Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

10 460 1
Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty I.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. - Công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội trực thuộc Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Công ty có trụ sở đóng tại số nhà 53 phố Lê Đại Hành phường Lê Đại Hành quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 8611625 – 9760754. -Công ty được thành lập năm 1972 với tên gọi là Công ty vận tải, xây dựng trực thuộc sự quản lý của Sở xây dựng Hà Nội. Trong thời gian này hoạt động chủ yếu cả công ty là vận tải, vận chuyển các thiết bị xây lắp. -Sau đó do chuyển đổi cơ chế từ kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường đến năm 1994 công ty đổi tên thành Công ty xây lắp và kinh doanh vận tải Hà Nội. Với hoạt động kinh doanh chủ yếu là vận tải, vận chuyển các thiết bị xây lắp. Bên cạnh đó công ty có bổ sung thêm một lĩnh vực mới đó là hoạt động xây lắp, xây dựng. Trong thời gian này do chế độ quản lý và phương thức kinh doanh còn nặng về bao cấp, quan liêu nên lợi nhuận thu về không cao thậm chí còn bị lỗ. -Trước tình hình đó tháng 3 năm 2001, theo chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà Nước nên công ty quyết định chuyển đổi thành Công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội với hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng và kinh doanh các thiết bị xây lắp, vận tải hàng hoá đường bộ Nhờ có sự thay đổi đã đem đến cho công ty những khởi săc ban đầu, tuy nhiên bộ máy quản lý tổ chức chưa hoàn toàn thích hợp nên đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của công ty. -Đến tháng 8 năm 2004, theo chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý của Nhà Nước thành mô hình quản lý Công ty mẹ - Con ty con nên Công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội trở thành công ty con và chịu sự quản lý của Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. -Từ đó cho đến nay công ty đã có nhiều bước phát triển mới, tốc độ phát triển được cải thiện qua các năm. Công ty đã bàn giao được nhiều công trình dân dụng và công nghiệp với chất lượng cao, bàn giao đúng tiến độ. Công ty đã tạo dựng được uy tín của mình trên thị trường, đóng góp một phần không nhỏ cho ngân sách Nhà Nước, tạo thêm được công ăn việc làm cho người lao động và đã giúp cải thiện đời sống cho công nhân viên. Điều này được thể hiện qua bảng các chỉ tiêu kinh doanh của công ty qua 3 năm hoạt động gần đây: Chỉ tiêu Đvt 2003 2004 2005 1. Tổng giá trị sản lượng 1000đ 11414823 13515260 14825495 2. Doanh thu tiêu thụ 1000đ 8153445 9764230 10837560 3. Lợi nhuận 1000đ 485756 550763 615279 4. Tổng số lao động người 76 79 79 5.Thu nhập bình quân 1000đ 1000 1200 1500 6. Nộp ngân sách 1000đ 289723 300100 423540 II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty -Với những lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình, Công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và kinh doanh thiết bị Hà Nội đang ngày một trưởng thành và phát triển. Bằng chất lượng của các công trình đã bàn giao công ty đã dần khẳng định được uy tín của mình trên thị trường trong cả nước.Hiện nay, địa bàn hoạt động chủ yếu công ty là Thái Nguyên, Thái Bình, Hải Dương và Hà Nội. Hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm các ngành nghề sau: 1. Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, kỹ thuật hạ tầng, giao thông đường bộ và bưu chính viễn thông, thi công san lấp mặt bằng công trình, lắp đặt thiết bị công trình hạ tầng đô thị, trang trí nội ngoại thất các công trình xây dựng. 2. Sản xuất, khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng. 3. Vận tải hàng hoá đường bộ, kinh doanh thiết bị, phụ tùng chuyên ngành vận tải và máy xây dựng. 4. Sữa chữa, trùng đại tu thiết bị vận tải và máy xây dựng. 5. Được làm chủ đầu tư và tư vấn các dự án đầu tư xây dựng các công trình ghi tại mục 1. 6. Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng, cộng nghệ xây dựng. 7. Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà thuộc sở hữu công ty cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước. 8. Kinh doanh dịch vụ văn phòng và các dịch vụ khác. 9. Mua bán cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chính khoán. 10. Gia công, chế tạo các loại kết cấu thép, sản phẩm từ thép. 11. Nhận thi công các đường dây cao áp. Tuy nhiên, sản phẩm chủ yếu của công ty là các công trình dân dụng, công nghiệp, kinh doanh vật liệu xây dựng và kinh doanh cho thuê nhà xưởng, kho bãi thuộc sở hữu của công ty cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Để thực hiện tốt các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, công ty đã tổ chức một bộ máy quản lý gọn nhẹ, thích hợp, hiệu quả. III. Đặc điểm bộ máy quản lý Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức công ty Ban kiểm soát Phó giám đốc công ty Giám đốc công ty Phó giám đốc công ty Phòng KHKT - dự án Phòng TCHC Phòng tài vụ Xí nghiệp xây dựng số 1 Xí nghiệp xây dựng số 2 xi nghiep xay dưng so 3 Xưởng gia công cơ khí và bảo quản thiết bị Chủ tịch HĐQT Qua sơ đồ có thể thấy cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty bao gồm: • Ban lãnh đạo công ty: Giám đốc và hai phó giám đốc. • Phòng TCHC. • Phòng tài vụ. • Phòng KHKT dự án. • Xưởng gia công cơ khí và bảo quản thiết bị. • Xí nghiệp xây dựng: số 1, số 2, số 3. Trong đó chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của: 1. Ban giám đốc Được quy định theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty được Chủ tịch hội đồng quản trị ký duyệt. Bao gồm: - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. - Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty. - Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. - Báo cáo trước Hội đồng quản trị tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, cung cấp đầy đủ các tài liệu theo yêu cầu của HĐQT, chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp HĐQT. - Đại diện công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty khi được HĐQT uỷ quyền bằng văn bản. 2. Phòng tổ chức hành chính a) Công tác tổ chức - Lập kế hoạch nhân sự hàng năm. - Lập kế hoạch đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng. - Lập các báo cáo liên quan đến tổ chức nhân sự. - Lập và lưu giữ hồ sơ CBCNV công ty. - Theo dõi, cập nhật và phổ biến các văn bản pháp quy, hướng dẫn về tổ chức nhân sự. - Theo dõi kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, nội quy lao động. Đề xuất với giám đốc công ty về bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, thuyên chuyển cán bộ. - Theo dõi việc thực hiện chính sách đối với người lao động. b) Công tác hành chính - Tổ chức việc hoạt động hàng ngày của bộ máy công ty. - Tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty các biện pháp nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. - Thực hiện việc giao tiếp hành chính với bên ngoài. 3. Phòng KHKT và quản lý dự án a) Chức năng - Tham mưu với giám đốc công ty về kế hoạch SXKD và các chiến lược phát triển công ty. - Tìm kiếm, tiếp thị và đấu thầu các dự án. - Nghiên cứu, cập nhật các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho lĩnh vực SXKD của công ty. - Theo dõi và báo cáo giám đốc công ty tình hình thực hiện các dự án. b) Nhiệm vụ - Tiến hành nghiên cứu thị trường, công tác tiếp thị và đấu thầu các dự án. - Theo dõi, kiểm tra tiến độ, chất lượng, an toàn các dự án. - Lập các báo cáo và tham mưu cho ban giám đốc. 4. Phòng tài vụ a) Chức năng - Tham mưu với giám đốc công ty trong quản lý và điều hành sử dụng của công ty. -Theo dõi và báo cáo giám đốc tình hình sử dụng vốn công ty. - Cung cấp kịp thời, chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt động SXKD, tham mưu với ban giám đốc xử lý kịp thời trong quá trình sản xuất. b) Nhiệm vụ - Ghi chép phản ánh trung thực, kịp thời mọi phát sinh thu chi trong quá trình SXKD. - Phân chia lợi nhuận thực hiện theo điều lệ và chế độ phân phối lợi nhuận của Nhà Nước. - Đề xuất với giám đốc công ty quy chế tính lương, trợ cấp . của cán bộ công nhân viên. - Kết hợp với các bộ phận chức năng khác lập kế hoạch SXKD của công ty. 5. Xưởng gia công cơ khí và thiết bị a) Chức năng - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, gia công và lắp đặt các loại sắt tròn, sắt hình, khung nhôm kính . phục vụ cho yêu cầu SXKD của công ty. - Sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc, phương tiện thi công thuộc quyền quản lý của công ty. b) Nhiệm vụ - Quản lý nhân lực, thiết bị, vật tư được giao, thực hiện ghi chép thống kê đầy đủ số liệu và thực hiện báo cáo theo quy định hiện hành của công ty. - Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ cá máy móc thiết bị, phương tiện thi công, sản xuất. 6. Xí nghiệp xây dựng a) Chức năng - Thi công các công trình được công ty giao khoán. - Mở rộng và tìm kiếm thị trường để phát triển sản xuất. b) Nhiệm vụ - Thi công đảm bảo chất lượng, kỹ thuật, tiến độ, an toàn lao động của các công trình được công ty giao khoán. - Lập các báo cáo theo quy định của Nhà Nước, Tổng công ty, Công ty. IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy điều hành sản xuất Mô hình tổ chức bộ máy quản lý áp dụng theo cơ cấu trực tuyến chức năng có nguyên tắc như sau: - Nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân: Người chỉ huy của mỗi cấp lãnh đạo( giám đốc, xưởng trưởng, trưởng phòng, đội trưởng, chủ nhiệm công trình trực thuộc . ) là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình trước lãnh đạo cấp trên. - Nguyên tắc chế độ một thủ trưởng: Người chỉ huy cấp dưới chịu sự điều hành của một cấp trên trực tiếp. Lãnh đạo cấp trên có thể giao quyền có giới hạn cho cấp phó của mình thực hiện vai trò chỉ huy cấp dưới về một số chức năng hoặc một số quyền quản lý nào đó. - Nguyên tắc chấp hành mệnh lệnh: Cấp dưới chấp hành tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên, khi nhận được lệnh phải nắm vững được yêu cầu của lệnh, xem xét điều kiện thực hiện nếu thấy khả năng thự hiện không đúng theo yêu cầu phải có ý kiến báo cáo ngay, khi chưa có ý kiến thay đổi vẫn phải chấp hành mệnh lệnh đó. - Nguyên tắc phối hợp: Chỉ huy các cấp lãnh đạo ngang cấp phải có trách nhiệm phối hợp để thực hiện các quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của chỉ huy cấp trên. Theo nguyên tắc này thì các phòng ban chuyên môn phải có hướng dẫn chuyên môn, cung cấp thông tin cho các bộ phận thực hiện nhiệm vụ của mình và ngược lại các bộ phận phải cung cấp thông tin cho các phòng ban chuyên môn để phòng ban chuyên môn tổng hợp báo cáo cho giám đốc. Các phòng ban chuyên môn phải đổi thông tin, hệ thống hoá các thông tin giúp cho giám đốc ra các quyết định nhất quán. Bên cạnh đó do đặc điểm của sản phẩm xây lắp có ảnh hưởng lớn đến tổ chức quản lý và sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. Các công trình xây dựng thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, sản phẩm đơn chiếc, thời gian thi công lâu dài đòi hỏi một quy mô lớn các yếu tố đầu vào. Các công trình xây dựng đều đòi hỏi phải lập dự toán công trình. Các công trình xây dựng cố định tại nơi sản xuất nên chịu ảnh hưởng của nơi đặt công trình như địa hình, thời tiết, giá cả, thị trường . các điều kiện sản xuất khác như máy móc thiết bị, người lao động phải di chuyển tới địa điểm sản phẩm. Điều này làm cho công tác quản lý sử dụng tài sản của công ty rất khó khăn. Công tác tổ chức quản lý sản xuất của công ty luôn luôn tuân thủ theo quy trình công nghệ xây lắp sau: Đặc điểm quy trình công nghệ: Mua vật tư tổ chức nhân công Nhận thầu Tổ chức thi công Lập kế hoạch thi công Nghiệm thu bàn giao công trình Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm chủ yếu của công ty có đặc điểm là: liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau mỗi công trình đều có dự toán thiết kế riêng và thi công ở những địa điểm khác nhau. Do vậy quy trình công nghệ sản xuất của các công trình thường như nhau: giai đoạn khảo sát thiết kế, giai đoạn san nền, giải quyết mặt bằng thi công, đào đất, làm móng, giai đoạn xây trát, tranh trí nội thất. Mỗi giai đoạn tiêu hao định mức nguyên vật liệu, hao phí nhân công là khác nhau. Khi nhận thầu được một công trình do Tổng công ty, công ty, hay xí nghiệp tìm kiếm được đều thực hiện cơ chế giao khoán thông qua hợp đồng giao khoán giữa công ty và xí nghiệp trực thuộc theo quy chế có nội dung sau:  Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.  Tiền sử dụng vốn ngân sách và lãi vay nhân hàng của số vốn công ty định mức cho xí nghiệp.  Phụ phí cấp trên và các khoản chi phí quản lý công và trích lập các quỹ xí nghiệp. - Các công trình khác nhau có mức khoán khác nhau. Các đơn vị nhận khoán tổ chức thi công, chủ động cung ứng vật tư, nhân công, đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, an toàn lao động và các chi phí cần thiết để bảo hành công trình. Xí nghiệp nhận khoán tổ chức tốt công tác ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ nhằm phản ánh đầy đủ, khách quan, chính xác, kịp thời mọi hoạt động kinh doanh phát sinh. Tất cả các chứng từ phải đảm bảo đúng chế độ, chính sách, kỷ luật tài chính. Xí nghiệp phải lập kế hoạch tháng về vật tư, nhân công, tiến độ thi công. Cuối quý phải kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang. Công tác khoán trên đã tác động tới công tác hạch toán nhất là phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty, góp phần nâng cao trách nhiệm và quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả. . Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty I.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. - Công ty cổ phần đầu tư, xây lắp và kinh. chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty. - Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. - Báo cáo trước

Ngày đăng: 31/10/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan