GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN THƠ

8 372 0
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCLCHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN THƠ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL là doanh nghiệp Nhà Nước hạng đặc biệt, là ngân hàng thương mại Nhà Nước được thành lập theo Quyết định số 769/TTG ngày 18 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch là Housing Bank Of Mekong Delta, viết tắt là MHB. MHB chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 08 tháng 04 năm 1998 theo Quyết định số 408/1997/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước.Vốn điều lệ ban đầu là 700 tỷ đồng với chức năng chính là huy động vốn và cho vay nhằm mục tiêu hỗ trợ nhân dân vùng ĐBSCL xây dựng và phát triển nhà ở góp phần thúc đẩy chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL. Ra đời muộn hơn nhưng MHB có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có trong vòng 5 năm trở lại đây nhanh hơn các ngân hàng khác. Năm 2005, tổng tài sản có của MHB đạt 12.700 tỷ đồng, tăng trung bình 50%/năm, đứng thứ 6 trong các ngân hàng Việt Nam. MHB được nhận định là một trong những ngân hàng thương mại có tốc độ tăng trưởng cao và hoạt động an toàn nhất tại Việt Nam, đến tháng 10 năm 2006 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 17.700 tỷ đồng. Năm 2007, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng lên là 19000 tỷ đồng MHB có trụ sở chính đặt tại số 09 Võ Văn Tần, Quận 03, TP Hồ Chí Minh, số điện thoại là (08)9302501; một sở giao dịch tại TP Hồ Chí Minh, một văn phòng đại diện tại TP Hà Nội và một hệ thống mạng lưới bao gồm hơn 129 chi nhánh, phòng giao dịch đặt tại 36 tỉnh thành trên khắp cả nước. Trong quá trình phát triển và mở rộng mạng lưới hoạt động, ngày 21 tháng 06 năm 2001 MHB được Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ký quyết định thành lập MHB chi nhánh Ô Môn. Trụ sở của ngân hàng được đặt tại số 76 Quốc lộ 91B Quận Ô Môn- TP Cần Thơ Hiện nay, đã có thêm MHB chi nhánh Thốt Nốt thành lập quý II năm 2007 3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.2.1 Chức năng 3.2.1.1 Huy động vốn Tổ CBTD khách hàngTổ CBTD thẩm địnhTổ CBTD xử lý nợ Tổkế toán Tổ ngân quỹTổ nhân sự-HC Giám đốc Phó Giám đốc P. nghiệp vụ kinh doanh P. Kế toán- ngân quỹ - Thu hút vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn. - Huy động vốn thông qua việc bán trái phiếu, kỳ phiếu (khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép) theo quy định của Tổng giám đốc. 3.2.1.2 Cho vay - Cho vay ngắn, trung và dài hạn chủ yếu cho mục đích làm nhà ở đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ dân cư trên địa bàn hoạt động. - Cho vay xây dựng cơ sở kinh tế - xã hội và sản xuất kinh doanh trên cơ sở khả năng nguồn vốn cho phép. - Cho vay xây dựng và phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định của Tổng giám đốc. - Thực hiện cho vay theo chỉ định của Nhà Nước và ủy thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. - Thực hiện dịch vụ cầm cố tài sản theo quy định . - Kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc trong phạm vi được ủy quyền (khi được Ngân hàng Nhà Nước cho phép). - Thực hiện dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống MHB. 3.2.2 Nhiệm vụ - Tổ chức huấn luyện nhân viên theo yêu cầu của các nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định . - Kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành chế độ, thể lệ nghiệp vụ do Tổng giám đốc ban hành. - Chấp hành chế độ báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ thông tin báo cáo do Tổng giám đốc ban hành. - Thực hiện các nhiệm vụ khác . 3.3 Cơ cấu tổ chức 3.3.1 Sơ đồ tổ chức nhân sự (Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn) Hình 1: Sơ đồ tổ chức nhân sự của MHB- CN Ô Môn 3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 3.3.2.1. Phòng Nghiệp vụ kinh doanh - Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động nhằm mục đích: + Tiếp cận thị trường, thu thập thông tin. + Đề xuất các phương án kinh doanh, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. + Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh. + Lập chương trình, kế hoạch phát triển mạng lưới. - Tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng theo chiến lược khách hàng của MHB. - Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin vay theo chế độ tín dụng hiện hành, trình Giám đốc duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng. - Thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn. - Tổ chức kiểm tra, giám sát các khoản vay; đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán đối ngoại và kinh doanh ngoại tệ. - Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh trong và ngoài nước. - Thực hiện công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. - Lập và lưu trữ các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định, thanh toán đối ngoại, kinh doanh ngoại tệ và bảo lãnh theo chế độ quy định. - Tổ chức quản lý, theo dõi các tài sản thế chấp, bảo lãnh là bất động sản và các tài sản cầm cố được lưu giữ tại kho đi thuê ngoài. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3.3.2.2. Phòng Kế toán ngân quỹ - Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh; quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh; báo cáo các hoạt động kinh tế tài chính theo quy định. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ chi trả kiều hối… -Tổ chức thực hiện các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước thông qua hệ thống MHB, Ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng khác hệ thống. - Tổ chức việc thu, chi tiền mặt; xuất, nhập ấn chỉ có giá. - Thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin. - Thực hiện kiểm tra chuyên đề kế toán ngân quỹ trong phạm vi chi nhánh. - Chấp hành đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà Nước và quy định về nghĩa vụ tài chính của hệ thống. - Tổ chức bảo quản hồ sơ thế chấp, cầm cố, bảo lãnh do phòng Nghiệp vụ kinh doanh chuyển sang. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán; giữ bí mật các tài liệu, số liệu theo quy định của Nhà Nước. -Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với Hội sở. - Lập kế hoạch thu chi tài chính của chi nhánh và theo dõi việc tổ chức thực hiện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 3.4. PHÂN TÍCH TỔNG QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL- CN Ô MÔN Trong ba năm qua (2005-2007) với sự nỗ lực vươn lên của toàn thể Cán bộ công nhân viên và các giải pháp sáng tạo trong công tác điều hành của ban lãnh đạo chi nhánh đã vượt qua khó khăn và thử thách, ổn định tình hình tạo được niềm tin trong Cán bộ công nhân viên cũng như cấp uỷ chính quyền địa phương, đồng thời đã tạo được một số kết quả thắng lợi, thể hiện qua một số chỉ tiêu sau Bảng 1:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM CỦA CHI NHÁNH Đvt: Triệu đồng (Nguồn:phòng nghiệp vụ kinh doanh tại MHB- CN Ô Môn) a)Tổng thu nhập Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm (2005-2007) ta thấy đều tăng. Cụ thể, năm 2005 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 13.726 triệu đồng thì đến năm 2006 tổng thu nhập của Ngân hàng là 15.396 triệu đồng, tăng lên 1.670 triệu đồng hay tăng 12,2% so với năm 2005. Đến năm 2007 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 19.269 triệu đồng tăng lên 3.873 triệu đồng hay tăng 25,16% so với năm 2006. Sở dĩ, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm, đặc biệt năm 2007 nguyên nhân là Ngân hàng đã ngày càng thu hút các khách hàng có uy tín làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng làm tăng tổng thu nhập của Ngân hàng vì thu từ lãi vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu nhập của ngân hàng, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Ngoài ra, nguồn thu của Ngân hàng còn bao gồm: thu phí bảo lãnh, thu lãi tiền gửi, kinh doanh ngoại tệ, thu dịch vụ và các khoản thu khác nhưng các khoản thu này không đáng kể chỉ chiếm tỷ trọng ít trong tổng thu nhập của Ngân hàng. b) Tổng chi phí Cùng với sự gia tăng của các khoản thu nhập thì các khoản chi phí của Ngân CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006/2005 2007/2006 2005 2006 2007 Số tiền (%) Số tiền (%) Tổng thu nhập 13.726 15.396 19.269 1.670 12,2 3.873 25,16 Tổng chi phí 11.289 12.406 15.531 1.117 9,89 3.125 25,19 Lợi nhuận 2.436 2.990 3.738 554 22,7 748 25,02 hàng cũng tăng tương ứng qua các năm. Cụ thể, năm 2006 tổng chi phí của Ngân hàng là 12.406 triệu đồng tăng 1.117 triệu đồng so với năm 2005 hay tăng 9,89%, sang năm 2007 do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nên chí phí hoạt động cũng tăng lên đáng kể đạt 15.531 triệu đồng tăng 3.125 triệu đồng hay tăng 25,19% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của chi phí qua các năm là do chạy đua cùng với các Ngân hàng khác nhằm thu hút khách hàng huy động vốn, cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng làm cho Ngân hàng đã tăng lãi suất huy động vốn lên cao để giải quyết tình trạng thiếu vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cải thiện hệ thống, mở thêm phòng giao dịch, chi nhánh để mở rộng thị phần nhằm thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nâng cao uy tín của Ngân hàng đã làm cho chi phí tăng lên, nhưng Ngân hàng đã có những dấu hiệu khả quan, chủ trọng quản trị chi phí, tìm kiếm và mở rộng các hoạt động tín dụng. Trong các khoản chi phí đó thì chủ yếu là chi phí hoạt động kinh doanh đều tăng cùng với sự gia tăng của tổng chi phí, phần lớn là chi trả lãi tiền gửi, lãi tiền vay đây là hai loại chi phí luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của Ngân hàng. Ngoài ra, còn có các khoản chi phí khác như: nộp thuế, chi trả nhân viên và các khoản chi phí khác. Sự gia tăng của chi phí chứng tỏ Ngân hàng vẫn không ngừng nổ lực phát huy và mở rộng quy mô hoạt động của mình nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng. c) Lợi nhuận Ta biết lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Từ bảng 1 ta thấy do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả, cùng với việc chú trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2006 lợi nhuận đạt 2.990 triệu đồng tăng 554 triệu đồng hay tăng 22,7% so với năm 2005, sang năm 2007 do có chính sách kinh doanh hợp lý như mở rộng thị phần, tìm những biện pháp cải thiện đáng kể nhằm giảm chi phí hoạt động bên cạnh các biện pháp làm tăng thu nhập làm cho lợi nhuận của ngân hàng đạt 3.738 triệu đồng tăng 25,02% hay tăng 748 triệu đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng cho thấy Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả. Qua viêc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta thấy Ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, mở rộng thị phần, quản lý chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị Ngân hàng đặc biệt là văn hoá phục vụ của các nhân viên vì họ chính là những người trực tiếp tạo nên chất lượng dịch vụ của Ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh so với các Ngân hàng khác và làm cho Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả trong quá trình hội nhập như hiện nay.Vì vậy, qua ba năm (2005 2007) tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL- Chi nhánh Ô Môn đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhất là phần thu nhập tăng nhanh do dư nợ cho vay tăng, chi phí quản lý được tiết kiệm một cách hợp lý, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên, kết quả năm sau cao hơn năm trước là do ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên của chi nhánh cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL- Chi nhánh Ô Môn đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng cao, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế và nâng cao sức cạnh tranh của chi nhánh so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. 3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.5.1 Thuận lợi - Luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước TP Cần Thơ và MHB. Đặc biệt, MHB –Chi nhánh Ô Môn còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện hoạt động thuận lợi từ Chính phủ, Thành ủy và UBND quận Ô Môn. - Trụ sở chi nhánh đặt tại Quốc lộ 91B trục lộ giao thông chính của Quận, đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh nhộn nhịp nên lượng khách hàng tiềm năng rất lớn. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên của MHB- chi nhánh Ô Môn hầu hết là những cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn, năng động và nhiệt huyết với nghề lại được bồi dưỡng, đào tạo hàng năm. - Tập thể cán bộ công nhân viên có tinh thần đoàn kết cao, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trong công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3.5.2 Khó khăn - Ngày càng có nhiều ngân hàng thâm nhập vào địa bàn Quận chẳng hạn như ngân hàng Đông Á, ngân hàng Miền Tây, . Các ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm và dịch vụ giống nhau tạo ra sự cạnh rất gay gắt. - Lãi suất luôn phải thay đổi do áp lực cạnh tranh trong ngành. - Tài sản đảm bảo nợ vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm làm ảnh hưởng đến việc giải ngân theo nhu cầu làm nhà của khách hàng. . GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN THƠ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL. công nhân viên của chi nhánh cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành chính quyền địa phương. Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL- Chi nhánh Ô Môn đã

Ngày đăng: 02/11/2013, 10:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1:KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM CỦA CHI NHÁNH - GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL – CHI NHÁNH ÔMÔN- TP CẦN THƠ

Bảng 1.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 3 NĂM CỦA CHI NHÁNH Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan