de cuong van hoc

12 418 0
de cuong van hoc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nhan vat anh thanh nien Phân tích những phẩm chất cao đẹp, đáng quý ở anh thanh niên. Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về công việc và cuộc sống. + Công việc là niềm vui, niềm đam mê cháy bỏng. + Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Anh thanh niên có những hành động cao đẹp. + Vượt qua mọi khó khăn thử thách để làm quen với cuộc sống chỉ có một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 m. + Dồn tất cả thời gian công sức, tự nguyện tự giác hoàn thành xuất sắc công việc vốn hết sức vất vả và đơn điệu. Anh thanh niên có phong cách sống rất đáng quý, đáng trân trọng. + Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, khoa học, phong phú cả về vật chất và tinh thần. + Khiêm tốn, cởi mở, chân thành với mọi người. Đánh giá nhân vật, phát biểu cảm nghĩ. Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động mới, sống có lý tưởng, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu thêm về thế hệ cha anh đi trước trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Trân trọng, khâm phục những nhân vật đáng quý, đáng mến trong “Lặng lẽ Sa Pa”, ta nghĩ tới trách nhiệm, hành động của thanh niên chúng ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mớ Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân - Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. B- Thân bài 1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới. 2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có. a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai. - Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê. - Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần. b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. - Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa? - Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”. c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc. - Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi. - Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân. - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà. - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt. - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này: + Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó. + Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”. + Qua đó, ta thấy rõ: Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc). Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai. d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu. - Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường. - Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông. 3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân. - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động. C- Kết bài: - Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường. - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý Hình ảnh bé Thu là nhân vật trọng tâm của câu chuyện, được tác giả khắc họa hết sức tinh tế và nhạy bén,là một cô bé giàu cá tính,bướng bỉnh và gan góc.Bé Thu gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm,khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba” ,hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống,cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại.Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu,nhưng điều khiến người đọc phải bất ngờ là sự nhất quán trong tính cách của bé,dù là bị mẹ quơ đũa dọa đánh,dù là bị dồn vào thế bí,dù là bị ông Sáu đánh,bé Thu luôn bộc lộ một con người kiên quyết ,mạng mẽ.Có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”,song thiết nghĩ chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý.Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”.Người cha ấy không giống ông Sáu,không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má.Vết thẹo, dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu.Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh,nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn,biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ.Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh,nhiễu sách mà là sự kiên định,thẳng thắn ,có lập trường bền chặt,bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. Nhưng xét cho cùng,cô bé ấy có bướng bỉnh,gan góc,tình cảm có sâu sắc,mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi,với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ.Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ,thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy.Khi bị ba đánh,bé Thu “cầm đũa gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy,bước ra khỏi mâm”.Có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giot nước mắt trong chính tâm tư của mình? Hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi?Lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng,mở lòi tói,cố làm cho dây lòi tói khua rổn rang ,khua thật to,rồi lấy dầm bơi qua sông”.Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý.Có lẽ co bé muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi ,mà chạy ra vỗ về,dỗ dành.Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu,giữa một bên là sự cứng cỏi,già giặn hơn tuổi,nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.Song khi “Chiều đó,mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không chịu về”,cái cá tính cố chấp một cách trẻ con của bé Thu được tác giả khắc họa vừa gần gũi,vừa tinh tế.Dù như thế thì bé Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ 8 tuổi hồn nhiên,dẫu có vẻ như cứng rắn và mạnh mẽ trước tuổi. Ở đoạn cuối,khi mà bé Thu nhận ra cha,thật khó để phủ nhận bé Thu là đứa bé giàu tính cảm.Tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay,giờ trỗi dậy,vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau.Có ai ngờ một cô bé không được gặp cha từ năm 1 tuổi vẫn luôn vun đắp một tình yêu bền bỉ và mãnh liệt với cha mình,dù người cha ấy chưa hề bồng bế nó,cưng nựng nó,săn sóc,chăm lo cho nó,làm cho nó một món đồ chơi kể từ khi nó bắt đầu làm quen với cuộc sống.Nó gần như chưa có chú ấn tượng nào về cha,song chắc không ít lần nó đã tự tưởng tượng hình ảnh người cha nó tài giỏi nhường nào,cao lớn nhường nào,có vòng tay rộng để ôm nó vào lòng ra sao?Tình cảm mãnh liệt trong nó ngăn không cho nó nhận một người đàn ông lại kia làm bố.Khi đến ngày ông Sáu phải đi,con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”,”lúc đứng ở góc nhà,lúc đứng tựa cửa và cứ nìn mọi người vây quanh ba nó,dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình ,nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ,nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó,làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó.Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi,có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng.Nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa,nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,”vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc,nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”,”Nó hôn ba nó cùng khắp.Nó hôn tóc,hôn cổ,hôn vai,hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”.Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu,tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua,tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó như thể nó là đứa trẻ mới bi bô tập nói,tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần.Bao nhiêu mơ ước,khao khát như muốn vỡ òa ra tring một tiếng gọi cha.Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó.Lần đầu tiên nó cảm nhận mơ hồ về niềm sung sướng của một đứa con có cha.Dường như bé Thu đã lớn lên trong đầu óc non nớt của nó.Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giảu tình cảm,có cá tính mạnh mẽ,kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên,ngây thơ:NhNghĩ chuyện trên đời kì lạ thật. Chuyện tình duyên, sống chết, số phận của con người lại được định đoạt tù một câu chuyện đùa về một cái bóng. Ngày xưa, thân mẫu của Trịnh Trang Công trong Ðông Chu liệt quốc đã gây ra bao chuyện phiền phức dẫn đến cảnh đầu rơi máu chảy chỉ vì bà ghét Trịnh Trang Công khi xưa sinh ngược khiến bà phải đau đớn. Chuyện đời vẫn thế, đó là chỗ éo le phức tạp trong đời sống tâm hồn con người. Chỗ kì bút của Nguyễn Dữ là đã bắt nắm được một tình huống éo le như vậy. Trong văn chương nước ta cũng như thế giới không hiếm những câu chuyện xen những yếu tố truyền kì. Nét riêng của Chuyện người con gái Nam Xương là hai yếu tố thực và truyền kì không đan xen vào nhau mà kết cấu thành hai phần. Phần truyền kì vùa làm cho câu chuyện thêm lung linh hư ảo, vùa góp phần làm rõ những yếu tố ở phần thực. Phần thực là cơ sở để xây dựng phần truyền kì (phần thực, tôi muốn nói thực của văn học). Bằng mối liên hệ giữa hai phần, nhà văn làm nổi bật tính cách nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm. Người con gái Nam Xương Vũ Thị Thiết là nhân vật chính xuyên suốt hai phần của tác phẩm. Nguyễn Dữ không chú trọng việc miêu tả hình thức, chúng ta chỉ biết Vũ nương là người “có tư dung tốt đẹp”. Tính cách nhân vật được thể hiện qua hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ với chồng và mẹ chồng. Mối quan hệ đó diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Ở tùng thời điểm ấy, nhân vật bộc lộ cá tính của mình. Mối quan hệ với Trương Sinh diễn ra trên bốn thời điểm: khi chồng ở nhà, khi chia tay, khi xa chồng và khi chồng trở về. Khi chung sống với nhau, biết Trương Sinh là người có tính đa nghi, hay ghen nên “nàng giữ gìn khuôn phép” cho gia đình hoà thuận. Khi tiễn chồng đi tòng quân, tính cách của Vũ nương được thể hiện ở lời đưa tiễn. Nàng nói với chồng: “Lang quân đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn hầu trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên”. Nàng nghĩ đến những khó nhọc, gian nguy của người chồng trước rồi mới nhận ra sự lẻ loi của mình. Tù cách nói đến nội dung của những câu nói hiện lên một Vũ nương dịu dàng, thiết tha với hạnh phúc, không hư danh, thương chồng và giàu lòng vị tha, một tâm hồn có văn hoá. Trong những ngày xa chồng, nàng nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng như mẹ đẻ của mình. Ngòi bút Nguyễn Dữ tỏ ra già dặn, nhà văn đã để cho chính người mẹ chồng ấy nhận xét về tấm lòng hiếu thảo của nàng trước khi bà cụ qua đời: “Sau này trời giúp người lành ban cho phúc trạch, giống giòng tươi tốt… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng nỡ phụ mẹ”. Trong con mắt của người mẹ chồng ấy, nàng là “người lành”. Ðến khi người chồng đi chinh chiến trở về nghi oan cho nàng, Vũ nương tỏ bày không được thì tự vẫn, chứ không sống “chịu tiếng nhuốc nhơ”. Khi thì cách xủ thế, khi thông qua lời nói, khi hành động, khi thái độ hình ảnh Vũ nương hiện lên là một người trong trắng thuỷ chung, giàu lòng vị tha, hiếu thảo nhưng cũng là một người phụ nữ khí khái, tự trọng. Ðó là một tâm hồn đẹp, đẹp một cách có văn hoá. Dường như Nguyễn Dữ đã tập trung những nét đẹp điển hình của người phụ nữ Việt Nam vào hình tượng Vũ nương. Con người đẹp, thiết tha với hạnh phúc này phải chết - Ðó chính là bi kịch về số phận con người. Vấn đề này biết bao nhà văn xưa nay tùng trăn trở. Có lẽ đó cũng là bi kịch của muôn đời. Bởi vậy, vấn đề mà Chuyện người con gái Nam Xương đặt ra là vấn đề có tính khái, quát giàu ý nghĩa nhân văn. Phía sau tấn bi kịch của Vũ nương có một cuộc sống chinh chiến, loạn li, gây cách biệt, nhưng căn bản là người chồng mù quáng đa nghi, thiếu sáng suốt. Những kẻ như thế xưa nay tùng gây ra bao nỗi oan trái, đổ vỡ trong đời. Ðó cũng là một thứ sản phẩm hằng có trong xã hội con người. Cho nên vấn đề tưởng chùng rất riêng ấy lại là vấn đề điển hình của cuộc sống. Tất nhiên trong tấn bi kịch này có phần của Vũ nương. Nàng vùa là nạn nhân nhưng cũng là tác nhân. Bởi chính nàng đã lấy cái bóng làm cái hình, lấy cái hư làm cái thật. Âu đó cũng là một bài học sâu sắc của muôn đời vậy. Phần truyền kì trong câu chuyện là chuyện Vũ nương không chết, trở về sống trong Quy động của Nam Hải Long Vương… đó là cuộc sống đời đời. Nhà văn đã tạo ra một cuộc gặp gỡ kì thú giữa Phan Lang - một người dương thế - với Vũ Nương nơi động tiên. Cuộc gặp gỡ ấy đã làm sáng tỏ thêm những phẩm chất của Vũ nương. Khi Phan Lang nhắc đến chuyện nhà của tổ tiên thì Vũ nương “ứa nước mắt khóc”. Nàng quả thật là một con người thiện căn, thiết tha gắn bó với quê hương đời sống mà không được sống. Tính cách của nàng và bi kịch như được tô đậm khơi sâu một lần nữa. Nhưng dụng ý của nhà văn đưa phần truyền kì vào câu chuyện không chỉ có thế. Nguyễn Dữ muốn khẳng định một chân lí nghệ thuật: cái Ðẹp là bất tủ. Vũ nương không sống được ở cõi đời thì sẽ sống vĩnh hằng ở cõi tiên, vì nàng là cái Ðẹp. Nói cho cùng, hiện thực của câu chuyện là hiện thực về tấm lòng của nhà văn trước những vấn đề của cuộc sống. Nhà văn đã đi sâu khai thác những vẻ đẹp và nỗi đau khổ xót xa phức tạp của tâm hồn con người, nhất là người phụ nữ trong xã hội đương thời như Vũ nương. Cũng qua đó, nhà văn khẳng định một chân lí nghệ thuật phảng phất như trong các truyện cổ dân gian… Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển… kì lạ mà cũng rất thựcÔng Sáu trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" là hình ảnh tiêu biểu của người cha thương con tha thiết. Sau 8 năm xa cách, ông trở về với hy vọng được gặp lại đứa con gái duy nhất. Thế nhưng, trớ trêu thay cô bé không chịu nhận ông là cha. Người cha ấy đã đau khổ biết bao nhiêu, muốn khóc mà không khóc được. Ông đã rất ân hận vì đã đánh con, và từng đêm nhớ con, ông mang chiếc lược ngà đã gò lưng tẩn ngẩn khắc từng chữ một: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba" ra mài cho thêm bóng, thêm mượt. Bên cạnh đó, ông còn là một chiến sĩ hết lòng vì đất nước mà hy sinh hạnh phúc cá nhân của mình. Vì điều đó, ông chỉ có một lần được gặp con gái, điều mà chắc chắn tất cả những người làm cha trên thế gian này đều không mong muốn gặp phải hoàn cảnh như của ông SáuTác phẩm Vũ trung tùy bút (tuỳ bút viết trong những ngày mưa) của danh sĩ Phạm Đình Hổ là tập bút kí sinh động về xã hội Việt Nam thời Lê – Trịnh, vào những năm cuối thế kỉ XVIII. Mặc dù được viết theo thể tuỳ bút khá tự do, nhưng những điều được ghi lại trong đó đã chứa đựng một giá trị hiện thực rất sắc sảo, đồng thời bộc lộ rõ cái nhìn phê phán của tác giả với thói xa hoa vô độ của vua chúa phong kiến. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là một trong những câu chuyện được kể lại trung thực giúp ta hiểu về bộ mặt thật xấu xa của tập đoàn chúa Trịnh được che đậy trong lớp vỏ vàng son hào nhoáng. Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) là người nổi tiếng với biệt danh Chiêu Hổ, là người am hiểu văn hoá nếp sống của Thăng Long – Kẻ Chợ. Vốn dòng dõi quan lại đời Lê nên ông có điều kiện hiểu rõ những kẻ thuộc giới quý tộc kinh kì. Những điều nhà văn ghi lại tưởng như là sự ghi nhận về thời vô sự – bốn phương yên hưởng thái bình. Mỉa mai thay, thực trạng lại là một bức tranh với sắc chói chang của mũ mão cân đai rỡ ràng đối lập với thực tại tinh thần tối sầm những cảm giác bất an trong đời sống dân lành. Thực trạng ấy từng được mô tả trong Thượng kinh kí sự của Hải Thượng Lãn Ông, Tang thương ngẫu lục của danh sĩ Nguyễn Án. Nhưng câu chuyện của Chiêu Hổ vẫn có sức hấp dẫn riêng. Thời gian, khung cảnh câu chuyện được thuật lại tỉ mỉ. Trong bối cảnh trong nước vô sự, việc an hưởng thái bình, du ngoạn cảnh đẹp của một ông chúa có lẽ chẳng có gì đáng nói. Việc ăn chơi của Chúa đáng nói ở chỗ “đình đài được làm liên tục”. Hãy so sánh với những gì trong phủ Chúa được Hải Thượng Lãn Ông mô tả : “ nơi nào cũng lâu đài, đình các, rèm châu cửa ngọc, áng nước mây loà, suốt cõi toàn hoa, hoa cỏ kì lạ, gió thoảng hương trời, thú đẹp chim quý, nhảy nhót bay hót, giữa đất bằng nhô lên một ngọn núi cao, cây to bóng mát, nhịp cầu sơn vẽ bắc qua lạch nước quanh co, lại có lan can làm toàn bằng đá màu…”. Ngoài cung cũng là cả một sự xa xỉ cầu kì như vậy. Chúa thưởng ngoạn cảnh đẹp kéo theo cả một đội quân tiền hô hậu ủng với binh lính, nội thần, các quan hỗ tụng đại thần… Quang cảnh phô bày qua sự mô tả của tác giả khiến người đọc hình dung một sự sắp đặt nhằm làm đẹp lòng Chúa của đám nịnh thần mặt trắng, đồng thời hiện rõ tính chất phồn vinh giả tạo của cuộc sống kinh kì. Thức ngon sẵn bày, đàn hay sáo ngọt. Chỉ cần vài cảnh đã cho thấy sự xa hoa tráng lệ xứng đáng với tiếng tăm Thịnh Vương – quyền hành dưới mà trên cả hoàng đế. Đàng sau những vẻ phô trương hào nhoáng đó là sự lố bịch hiện hình : bọn nội thần mặc quần áo đàn bà đứng bán hàng, cảnh đi chợ của các quan như trò chơi trẻ con cho thấy sự phồn vinh giả tạo. Nhằm thoả mãn nhu cầu ích kỉ của mình, “bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc, quái thạch và chậu hoa cây cảnh ở chốn dân gian, Chúa đều sức thu lấy, không thiếu một thứ gì”. Quyền lực, xa xỉ, ngang ngược, hống hách là những gì chúng ta có thể hình dung về ông Chúa nổi tiếng ăn chơi này. Tác giả đã bình bằng một điềm báo : “Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường”. Câu văn miêu tả vẽ ra viễn cảnh u ám, đầy âm khí, như kết đọng nỗi oán hờn của dân gian, chứa đựng ý nghĩa cảnh báo sự sụp đổ không thể tránh khỏi của một vương triều quái thai mục ruỗng. “Thượng bất chính, hạ tắc loạn” (Trên không nghiêm, dưới sinh loạn) ! Quả thật, những gì Phạm Đình Hổ diễn tả tiếp nối về hành động của bọn tay chân nhà Chúa đục nước béo cò, “nhờ gió bẻ măng, ra ngoài dọa dẫm”. Nhà dột từ nóc, bởi thế người đọc không nghi ngờ gì về bản chất thối nát của vương triều Lê – Trịnh. Tất yếu, những hành vi của chúng gây tác hại cho dân lành lương thiện như thế nào : bị vu oan, hãm hại cửa nát nhà tan. Không phải là cách nói ví von mà Phạm Đình Hổ còn kể lại câu chuyện sinh động : “Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà hủy tường để khiêng ra”. Người giàu có của bỗng thành miếng mồi ngon cho bầy diều quạ hung dữ mượn danh Chúa đục khoét, hành hạ. Không những thế, người kể chuyện còn đưa ra bằng chứng ngay trong gia đình mình như xác minh tính chân thực của câu chuyện kể : “Nhà ta ở phường Hà Khẩu, huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê, cao vài mươi trượng, lúc nở hoa trắng xoá thơm lừng ; trước nhà trung đường, cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đều sai chặt đi cũng vì cớ ấy” . Bản thân gia đình tác giả thuộc hàng quý tộc chốn cung đình, vậy mà còn trở thành nạn nhân của Chúa Trịnh. Ta chứng kiến cái đẹp bị hủy hoại bởi lẽ không cái đẹp nào có thể được phát triển tự nhiên dưới ách bạo quyền. Câu chuyện kết thúc ở đó, nhưng giá trị tố cáo đã thật đầy đủ, không cần nói thêm, viết thêm. Một chuyện cũ viết lại qua lời kể chuyện, miêu tả sinh động của Phạm Đình Hổ đã giúp ta hình dung tất cả sự thối nát tàn bạo của triều đình vua Lê - chúa Trịnh và hiểu rõ nguyên nhân sụp đổ của nó. Khi những kẻ cầm quyền chỉ biết vun vén bản thân, bỏ mặc nhân dân, chắc chắn sẽ mất lòng dân, lời ta thán của dân chúng sẽ biến thành sức mạnh khởi nghĩa lật nhào chế độ. Có lẽ, đó còn là lời nhắc nhở, cảnh tỉnh của Chiêu Hổ cho triều đại nhà Nguyễn đương thời. Ông đã vạch đúng bản chất chung của giai cấp phong kiến, qua những trang tùy bút đặc sắc . Vũ trung tùy bút là tập kí họa về thời đại qua tài hoa của cây bút Phạm Đình Hổ. Dù thời ấy đã qua, nhưng những câu chuyện trong đó vẫn còn giá trị tư liệu, giá trị lịch sử và văn chương. Người đọc có thể nhận thấy sức mạnh hủy diệt của thế lực đồng tiền khi song hành với quyền lực và bả phù hoa làm hủy hoại nhân tính con người đến mức nào ! T.H.N Đến với đoạn trích hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời. Trước hết Nguyễn Huệ là người có tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trước khi tiến quân ra Bắc ông đã truyền đi một lời dụ có khí thế như một bài hịch. Trong lời lệnh dụ này Nguyễn Huệ thể hiện rõ ý thức tự chủ dân tộc:" Trong khoảng vũ trụ đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị." Lời lệnh dụ chính là sự tiếp nối tinh thần " Nam quốc sơn hà nam đế cư" từ thơ Lý Thường Kiệt tinh thần quyết chiên quyết thắng kẻ thù xâm lược và mang hòa khí " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn:" Các ngươi là những kẻ có lương tri nương năng hãy cùng ta đồng tâm hiệp lực để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ ràng lời dụ của Nguyễn Huệ mang tiếng nói của hồn thiêng sông núi. Nguyễn Huệ là người có tinh thần quả quyết chí thông minh sáng suốt, có tài cầm quyền . Ngay cả những người trong triều đình Lê, những người đối lập với phong trào Tây Sơn cũng phải thừa nhận Nguyễn Huệ là người anh hùng dũng mãnh có tài cầm quân. Thể hiện ở khả năng biết địch biết ra. Nguyễn Huệ đã hiểu được chiến lược của quân Thanh vì chiếm được thành Thăng Long nhanh chóng nên ắt sẽ chủ quan khinh địch đặc biệt la trong nhưng ngày Tết vì thế vua Quang Trung đã tiến hành cuộc hành quân thần tốc đánh một trận tiêu diệt 20 vạn quân Thanh. Ông không chỉ có tài phán đoán mà còn có tài điều binh khiển tướng. Ông biết tập chung vào các điểm then chốt trực tiếp chỉ huy các trận đánh chiến thuật. Vua Quang Trung rất linh hoạt, xuất quỷ nhập thần, lúc thì nghi binh thanh thế. Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn chiến lược lúc xuất quân ông đã định trước ngày chiến thắng trở về:" Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh." Đang đi đánh giặc mà lòng đã nghĩ tới mối quan hệ hai nước và đời sống nhân dân 2 dân tộc:" Nhưnng nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 lần nước mình, sau khi thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào làm như vậy. Quả thực hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt vào thành Thăng Long sớm trước 2 ngày và chiếc áo bào đỏ sạm đen khói súng. Vị vua đó đã trở thành niềm tự hào của con dân đất Việt. Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" còn đối với Thúy Kiều:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ" thua, nhường" thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ "ghen, hờn" nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sống gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẽ rún dưới xã hội phong kiến bất công. -Còn lại bạn tìm thêm dẫn chứng và tự suy nghĩ làm nhé, mà nghĩ hè rồi còn làm nộp nữa à, tui nghĩ chắc bạn sắp thi tuyển sinh lớp 10 đúng không, năm nay thì không biết thế nào chứ môn văn năm ngoái tui thi tuyển sinh bài mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đấy. : cảm nhận àh! Qua đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga,nguyễn đình chiểu đã phác hoạ rõ nét tính cách của hai nhân vật. Lục vân tiên cương trực mạnh mẽ,khi nghe tin cướp làm hại dân làng liền "bẻ gậy nhằm làng xông vô" chỉ chốc lát đã đánh tan bọn cướp.Đó là tính cách phẩm chất của một vị anh hùng,sẵn sàng xả thân vì nghĩa.trọng đạo nghĩa khi kiều nguyệt nga muốn trả ơn,làm ơn mà không đòi hỏi phải trả ơn.đó là một chuẩn mực cho kẻ trượng phu thời phong kiến. Còn với tư cách một kẻ chịu ơn,nàng tỏ ra rất trọng ân nghĩa.nàng muốn lạy tạ vân tiên,muốn tìm mội cách để trả ơn chang,song cũng rất áy náy vì hoàn cảnh đó không biết trả ơn như thế nào,đòng thời nàng cũng rất có hiếu"làm con đâu dám cãi cha"qua các xưng hô cũng làm nổi nên hình ảnh người con gái có học thức(theo thời phong kiến con gái không được đi học) đây là hai nhân vật có phẩm chất đẹp đẽ,lục vân tiên hào hiệp nhan hậu trọng nghĩa khinh tài và kiều nguyệt nga thuỳ mị nết na,trọng ân nghĩa . mình chỉ cảm nhận được có vậy thoai àk!^!^ Tác giả nói "Tôi nhận ra ngay Nhuận Thổ nhưng không phải là Nhuận Thổ trong kí ức tôi". So với trước, NT có gì thay đổi? - Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc. - Cao gấp đôi trước, da vàng sạm, có nếp nhăn - Đội mũ lông chiên bé tí tẹo. - Đội mũ lông chiên rách bươm, mặc chiếc áo bông mỏng dính. Bàn tay hồng hào lanh lẹ mập mạp. Tỏ ra biết nhiều chuyện. - Tay nứt nẻ như vỏ cây thông. Tỏ ra rụt rè. Tình cảm bạn bè , thân thiết Nói năng thiểu não, xưng hô cung kính Lúc nhỏ còn là cậu bé nông dân khoẻ mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều Thay đổi nhiều ? Là người nông dân già nua,nghèo khổ,đần độn,mụ mẫm, cam chịu số phận Nguyên nhân nào khiến Nhuận Thổ thay đổi như vậy ? Do xã hội phong kiến - đông con nhà nghèo, chỗ nào cũng hỏi tiền không luật lệ gì cả , mất mùa thuế nặng , lính tráng , trộm cắp, quan lại đày đoạ. Em hiểu gì về thực trạng của xã hội phong kiến Trung Quốc thời bấy giờ ? Phản ảnh hiện thực đầy đau khổ của xã hội Trung Quốc thời bấy giờ . Tình trạng mụ mẫm,thái độ cam chịu của Nhuận Thổ nói riêng và số phận của người nông dân Trung Quốc nói chung , đó chính là điều nguy hiểm ,trăn trở đau xót nhất của nhà văn. Theo em trong con người Nhuận Thổ điều duy nhất không thay đổi là gì? Bản chất lanh lợi Khuôn mặtvẫn như xưa Mối quan hệ vẫn như xưa Tình bạn giữa hai người NHỮNG ĐỨA TRẺ (Trích) (M. Go-rơ-ki) I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản: 1. Tác giả - tác phẩm: a) Tác giả: Mác-xim Go-rơ-ki (1868 - 1936) là nhà văn Nga, tên thật là A-lếch-xây Pê-scốp. Ông sinh trưởng ở thành phố Ni-giơ-ri Nô-vơ-gô-rốt, trong một gia đình lao động nghèo. M. Go-rơ-ki đã trải qua tuổi thơ cay đắng, tủi nhục. Bố mất sớm, mẹ đi lấy chồng khác, A-li-ô-sa ở với ông bà ngoại. Do cảnh nhà ngày càng túng thiếu, A-li-ô-sa phải bỏ học, tự kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau. Năm 16 tuổi, A-li-ô-sa đi Can-đan, ước mơ vào đại học, nhưng vì không có tiền nên lại phải tiếp tục đi làm nuôi thân. Các tác phẩm chính: bộ ba tiểu thuyết tự thuật Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1915-1916), Những trường đại học của tôi (1923), Người mẹ (1906-1907), Cuộc đời Clim Xam- ghin (1925-1936). b) Tác phẩm: Thời thơ ấu gồm 13 chương, là cuốn đầu tiên trong ba bộ tiểu thuyết nói trên. Phần này chủ yếu thuật lại quãng đời thơ ấu gian khổ của Go-rơ-ki trong khoảng thời gian sống cùng ông bà ngoại. 2. Đọc. 3. Bố cục: Đoạn trích có thể chia làm 3 phần: Phần 1 (Từ đầu đến “đầu đội chiếc mũ xù lông”.): Tình bạn tuổi thơ trong trắng. Phần 2 (Tiếp đến “cấm không được đến nhà tao!”): Tình bạn bị cấm đoán. Phần 3 (Phần còn lại) Tình bạn vẫn cứ tiếp diễn. Những chi tiết xuất hiện ở cả phần 1 và phần 3 tạo nên sự kết nối chặt chẽ: - những đứa trẻ - những con chim - truyện cổ tích - người dì ghẻ . để dựng lên công lớn". Niềm tự hào dân tộc của vua Quang Trung lại âm vang lời tuyên bố hào hùng chủ quyền dân tộc của " Bình Ngô đại cáo".Rõ

Ngày đăng: 01/11/2013, 07:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan