NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VÀ HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

24 674 0
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VÀ HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬNBẢN VỀ CẤU TRÚC HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I./ KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.Khái niệm thuế giá trị gia tăng Cùng với sự ra đời của nhà nước,sự xuất hiện của thuế như là một sự đảm bảo cho hoạt động bình thường của các quan nhà nước,bởi thuế là một nguồn thu quan trọng nhất của nhà nước,là sở để đảm bảo chi cho ngân sách nhà nước. Thuế được nghiên cứu dưới rất nhiều giác độ khác nhau.Ở giác độ KT – TC,thuế thường được hiểu là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc của các thể nhân pháp nhân cho nhà nước theo mức độ thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. Còn dưới giác độ pháp lý,thuế là nghĩa vụ pháp của các tổ chức cá nhân phải chuyển một phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình vào Ngân sách nhà nước khi đầy đủ các yếu tố cấu thành do luật thuế quy định. Thực tiễn ở các nước cho thấy,việc áp dụng thuế GTGT hay không là tuỳ thuộc vào điều kiện riêng của từng nước.Đa số nước áp dụng thuế GTGT là do hệ thống thuế cũ không còn phù hợp nữa.Một số nước nền kinh tế phát triển nhưng chưa áp dụng thuế GTGT như Mỹ,Úc.Các nước này chưa áp dụng thuế GTGT do chính là họ đã thuế doanh thu đánh vào khâu bán lẻ,là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh,vì vậy không bị đánh trùng thuế.Cách thu thuế này được thu theo từng bang đã nề nếp thói quen,đang hoạt động tốt.Nếu ban hành thêm thuế GTGT áp dụng trên toàn liên bang thì phải thay đổi lại hệ thống thuế của các bang,điều này sẽ rất phức tạp cho nên họ chưa áp dụng. Cũng theo kinh nghiệm của các nước áp dụng thuế GTGT thì thuế doanh thu nhược điểm bản là thu thuế trùng lặp qua mỗi lần bán hàng;đối với cùng một mặt hàng nếu tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhau,thì số thuế phải nộp khác nhau(do một sở sản xuất thuế phải nộp một lần;do nhiều sở sản xuất thì qua mỗi sở đều phải nộp làm số thuế nộp tăng)không phù hợp với chế thị trường,chưa khuyến khích đầy đủ cho sản xuất hàng xuất khẩu;nhiều thuế suất nhưng tiêu thức sắp xếp các mặt hàng,dịch vụ vào từng thuế suất cụ thể rất khó xác định rõ ràng,chính xác,dễ dẫn đến việc thắc mắc về thuế lợi dụng để trốn thuế,lách thuế.Do đó,nhằm khắc phục những nhược điểm trên của thuế doanh thu,các nước đã chuyển sang áp dụng thuế GTGT (theo tiếng Anh viết là Value Added Tax viết tắt là VAT). Thuế GTGT là thuế gián thu được thu trên giá trị tăng thêm ở từng khâu của quá trình kinh doanh(đối tượng nộp thuế sẽ tính số thuế giá trị gia tăng phát sinh khi bán hàng, được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đã nộp khi mua hàng hoá vật tư,chỉ phải nộp phần chênh lệch vào ngân sách nhà nước).Thuế GTGT đã được áp dụng thống nhất đối với các loại hàng hoá nhập khẩu hàng hoá sản xuất trong nước nhằm đảm bảo tính nhất quán của thuế GTGT. Đối tượng tính thuế GTGT là giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ.”Giá trị gia tăng “ là giá trị mà người sản xuất kinh doanh làm tăng thêm vào giá nguyên vật liệu hay hàng hoá mua vào trước khi bán ra sản phẩm hay dịch vụ mới.Về bản chất kinh tế,đó là chênh lệch giữa giá đầu ra giá đầu vào do đơn vị kinh tế tạo ra trong quá trình sản xuất,lưu thông. Về mặt nguyên tắc,nhà nước chỉ đánh thuế vào phần giá trị tăng thêm của hàng hoá,dịch vụ.Tuy vậy,cách hiểu “thuế GTGT chỉ đánh trên giá trị tăng thêm”chỉ đúng khi xét trên góc độ mỗi công đoạn sản xuất hay lưu thông.Trên thực tế,thuế GTGT được tính theo một tỷ lệ nhất định trên toàn bộ giá hàng hoá dịch vụ cuối cùng đến người tiêu dùng.Như vậy tên gọi “thuế GTGT” hoàn toàn không phải với ý nghĩa là loại thuế chỉ đánh khi phát sinh giá trị tăng thêm mà nó thể hiện phương pháp thu thuế theo phần trên giá trị gia tăng của hàng hoá,dịch vụ ở từng công đoạn sản xuất hoặc lưu thông(điều này cũng giải thích cho việc ở khâu nhập khẩu,thuế GTGT đánh trên toàn bộ giá trị hàng chứ không xác định trên giá trị tăng thêm).Thuế GTGT do tổ chức hay cá nhân kinh doanh phải nộp được xác định trên “giá trị” phát sinh thêm qua mỗi khâu từ sản xuất,lưu thông đến tiêu dùng.Giá trị tăng thêm đó được xác định bằng hiệu số giữa giá trị bán ra ở cuối mỗi khâu với giá trị mua vào ở đầu mỗi khâu.Tuy nhiên tổng số thuế GTGT mà tổ chức hay cá nhân kinh doanh phải nộp cho các công đoạn từ sản xuất đến chu kỳ lưu thông cuối cùng đúng bằng số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. 2.Bản chất Về bản chất,thuế GTGT là một loại thuế gián thu,là loại thuế mà nhà nước sử dụng nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá,dịch vụ thông qua việc thu thuế đối với người sản xuất,kinh doanh hàng hoá,dịch vụ.Tính gián thu của thuế GTGT thể hiện ở chỗ người nộp thuế người chịu thuế không đồng nhất.Người nộp thuế là tổ chức hay cá nhân sản xuất,kinh doanh hàng hoá,dịch vụ thuộc diện đối tượng chịu thuế,còn người chịu thuế chính là người tiêu dùng nên người nộp thuế chỉ là người nộp thay cho người chịu thuế. Khi nói thuế GTGT do người tiêu dùng chịu,có nghĩa là tiền thuế mà trên danh nghĩa được trả bởi tổ chức hay cá nhân kinh doanh bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ sẽ được chuyển qua cho người tiêu dùng chịu dưới dạng cộng thêm vào giá bán hàng hoá,dịch vụ đó. Với bản chất thuế GTGT là thuế đánh vào tiêu dùng nên dễ điều chỉnh vì người chịu thuế thường không cảm nhận được đầy đủ gánh nặng của thuế. Hơn nữa,thuế GTGT còn góp phần khuyến khích đầu tư vốn,và kích thích phát triển kinh tế.Bởi vì việc thu thuế của nhà nước không ảnh hưởng tới thu nhập của nhà đầu tư. 3.Đặc điểm Thứ nhất,đối với thuế doanh thu,Nhà nước đánh thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh của mỗi khâu sản xuất lưu thông.Do đó,nếu các sản phẩm chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu.Còn đối với thuế GTGT,nhà nước chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm của sản phẩm ở từng khâu sản xuất lưu thông,như vậy tổng số thuế GTGT mà nhà nước thu được không tăng thêm qua các khâu sản xuất,lưu thông. Thứ hai,thuế GTGT tính trung lập,có nghĩa là về mặt thuyết thuế GTGT không phải là một yếu tố trong chi phí của doanh nghiệp.Nó không làm ảnh hưởng tới giá cả hàng hoá,vì khi nó phải nộp bởi doanh nghiệp này thì nó cũng được khấu trừ ở doanh nghiệp khác,chỉ người tiêu dùng cuối cùng mới không được khấu trừ. Thứ ba,hiệu quả của thuế GTGT không phụ thuộc vào sự tổ chức phân chia các chu trình kinh tế.Các khâu sản xuất kinh doanh của một sản phẩm dù được tập trung tại một doanh nghiệp hoặc phân chia cho nhiều doanh nghiệp khác nhau thì tổng số thuế Nhà nước thu được luôn bằng với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng. Thứ tư,thuế GTGT khấu trừ số thuế nộp ở giai đoạn trước.Về bản,các khâu sản xuất kinh doanh hàng hoá,dịch vụ trung gian không tạo ra số thu thuế GTGT cho nhà nước,vì số thuế nộp ở những giai đoạn này sẽ được khấu trừ hoặc hoàn lại,cho đến khi sản phẩm cuối cùng được tiêu dùng. Như vậy,thuế GTGT vẫn đảm bảo được số thu kịp thời thường xuyên cho Ngân sách nhà nước do được thu qua từng công đoạn của quá trình từ sản xuất đến lưu thông,và lại khắc phục được sự đánh trùng thuế của thuế doanh thu. Thứ năm,áp dụng thuế GTGT tạo ra sự kiểm soát chặt chẽ hơn về thuế,góp phần chống trốn lậu thuế hiệu quả.Do việc khấu trừ thuế đầu vào phải dựa trên sở hoá đơn chứng từ nên buộc doanh nghiệp phải lưu giữ sổ sách kế toán đầy đủ,hoạt động mua bán phải hoá đơn thì mới được khấu trừ thuế.Doanh thu hay giá bán ra của người bán phải là giá mua vào hay chi phí của người mua nên các đơn vị mua bán không thể thông đồng trốn thuế vì quyền lợi mâu thuẫn nhau. Thứ sáu,ngoài những đặc điểm trên,việc quản thu thuế GTGT khá phức tạp. Để thu thuế đòi hỏi phải sự quản thống nhất chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thuế phải được tăng cường.Yêu cầu bản là các doanh nghiệp phải ghi chép sổ sách chứng từ kế toán đầy đủ,minh bạch.Công việc kiểm soát tờ khai thuế của đối tượng nộp thuế chi phí rất lớn đòi hỏi phải được điện toán hoá.Quản không chặt chẽ thể dẫn đến tình trạng số thuế khấu trừ hoàn thuế cao hơn so với số thu được của Nhà nước. II./ MÔ HÌNH PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.Cấu trúc pháp luật thuế giá trị gia tăng 1.1.Phạm vi áp dụng thuế GTGT Với bản chất là thuế gián thu,thuế GTGT không trực tiếp đánh vào thu nhập tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá dịch vụ,điều đó nghĩa là ba khái niệm “đối tượng chịu thuế “, “đối tượng nộp thuế” “người chịu thuế” không đồng nhất với nhau.Do vậy,việc phân biệt ba khái niệm trên là rất quan trọng về phương diện pháp lý. Người chịu thuế GTGT là người tiêu dùng cuối cùng hàng hoá,dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT.Người tiêu dùng cuối cùng là người sử dụng hàng hoá,dịch vụ không vì mục đích tạo ra hàng hoá,dịch vụ khác làm cho hàng hoá,dịch vụ đó thoát ra khỏi chu trình lưu thông.Vì vậy,người chịu thuế GTGT không bị ràng buộc bởi những điều kiện pháp như người nộp thuế GTGT theo thông lệ người chịu thuế thường không được quy định trong luật thuế,mặc dù họ là người đã phải chuyển một phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình vào Ngân sách nhà nước khi thực hiện hành vi tiêu dùng hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT. Đối tượng nộp thuế GTGT là những cá nhân,tổ chức hoạt động sản xuất,kinh doanh hay nhập khẩu hàng hoá,kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế.Như vậy,đối tượng nộp thuế bao trùm lên hầu hết mọi đối tượng sản xuất kinh doanh không chỉ bao gồm các sở sản xuất kinh doanh trong nước mà còn bao gồm cả các tổ chức,cá nhân nước ngoài hoạt động sản xuất,kinh doanh hay nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tại nước đánh thuế. Tuy nhiên,ở nhiều nước,để đảm bảo hiệu quả công tác quản thu thuế GTGT,đối với đại bộ phận các cá nhân,tổ chức sản xuất,kinh doanh ở quy mô nhỏ không áp dụng thuế GTGT mà áp dụng chế độ thuế khoán.Diện miễn thuế GTGT áp dụng cho những đối tượng kinh doanh nhỏ doanh thu hàng năm dưới mức quy định (ví dụ : 200.000 pê xô ở Philipines; 200.000 Sek ở Thuỵ Điển; 30.000 Đô la Canada ở Canada; 100.000 DKK ở Đan Mạch; 1000.000 Đô la Singapore ở Singapore; 600.000 bạt ở Thái Lan ….).Quy định không áp dụng thuế GTGT mà áp dụng chế độ thuế khoán với một số đối tượng trên tác dụng làm giảm gánh nặng quản thu thuế đối với các đối tượng kinh doanh nhỏ.Vì các đối tượng này trong kinh doanh,việc thực hiện chế độ sổ sách kế toán thường không đảm bảo chi phí quản thu thuế GTGT thường không hiệu quả so với số thu được. Trong giai đoạn chuyển đổi từ thuế doanh thu sang áp dụng thuế GTGT,các nước thường ba hình thức triển khai áp dụng thuế GTGT : Thứ nhất,Áp dụng thuế GTGT toàn bộ,có nghĩa là áp dụng đối với các đối tượng nộp thuế hoạt động ở tất cả các lĩnh vực sản xuất,kinh doanh,bán buôn bán lẻ.Điển hình áp dụng hình thức này là các nước : Thuỵ Điển,Pháp,Thái Lan,Hungari. Thứ hai,Áp dụng thuế GTGT từng phần,tức là áp dụng đến từng khâu của quá trình luân chuyển sản phẩm hàng hoá.Ví dụ như Inđônêxia,Nhà nước ban hành đạo luật từ năm 1983,nhưng do trình độ quản của cán bộ ngành thuế nhận thức của người nộp thuế nên đến 1985,đạo luật thuế mới được thi hành thực hiện theo từng bước như sau : Năm 1985 : Đối tượng nộp thuếnhững người sản xuất Năm 1989 : Mở rộng phạm vi áp dụng đối với các đại bán buôn Năm 1993 : Mở rộng phạm vi áp dụng đối với các đại bán lẻ. Thứ ba,thực hiện thí điểm thuế GTGT đối với một số ngành,điển hình áp dụng hình thức này là Trung Quốc : Bước thí điểm chỉ áp dụng đối với các sản phẩm : Xe ô tô,tàu biển,năm 1984 mở rộng diện áp dụng đối với các sản phẩm xe đạp,quạt điện,kim khí,máy móc thiết bị,phụ tùng,động cơ,thép.Năm 1986 mở rộng diện đối với các sản phẩm công nghiệp nhẹ,vật liệu xây dựng,khoáng sản,kim loại. Qua tổng kết đánh giá của các nước,trong ba hình thức tiến hành thuế GTGT thì hình thức áp dụng mang tính đồng loạt là hiệu quả nhất.Tuy nhiên,hình thức này đòi hỏi phải sự chuẩn bị đầy đủ về luật,các văn bản hướng dẫn dưới luật,trình độ hiểu biết của người nộp thuế,trình độ quản của quan thuế,chứng từ hoá đơn,ý thức chấp hành pháp luật…Hình thức áp dụng thuế GTGT ở từng khâu kết quả bị hạn chế,còn hình thức áp dụng thí điểm ở phạm vi hẹp,ở một số ngành là không đem lại kết quả. Theo thông lệ chung của các nước áp dụng thuế giá trị gia tăng thì đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá,dịch vụ tiêu dùng nội địa bao gồm cả hàng hoá nhập khẩu.Về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng ,các nước quy định khác nhau,thường là những hàng hoá,dịch vụ tiêu dùng phục vụ thiết yếu cho con người phục vụ cho lợi ích công cộng xã hội an ninh quốc phòng không nhằm mục đích kinh doanh vì lợi nhuận.Số lượng nhóm hàng hoá,dịch vụ không chịu thuế tuỳ theo luật của từng nước quy định.Ví dụ : ở Đài Loan quy định 30 nhóm hàng hoá,dịch vụ không chịu thuế;ở Inđônêxia quy định 15 nhóm hàng hoá,dịch vụ không chịu thuế;ở Hungari quy định 5 nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế. 1.2.Căn cứ tính thuế GTGT Về giá tính thuế GTGT hai cách xác định như sau : Cách thứ nhất,giá tính thuếgiá đã bao gồm thuế GTGT.Ví dụ như ở Pháp, thuế GTGT được tính vào giá bán là yếu tố cấu thành giá bán sản phẩm hàng hoá.Có nghĩa là thuế được tính trên giá bán đã bao gồm thuế. Cách thứ hai,giá tính thuếgiá chưa bao gồm thuế.Cách tính này áp dụng ở hầu hết các nước.Cách tính này làm cho bên mua bên bán thấy rõ ràng hơn giá chưa thuế số thuế GTGT. Trong trường giá thực giá ghi trên hoá đơn,chứng từ sự khác biệt thì xét về phương diện pháp chừng nào chưa chứng minh được giá ghi trên hoá đơn chứng từ là không phù hợp với giá thực thì vẫn phải dựa vào giá ghi trên hoá đơn chứng từ để xác định phạm vi mức độ nghĩa vụ thuế GTGT.Còn ngược lại, nếu chứng minh được thì phải dựa vào giá thực để xác định mức độ nghĩa vụ thuế GTGT đồng thời chủ thể vi phạm phải gánh chịu trách nhiệm pháp về hành vi gian lận của mình. Thời điểm tính thuế thông thường được xác định khi một trong các yếu tố sau phát sinh : giao hàng,chuyển giao quyền sở hữu,nhận thanh toán,phát hành hoá đơn GTGT,sử dụng hàng hoá,dịch vụ.Nhưng thông thường đối với hàng hoá là khi hàng hoá được bán,còn đối với dịch vụ là khi người cung cấp dịch vụ nhận được tiền trả cho dịch vụ. Thuế suất là đại lượng xác định mức độ,phạm vi nghĩa vụ nộp thuế trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế.Hay nói cách khác thuế suất là định mức thu thuế(mức thuế phải thu)trên một đơn vị của đối tượng chịu thuế.Đây chính là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế.Vì vậy, việc xác định thuế suất phải quán triệt được quan điểm vừa coi trọng lợi ích chung của quốc gia vừa phải chú ý đến lợi ích của người nộp thuế. Mỗi nước tuỳ vào đặc điểm kinh tế – xã hội chế độ thu thuế doanh thu trước đó mà các quy định về thuế suất thuế GTGT cho phù hợp.Hầu hết các nước đều áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá xuất khẩu.Đối tượng áp dụng thuế suất 0% được thoái trả lại số thuế GTGT đã chịu trên hàng hoá đầu vào.Biện pháp này được đánh giá là hữu hiệu nhất đối với việc khuyến khích xuất khẩu.Cũng một số nước áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng dịch vụ khác như Thuỵ Điển(đối với báo chí xuất bản hàng ngày,xăng máy bay phản lực),Canada(đối với lương thực,thực phẩm,các dịch vụ tài chính quốc tế).Bên cạnh đó,cũng nước không áp dụng thuế suất 0% như Đan Mạch Trung Quốc. Hiện nay ở các nước hai loại cấu thuế suất thuế GTGT : Thứ nhất,loại hình áp dụng một thuế suất(không kể thuế suất 0% áp dụng với xuất khẩu một số mặt hàng thiết yếu) : Theo thống kê thì trong số 100 nước thì 44 nước áp dụng thuế GTGT với chế một thuế suất,trong đó Đan Mạch là một nước mức thuế suất cao nhất(32%);Nhật,Singapore là nước mức thuế suất thấp nhất(3%). Thứ hai,loại hình áp dụng nhiều thuế suất(không kể thuế suất 0%) : Ngoài các nước áp dụng một thuế suất,các nước còn lại áp dụng thuế GTGT với nhiều mức thuế suất số lượng thuế suất khoảng từ 2 đến 5 thuế suất(trường hợp Côlômbia 5 thuế suất);thuế suất thấp nhất là 1% (Bỉ,Thổ Nhĩ Kỳ),2%(Hàn Quốc) thuế suất cao nhất là 50%(Senegal),45% (Trung Quốc),38%(Ý) 36%(Hy Lạp).Phần lớn các nước áp dụng chế 3 thuế suất,chỉ một số nước áp dụng chế 5 thuế suất(Bỉ Côlômbia),cơ chế 4 thuế suất(Ý),cơ chế 2 thuế suất(Đức Nhật).Với các nước áp dụng chế nhiều thuế suất,thì mức thuế suất tiêu chuẩn được áp dụng cho hầu hết các hàng hoá,dịch vụ.Mức thuế suất thấp nhất được áp dụng cho các hàng hoá dịch vụ thiết yếu,cần khuyến khích.Còn mức thuế suất cao nhất được áp dụng cho hàng hoá,dịch vụ cần hạn chế. Trong hai dạng chế trên thì chế một thuế suất được coi là chế tưởng,nhiều ưu điểm.Theo như ý kiến không chính thức của Phòng thương mại Đức trong thời gian đầu áp dụng thuế GTGT đã cho rằng khoảng 80% sự phức tạp tạo ra đối với doanh nghiệp là do áp dụng cấu nhiều thuế suất 1 .Các nước đều cố gắng giảm số lượng thuế suất áp dụng,như nước Anh ban đầu chuyển từ chế một thuế suất sang hai thuế suất rồi lại phải quay trở lại áp dụng chế một thuế suất thống nhất. chế nhiều thuế suất chỉ đạt được hiệu quả ở giai đoạn đầu khi chuyển từ chế độ thuế doanh thu(nhiều mức thuế suất)sang áp dụng chế độ thuế GTGT, nhưng chế này nhược điểm,đó là không đảm bảo sự bình đẳng,công bằng giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác nhau,bởi vì cùng một giá trị tăng thêm nhưng ở mỗi ngành nghề khác nhau lại áp dụng mức thuế suất khác nhau do đó số thuế phải nộp cao thấp khác nhau. Ngoài việc phản ánh đúng chính sách thuế trong việc xác định số lượng thuế suất mức thuế suất thì pháp luật thuế GTGT cần xác định thật rõ ràng các tiêu chí để phân định danh mục hàng hoá,dịch vụ trong biểu thuế, làm thế nào để một mặt hàng hay dịch vụ chỉ thể áp dụng vào một loại thuế suất chứ không thể là hai hoặc ba mức.Đây là nội dung hết sức quan trọng về phương diện pháp để xác định đúng phạm vi mức độ của nghĩa vụ thuế GTGT. 1.3.Phương pháp tính thuế GTGT Phương pháp tính thuế GTGT là những cách thức tính toán số thuế GTGT phải nộp của các đối tượng nộp thuế vào Ngân sách nhà nước. Để tính số thuế GTGT mà tổ chức hay cá nhân kinh doanh phải nộp được xác định trên sở căn cứ tính thuế(thu nhập,doanh thu,giá trị tài sản,vốn….) áp dụng thuế suất đối với giá trị đó.Giá trị gia tăng thể được tính bằng hai cách : Giá trị gia tăng = Tiền công + Lợi nhuận hay Giá trị gia tăng = Giá đầu ra – Giá đầu vào 1 Theo”The Value – Added Tax,the UK position and the European experience”,trang 9,David Stout [...]... thể đánh giá được hiệu quả của chúng nếu chỉ dựa vào sự phù hợp của quy phạm pháp luật Một số tác giả khác lại cho rằng hiệu quả pháp luật xuất phát từ hiệu quả của từng bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật Trên thực tế hiệu quả pháp luật phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng,sự đầy đủ,sự thích hợp của từng bộ phận cấu thành quy phạm pháp luật. Tuy nhiên từng bộ phận của một quy phạm pháp luật lại... hay chưa .Và từ đó mới thể kết luận rằng hiệu quả pháp luật thuế GTGT hiện hành đã cao hay chưa 2.3 .Những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả pháp luật thuế GTGT Những yếu tố điều kiện ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả pháp luật nói chung là những yếu tố liên quan tới chế điều chỉnh pháp luật các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật. Đó là : - Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật - Sự... áp dụng pháp luật thuế GTGT thì bản lĩnh chính trị, trình độ pháp cũng như ý thức pháp luật của cán bộ thuế ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả pháp luật thuế GTGT,bởi vì người cán bộ bản lĩnh chính trị vững vàng,có sự hiểu biết về pháp luật, ý thức pháp luật cao,có phẩm chất đạo đức tố thì mới thể độc lập áp dụng pháp luật, áp dụng hiệu quả Sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật còn... luật như sau : Hiệu quả pháp luật là kết quả cụ thể đạt được trong quá trình pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội nhằm đạt được những mục đích yêu cầu đặt ra 2.2 .Hiệu quả pháp luật thuế GTGT Từ định nghĩa trên chúng ta thể đưa ra định nghĩa về hiệu quả pháp luật thuế GTGT như sau : Hiệu quả pháp luật thuế GTGT là kết quả cụ thể đạt được trong quá trình pháp luật GTGT tác động vào các quan... hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật - Ý thức pháp luật hành vi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của công dân 2.3.1.Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế GTGT Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thuế GTGT ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả pháp luật thuế GTGT.Hệ thống pháp luật thuế GTGT hoàn chỉnh, đồng bộ,sát với thực tế,phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển của xã hội,phù... định của pháp luật được thực hiện đúng đầy đủ Tóm lại,sự hoàn thiện của hoạt động áp dụng pháp luật chiếm một vị trí quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả tác động của pháp luật thuế GTGT, hoạt động áp dụng được thực hiện tốt thì hiệu quả pháp luật mới được nâng cao ngược lại nếu áp dụng pháp luật không tốt thì không những không nâng được hiệu quả tác động của luật thuế mà còn làm giảm hiệu. .. quy định của pháp luật, từ đó tự giác tuân theo pháp luật vận động những người khác tuân theo pháp luật. Bên cạnh đó,có trình độ nhận thức sâu sắc về luật thuế, người dân thể phản ánh những bất cập trong các quy định của luật thuế, giám sát được việc thực hiện luật thuế, chống tiêu cực từ phía cán bộ thuế Tóm lại,đó là những yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả pháp luật thuế GTGT,nghiên cứu những yếu... thuế mà còn làm giảm hiệu quả đó 2.2.3 Ý thức pháp luật hành vi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ thuế, đối tượng nộp thuế nhân dân Một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo hiệu quả pháp luật thuế GTGT là ý thức pháp luật hành vi nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ thuế, đối tượng nộp thuế nhân dân,bởi vì : Đối với người cán bộ nếu ý thức pháp luật tốt,có phẩm chất tốt... cho rằng hiệu quả pháp luật là sự đạt được mục đích đề ra khi ban hành quy phạm pháp luật với những chi phí ít nhất hay hiệu quả pháp luật là khả năng pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội theo những hướng đã được xác định.Nhưng tất cả các quan điểm trên không phản ánh đúng nhất về hiệu quả pháp luật Tổng hợp tất cả các cách tiếp cận trên,chúng ta thể rút ra định nghĩa về hiệu quả pháp luật như... áp dụng pháp luật một cách hiệu quả, không bị sự cám dỗ của vật chất để áp dụng sai luật, áp dụng không đầy đủ làm giảm đi hiệu quả tác động của luật thuế trên thực tế,trong quá trình áp dụng luật thuế thì người cán bộ phải dựa vào trình độ pháp lý, ý thức pháp luật của mình những nguyên tắc của pháp luật để giải quyết vụ việc theo những cách thức tốt nhất,phù hợp nhất Đối với đối tượng nộp thuế, nếu . NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC VÀ HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG I./ KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG. trừ và hoàn thuế cao hơn so với số thu được của Nhà nước. II./ MÔ HÌNH PHÁP LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1 .Cấu trúc pháp luật thuế giá trị gia tăng 1.1.Phạm

Ngày đăng: 02/11/2013, 06:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan