MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

14 266 0
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 3.1.1 Định hướng phát triển chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm tới. Năm 2010 theo dự báo sẽ là năm nền kinh tế thế giới trong nước có chiều hướng đi lên sau cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008, theo đó, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam cũng sẽ bị tác động mạnh mẽ. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ của VCB cũng có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển hơn với chính sách kích cầu đầu tư, tiêu dùng của chính phủ với hệ thống tổ chức mạng lưới, công tác quản trị điều hành tiếp tục được hoàn thiện. Mục tiêu, năm 2010, thu dịch vụ ròng của toàn nghành tăng trưởng tối thiểu là 20% so với năm 2009. Tổng thu dịch vụ ròng dạt 2.184 tỷ đồng. mức tăng trưởng của các hoạt động dịch vụ cụ thể như sau • Thu từ dịch vụ thanh toán: 40% • Tài trợ thương mại: 40% • Dịch vụ bảo lãnh: 65% • Dịch vụ Thẻ: 105% • Dịch vụ ngân quỹ: 68% • Thu từ hoạt động dịch vụ khác:35% • Hoạt động kinh doanh tiền tệ:-19,2% • Dịch vụ phái sinh 48% 3.1.2. Định hướng đối với hoạt động CVTD Trước tình hình hiện nay của nền kinh tế thế giới nói chung nền kinh tế Việt Nam nói riêng, đã xác định mở rộng CVTD là hoạt động hiệu quả mang lại lợi nhuận sự phát triển ổn định cho ngân hàng. Việc mở rộng CVTD trong thời gian tới sẽ là nhiệm vụ hàng đầu, mở rộng cả về số lượng chất lượng. Về số lượng, cụ thể, ngân hàng luôn tích cực tìm kiếm nguồn khách hàng mới với những nhu cầu vay đa dạng như: vay mua, sửa chữa nhà, vay mua ô tô các nhu cầu cá nhân khác,…. Để có được nguồn khách hàng này, ngân hàng đã trực tiếp làm việc với các salon ô tô Láng Hạ, Giải Phóng, Mỹ Đình, Thăng Long, Thái Hoàng,… để giới thiệu sản phẩm Bảo hiểm cho vay mua ô tô ngay khi khách hàng có nhu cầu. Ngân hàng cũng tích cực hướng đến các sản phẩm cho vay đảm bảo bằng lương với các công ty, doanh nghiệp có thu nhập cao đã thực hiện chi trả thông qua VCB như : Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Công ty cổ phần chứng khoán FPT, CBCNV Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Học viện Ngân hàng, các CBCNV làm việc tại các khác trong hệ thống. Về chất lượng, sẽ đẩy nhanh việc cải tiến quy trình nghiệp vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, giúp khách hàng có thể hưởng được những lợi ích đầy đủ nhất từ các sản phẩm dịch vụ này. 3.2 Một số giải pháp mở rộng CVTD tại Vietcombank 3.2.1 Ngân hàng phải có chính sách cụ thể về CVTD Một chiến lược đúng đắn được cụ thể hóa bằng các chính sách chính là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho thành công của mở rộng CVTD. Nhờ các chính sách mà sự tăng trưởng sẽ đúng hướng ổn định. Cụ thể, Ngân hàng nên mở rộng đối tượng cho vay. Từ chỗ chỉ cho vay tín chấp lương đối với cán bộ công nhân viên chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, công ty, xí nghiệp quốc doanh, bệnh viện, trường học,… thì nay có thể mở rộng áp dụng với những người đang làm việc tại các công ty liên doanh nước ngoài, các công ty cổ phần,…miễn là họ chứng minh được khả năng trả nợ cho ngân hàng. Vì xu hướng chung khi đất nước hội nhập là đa số giới lao động trí thức trẻ, những người có nhu cầu tiêu dùng cao sẽ làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, hoặc các công ty cổ phần. Đây là một thị trường hết sức rộng lớn màu mỡ cho các ngân hàng khai thác, nếu ngân hàng mở rộng việc cấp tín dụng cho các đối tượng này. Từ việc xác định đúng thị trường trọng tâm, tiến hành tổ chức triển khai có hiệu quả các biện pháp như chăm sóc khách hàng, thực hiện hoạt động Marketing. Có chiến lược khách hàng đúng đắn, thông qua quá trình thương lượng, thảo luận để nắm bắt được tâm lý của các đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới quan hệ lần đầu với ngân hàng sẽ góp phần nâng cao mở rộng vị thế của mình. 3.2.2 Hoàn thiện quy trình CVTD Hiện nay ngân hàng VCB chưa có một quy trình chuẩn cho cho vay tiêu dùng. Hoạt động CVTD tại ngân hàng vẫn áp dụng quy trình sử dụng cho hoạt động tín dụng nói chung, tức là bao gồm các bước: Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ xử lý nợ quá hạn. Trong khi đó, CVTD lại có những đặc điểm riêng so với các hình thức tín dụng còn lại đó là quy khoản vay nhỏ, chi phí giao dịch, quản lý lớn. Nếu cứ áp dụng một cách máy móc quy trình chung vào như vậy trong khi không có những bước điều chỉnh để nó trở nên gọn nhẹ sẽ làm giảm đi tính hiệu quả mà CVTD mang lại, đôi khi còn làm tăng chi phí, giảm đi lượng khách hàng đến ngân hàng. • Mặt khác, khối lượng khách hàng có nhu cầu về CVTD ngày càng tăng, để tăng tính hiệu quả trong hoạt động CVTD thì cần phải xây dựng một quy trình chuẩn, thống nhất trong toàn ngân hàng trên cơ sở quy trình chung. Nguyên tắc là phải đảm bảo tính khoa học hiệu quả, giảm rủi ro xuống mức thấp nhất. Để có thể đưa ra một giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng, đòi hỏi phải có sự năng động sáng tạo, nỗ lực của tập thể các cán bộ tín dụng cùng với việc nắm bắt đầy đủ các quy định, quy chế của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các giải pháp được đưa ra đều xuất phát từ yêu cầu của khách hàng. Ngân hàng có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích cán bộ tín dụng để họ phát huy năng lực của mình trong việc nắm bắt thông tin khách hàng cũng như việc nghiên cứu để hoàn thiện quy trình ngiệp vụ. Để hoàn thiện quy trình CVTD một cách gọn nhẹ, khoa học hiệu quả thì ngân hàng nên hoàn thiện trong từng bước thực hiện của quy trình tín dụng hiện nay : • Bước tiếp nhận hồ Bộ hồ của CVTD nên đơn giản để tránh tình trạng ức chế của khách hàng khi họ phải chuẩn bị, xin xác nhận nhiều nơi, giấy tờ rườm rà. Trước mỗi đối tượng khách hàng, cán bộ tín dụng nên xác định đâu là những giấy tờ trọng tâm cần phải có. Ví dụ, đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên, xin vay tín chấp lương, ngoài những giấy tờ xác định nhân than của khách hàng thì giáy tờ phải có là bảng lương của thủ trưởng đơn vị công tác, bản sao hợp đồng lao động quan trọng nhất là xác nhận trước đây khách hàng có hay không xin xác nhận để vay tiêu dùng bằng tín chấp lương ở ngân hàng khác. Đối với khoản vay có tài sản bảo đảm thì giấy tờ cần phải có chứng minh được tài sản đó thuộc sở hữu của khách hàng trong quá khứ, nó chưa được thế chấp để vay ở ngân hàng khác. • Bước thẩm định Thẩm định là bước rất quan trọng xem khách hàng có đủ điều kiện để vay vốn hay không. Tuy nhiên không vì tầm quan trọng như thế mà quá thận trọng trong quyết định, làm mất thời gian của khách hàng cũng như làm tăng chi phí của ngân hàng. Hoạt động CVTD gắn liền với số lượng khách hàng đông, cần phải sử dụng một công cụ thẩm định vừa chính xác vừa nhanh chóng, gọn nhẹ. Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng nên sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng để ra quyết định tín dụng. việc sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng sẽ giúp ngân hàng xác định nhanh chóng đâu là khoản vay tốt, đâu là khoản vay xấu. • Quyết định tín dụng nên phân quyền phán quyết tín dụng cho các nhân viên tín dụng để nhằm phát huy tính chủ động, trách nhiệm, nâgn cao trình độ, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng ngân hàng, góp phần làm giảm sức ép lên các nhà quản trị ra quyết định tín dụng, giảm thời gian lưu trữ hồ sơ, tạo cơ sở kiểm soát nâng cao chất lượng tín dụng. • Giải ngân Ngân hàng nên áp dụng các kỹ thuật ngân hàng trong việc giải ngân như chuyển tiền giải ngân vào tài khoản thẻ ATM, hoặc vào tài khoản tiền gửi giao dịch của ngân hàng. Như vậy sẽ giảm áp lực phải giải ngân một cách thủ công khi số lượng khách hàng đông. • Giám sát thu nợ Ngân hàng, đặc biệt là các cán bộ tín dụng phụ trách CVTD cần phải thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan quản lý lao động, các thủ trưởng, các tổ chức đoàn thể nơi khách hàng của mình đang làm việc để khi có dấu hiệu nghỉ việc hoặc chuyển công tác của khách hàng thì ngay lập tức phải nắm bắt được thông tin có biện pháp xử lý. Mặt khác, cũng có thể thông qua các tổ chức này để nhắc nhở khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ngân hàng khi đáo hạn thông qua các hình thức kỷ luật của tập thể nơi khách hàng đang công tác. 3.2.3 Hoàn thiện danh mục sản phẩm CVTD Một danh mục sản phẩm đa dạng phong phú là một danh mục sản phẩm mà ở đó nó thỏa mãn tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Trong danh sách các sản phẩm tín dụng bán lẻ của , dù đã có sự quan tâm, đẩy mạnh nhưng có nhiều sản phẩm gần như không hiệu quả, ngân hàng chưa có dư nợ cho vay người lao động đi xuất khẩu, cho vay chứng minh tài chính đi du học. Nguyên nhân là do khách hàng có nhu cầu đều làm việc thông qua các đơn vị có chức năng tuyển người đi xuất khẩu lao động các trung tâm tư vấn du học. Với sản phẩm cho vay đi xuất khẩu lao dộng, người vay chủ yếu là ở những vùng nông thôn xa Hà Nội, không phải địa bàn tiếp cận của Với sản phẩm cho vay đi du học thì khả năng cạnh tranh của nói riêng, của VCB nói chung với các Ngân hàng khác kém hơn cả về thủ tục lẫn cơ chế cho vay, hơn nữa các ngân hàng bạn còn có chính sách hoa hồng với các trung tâm tư vấn. Đối với những sản phẩm CVTD khác, hình thức có đa dạng hơn nhưng vẫn chưa đi sâu vào từng nhu cầu cụ thể của khách hàng. Với sản phẩm cho vay mua ô tô, ở ngân hang chia ra làm 2 loại là cho vay mua ô tô của cá nhân thành đạt cho vay mua ô tô với doanh nghiệp thành đạt. Cho vay mua nhà có mua nhà ở, mua đất, mua căn hộ. Nhìn danh mục sản phẩm của ngân hàng, khách hàng thường rất khó lựa chọn do ngân hàng không chia nhỏ sản phẩm theo từng nhu cầu khách hàng. Ví dụ như ở Techcombank, cũng là cho vay mua nhà nhưng họ chia thành cho vay nhà mới, gia đình trẻ, cho vay mua sắm vật dụng gia đình, vay mua căn hộ chung cư. Khách hàng nhìn danh mục sản phẩm cụ thể như vậy sẽ dễ dàng lựa chọn hơn. Xác định danh mục sản phẩm đa dạng phong phú sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng, phức tạp của dân cư. Cùng với ưu these của người đi sau, phải xây dựng hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm mà trước đây chưa có thì mới có thể cạnh tranh được với ngân hàng khác. Việc đa dạng hóa danh mục sản phẩm về CVTD sẽ giúp tăng thêm thu nhập từ nguồn thu phí dịch vụ thông qua việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như dịch vụ thanh toán qua thẻ, dịch vụ ngân hàng tại nhà…và giảm được nhiều rủi ro nhờ đa dạng hóa sản phẩm. 3.2.4 Đa dạng hóa phương thức cho vay tiêu dùng Trong các phương thức CVTD hiện nay của vẫn chưa có các hình thức như ứng trước, cầm cố. VCB cần phải phát triển thêm các phương thức này để phù hợp với từng điều kiện của khách hàng. Bên cạnh đó, CVTD của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chủ yếu là CVTD trực tiếp. Riêng đối với sản phẩm cho vay mua ô tô thẻ tín dụng, ngân hàng đã liên kết với vài hãng xe ô tô một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Còn với sản phẩm cho vay mua nhà thì chưa có liên kết với công ty nào. Việc phát triển cho vay tiêu dùng gián tiếp là rất cần thiết cho việc mở rộng CVTD của trong tương lai. Trong điều kiện hiện tại, với chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ, ngân hàng nên phối hợp với các siêu thị, đại lý bán hàng để triển khai cho vay tiêu dùng gián tiếp. Việc cho vay gián tiếp sẽ tiết kiệm được chi phí của ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng cần phải thận trọng trong việc lựa chọn ra những khách hàng có khả năng tài chính tốt nhằm đảm bảo an toàn cho . Bên cạnh đó, vẫn phải tích cực phát triển cho vay tiêu dùng trực tiếp để phát huy tính hiệu quả của nó. 3.2.5 Hoàn thiện đẩy mạnh công tác Marketing đối với sản phẩm CVTD Marketing được coi là chìa khóa của sự thành công, là thứ vũ khí mang lại lợi thế rất lớn cho các ngân hàng trong cạnh tranh. Hiện nay, mở rộng CVTD vẫn còn nhiều tiềm năng nhưng đã không còn là “ mảnh đất trống” như trước. Vì vậy, vai trò của Marketing ngân hàng lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. CVTDmột sản phẩm tín dụng mới phát triển so với các sản phẩm tín dụng truyền thống khác. Tự nó không thể đến với khách hàng tự khách hàng không thể đến với nó nếu không thông qua hoạt động marketing của ngân hàng. Xây dựng một chính sách Marketing phù hợp với bối cảnh phát triển của CVTD là rất cần thiết. có như vậy, sản phẩm CVTD mới được khách hàng biết đến nhanh chóng đưa sản phẩm này vào khai khác một cách có hiệu quả. Chính sách Marketing bao gồm các chiến lược: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến hỗn hợp. việc hoàn thiện chính sách Marketing trong hoạt động CVTD phải xuất phát từ các chiến lược kể trên sao cho hiệu quả nhất. • Chiến lược sản phẩm Hoạt động quan trọng của Marketing ngân hàng là phải tạo củng cố niềm tin của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm CVTD các dịch vụ đi kèm. Do đặc điểm của sản phẩm dịch vụ ngân hàng là mang tính vô hình, tính không phân chia, không ổn định, không lưu trữ khó xác định chất lượng, nên khách hàng rất khó khăn trong việc quyêt định sử dụng sản phẩm. Để giảm bớt sự không chắc chắn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, khách hàng buộc phải tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng sản phẩm dịch vụ. Đó là địa điểm giao dịch, mức độ trang bị kỹ thuật công nghệ, trình độ cán bộ quản lý nhân viên, đặc biệt là các mối quan hệ cá nhân uy tín hình ảnh của ngân hàng. Vậy, để nâng cao hình ảnh của ngân hàng, ngân hàng sẽ sử dụng các kỹ thuật Marketing như tăng tính hữu hình của sản phẩm, dịch vụ thông qua các hình ảnh biểu tượng khi quảng cáo, hiện đại hóa công nghệ, tăng cường thiết bị, phương tiện phục vụ khách hàng, đổi mới phong cách giao dịch của nhân viên bằng cách chu đáo tận tình hướng dẫn khách hàng về quy trình, các tiện ích của CVTD. Bên cạnh đó, ngân hàng cần đa dạng hóa các hình thức CVTD, tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. • Chiến lược giá ( Lãi suất) Các ngân hàng cạnh tranh nhau khốc liệt bằng lãi suất cho vay đối với sản phẩm tín dụng lãi suất tiền gửi. Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất tiền gửi giảm lãi suất tiền vay. Thông thường, giá trị của mỗi khoản vay tiêu dùng thường nhỏ nhưng chi phí giao dịch, chi phí quản lý cao nên lãi suất cho vay cao. Nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới là phải tích cực thu thập các thông tin về lãi suất cho vay đối với CVTD của một số ngân hàng trên địa bàn, phân tích đánh giá chúng, trên cơ sở đó đưa ra mức lãi suất hợp lý hơn, có tính linh hoạt cao hơn. Ngân hàng có thể chủ động căn cứ vào biên độ dao động lãi suất Ngân hàng Nhà nước cho phép để đưa ra mức lãi suất phù hợp với đặc thù mỗi khoản vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải tích cực tìm kiếm nguồn vốn với lãi suất thấp, từ đó giảm bớt phần nào lãi suất cho vay, đồng thời phải tăng cường quản lý nhằm tránh lãng phí để nâng cao hiệu quả hoạt động. • Chiến lược phân phối Giải pháp đặt ra đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung phòng Marketing nói riêng trong thời gian tới để thúc đẩy CVTD phát triển là:  Tiếp tục phát triển mở rộng các kênh phân phối hiện có, đồng thời ngân hàng nên nỗ lực tìm kiếm xây dựng thêm các kênh phân phối mới nhằm mang sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng đến với tất cả khách hàng.  Ngân hàng có thể phát triển các kênh phân phối mới như xây dựng đôi ngũ cộng tác viên là các tổ chức hội như tổ hưu trí, tổ phụ nữ ở các quận, các phường. Thông qua việc hợp tác cùng với các tổ chức này, nhiều người dân có điều kiện sẽ được sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng hơn, từ đó ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn  Đầu tư nhiều hơn nữa vào trang thiết bị công nghệ phục vụ cho các hoạt động tại các hiện tại cũng như các vừa mới thiết lập để tăng hiệu quả của các kênh phân phối này, từ đó tăng được thị phần của CVTD trên địa bàn • Chiến lược xúc tiến hỗn hợp Xúc tiến hỗn hợp là công cụ quan trọng của Marketing, được các ngân hàng sử dụng nhằm tác động nhằm tác động vào thị trường. Nó bao gồm tập hợp các hoạt động nhằm kích thích việc sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện tại sản phẩm mới, đồng thời tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại thu hút khách hàng tương lai, tạo điều kiện cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, tăng uy tín hình ảnh của ngân hàng trên thị trường. Để khách hàng có thể hiểu sử dụng dễ dàng sản phẩm CVTD ngân hàng nên có bảng hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, có số điện thoại để giải đáp thắc mắc của khách hàng. ngoài ra, trong quá trình cấp tín dụng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên cung cấp cho khách hàng về tiện ích mà sản phẩm CVTD mang lại, đồng thời giới thiệu các dịch vụ đi kèm như trong quá trình xin xay, khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán hoặc rút tiền ATM để đảm bảo cho khách hàng gắn bó hơn với ngân hàng. cũng nên mở rộng quan hệ công chúng như việc quan hệ với các tổ chức, các trường đại học, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng, tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, thông qua đó nắm bắt được nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của khách hàng. Đó cũng là cơ hội để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình với khách hàng một cách trực tiếp 3.2.6 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Việc phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại có ý nghĩa quyết định trong Công nghệ ngân hàng của Việt Nam còn rất lạc hậu so với công nghệ ngân hàng thế giới. Trước đây, hầu hết các hoạt động kinh doanh diễn ra tại ngân hàng đều được tiến hành thủ công, hoặc được vận hành bởi các phần mềm lỗi thời, không đáp ứng được sự mở rộng quy hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng sẽ mang lại cho ngân hàng nhiều thuận lợi, đặc biệt là những thuận lợi trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, có điều kiện nâng cao năng suất lao động, rút ngắn được thời gian thực hiện quy trình nghiệp vụ. Ngày nay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phát triển mạnh mẽ mang hàm lượng chất xám cũng như hàm lượng công nghệ rất cao. Hàng loạt các sản phẩm như Home Banking, Internet Banking, Phone Banking, ngân hàng đa năng, … đã đang được khách hàng sử dụng vì nó khắc phục được các nhược điểm về mặt thời gian của các giao dịch ngân hàng. Ngoài ra do đặc thù của CVTD là khối lượng khách hàng lớn, giao dịch nhiều, công tác quản lý khách hàng gặp nhiều khó khăn, nếu ngân hàng cứ áp dụng công nghệ ngân hàng lạc hậu hiện nay vào thúc đẩy sự phát triển của CVTD sẽ không hiệu quả, chỉ làm tăng chi phí, mất thời gian mà thôi. Trước nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao thì ngân hàng cần có các công nghệ ngân hàng tiên tiến để quản lý tốt hơn quá trình cấp tín dụng cũng như việc quản lý khách hàng, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Khi công nghệ ngân hàng tiên tiến được áp dụng thì ngân hàng nên phát triển rộng rãi hình thức thẻ tín dụng. Trước xu thế toàn cầu hóa khiến cho các công cụ phương tiện thanh toán hiện đại ngày càng phát triển trở nên thông dụng, thay thế cho phương thức thanh toán bằng tiền mặt truyền thống. Nhu cầu của thị trường đối với loại hình thẻ tín dụng là rất cao sự đầu tư phát triển nó là một tất yếu Để phát triển mạnh mẽ thẻ tín dụng thì ngân hàng cần chuẩn bị cho mình đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, cần thiết cho việc phát hành thanh toán thẻ. Tiến hành đơn giản hóa các thủ tục cấp thẻ tín dụng nhằm thu hút được nhiều hơn sự ủng hộ của khách hàng. Xây dựng phát triển hệ thống điểm chấp nhận thẻ tín dụng. Đồng thời, tổ chức cho cán bộ học hỏi kinh nghiệm quản lý cấp phát thẻ tín dụng của các ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới. Bên cạnh đó, cần nâng cấp, mở rộng các điểm lắp đặt máy ATM, mở rộng các điểm chấp nhận thẻ ở [...]... dụng của các ngân hàng Việt Nam, hứa hẹn là một hướng đi mới cho các ngân hàng, một thị trường đầy tiềm năng Việc nghiên cứu các giải pháp mở rộng CVTD là rất cần thiết có ý nghĩa không chỉ riêng đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam mà còn giúp thực hiện các chính sách kích cầu tiêu dùng của Chính phủ, giúp cho các cá nhân hộ gia đình có cơ hội tiếp cận sản phẩm dịch vụ ngân hàng để cải... điều kiện CVTD phát triển qua thẻ Tạo ra mối quan hệ liên kết giữa các ngân hàng, là cơ sở để tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong hoạt động về thẻ của các ngân hàng 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Trước áp lực cạnh tranh, các ngân hàng luôn tìm cách để giữ vững thị trường, đồng thời phải tìm cách để mở rộng quy thị trường của ngân hàng mình Chính vì vậy mà đang diễn ra một thực... kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt NamNgân hàng Nhà nước nên hoàn thiện các văn bản pháp quy về CVTD Ngân hàng Nhà nước nên khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách hệ thống văn bản pháp luật có đủ khuôn khổ cho việc thực hiện tốt Luật NHNN, Luật các Tổ chức tín dụng, bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, an toàn, năng động Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cần... các biện pháp chỉ đạo cụ thể, trước mắt là xây dựng, vận hành cơ chế quảnl ý khách hàng trong hệ thống, từ đó sẽ giúp các ngân hàng an tâm hơn chủ động hơn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác trong hệ thống • Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước tổ chức hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng mở rộng phạm vi thông tin, giúp mở rộng cho vay tiêu dùng một cách... khích đối với CVTD • Phát triển thống nhất hệ thống thông tin liên ngân hàng Ngân hàng Nhà nước cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin liên ngân hàng, đẩy mạnh mối quan hệ giữa các ngân hàng với nhau, thiết lập mối quan hệ mật thiết để có thể xây dựng một hệ thống thông tin chung cho toàn hệ thống Làm như vậy, sẽ giúp các ngân hàng dễ dàng hơn trong quá trình quả lý thông tin khách hàng, biết rõ... vậy mà đang diễn ra một thực tế là các ngân hàng thương mại nói chung các ngân hàng trong hệ thống VCB đang tìm mọi cách để giành giật thị trường của nhau Đối với các ngân hàng ngoài ngành thì đây là một biện pháp tốt để tăng thị phần nhưng đối với các ngân hàng trong ngành, việc giành giật thị phần khách hàng lẫn nhau sẽ làm tăng chi phí, làm giảm uy tín ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tài... cuộc sống của mình DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lý thuyết tiền tệ ngân hàng – Ts Tô Kim Ngọc – Nhà xuất bản Thống kê- năm 2004 2 Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose – Nhà xuất bản Tài chính 2004 3 Hội nhập quốc tế trong hệ thống ngân hàng – trung tâm kinh tế quốc tế, công ty TNHH tư vấn Eskinomics Vietbid – Nhà XB thống kê năm 2007 4 Giáo trình Marketing ngân hàng – Học viện Ngân hàng. .. phí nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn, song cũng phải đề cao tính hiệu quả trong cấp phát thẻ, tránh tình trạng thẻ phát hành ra nhưng chủ thẻ lại không có nhu cầu sử dụng thì sẽ gây lãng phí rất lớn cho ngân hàng, đồng thời tăng cường công tác quảng cáo tiếo thị về loại hình thẻ tín dụng với những tiện ích của nó nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng 3.3 Một số kiến nghị. .. quả lý thông tin khách hàng, biết rõ hơn về khách hàng, tránh được tình trạng vay đảo nợ của khách hàng, tránh rủi ro cho các ngân hàng • Thành lập trung tâm thanh toán liên hàng về thẻ Khi trung tâm thanh toán liên hàng về thẻ được thành lập nó sẽ hướng người tiêu dùng vào việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt Một mặt sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước thực hiện được các mục tiêu của chính... chính trị quốc gia- năm 1998 6 Nghị định số 178/199/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng ngày 29/12/1999 7 Nghị định số 85/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một điều của Nghị định 178 ban hành ngày 25/10/2002 8 Quy định số 284/1998/QĐ-NHNN về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng ban hành ngày 25/08/2000 9 Tạp chí khoa học đào tạo ngân hàng năm 2007-2009 10 Website . : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CVTD TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt. khách hàng. 3.3 Một số kiến nghị 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. • Ngân hàng Nhà nước nên hoàn thiện các văn bản pháp quy về CVTD Ngân hàng

Ngày đăng: 02/11/2013, 07:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan