THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO PTNT THANH TRÌ

37 452 0
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO PTNT THANH TRÌ 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thanh trì 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. NHNo & PTNT ra đời theo NĐ 53/NĐ- HĐBT ngày 26/3/1988 với tên gọi là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam từ ngày 01/7/1988. Lúc đó có 43 Chi nhánh Tỉnh Thành Phố, 448 Chi nhánh huyện với 31.470 cán bộ viên chức. Tổng nguồn vốn 575 tỷ đồng, tổng dư nợ là 554 tỷ đồng. NHNo & PTNT Thanh trì được thành lập theo quyết định số 458 ngày 01/09/1995 , đóng trụ sở tại huyện Thanh Trì. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Tính đến cuối năm 2005 chi nhánh có 83 cán bộ công nhân viên. Trong đó có 4 chi nhánh cấp 2 và 2 phòng giao dịch. Trong đó Trình độ trên đại học 2 người (chiếm 2,41%) Trình độ đại học 57 người (chiếm 68,67%) Trình độ trung, sơ cấp 18 người (chiếm 21,69%) Chưa qua đào tạo 6 người (chiếm 7,23%) Hiện nay cán bộ tổ chức của NHNo & PTNT Thanh trì được phân bổ theo mô hình như sau: Giám đốc Nhiệm vụ của các phòng ban được quy định rõ trong quyết định số 169/QĐ- HĐBT ngày 07/9/2000 của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam. a) Ban giám đốc.( Bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc) - Giám đốc: Là người trực tiếp lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của chi nhánh theo đúng quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật, hội đồng quản trị, tổng giám đốc về các quyết định của mình. - Phó giám đốc: Trong phạm vi được phân công, uỷ quyền phó giám đốc có thể nhân danh giám đốc thực hiện: Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động của chi nhánh theo đúng quy định, giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh hàng ngày thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về những quyết định của mình. P.GiámP. Giám Ph òn g hà Ph òn g tha Ph òn g kin Ph òn g th Ph òn g kế Ph òn g KT 2 phòng giao dịch 4 chi nhánh trực thuộc Chủ động phối hợp giữa những phó giám đốc để giải quyết những vấn đề liên quan đến lĩnh vực được phân công. Phân tích tình hình kinh tế, nghiệp vụ kinh doanh, đề xuất sáng kiến phục vụ cho công tác chỉ đạo. Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý, năm và thực hiện theo chương trình đã được giám đốc duyệt. Duyệt các chương trình công tác hàng tuần của các phòng nghiệp vụ được giám đốc phân công, uỷ quyền, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các chương trình được duyệt. Thực hiện các công ciệc khác khi giám đốc giao. b) Phòng kinh doanh Hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh ngắn, trung và dài hạn. Quyết toán các kế hoạch đến các chi nhánh. Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương. Thực hiện cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, điều hoà vốn. Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro. Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định… c) Phòng kế toán ngân quỹ - Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống thanh toán theo quy định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng nông nghiệp. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, tiền lương đối với các chi nhánh NHNo & PTNT trên địa bàn trình Ngân hàng nông nghiệp cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định. - Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán quyết toán và các báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định. - Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. - Chấp hành các chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.…. d) Phòng kiểm tra,kiểm toán nội bộ. Tham mưu cho ban giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành hoạt động của chi nhánh theo đúng quy định, hạn chế rủi ro kinh doanh và bảo vệ an toàn tài sản đảm bảo tính chuẩn xác của số liệu hạch toán. Trực tiếp triển khai tác nghiệp các nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tổ chức tiếp dân, tiếp nhận đơn thư tố cáo, xác minh đề xuất phương án giải quyết theo quy định của pháp luật. Ngoài ra các phòng Hành chính, Thanh toán quốc tế mỗi phòng đều có chức năng và nhiệm vụ riêng và cũng được quy định cụ thể trong quyết định 169/QĐ- HĐBT ngày 07/9/2000. Như vậy với đội ngũ gọn nhẹ, cán bộ nhân viên có trình độ , nhiệt tình hăng say trong công việc, chi nhánh NHNo & PTNT Thanh trì trong thời gian qua đã đạt được những thành công đáng kể. Tạo dưng được chỗ đứng cho mình, xây dưng được mối quan hệ tôt đẹp với khách hàng. 2.1.3 Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện Thanh trì gồm 16 xã, thị trấn có diện tích đất tự nhiên là 6.325,5 ha trong đó đất nông nghiệp là 3.491,3 ha, dân số của huyện là 164.000 người, lao động trong độ tuổi là 87.500 người, lao động nông nghiệp là 40.320 người. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt 14 %. - Nông nghiệp tăng 2,45 % năm. - Công nghiệp tăng 20,6% năm. - Dịch vụ, thương mại tăng 18,5 % năm. - Sản xuất nông nghiệp chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi đã chuyển được 255 ha từ trồng lúa sang nuôi trồng thuỷ sản, đã phát triển 103 trang trại có giá trị sản xuất trên 50 triệu đ/ 1 trang trại. Hình thành các khu sản xuất tập trung như thuỷ sản Đông Mỹ, Đại Áng, rau an toàn Duyên Hà, Yên Mỹ, chăn nuôi Tả Thanh Oai. - Sản xuất công nghiệp tăng cả về số lượng và chất lượng, năm 2000 có 33 doanh nghiệp đến năm 2005 tăng lên 75 doanh nghiệp, số hộ sản xuất là 93 hộ. Đang xây dựng cụm công nghiệp Ngọc Hồi thu hút 33 doanh nghiệp vào đầu tư. - Dịch vụ thương mại phát triển chưa mạnh mới xây dựng xong trung tâm Thương mại, mạng lưới chợ chưa phát triển, một số dịch vụ mới bước đầu phát triển. - Thu hút được 241.747 triệu đồng cho đầu tư phát triển Trong những năm vừa qua Thanh Trì đã có những bước phát triển đáng kể. đặc biệt các cơ chế chính sách về đầu tư tín dụng, đảm bảo tiền vay, lãi suất … được ban hành về cơ bản đã được ứng dụng trong thực tiễn, tháo gỡ một phần những vướng mắc về cơ chế, thủ tục, tạo môi trường pháp ký thuận lợi cho công tác tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh những thuận lợi trên, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn như kinh tế của huyện vẫn còn kém phát triển, nông nghiệp vẫn chiếm khá lớn, trong khi đó cơ sở hạ tầng lại thấp kém, dân trí còn hạn chế, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, phát triển một số ngành còn mang tính tự phát, doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, vốn tự có thấp, công nghệ lạc hậu. 2.2 Khái quát kết quả hoạt động của chi nhánh 2.2.1 Về nguồn vốn hoạt động NHNo & PTHT Thanh trì là một Chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam nên vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn do NHNo Việt Nam quản lý. Hoạt động cơ bản của các Ngân hàng là kinh doanh tiền tệ và để thực hiện đúng vai trò “đi vay để cho vay” của mình thì công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Với các hình thức huy động đa dạng NHNo & PTNT Thanh trì đã có những thành tựu đạt được cụ thể: Bảng 2.1: Tình hình vốn huy động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền Số tiền So với 2003 Số tiền So với 2004 Tổng NVHĐ 603.806 655.042 108% 864.180 132% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2003-2005) Như vậy ta thấy trong những năm gần đây, nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng trưởng. Tổng nguồn vốn huy động tính đến ngày 31/12/2005 đạt hơn 864 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng là 132%, tăng 209.138 triệu so với năm 2004. Có thể nói kết quả đạt được như trên là do ban lãnh đạo Ngân hàng luôn chủ động bám sát tình hình cung cầu vốn trên thị trường và đưa ra những chính sách hợp lý nhằm thu hút tiền gửi từ bên ngoài. Cụ thể đa dạng hoá các hình thức tiền gửi với các mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt. Ngoài ra trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta là khá cao điều này kéo theo thu nhập của người lao động tăng cao, lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng tăng theo. Để thấy rõ hơn về nguồn vốn huy động của Ngân hàng, ta đi sâu vào cơ cấu nguồn vốn huy động. - Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % % so với 2003 Số tiền % % so với 2004 NV nội tệ 594.699 98,5 632.163 96,5 106 830.123 96 131 NV ngoại tệ 9.107 1,5 22.879 3,5 251 34.057 4 149 Tổng NV 603.806 655.042 864.180 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2003-2005) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy nguồn vốn nội địa của Ngân hàng đều tăng trưởng hàng năm với tốc độ tương đối đồng đều. Đặc biệt nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Thanh trì ( khoảng 96%) Điều đáng chú ý là nguồn vốn bằng ngoại tệ năm 2004 tăng mạnh so với năm 2003 là 251%, có thể thấy đây là tốc độ tăng trưởng khá lớn. Nguyên nhân có thể là do những năm gần đây, lãi suất ngoại tệ là khá cao và ổn định, trong khi đó tiền Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng mất giá nên người dân thích tích trữ ngoại tệ hơn. Năm 2005 vốn huy động bằng ngoại tệ tuy không tăng với tốc độ cao như năm 2004 những cũng tăng 149%. Đây cũng là tốc độ tăng khá lớn. Có thể nói những kết quả đạt được như trên là Ngân hàng đã chú trọng đến công tác huy động vốn cả về nội tệ và ngoại tệ, có những chính sách đúng đắn và hợp lý. Làm cho công tác huy động vốn của Ngân hàng được thuận lợi hơn. Đồng thời Ngân hàng cũng cần phải xem xét tình hình nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác nhau. Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % % so với 03 Số tiền % % so với 04 Tiền gửi dân cư 234.741 38,88 238.525 36,42 102 403.730 46,72 169 Phát hành GTCG 90.586 15 98.645 15,06 109 101.529 11,75 103 Tổ chức kinh tế 262.895 43,54 301.212 45,98 115 340.160 39,36 113 Tiền gửi kho bạc 15.234 2,52 16.254 2,48 107 18.001 2,08 111 TCTD khác 350 0,06 406 0,06 116 760 0,09 187 Tổng NV 603.806 655.042 864.180 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2003-2005) Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế là chiếm tỷ trọng cao hơn cả. Nhưng đến năm 2005 thì tiền gửi của dân cư lại chiếm tỉ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn huy động(46,72%), tức tiền gửi từ dân cư có xu hướng tăng. Đây thường là tiền gửi tiết kiệm, nên thường có thời hạn dài và tương đối ổn định vì vậy Ngân hàng có thể đảm bảo cho hoạt động tín dụng, đầu tư của Ngân hàng diễn ra ổn định. Trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế thường là tiền gửi thanh toánvậy nó có thời hạn ngắn và không ổn định. Để dảm bảo cho hoạt động kinh doanh của mình được diễn ra một cách thuận lợi Ngân hàng cần chú trọng đảm bảo cân đối giữa hai nguồn huy động này đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, mở rộng hoạt động thanh toán qua Ngân hàng. - Tiền gửi của các tổ chức chiếm một tỉ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng nhưng lại có xu hướng tăng năm 2005 gấp 1,87 lần so với năm 2004. Ngân hàng cần xem xét đồng thời với tỉ trọng tiền vay của các tổ chức tín dụng trong đó có phù hợp với lượng tiền gửi không để có biện pháp quản lý. Nhìn chung lượng tiền huy động từ các thành phần kinh tế trong 3 năm qua đều có xu hướng tăng. Đó là kết quả của những giải pháp đúng đắn và đồng bộ. Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được hiệu quả Ban giám đốc Ngân hàng cần phải có một chính sách sử dụng vốn một cách hợp lý và có hiệu quả. 2.2.2 Công tác sử dụng vốn. Trên cơ sở thực hiện có hiệu quả chiến lược huy động vốn một cách có hiệu quả NHNo & PTNT Thanh trì cũng đã thực hiện tốt công tác sử dụng vốn của mình. Bảng 2.4: Công tác sử dụng vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Số tiền % Số tiền % % so với 03 Số tiền % % so với 04 Tiền mặt 17.227 2,56 33.829 4,62 196 55.581 6,19 164 Tín dụng 449.676 66,83 527.192 72 117 650.675 72,48 123 Tiền gửi tại NHNN 25.365 3,77 30.264 4,13 119 32.258 3,59 106 Đầu tư GTCG 5.853 0,87 7.807 1,07 133 5.000 0,56 64 Tài sản cố định 55.739 8,29 73.965 10,1 132 16.323 1,82 22 TS có khác 118.970 17,68 59.178 8,08 49 137.846 15,36 233 Tổng tài sản 672.831 702.235 104 897.685 127 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2003-2005) Trong những năm qua NHNo & PTNT Thanh trì đã thực hiện hạch toán đầy đủ, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý quỹ an toàn, đảm bảo khả năng thanh toán, thực hiện có hiệu quả thanh toán không dùng tiền mặt chính xác, an toàn. Từ đó thu hút được nhiều doanh nghiệp, các nhân mở tài khoản, tăng tiền gửi và tăng thu phí dịch vụ. Trong 3 năm qua Ngân hàng đều đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu về tiền mặt cả nội và ngoại tệ cho khách hàng, nhất là nhu cầu chi tiền mặt cho kho bạc, thực hiện điều chuyển kịp thời, đúng chế độ đảm bảo an toàn tài sản kho quỹ, cụ thể: Lượng tiền mặt luôn được duy trì tại quỹ với tỷ lệ 2,56% trong tổng tài sản có năm 2003 và tăng trong những năm sau. Một điều có thể nhận thấy là hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm gần đây đều tăng và quan trọng là chiếm một tỷ lệ ngày càng cao trong tổng tài sản. Nếu như năm 2003 hoạt động tín dụng chỉ chiếm 66,83% trong tổng tài sản thì năm 2005 nó đã chiếm hơn 72% trong tổng tài sản. Việc gia tăng hình thức đầu tư này đã mang lại cho Ngân hàng nhiều lợi nhận hơn nhưng Ngân hàng cũng cần phải xem xét vấn đề an toàn trong hoạt động tín dụng. [...]... trách thực hiện công tác kế toán Hiện nay tổ chức bộ máy kế toán tại NHNo & PTNT Thanh trì được thực hiện theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán Phòng kế toán, ngân quỹ huyện Trưởng phòng Phó phòng kiêm kiểm soát Kế toán viên giao dịch, thanh toán, chuyển tiền,nội bộ PHÒNG KẾ TOÁN CÁC CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC Phòng kế toán, ngân quỹ tại Ngân hàng huyện chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác. .. có cho vay tiêu dùng, cho vay cầm cố, thế chấp, cho vay theo tổ Việc lưu trữ và sắp xếp hồ sơ cho vay rất an toàn, khoa học và hợp lý rất thuận tiện cho việc theo dõi kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi 2.4.8 Mối quan hệ giữa cán bộ kế toán cho vay và cán bộ tín dụng đối với từng khoản vay Đối với một món vay kể từ khi cán bộ tín dụng thực hiện việc thẩm định, xét duyệt cho vay đến khi kế toán cho vay thực. .. học sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng thực hiện đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn Tại NHNo & PTNT Thanh trì mối quan hệ giữa cán bộ tín dụng và kế toán cho vay được thực hiện rất tốt, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay 2.4.9 Ứng dụng công nghệ tin học vào nghiệp vụ kế toán cho vay Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã gây tác động không nhỏ đến... tránh tình trạng nợ quá hạn Ngoài ra kế toán cho vay còn phải lưu giữ bộ hồ sơ cho vay một cách cẩn thận, chu đáo, dễ tìm, có danh mục khách hàng vay vốn cụ thể Người được giao bảo quản hồ sơ phải chịu trách nhiệm nếu để mất, thất thoát, hoặc sữa chữa nội dung của bộ hồ sơ Hiện nay tại NHNo & PTNT Thanh trì có hai cán bộ kế toán có niệm vụ lưu giữ hồ sơ, một kế toán doanh nghiệp và một kế toán cho cá nhân,... được mã hoá tại NHNo & PTNT Việt Nam theo quyết định số 117 Kế toán viên muốn mở tài khoản chi tiết đối với thành phần kinh tế TK 211101: Cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước TK 211102: Cho vay đối với hợp tác xã TK 211103: Cho vay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn TK 211104: Cho vay doanh nghiệp tư nhân TK 211105: Cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài TK 211106: Cho vay hộ sản... chính xác dự phòng phải trích là một công việc hết sức quan trọng mà kế toán cho vay cần phải thực hiện 2.4.7 Sao hợp đồng tín dụng , lưu giữ và quản lý hồ sơ Đây là công việc cuối cùng của kế toán cho vay nhằm kiểm tra lại toàn bộ quá trình cho vay thông qua việc đối chiếu giữa hợp đồng tín dụng và sao Hàng tháng kế toán cho vay vào máy, in sao từng loại cho vay, từng khoản nợ đến hạn, trong... thống, máy in, máy fax nên nghiệp vụ hạch toán kế toán ngày càng kịp thời, chính xác, đạt hiệu quả cao 2.4.2 Cơ sở pháp lý để tổ chức và thực hiện kế toán cho vay tại Ngân hàng Tại NHNo & PTNT Thanh trì, hoạt động cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Tổng tài sản Có và đồng thời cũng mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng Tuy vậy hoạt động cho vay chứa đựng rất nhiều rủi ro vì vậy luôn... kịp thời của NHNo & PTNT Việt Nam và sự tin tưỏng của khách hàng, đặc biệt là sự cố gắng hết mình của của tập thể cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT Thanh trì đã và đang ngày càng phát triển 2.3 Thực trạng hoạt động cho vay - Ngiệp vụ cho vay là một nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của NHNo & PTHT Thanh trì, được thực hiện theo cơ sở pháp lý: Luật tổ chức tín dụng, luật doanh nghiệp Quy chế cho vay theo quyết... 211107: Cho vay thẻ tín dụng TK 211108: Cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi của khách hàng TK 211109: Cho vay khác Tài khoản chi tiết cấp V được mã hoá tại NHNo & PTHT Thanh trì như sau: TK cấp IV Ký hiệu khu vực của khách hàng vay vốn Số thứ tự của khách hàng - Các tài khoản cấp 2: TK 212: Cho vay trung hạn bằng VNĐ TK 213: Cho vay dài hạn bằng VNĐ TK 214: Cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ TK 215: Cho vay. .. thấy đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp kế toán cho vay tiến hành đăng ký hồ sơ khách hàng, hồ sơ khế ước vào máy Đối với những khoản vay có thể chấp hoặc cầm cố thì kế toán phải lập phiếu nhập ngoại bảng - Căn cứ vào số tiền vay trên hợp đồng tín dụng đã được ký kết kế toán cho vay tiến hành giải ngân Hạch toán chi tiết: Căn cứ vào số tiền trên chứng từ kế toán hạch toán: Nợ: TK cho vay thích hợp Có: TK thích . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NHNO PTNT THANH TRÌ 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thanh trì 2.1.1 Quá trình. thực trạng hoạt động cho vay của NHNo & PTNT Thanh trì ta cần phải xem xét trên các khía cạnh. 2.3.1 Quy mô tín dụng. Bảng 2.8: Kết quả dư nợ cho vay

Ngày đăng: 31/10/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thanh trì - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

2.1.

Khái quát quá trình hình thành và phát triển của NHNo & PTNT Thanh trì Xem tại trang 1 của tài liệu.
Với các hình thức huy động đa dạng NHNo & PTNT Thanh trì đã có những thành tựu đạt được cụ thể: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

i.

các hình thức huy động đa dạng NHNo & PTNT Thanh trì đã có những thành tựu đạt được cụ thể: Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ: - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.2.

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ: Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.3.

Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.6.

Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.5.

Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.8: Kết quả dư nợ cho vay - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.8.

Kết quả dư nợ cho vay Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng2.9: Dư nợ theo thời gian - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.9.

Dư nợ theo thời gian Xem tại trang 16 của tài liệu.
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003-2005) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

gu.

ồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003-2005) Xem tại trang 16 của tài liệu.
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003-2005) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

gu.

ồn: Bảng cân đối kế toán các năm 2003-2005) Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2.11: Tình hình dư nợ quá hạn - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.11.

Tình hình dư nợ quá hạn Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 2.12: Tình hình dư nợ quá hạn của 2 năm (2003 và 2004) - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.12.

Tình hình dư nợ quá hạn của 2 năm (2003 và 2004) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 2.13: Tình hình dư nợ quá hạn của năm 2005 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.13.

Tình hình dư nợ quá hạn của năm 2005 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.14: Thu nhập từ lãi cho vay của Chi nhánh - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI  NHNO  PTNT THANH TRÌ

Bảng 2.14.

Thu nhập từ lãi cho vay của Chi nhánh Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan