền kinh tế của tỉnh lúc đó chủ yếu dựa vào sản xuât nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể, nhưng đến nay sau 10 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh đã có 4 khu công nghiệp tập trung, hơn 20 cụm công nghiệp vừa và nhỏ với hàng trăm nhà máy có công nghiệ hiện đại; bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ rệt; đặc biệt là đô thị hoá phát triển với tốc độ khá nhanh. Tỉnh lỵ Bắc Ninh từ một thị xã nhỏ bé đã trở thành thành phố đô thị loại III. Cơ sở hạ tầng được đầu tư cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ bao gồm: điện, đường, trường, trạm và các cơ sở phúc lợi xã hội khác. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở cả nông thôn và thành thị 5 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 5 Chuyên đề tốt nghiệp được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người một năm tăng từ 250 USD (1997) lên 630 USD (năm 2006); trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đặc biệt thành tựu năm 2006 vừa qua đã ghi đậm dấu ấn về một chặng đường phát triển 10 năm của tỉnh, cùng cả nước vững bước trên con đường hội nhập và thực hiện tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong một tương lai không xa, Bắc Ninh sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp. Trong đó, có một khu công nghiệp chế biến lớn và hiện đại, một vùng nông sản hàng hoá chất lượng cao. Một trung tâm thương mại sầm uất; Một hệ thống giáo dục đào tạo từ mầm non đến cao đẳng, đại học tiên tiến; Một thành phố giàu đẹp, văn minh đậm đà bản sắc văn hoá quan họ sẽ toả sáng và vững bước trong thế kỷ 21. 6.2. Văn hoá - xã hội: Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều người đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao, .Họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc. 7. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 7.1. Những thuận lợi Thứ nhất, không gian thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc 6 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 6 Chuyên đề tốt nghiệp Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Thứ hai, tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, hiếu học,khéo tay, đây là đội ngũ đội đông đảo cung cấp nguồn lao động cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, các cơ chế chính sách của tỉnh đã có sự thông thoáng, môi trường đầu tư được cải thiện đang từng bước thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 7.2 Khó khăn: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh song chất lượng chưa cao. Cơ cấu ngành, cơ cấu lao động chuyển dịch tương đối chậm. Thứ hai, cơ sở hạ tầng tuy có phát triển so với trước song chưa đáp ứng đủ nhu cầu công nghiệp hóa. Thứ ba, các dự án đầu tư thiếu trọng tâm, một số không hiệu quả làm cho việc giải ngân chậm. Thứ tư, việc quy hoạch các KCN còn yếu và thiếu về tầm chiến lược, việc quản lý quy hoạch KCN chưa tốt. II. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 1. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 1.1. Sự hình thành KCN Tiên Sơn. Khu công nghiệp Tiên Sơn được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 và chính thức được cho thuê 7 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 7 Chuyên đề tốt nghiệp đất kể từ 22/12/1999 với thời hạn thuê là 50 năm. Đây là một trong các mô hình khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước được xây dựng đồng bộ về kinh tế và xã hội: khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, nhà ở và các dịch vụ hạ tầng xã hội. - Qui mô: + Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN : 760 tỷ (GĐ1 là 267,5 tỷ) + Tổng diện tích định hướng quy hoạch : 600 ha (GĐ1 là 134 ha) + Đất tự nhiên KCN : 439 ha + Đất khu chung cư và dịch vụ KCN : 28 ha + Đất công nghiệp cho thuê : 310 ha 1.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên và giao thông. Khu công nghiệp Tiên Sơn lằm trên địa phận của 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. KCN nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp tuyến Quốc lộ 1 mới đi Lạng Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1 cũ, phía Đông giáp kênh Nam - Nội Duệ, phía Tây giáp đường tỉnh lộ 295. Từ KCN Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía Đông đến cảng biển Cái Lân, về phía Tây đến Sân bay quốc tế Nội Bài. - Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội : 22 km - Cách Sân bay quốc tế Nội Bài : 30 km - Cách cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long) : 120 km - Cách cảng biển Hải Phòng : 120 km - Cách cửa khẩu Lạng Sơn : 120 km Khu công nghiệp Tiên Sơn nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, vị trí địa lý, vị trí phong thủy rất tốt. - Địa hình KCN bằng phẳng, điều kiện địa chất phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy công nghiệp. 8 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 8 Chuyên đề tốt nghiệp - Gần các khu vực đông dân cư (Thị xã Bắc Ninh, Thị trấn Lim và Thị trấn Từ Sơn), các làng nghề truyền thống là đầu mối cung cấp nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực có tay nghề cao và chi phí thấp. 1.1.2.Cơ sở hạ tầng và dịchvụ KCN. Hệ thống giao thông nội bộ chiếm 15% tổng diện tích KCN, được xây dựng hoàn chỉnh và bố trí hợp lý trong khuôn viên của KCN, bao gồm các đường chính 2 làn xe rộng 37m và các đường nhánh rộng 28 m. - Dọc theo các đường có vỉa hè rộng 6 m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như điện, cấp thoát nước, thông tin. - KCN Tiên Sơn được nối với Quốc lộ 1 mới bằng một nút giao thông và cầu vượt. + Hệ thống cấp điện KCN Tiên Sơn được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 110/22KV với công suất 2x40 MVA và hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm bảo cấp điện đầy đủ và ổn định đến hàng rào cho mọi Nhà đầu tư trong Khu công nghiệp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng điện trung thế hoặc hạ thế tuỳ theo nhu cầu. + Hệ thống thông tin liên lạc Bưu điện Bắc Ninh đã xây dựng chi nhánh tại trung tâm KCN Tiên Sơn có nhiệm vụ thiết lập mạng lưới viễn thông IDD hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng mọi yêu cầu về dịch vụ thông tin liên lạc trong và ngoài nước. Ngoài ra KCN còn thiết lập một hệ thống CNTT hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ như truyền dữ liệu, Internet, điện thoại IP, video hội nghị. + Hệ thống cấp thoát nước - Số liệu khảo sát trữ lượng nước ngầm khu vực KCN Tiên Sơn là 30.000m 3 /ngày. Trong giai đoạn 1, KCN đã xây dựng một Trạm xử lý nước 9 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 9 Chuyên đề tốt nghiệp ngầm 6.500m 3 /ngày, hệ thống bể nước điều hoà dung tích lớn và mạng lưới cấp nước nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các doanh nghiệp trong KCN. Trong giai đoạn tiếp theo, KCN Tiên Sơn sẽ tiếp tục xây dựng thêm 1-2 Trạm xử lý nước ngầm với công suất tương đương. - Nước mưa trong KCN qua hệ thống thoát nước mưa xả ra các mương tiêu để thoát ra sông Đuống. - Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại Trạm xử lý nước thải chung của Khu công nghiệp bằng phương pháp vi sinh, sau đó được để lắng tại các hồ điều hoà để lắng đọng thêm bùn và tạp chất có hại. - Chất thải rắn từ các nhà máy xí nghiệp được thu gom, phân loại trước khi chuyển về bãi thải để xử lý. + Các tiện ích công cộng khác - Trung tâm kho vận: bao gồm khoảng 2 ha dành cho hệ thống kho có mái che và kho ngoài trời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu kho, bến bãi, hải quan và vận chuyển hàng hoá cho các doanh nghiệp. Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Bắc Ninh và Ngân hàng NN&PTNT Bắc Ninh đặt tại KCN Tiên Sơn luôn sẵn sàng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ ngân hàng và tín dụng. - Chiếu sáng: toàn bộ các tuyến đường nội bộ KCN đều được trang bị hệ thống đèn cao áp chiếu sáng bố trí dọc theo đường. - An ninh: Cụm an ninh KCN Tiên Sơn được thành lập 2001 bao gồm lực lượng CA tỉnh, huyện, xã liên quan và lực lượng bảo vệ của các doanh nghiệp đảm bảo công tác an ninh trật tự trong KCN. Ngoài ra, KCN còn bố trí các bốt gác và đội tuần tra an ninh hoạt động 24/24 giờ. - Công tác PCCC trong KCN được đặc biệt quan tâm với hệ thống trang thiết bị cứu hoả hiện đại, được bố trí theo chỉ dẫn của CA PCCC Bắc 10 Nghiêm Đình Thường Kinh tế phát triển 46 10 [...]... KCN Bắc Ninh 19 Nghiêm Đình Thường 19 Kinh tế phát triển 46 Chuyên đề tốt nghiệp 2 Thực trạng hoạt động các khu công nghiệpBắc Ninh hiện nay: Tính đến 31/12/2007, Bắc Ninh có 4 Khu công nghiệp tập trung ( Khu công nghiệp Tiên Sơn, Khu công nghiệp Quế Võ I, Khu công nghiệp Đại Đồng –Hoàn Sơn và Khu công nghiệp Yên Phong I)đi vào hoạt động với hơn 20.000 lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu. .. của tỉnh Bắc Ninh là trở thành thành phố công nghiệp từ nay đến năm 2010 Là một trong những khu công nghiệp lớn nhất và quan trọng hàng đầu của Tỉnh Bắc Ninh cũng như toàn Miền Bắc, thuộc quần thể kiến trúc hiện đại (được đặt tên là KINHBACCITY) Gồm KCN-Cảng Cạn -Khu Đô Thị-Du Lịch Sinh Thái, nằm tại trung tâm kinh tế của Tỉnh Bắc Ninh + Quy mô của Khu Công Nghiệp Đất xây dựng nhà máy xí nghiệp công nghiệp. .. tích đất 95 ha tại Khu Công Nghiệp VSIP Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày 01/01/1997, đúng sau một thập kỷ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời và có hiệu lực Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp một phần quan trọng vào sự phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh nhà Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, Bắc Ninh chủ trương thu hút các nguồn vốn đầu... lược phát triển đúng đắn cùng với sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh có thể coi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 2.2 Khả năng thu hút đầu tư trong các Khu công nghiệp: Với những giải pháp thu hút đầu tư đúng đắn trong 2 năm 2006 - 2007 các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp đã tăng vọt Đến ngày 30/11/2007, Ban quản lý các Khu. .. đăng ký đầu tư hạ tầng vào các KCN Bắc Ninh dự kiến phát triển Nếu như trước năm 2007 đầu tư hạ tầng là các doanh nghiệp trong nước thì đến năm 2007 Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã hướng vào các nhà đầu tư nước ngoài là những tập đoàn lớn Điều này mở ra cơ hội mới trong việc thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các KCN Bắc Ninh Năm 2007 Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp Giấy chứng nhận... hợp với mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh là trở thành thành phố công nghiệp từ nay đến năm 2010 Là một trong những khu công nghiệp lớn nhất và quan trọng hàng đầu của Tỉnh Bắc Ninh cũng như toàn Miền Bắc, thuộc quần thể kiến trúc hiện đại (được đặt tên là KINHBACCITY) Gồm KCN-Cảng Cạn -Khu Đô Thị-Du Lịch Sinh Thái, nằm tại trung tâm kinh tế của Tỉnh Bắc Ninh 1.2.1.1 Vị trí và giao thông - Cách trung tâm thủ... đầu tư, Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ và các Quỹ bảo lãnh tín dụng khác 15 Nghiêm Đình Thường 15 Kinh tế phát triển 46 Chuyên đề tốt nghiệp - Hỗ trợ và tư vấn các thông tin về pháp luật, kinh tế và thị trường Ngoài các lĩnh vực trên, các nhà đầu tư đến Bắc Ninh có thể thương thảo với Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh về các vấn đề khác để đầu tư được thuận lợi... trọng phát triển đồng bộ, bao gồm đầy đủ các hạng mục: Nhà ở cho cán bộ, khu chung cư, khu dịch vụ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, siêu thị, tổ hợp thể thao giải quyết và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của cán bộ công nhân làm việc cho các doanh nghiệp trong KCN - Trạm y tế: kịp thời xử lý hoặc sơ cứu các trường hợp tai nạn, ốm đau * Thời gian hoạt động - Thời gian hoạt động của Khu công nghiệp. .. quản lý trong nước + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được vay vốn tại các ngân hàng hoạt động kinh doanh tại Việt nam + Các doanh nghiệp đầu tư trong nước sẽ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước như Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ và các Quỹ bảo lãnh tín dụng... sung KCN này vào quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2010 (Công văn số 685/CP-CN ngày 19/5/2004) * Tỷ lệ lấp đầy 57% 17 Nghiêm Đình Thường 17 Kinh tế phát triển 46 Chuyên đề tốt nghiệp Tình hình lấp đầy, loại hình sản xuất và loại hình dân cư xung quanh các khu công nghiệp S Diện tích quy TT Mức độ lấp dựng hoạch Đất xây đầy (%) Các loại hình sản xuất công nghiệp công KCN KCN Tiên sơn 2 giai . tốt nghiệp ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA I. Tiền năng và nguồn lực phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc. KCN chưa tốt. II. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 1. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 1.1. Sự hình

Ngày đăng: 02/11/2013, 15:20

Hình ảnh liên quan

Tình hình lấp đầy, loại hình sản xuất và loại hình dân cư xung quanh các khu công nghiệp. - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA

nh.

hình lấp đầy, loại hình sản xuất và loại hình dân cư xung quanh các khu công nghiệp Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan