Những cây thuốc quý

16 463 2
Những cây thuốc quý

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những cây thuốc quý A giao AGIAO 1. Tên dược: Colla corri Asini. 2. Tên thực vật: Equus asinnus L. 3. Tên thường gọi: Gelatin, Donkey-hide gelatin (agiao). 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Chất keo rán từ da của con lừa. 5. Tính vị: ngọt và tính ôn. 6. Qui kinh: phế, can và thận. 7. Công năng: bổ máu, cầm máu, bổ âm và nhuyễn phế. 8. Chỉ định và phối hợp: - Thiếu máu biểu hiện như hoa mắt, mờ mắt và trống ngực: Dùng phối hợp a giao với nhân sâm, đương qui và sinh địa hoàng. - Xuất huyết biểu hiện như nôn ra máu, chảy máu cam, đi ngoài ra máu, ra kinh nhiều, chảy máu trong khi thai nghén và chảy máu tử cung: Dùng phối hợp agiao với ngải diệp, sinh địa hoàng, bồ hoàng và ngẫu tiết. - Mất âm do bệnh do sốt gây ra biểu hiện như kích thích và mất ngủ hoặc co thắt và run chân, tay: Dùng phối hợp agiao với hoàng liên, bạch thược, câu đằng và mẫu lệ. - Ho do âm suy biểu hiện như ho có ít đờm ho biểu hiện như kích thích và mất ngủ hoặc co thắt và run chân, tay: D ùng phối hợp agiao với hoàng liên, bạch thược, câu đằng và mẫu lệ. - Ho do âm suy biểu hiện như ho có ít đờm hoặc ho ra đờm lẫn máu, khô miệng, kích thích và mạch nhanh: Dùng phối hợp agiao với sa sâm, mạch đông, hạnh nhân và xuyên bối mẫu. 9. Liều dùng: 5-10g 10. Thận trọng và chống chỉ định: kh ông d ùng agiao cho các trường hợp tỳ và vị k ém biểu hiện như kém ăn, khó tiêu hoặc buồn nôn và ỉa chảy. Ba đậu BA ĐẬU 1. Tên dược: Semen crotonis. 2. Tên thực vật: Croton tiglium L. 3. Tên thường gọi: Ba đậu (croton seed). 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hạt chín thu hái vào mùa thu, phơi khô và nghiền thành bột. 5. Tính vị: vị cay và rất độc. 6. Qui kinh: vị và đại tràng. 7. Công năng: thải nước, chữa phù, trừ đàm và có lợi cho họng. 8. Chỉ định và phối hợp: - Đau bụng và táo bón do hàn hoặc ứ máu ở ruột: Dùng phối hợp ba đậu với đại hoàng, can khương dưới dạng - Trẻ không tiêu sữa, đờm nhiều và co giật trẻ em: Dùng phối hợp ba đậu với thần khúc, đàn nam tinh và chu sa. - Cổ trướng: Dùng phối hợp ba đậu với hạnh nhân. - Viêm thực quản, đờm nhiều chẹn khí quản, thở nhanh, thậm chí nghẹt thở: Bột ba đậu thổi vào trong họng để gây nôn. - Nhọt và nhọt độc: Ba đậu dùng bên ngoài. 9. Liều dùng: 0,1-0,3g. 10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng ba đậu cho thai phụ. Không được trộn lẫn ba đậu với khiên ngưu hoa. Không ăn nóng hoặc uống nước nóng trong khi dùng ba đậu. Ba kích thiên A KÍCH THIÊN 1. Tên dược: Radix marindae officinalis 2. Tên thực vật: Morinda offcinalis How 3. Tên thường gọi: Morinda root - Ba kích. 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Rễ đào vào xuân hoặc đông. Loại bỏ rễ xơ, phơi nắng, rễ khô hầm và ngâm nước. Loại bỏ lõi rễ, phần còn lại cắt thành lát mỏng. 5. Tính vị: vị cay, ngọt và hơi ấm 6. Qui kinh: thận. 7. Công năng: bổ thận và cường dương, trừ phong và chuyển thấp. 8. Chỉ định và phối hợp: - Suy thận duong biểu hiện như đau và yếu lưng duới và dầu gốii, bất lực, xuất tinh sớm, vô sinh, loạn kinh nguyệt và cảm giác lạnh và đau bụng dưới: a) Dùng phối hợp ba kích với nhân sâm, nhục thung dung và thỏ ti tử để trị bất lực và vô sinh. b). Dùng phối hợp ba kích thiên với tục đoạn và đỗ trọng để trị đau và yếu lưng dưới và đầu gối. c) Dùng phối hợp ba kích thiên với nhục quế, cao lương khương và ngô thù du để chữa loạn kinh nguyệt. Dùng phối hợp ba kích thiên với tục đoạn, tang kí sinh và tỳ giải để trị cảm giác lạnh và đau ở vùng thắt lưng và đầu gối hoặc suy yếu vận động. 9. Liều dùng: 10-15g. 10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng vị thuốc này cho các trường hợp âm suy kèm vượng hỏa hoặc thấp nhiệt. Bạc hà BẠC HÀ 1. Tên dược: Herba Menthae. 2. Tên thực vật: Mentha haplocalyx Briq. 3. Tên thường gọi: Mentha (bạc hà) Peppermint. 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: toàn bộ cây cả lá thu hái quanh năm. Lá có thể hái 2-3 lần trong năm phơi khô trong bóng râm và thái nhỏ. 5. Tính vị: vị cay và tính mát. 6. Qui kinh: phế và can. 7. Công năng: trừ phong nhiệt, tỉnh thần và sáng mắt, tăng cường khí ở can, giúp nó vào can tự do, giúp ban mọc nhanh. 8. Chỉ định và phối hợp: - Hội chứng phong nhiệt biểu biểu hiện như sốt, đau đầu, sợ phong và hàn, đau họng và đỏ mắt: Dùng phối hợp bạc hà với cát cánh, ngưu bàng tử và cúc hoa. - Sởi giai đoạn đầu có ban nhẹ: Dùng phối hợp bạc hà và ngưu bàng tử và cát căn. - ứ khí ở can biểu hiện như cảm giác tức và đau ngực và vùng xương sườn: Dùng phối hợp bạc hà với bạch thược, sài hồ dưới dạng tiêu dao tán. 9. Liều dùng: 2-10g. 10. Thận trọng và chống chỉ định: không sắc kỹ vị thuốc này. Bạch cập BẠCH CẬP 1. Tên dược: Rhizoma Bletillae 2. Tên thực vật: Bletilla Striata (Thunb.) Reichb. f. 3. Tên thường gọi: Bạch cập 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Rễ thu hái vào mùa hè hoặc mùa thu. Loại bỏ rễ xơ, rửa sạch, phơi nắng cho khô và cắt thành lát mỏng. 5. Tính vị: Vị đắng, ngọt, se, hơi hàn. 6. Nơi tác dụng: Phế, can và vị. 7. Công năng: Cầm máu, giảm sưng tấy và làm nhanh lành vết thương. 8. Chỉ định và phối hợp: - Xuất huyết: a) Ho ra máu do âm hư ở phế: Dùng phối hợp bạch cập với a giao, ngẫu tiết và tỳ bà diệp; b) Nôn ra máu: Dùng phối hợp bạch cập với ô tặc cốt dưới dạng ô cập tán; c) Xuất huyết do chấn thương nội tạng: Dùng bạch cập một mình hoặc phối hợp với thạch cao để dùng ngoài. - Mụn nhọt và sưng tấy: a) Ðỏ, sưng, nóng và đau: Dùng phối hợp bạch cập với kim ngân hoa, xuyên bối mẫu, thiên hoa phấn và tạo giác thính dưới dạng nội tiêu tán; b) Loét không lành mạn tính: Bột bạch cầu được dùng trực tiếp lên vết thương. - Da nứt nẻ hoặc chân tay bị rạn nứt: Bột bạch cập được dùng phối hợp với dầu vừng để dùng ngoài. 9. Liều dùng: 3-10g 10. Thận trọng và chống chỉ định: Bạch cập tương tác với ô đầu. Bạch chỉ BẠCH CHỈ 1. Tên dược: Radix Angelicae Dahuricae. 2. Tên thực vật: Angelica dahurica (Fisch ex Hoffm). 3. Tên thường gọi: bạch chỉ Dahurian angelica root. 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ được đào vào giữa hè và thu, khi lá úa vàng. Loại bỏ rễ xơ, phơi khô, ngâm nước và thái thành lát mỏng. 5. Tính vị: cay tính ấm. 6. Qui kinh: can và vị. 7. Công năng: trừ phong, giải biểu, giảm sưng tấy và thải mủ và thấp, giảm đau. 8. Chỉ định và phối hợp: - Hội chứng phong hàn biểu như đau đầu, đau và tắc mũi: Dùng phối hợp bạch chỉ với tùng bạch hành, đậu thi và sinh khương. - Dịch mũi dày và dính (viêm xoang mũi): Dùng phối hợp bạch chỉ với thương nhĩ tử, tân di dưới dạng thương nhĩ tán. - Nhọt, hậu bối, loét và bệnh da: Dùng phối hợp bạch chỉ với qua lâu, xuyên bối mẫu và bồ công anh. - Khí hư do thấp như khí hư nước, hơi trắng và nhiều, không có mùi khó chịu. Dùng phối hợp bạch chỉ với bạch truật, ô tặc cốt và phục linh. - Khí hư do thấp nhiệt biểu hiện như khí hư nhiều dày, màu vàng có mùi khó chịu. Dùng phối hợp bạch chỉ với hoàng bá, xa tiền tử và khổ sâm. 9. Liều dùng: 3-10g. 10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng bạch chỉ khi âm hư. Bạch cương tàm BẠCH CƯƠNG TÀM Tên dược: Bombyx Batryticatus Tên động vật: Bombyx mori L. Tên thường gọi: Con tằm trắng cứng Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Con tằm bị chết cứng do nhiễm một loại sâu (beavveria bassiana) được phơi khô. Tính vị: Mặn, cay, bình Qui kinh: Can và phế Công năng: 1. Trấn phong (nội phong) và trừ co thắt. 2. Khu phong giảm đau; 3. Trừ độc tán kết. Chỉ định và phối hợp: 1. − Cơ giật do sốt cao và động kinh. Bạch cương tàm phối hợp với Thiên ma, Ðảm nam tinh và Ngưu hoàng. 2. − Co giật mạn tính kèm ỉa chảy kéo dài do tỳ hư. Bạch cương tàm phối hợp với Ðẳng sâm, Bạch truật và Thiên ma. 3. − Trúng phong (đột quị) biểu hiện mắt lác, méo mặt méo miệng. Bạch cương tàm phối hợp với Toàn hạt và Bạch phụ tử trong bài Khiên chính tán. 4. − Ðau đầu do phong nhiệt và chảy nước mắt do nhiễm phong. Bạch cương tàm phối hợp với Kinh giới, Tang diệp và Mộc tặc trong bài Bạch cương tàm tán. 5. − Ðau họng do phong nhiệt. Bạch cương tàm phối hợp với Cát căn, Phòng phong và Cam thảo. 6. − Rôm sảy và ngứa. Bạch cương tàm phối hợp với Thuyền thoái và Bạc hà. 7. − Tràng nhạc. Bạch cương tàm phối hợp với Xuyên bối mẫu và Hạ khô thảo. Liều lượng: 3-10g Thận trọng và chống chỉ định: Thuốc tươi được dùng trị chứng phong nhiệt, thuốc khô được dùng trị các chứng bệnh khác. Bạch đậu khấu BẠCH ĐẬU KHẤU Tên dược: Fructus Amomi kravanh Tên thực vật: 1. Amomum kravanh Pierre ex Gagnep. 2. Amomum compactum Soland. ex Maton. Tên thông thường: Bạch đậu khấu Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Quả chín vàng được thu hái từ tháng 10-12, phơi nắng cho khô rồi tán nhỏ. Tính vị: Cay, ấm Quy kinh: Phế, tỳ và vị Công năng: 1. Hành khí hóa đàm; 2. Ôn ấm tỳ vị và cầm nôn Chỉ định và phối hợp: 1. - Ðàm ứ ở tỳ vị hoặc khí trệ ở tỳ biểu hiện bụng đầy trướng và chán ăn. Bạch đậu khấu phối hợp với Hậu phác, Thương truật và Trần bì. 2. - Bệnh có sốt do đàm nhiệt giai đoạn đầu biểu hiện cảm giác tức nặng vùng ngực, không cảm thấy đói và rêu lưỡi nhờn dính. Bạch đậu khấu phối hợp với Hoạt thạch, ý dĩ nhân và Sa nhân trong bài Tam nhân thang. Với trường hợp thực nhiệt, Bạch đậu khấu phối hợp với Hoàng cầm, Hoàng liên và Hoạt thạch trong bài Hoàng cầm Hoạt thạch thang. 3. - Nôn do vị hàn. Bạch đậu khấu phối hợp với Hoắc hương và Bán hạ. 4. - Trẻ con nôn trớ do vị hàn. Bạch đậu khấu phối hợp với Sa nhân và Cam thảo. Liều lượng: 3-6g Bạch giới tử BẠCH GIỚI TỬ Tên dược: Semen Sinapsis seu Brassicae Tên thực vật: 1. Sinapsis alba (L.) Boiss,; 2. Brassica Juncea (L.) Czern. et Coss Tên thường gọi: Hạt cải trắng Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Sau khi quả cây cải trắng chín già vào mùa hè hoặc mùa thu, thu hoạch hạt và phơi khô Tính vị: Cay, ấm Qui kinh: Phế Công năng: 1. Ôn phế trừ đàm; 2. Hành khí tán kết; 3. Thông kinh lạc và giảm đau. Chỉ định và phối hợp: 1. - Phế khí ngưng trệ do hàn đàm biểu hiện ho nhiều đờm, đờm loãng và trắng, cảm giác bứt rứt trong ngực. Bạch giới tử phối hợp với Tô tử và Lại phục tử trong bài Tam tử dưỡng thân thang. 2. - Ðàm ẩm ngưng trệ ở ngực và cơ hoành biểu hiện sưng đau ở ngực và vùng nghi bệnh. Bạch giới tử phối hợp với Cam toại và Ðại kế. 3. - Bế tắc kinh lạc do đàm ẩm biểu hiện đau khớp và tê các chi. Bạch giới tử phối hợp với Một dược và Mộc hương. 4. - Mụn nhọt và sưng nề mà không đổi màu da. Bạch giới tử phối hợp với Lộc giác, Nhục quế và Thục địa hoàng trong bài Dương hòa thang. Liều lượng: 3-10g Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng trong các trường hợp dị ứng da. Bàng đại hải BÀNG ĐẠI HẢI 1. Tên dược: Semen Sterculiae Lychnopherae 2. Tên thực vật: Sterculia Lych nophera Hance 3. Tên thường gọi: Bàng đại hải 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Hạt thu hái từ tháng 4 đến tháng 6 sau khi quả chín. Phơi khô dưới nắng. 5. Tính vị: Ngọt và tính hàn. 6. Nơi tác dụng: Phế và đại tràng. 7. Công năng: Thanh nhiệt ở phế, trừ khí ở phế, nhuận tràng 8. Chỉ định và phối hợp: - Làm yếu khí ở phế để tán khí do tích nhiệt ở phế biểu hiện như đau họng, thô giọng, ho có đờm màu vàng dày và dính và đờm khó khạc: Dùng phối hợp bàng đại hải với cát cánh, thuyền thoái, bạc hà và cam thảo, có thể dùng riêng hoặc hãm như chè. - Táo bón do tích nhiệt: Dùng phối hợp bàng đại hải dưới dạng hãm hoặc phối hợp với các dược liệu nhuận tràng khác. 9. Liều dùng: 3-5g (Liều dạng bột giảm đi một nửa). Băng phiến BĂNG PHIẾN 1. Tên dược: Borneolum Syntheticum 2. Tên thực vật: - Drylyobalanops aromatica Gaertn. f. - Blumea balsamifera DC. 3. Tên thường gọi: Băng phiến 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Thân của cây long não được hầm và sau đó làm lạnh thành các tinh thể. 5. Tính vị: Hăng cay, đắng và hơi hàn. 6. Nơi tác dụng: Tâm, tỳ và phế. 7. Công năng: Khai khiếu và tỉnh thần. Thanh nhiệt và giảm đau. 8. Chỉ định và phối hợp: - Bất tỉnh do sốt cao: Dùng phối hợp băng phiến với sạ hương dưới dạng an cung ngưu hoàng hoàn. - Sưng, đỏ và đau mắt: Dùng băng phiến như thuốc nhỏ mắt. - Ðau họng hoặc loét miệng: Dùng phối hợp băng phiến với Natri borat và cam thảo và măng tiêu dưới dạng băng bằng tán. 9. Liều dùng: 0,03 - 0,1g (dạng viên) 10. Thận trọng và chống chỉ định: Thận trọng khi dùng băng phiến cho thai phụ. Biển đậu BIỂN ĐẬU 1. Tên dược: Semen dolichoris 2. Tên thực vật: Dolichos lablab L 3. Tên thường gọi: Dolichos seed, Hyacinthbean (biển đậu), Egyptian lidney bean. 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: hạt chín thu hái vào mùa thu, phơi nắng 5. Tính vị: vị ngọt và hơi ấm. 6. Qui kinh: tỳ và vị. 7. Công năng: bổ tỳ và chuyển dạng thấp (trừ thấp). 8. Chỉ định và phối hợp: - Tỳ kém không chuyển hoá và vận chuyển được nước biểu hiện như mệt mỏi kém ăn, phân lỏng hoặc ỉa chảy, hoặc khí hư do thấp trọc chạy xuống dưới, dùng phối hợp biểu đậu với nhân sâm, bạch truật, phục linh dưới dạng sâm linh bạch truật tán. - Mất điều hoà tỳ và vị do xâm nhiễm của nhiệt thấp mùa hè gây bệnh ngoại sinh biểu hiện như nôn và ỉa chảy: Dùng phối hợp biển đậu với hương nhu, hậu phác dưới dạng hương nhu tán. 9. Liều dùng: 10-20g. 10. Thận trọng và chống chỉ định: dược liệu dạng sống dùng để thanh nhiệt mùa hè. Dược liệu đã chế biến để kiện tỳ và cầm đi ngoài. Biểu xúc IỂU XÚC 1. Tên dược: Herba polygoni avicularis. 2. Tên thực vật: polygonum aviculare L. 3. Tên thường gọi: polygonum common knotgrass (biển xúc). 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: phần trên mặt đất của cây thu hái vào mùa hè và phơi nắng. 5. Tính vị: vị đắng và hơi hàn 6. Qui kinh: bàng quang. 7. Công năng: tăng chuyển hoá nước, điều hoà tiểu tiện bất thường, diệt ký sinh trùng và trị ngứa. 8. Chỉ định và phối hợp: - Thấp nhiệt ở bàng quang biểu hiện như nước tiểu ít và có máu, đau khi tiểu, buồn đi tiểu và hay đi tiểu: Dùng phối hợp biển xúc với cù mạch, mộc thông và hoạt thạch dưới dạng bất chính tán. - EXZEMA và viêm âm đạo do trichomonas: Nước sắc biển xúc dùng để rửa. 9. Liều dùng: 10-15g. Bách hợp BÁCH HỢP 1. Tên dược: Bulbus Lilii 2. Tên thực vật: Lilium brownii var. Viridulum baker; Lilium pumilum DC. 3. Tên thường gọi: Lilybulb bách hợp 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: củ lấy vào mùa thu, rửa sạch bằng nước hoặc hầm, phơi khô hoặc nướng. 5. Tính vị: vị ngọt, hơi hàn 6. Qui kinh: phế và tâm 7. Công năng: Nhuyễn phế và giảm ho. Thanh nhiệt và giảm phong. 8. Chỉ định và phối hợp: âm suy ở phế kèm vượng hoả biểu hiện như ho và ho ra máu: Dùng phối hợp bách hợp với tuyên sâm, xuyên bối mẫu và sinh địa hoàng dưới dạng bách hợp cố kim thang. Giai đoạn cuối của bệnh do sốt gây ra kèm nhiệt tồn biểu hiện như kích thích, trống ngực mất ngủ và ngủ mơ: Dùng phối hợp bách hợp với tri mẫu, sinh địa hoàng dưới dạng bách hợp địa hoàng thang 9. Liều dùng: 10-30g. 10. Thận trọng và chống chỉ định: không dùng vị thuốc này cho các trường hợp ho do phong, hàm xâm nhiễm hoặc ỉa chảy do hàn ở tỳ và vị. Bạch mao căn BẠCH MAO CĂN 1. Tên dược: Rhizoma Imperatae 2. Tên thực vật: Imperata cylindrical Beauv var major (Nees) C.E. Hubb 3. Tên thường gọi: Imperata Rhizoma (bạch mao căn) Wody grass. 4. Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: rễ củ đào vào mùa thu hoặc xuân, rửa sạch, phơi nắng và cắt thành từng đoạn. 5. Tính vị: vị ngọt và tính hàn 6. Qui kinh: phế, vị và bàng quang 7. Công năng: làm mát máu và cầm máu thanh nhiệt và lợi tiểu. 8. Chỉ định và phối hợp: - Xuất huyết do giãn mạch mạch quá mức bởi nhiệt: Dùng phối hợp bạch mao căn với trắc bách diệp, tiểu kế và bồ hoàng. - Nước tiểu nóng, phù và vàng do thấp nhiệt: Dùng phối hợp bạch mao căn với xa tiền tử và kim tiền thảo. 9. Liều dùng: 15-30g (dạng tươi 30-60g). Bạch phụ tử ẠCH PHỤ TỬ Tên dược: Rhizoma Typhonii gigantei seu Radix Aconiti coreani Tên thực vật: 1. Typhonium gigantenum Engl.; 2. Aconitum coreanum (Levl.) Raip. Tên thông thường: Bạch phụ tử Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Rễ củ được đào vào mùa thu. Sau khi loại bỏ củ xơ và bỏ vỏ, củ được xông lưu huỳnh một hoặc hai lần. Sau đó phơi nắng cho khô và thái miếng Tính vị: Cay, ngọt, ấm và có độc Quy kinh: Tỳ và vị. Công năng: 1. Thẩm thấp trừ đàm; 2. Khu phong chống co thắt; 3. Giải độc và tán kết. Chỉ định và phối hợp: 1. - Phong đàm hưng thịnh biểu hiện chuột rút, co giật và liệt mặt. Bạch phụ tử phối hợp với Thiên nam tinh, Bán hạ, thiên ma và Toàn hạt. 2. - Co giật và co thắt trong bệnh uốn ván. Bạch phụ tử phối hợp với Thiên nam tinh, Thiên ma và Phòng phong. 3. - Ðau nửa đầu. Bạch phụ tử phối hợp với Xuyên khung và Bạch chỉ. Liều lượng: 3-5g Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng khi có thai. Nói chung, thuốc sống không dùng trong. Bạch quả BẠCH QUẢ 1. Tên dược: Semen Ginkgo. 2. Tên thực vật: Ginkgo biloba L. [...]... giới và Thuyền thoái Liều lượng: 6-10g Bạch thược BẠCH THƯỢC Tên dược: Radix Paeoniae alba Tên thực vật: Paeonia lactiflora pall Tên thường gọi: Củ cây hoa mẫu đơn trắng Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Củ cây hoa mẫu đơn trắng được thu hoạch vào mùa hè Những củ xơ được rửa sạch và bỏ vỏ Sau đó củ được đồ chín và phơi khô Sau đó ngâm lại lần nữa trước khi thái miếng Tính vị: Ðắng, chua, hơi lạnh... hợp bạch quả với hoàng bá và xa tiền tử b) Suy thận dương biểu hiện như khí hư đục (hơi trắng) không mùi: Dùng phối hợp bạch quả với nhục quế, hoàng kỳ và sơn thù du 9 Liều dùng: 6-10g 10 quá liều vị thuốc này gây độc Bạch tật lê BẠCH TẬT LÊ Tên dược: Fructus Tribuli Tên thực vật: Tribulus terestris L Tên thông thường: Bạch tật lê Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Quả chín được thu hái vào mùa... xác 7 - Ðau đầu chóng mặt do can dương vượng Bạch thược phối hợp với Ngưu tất, Câu đằng, Cúc hoa Liều lượng: 5-10g Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng trong các trường hợp chứng hàn hoặc dương hư Thuốc tương tác với Lê lô Bạch tiên bì BẠCH TIÊN BÌ 1 Tên dược: Cortex Dictamni radicis 2 Tên thực vật: Dictamnus dasycarpus turcz 3 Tên thường gọi: Dittany bark (bạch tiên bì) 4 Bộ phận dùng và phương... nước kèm theo mất tân dịch Bồ công anh BỒ CÔNG ANH 1 Tên dược: Herba taraxaci 2 Tên thực vật: Taraxacum mongolicum Hand Mazz 3 Tên thường gọi: Bồ công anh 4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: toàn bộ cây thu hái vào mùa hè hoặc thu, sửa sạch trong nước và phơi khô trong nắng 5 Tính vị: vị đắng, ngọt và tính hàn 6 Qui kinh: vị và can 7 Công năng: thanh nhiệt và giải độc, trừ thấp 8 Chỉ định và phối... sống giải ứ trệ và giảm đau Bội lan BỘI LAN 1 Tên duợc: Herba Eupatorii 2 Tên thực vật: Eupatorium fortunei turcz 3 Tên thường gọi: Bội lan 4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: phần trên mặt đất của cây thu hoạch vào hè hoặc thu, cắt thành từng đoạn và phơi nắng 5 Tính vị: vị cay và tính ôn 6 Qui kinh: tỳ và vị 7 Công năng: chuyển thấp, thanh nhiệt mùa hè 8 Chỉ định và phối hợp: - Thấp phong bế tỳ... và ích chí nhân 9 Liều dùng: 5-10g BỘI LAN 1 Tên duợc: Herba Eupatorii 2 Tên thực vật: Eupatorium fortunei turcz 3 Tên thường gọi: Bội lan 4 Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: phần trên mặt đất của cây thu hoạch vào hè hoặc thu, cắt thành từng đoạn và phơi nắng 5 Tính vị: vị cay và tính ôn 6 Qui kinh: tỳ và vị 7 Công năng: chuyển thấp, thanh nhiệt mùa hè 8 Chỉ định và phối hợp: - Thấp phong bế tỳ . Những cây thuốc quý A giao AGIAO 1. Tên dược: Colla corri Asini. 2. Tên thực vật: Equus. Tên thường gọi: Củ cây hoa mẫu đơn trắng Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Củ cây hoa mẫu đơn trắng được thu hoạch vào mùa hè. Những củ xơ được rửa

Ngày đăng: 31/10/2013, 12:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan