THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

57 409 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 2.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển Công ty Giầy Thượng Đình. Công ty Giầy Thượng Đình tiền thân là xí nghiệp X30 được thành lập từ năm 1957. Với lịch sử gần 50 năm xây dựng trưởng thành, Công ty đã trải qua một chặng đường không ngừng vươn lên tự đổi mới, phát triển khẳng định mình. Thời kỳ 1957-1960: Xí nghiệp chịu sự quản lý của Cục Quân nhu - Tổng cục Hậu cần QĐNDVN, có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng, giầy vải cung cấp cho bộ đội. Trong thời kỳ này, quy mô xí nghiệp còn nhỏ lao động thủ công là chủ yếu nên sản lượng còn rất thấp, khoảng 55.000 chiếc mũ/năm trên 200.000 đôi giầy/năm. Thời kỳ 1961-1972: Xí nghiệp X30 chính thức được chuyển giao từ Cục Quân nhu Tổng cục Hậu cần QĐNDVN sang Cục Công nghiệp Hà Nội – UBND thành phố Hà Nội. Tháng 6/1965: Xí nghiệp X30 đổi tên thành “Nhà máy Cao su Thụy Khê”. Quy mô của xí nghiệp khi đó được mở rộng, sản lượng tăng đáng kể đạt 150% kế hoạch. Cuối năm 1970, nhà máy cao su Thụy Khê sáp nhập với xí nghiệp giầy vải Hà Nội cũ đổi tên mới là: Xí nghiệp giầy vải Hà Nội. Thời điểm này sản phẩm của xí nghiệp phong phú hơn: giầy vải ngắn cổ, giầy vải cao cổ, ba ta, giầy cao su trẻ em đặc biệt đã có giầy Basket xuất khẩu theo Nghị định sang Liên Xô Đông Âu cũ. Tháng 6/1978: Xí nghiệp giầy vải Hà Nội hợp nhất với xí nghiệp giầy vải Thượng Đình lấy tên là xí nghiệp giầy vải Thượng Đình - Hà Nội. Khi đó số lượng CBCNV của xí nghiệp là 3.000 người, quy mô sản xuất cũng được mở rộng với 8 phân xưởng, 10 phòng ban nghiệp vụ, sản lượng giầy đạt tới 2,4 triệu đôi/năm. Toàn bộ các máy khâu đạp chân của xí nghiệp được thay thế bằng máy may công nghiệp, phân xưởng cán với máy cán O400, O560, O610 máy luyện kín đã được lắp đặt; cùng thời gian này 30 máy ép đúc nhãn hiệu Svit của Tiệp Khắc cũ cũng được lắp đặt. Chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để xí nghiệp phát huy thế mạnh sản xuất ra những đôi giầy đẹp, chất lượng cao hơn hẳn so với các bạn hàng khác trong ngành. Năm 1991, sau khi hệ thống XHCN sụp đổ hoàn toàn ở Liên Xô các nước Đông Âu thì Việt Nam rơi vào một tình thế hết sức khó khăn: Mất thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa lại chưa hình thành nên sản xuất bị đình trệ, số lượng công nhân nghỉ việc lên đến vài trăm. Mặt khác, chế độ bao cấp bị xóa bỏ, phải đứng ra hạch toán độc lập, xí nghiệp bước vào giai đoạn mới trong tình hình hết sức khó khăn: Vốn không có, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu. Tháng 7/1992, xí nghiệp chính thức hoàn thành chương trình hợp tác kinh doanh giầy vải xuất khẩu với công ty Kỳ Quốc - Đài Loan. Với tổng chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng trang thiết bị là 1,2 triệu USD đã nâng công suất hoạt động của xí nghiệp lên khoảng 4-5 triệu đôi/năm. Tháng 9/1992, lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xuất sang thị trường Pháp Đức. Tháng 11/1992, theo quyết định của UBND thành phố Hà Nội, xí nghiệp giầy vải Thượng Đình được đổi tên thành Công ty giầy Thượng Đình theo giấy phép thành lập số 2753 ngày 10/11/1992. Như vậy công ty đã chính thức trở thành một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện hạch toán độc lập chịu sự quản lý của Nhà nước. Tên giao dịch của công ty: ZIVIHA.COMPANY Trụ sở: 277 đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội. Tổng diện tích sử dụng: 35.000m 2 . Website: www.thuongdinh.com.vn Điện thoại: (04) 8544680 Sản phẩm của Công ty Giầy Thượng Đình có thế mạnh về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng chiếm thị phần lớn trong nước xuất khẩu, từng bước chinh phục những khách hàng khó tính như Nga, Pháp, Đức, Nhật, Italia… Năm 1996, sản phẩm của công ty đã đạt giải TOPTEN là một trong mười mặt hàng được người tiêu dùng yêu thích do báo Đại Đoàn Kết đứng ra tổ chức. Đầu năm 1999 được cấp chứng chỉ ISO9000 9002 của tổ chức QUAVERT (cơ quan chứng nhận của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam) tổ chức PSB Singapore (thành viên chính thức của tập đoàn chứng nhận quốc tế IQNET), ngoài ra công ty còn có nhiều giải thưởng khác nữa. Từ một xí nghiệp chuyên sản xuất quân trang phục vụ quân đội những năm 1950-1960 với công nghệ ban đầu hết sức thô sơ đến nay có thể nói công ty đã thực sự trở thành một doanh nghiệp có vị trí cao, vững chắc trong ngành công nghiệp nhẹ Nhà nước với những dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ tiên tiến. Hàng năm công ty sản xuất từ 4-5 triệu đôi giầy hoàn chỉnh, trong đó khoảng 40% dành cho tiêu thụ trong nước còn 60% đôi giầy được xuất sang các thị trường nước ngoài như: Nga, EU, Cuba… Sự tăng trưởng của công ty được biểu hiện qua một số chỉ tiêu những năm gần đây như sau: TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Doanh thu đồng 100.169.676.643 105.542.693.125 121.294.697.915 2 DT hàng xuất khẩu đồng 52.653.155.898 58.746.211.983 67.856.712.312 3 LNST đồng 789.169.520 980.156.827 676.131.000 4 Nộp ngân sách đồng 409.725.890 521.738.211 223.975.000 5 TN bình quân đồng/người 874.777 886.902 974.250 6 Số lượng CBCNV Người 2.012 2.114 2.500 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Giầy Thượng Đình. Công ty Giầy Thượng Đình là một đơn vị sản xuất kinh doanh tồn tại phát triển theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, lấy thu bù chi có lãi. Để phù hợp với cơ chế thị trường hệ thống theo quy định của Nhà nước, công ty đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tổ chức lao động theo đúng pháp luật đúng ngành nghề theo giấy phép thành lập công ty số 2753/QĐ ngày 10/11/1992. - Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giữ vững vai trò chủ đạo của ngành, trước hết là những sản phẩm giầy, dép chủ yếu ở những thời điểm ở thị trường nội địa, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của nhân dân cả nước; đồng thời công ty cũng phải đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường ngoài nước như: Đài Loan, EU, Hàn Quốc, Nhật… - Thực hiện tốt mục tiêu nộp ngân sách chịu mọi trách nhiệm về kết quả lao động của mình; quản lý kinh doanh có hiệu quả về tài sản, nguồn vốn, đội ngũ lao động bảo toàn vốn. - Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống của CBCNV, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa khoa học kỹ thuật cho CBCNV. - Mở rộng hợp tác kinh doanh với các thành phần kinh tế trong nước các đối tác nước ngoài để chứng tỏ công ty là một trong những doanh nghiệp có tầm cỡ. 2.1.3. Công tác tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Giầy Thượng Đình. 2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty. Công ty Giầy Thượng Đình là một đơn vị kế toán độc lập có đặc điểm sản xuất tập trung với quy mô sản xuất lớn, hoạt động định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên Công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Đứng đầu Công ty là giám đốc trực tiếp chỉ đạo 3 phòng ban là phòng kinh doanh- xuất nhập khẩu, phòng tổ chức hành chính phòng kế toán tài chính. Dưới giám đốc là 4 phó giám đốc giúp việc tham mưu điều hành các phòng ban còn lại các phân xưởng sản xuất. Nhiệm vụ chức năng cơ bản của các phòng ban, phân xưởng trong công ty được phân cấp như sau: - Phòng kinh doanh xuất – nhập khẩu: Có nhiệm vụ khai thác các đơn đặt hàng, tổ chức chào bán hàng xuất khẩu, tiến hành nhập máy móc thiết bị, nguyên vật liệu. - Phòng quản lý chất lượng: Có nhiệm vụ bám sát quá trình sản xuất để cùng các phân xưởng kiểm tra chất lượng của từng công đoạn sản xuất sản phẩm, quản lý chất lượng ở mọi khâu của quá trình sản xuất. - Phòng tiêu thụ: Có chức năng nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cải tiến phương thức bán hàng xác định giá bán kịp thời để tiêu thụ sản phẩm nhanh. - Phòng kế hoạch vật tư: Cung ứng vật tư phục vụ sản xuất, quản lý kho nguyên vật liệu, quản lý hệ thống máy vi tính trong công ty. - Phòng kế toán tài chính: Quản lý toàn bộ số vốn của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về chế độ thực hiện hạch toán kế toán độc lập. Phòng phải thường xuyên hạch toán việc chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, xây dựng bảo toàn có hiệu quả phát triển vốn. Thường xuyên theo dõi các khoản thu chi, hướng dẫn các phòng ban làm theo đúng thủ thục thanh toán với khách hàng, đồng thời tính toán lãi lỗ báo cáo trước giám đốc. - Phòng kỹ thuật – công nghệ: Có nhiệm vụ đảm bảo kỹ thuật công nghệ sản xuất, thiết kế, chế thử mẫu. - Phòng chế thử mẫu: Nhận mẫu giầy sản xuất thử các loại giầy theo đơn đặt hàng, nghiên cứu tạo mẫu giầy mới. Phòng này cũng có đủ máy móc thiết bị để hoàn thành một đôi giầy nhưng ở mức độ nhỏ (giầy mẫu). - Phòng hành chính – tổ chức: Có trách nhiệm tiếp khách, quản lý các giấy tờ thuộc hành chính, quản lý bố trí sắp xếp lao động trong toàn công ty; quản lý tiền lương thực hiện theo mọi chế độ về lao động như: Lương, thưởng, phụ cấp, bảo hộ lao động. - Phòng bảo vệ: Có trách nhiệm bảo vệ của cải vật chất cũng như con người, đảm bảo an ninh an toàn cho toàn công ty. - Ban vệ sinh công nhân – vệ sinh môi trường: Làm công tác vệ sinh môi trường, đảm bảo cho môi trường cảnh quan công ty luôn sạch đẹp. - Trạm y tế: Tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho CBCNV trong công ty. - Xưởng cơ năng: Bố trí điện, nước, năng lượng cho sản xuất phục vụ cho các hoạt động khác của toàn công ty. - Tại các phân xưởng thì được chia thành các tổ, đội sản xuất, có các quản đốc phân xưởng, phó quản đốc phân xưởng, tổ trưởng, tổ nhóm quản lý, nhân viên thống kê, nhân viên kỹ thuật. 2.1.3.2. Công tác tổ chức sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình. Công ty Giầy Thượng Đình tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, quá trình sản xuất sản phẩm được diễn ra liên tục từ khâu đưa vật liệu vào cho đến khi hoàn thiện sản phẩm. Hiện nay, Công ty có 7 phân xưởng sản xuất chính một phân xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. - Phân xưởng cắt 1, 2: Đảm nhiệm 2 khâu đầu của quy trình công nghệ là bồi tráng cắt vải bạt. Nguyên vật liệu (NVL) của công đoạn này chủ yếu là vải bạt các mầu, vải lót, mút xốp… NVL được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các NVL này lại với nhau bằng một lớp keo dính, vải được bồi trên máy với nhiệt độ lò sấy từ 1800-2000 0 C được bồi ở 3 lớp là lớp mặt, lớp lót lớp giữa. Các tấm vải sau khi được bồi xong thì chuyển cho bộ phận cắt. Sau khi cắt xong, sản phẩm của phân xưởng được chuyển sang phân xưởng may để lắp ráp mũ giầy. - Phân xưởng may giầy vải phân xưởng may giầy thể thao: đảm nhận công đoạn tiếp theo của phân xưởng cắt để may các chi tiết thànhgiầy hoàn chỉnh. NVL chủ yếu ở công đoạn này là: vải phin, dây, xăng… Quá trình may ở công đoạn này cũng phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như can góc, may nẹp, kẻ chỉ… Bán sản phẩm hoàn thành ở phân xưởng này là mũ giầy. - Phân xưởng cán: Có nhiệm vụ chế biến các hóa chất, sản xuất đế giầy bằng cao su. NVL của phân xưởng là cao su, các hóa hất ZnO, BaSO 4 Bán thành phẩmcông đoạn này là các đế giầy sẽ được chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giầy. - Phân xưởng gò, bao gói giầy vải phân xưởng gò, bao gói giầy thể thao: đảm nhiệm khâu cuối cùng của quy trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của khâu này là từng đôi giầy hoàn chỉnh. Mũ giầy đế giầy kết hợp với một số NVL khác như: dây giầy, dây gai, giấy lót giầy… được lắp ráp lại với nhau quét keo, dán đế, dán viền sau đó được đưa vào bộ phận lưu hóa để hấp ở nhiệt độ khoảng 130 0 C trong vòng 3-4 giờ nhằm đảm bảo độ bền của giầy. Sau khi giầy lưu hóa xong sẽ được xâu dây đóng gói. - Phân xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất là phân xưởng cơ năng chịu trách nhiệm cung cấp điện, nước, lắp đặt sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị cung cấp hơi nóng, áp lực. Sản phẩm của công ty có chu kỳ sản xuất ngắn, quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, trên dây chuyền sản xuất có thể sản xuất giầy hàng loạt với các mã giầy khác nhau theo đơn đặt hàng hoặc theo thiết kế của công ty. Ở mỗi giai đoạn sản xuất đều hình thành các bán thành phẩm nhưng chỉthành phẩm hoàn chỉnh mới được bán ra ngoài. Trong quá trình sản xuất giầy thể thao, do yêu cầu về mẫu mã có một số chi tiết khác với giầy vải. Nhưng nhìn chung các công đoạn trong quá trình sản xuất giầy vải hay thể thao đều phải trải qua một quá trình như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất Phân xưởng cắt Phân xưởng may Phân xưởng gò Sản phẩm ho n chà ỉnh Phân xưởng cán Các loại Vải qua Mũ vải bồi cắt giầy Gò Hấp Cao su Đế hóa chất giầy 2.1.3.3. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Giầy Thượng Đình. a. Chức năng, nhiệm vụ cơ cấu của bộ máy kế toán. Nhiệm vụ chung của bộ máy kế toán Công ty Giầy Thượng Đình là giám đốc về mặt tài chính của công ty, thực hiện đầy đủ các chính sách của Nhà nước, thực hiện công tác kế toán, thống theo nhiệm vụ được giao, lập báo cáo cần thiết theo yêu cầu của chế độ theo yêu cầu quản trị, tiến hành phân tích kinh doanh, giúp ban giám đốc ra quyết định kinh tế. Công ty Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, phạm vi hoạt động tập trung tại một địa điểm. Để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty vận dụng hình thức kế toán tập trung. Thủ quỹ Kế toán trưởng Kế toán thanh toán BHXH, quỹ tiền mặt Kế toán thanh toán với người bán Kế toán vật tư Kế toán tiền lương, thanh toán tạm ứng Kế toán TSCĐ, CCDC Kế toán TGNH, tập hợp CPSX v tính giá th nhà à Nhân viên thống phân xưởng Kế toán th nh phà ẩm, tiêu thụ v thuà ế Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ` Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ cung cấp số liệu * Kế toán trưởng: Giúp Ban giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở công ty, đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát toàn bộ hệ thống kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp, cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công ty để ban giám đốc ra quyết định kinh doanh. * Kế toán TSCĐ, CCDC: Ghi chép kế toán chi tiết tổng hợp TSCĐ, CCDC tồn kho, phân bổ CCDC. Căn cứ vào số lượng nguồn TSCĐ để trích khấu hao sau đó phân bổ cho các đối tượng liên quan, theo dõi hạch toán việc nhập, xuất sử dụng CCDC hàng tháng. * Kế toán tiền lương các khoản trích theo lương: Tính lương các khoản trích theo lương cho người lao động, theo dõi thanh toán lương bảo hiểm xã hội. * Kế toán tiền mặt: Có trách nhiệm lập các phiếu thu, chi tiền mặt, phản ánh ghi chép đầy đủ số liệu ghi vào sổ kế toán tiền mặt theo trình tự phát sinh cả khoản thu, chi (nhập, xuất) quỹ tiền mặt, tính ra số tồn quý vào cuối (tháng) ngày. * Kế toán tiền gửi ngân hàng: Có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh tình hình tăng, giảm số dư tiền gửi ngân hàng hàng ngày. * Thủ quỹ: Tiến hành thu, chi, tập hợp kiểm quỹ tiền mặt. * Kế toán thanh toán với người bán: Theo dõi tình hình thanh toán công nợ với từng đơn vị bán hàng trong ngoài nước, hạch toán ghi sổ TK331. * Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ giám sát vật tư nhập kho hàng ngày, đối chiếu các phiếu xuất kho với định mức vật tư cấp theo đơn đặt hàng phòng kế hoạch vật tư, phát hiện đề xuất với lãnh đạo công ty các loại vật tư tồn kho, ứ đọng, các loại vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng, hạch toán mọi sự biến động về vật liệu ghi sổ kế toán đầy đủ, kịp thời. * Kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, tiêu thụ, xác định kết quả kinh doanh nộp NSNN: có nhiệm vụ tập hợp phân bổ các chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, tính giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành kết chuyển chi phí các đơn đặt hàng chưa hoàn thành vào tháng sau. Lập biểu tính giá thành thực tế so sánh với giá bán. Cuối kỳ xác định kết quả kinh doanh, xác định số thuế phải nộp cho NSNN ghi sổ kế toán. * Nhân viên thống kê: Lập thống thời gian lao động, thống khối lượng sản phẩm của mỗi lao động để chuyển cho kế toán tiền lương kế toán giá thành, thống vật tư xuất dùng giúp kế toán nguyên vật liệu tính được chi phí nguyên vật liệu thống các số liệu cần thiết khác. b. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty. Công ty sử dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ. Hệ thống sổ kế toán trong công ty gồm có: Nhật ký chứng từ số 1: Ghi có TK111 Nhật ký chứng từ số 5: Ghi có TK331 Nhật ký chứng từ số 7: Ghi có TK142, 152, 153, 154, 334, 338 Nhật ký chứng từ số 10: Ghi có TK còn lại Bảng số 4:Tập hợp CPSX theo mã sản phẩm Bảng số 6:Tập hợp chi phí trả trước Ngoài ra còn có các bảng phân bổ số 1, 2, 3… Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán CPSX tính giá thành sản phẩm theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Các chứng từ gốc: -Bảng thanh toán tiền lương -Phiếu xuất kho vật tư -…………. -Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký chứng từ số 7 Sổ Cái TK621, TK622, TK627, TK154 (631) Các bảng phân bổ: -Tiền lương -VL v CC, DCà -Tính v phân bà ổ khấu hao TSCĐ Thẻ tính giá th nh sà ản phẩm Báo cáo kế toán - Bảng số 4 - Bảng số 5 - Bảng số 6 [...]... cho công tác tính giá thành thì chi phí được tập hợp theo từng mã sản phẩm do công ty thường sản xuất theo các loạt hàng hoặc các đơn đặt hàng * Đối tượng tính giá thành Tại công ty Giầy Thượng Đình, do sản phẩm chủ yếu được sản xuất theo các đơn đặt hàng nên đối tượng tính giá thành của công ty là từng mã sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ tập hợp chi phí, tức là công ty. .. suất lao động thực tế, sản lượng sản phẩm hoàn thành, thời gian để sản xuất một lượt sản phẩm hoàn thành nhập kho, tính chất công việc bậc thợ có xác nhận của giám đốc Đơn giá này được tính cụ thể cho từng công đoạn sản xuất Công ty trả lương cho công nhân sản xuất theo hình thức lương sản phẩm: Tiền lương Đơn giá lương sản phẩm phải = sản phẩm trả công nhân x Số lượng sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn... ngày 01/01/N kết thúc vào ngày 31/12/N hàng năm (dương lịch) e Công ty hạch toán theo tháng, đơn vị tiền tệ kế toán sử dụng ghi sổ là Việt Nam đồng 2.2 Thực tế công tác kế toán tại Công ty Giầy Thượng Đình 2.2.1 Đối tượng tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành sản phẩm * Đối tượng tập hợp CPSX Đối tượng kế toán tập hợp CPSX tại công ty Giầy Thượng Đình là từng phân xưởng từng mã sản phẩm Căn cứ... phẩm Đối với chi phí nhân công trực tiếp thì chi phí của từng mã sản phẩm tại từng phân xưởng sẽ được theo dõi tập hợp trên “Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo mã sản phẩm Để phục vụ cho công tác hạch toán CPSX tính giá thành sản phẩm, kế toán sẽ in từ máy tính sổ chi tiết TK622 của từng mã sản phẩm trong tháng để theo dõi, đối chi u kiểm tra một cách chính xác SỔ CHI TIẾT TK622-CPNCTT... xuất của công ty chi m tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Chính vì vậy mà việc hạch toán loại chi phí này đòi hỏi chính xác, tỉ mỉ đầy đủ để đảm bảo mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp cho đối tượng sử dụng theo giá thực tế của từng nguyên vật liệu xuất dùng Để tiến hành sản xuất hoàn thành một sản phẩm giầy thì nguyên... lương của công nhân trực tiếp sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ… Công ty thực hiện trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức lương sản phẩm Hiện nay, do hoạt động sản xuất kinh doanh đã đi vào nề nếp nên công ty đã xây dựng được đơn giá tiền lương đối với từng công đoạn sản xuất tương đối đầy đủ khá thực tế Đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng kế hoạch tính dựa vào năng suất lao động thực. .. kết chuyển toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp sang TK154, kế toán ghi: Nợ TK154-ISA.01 Có TK622-ISA.01 : 36.264.998 : 36.264.998 c Kế toán chi phí sản xuất chung Do chi phí sản xuất chung không thể tập hợp được cho từng đối tượng ghánh chịu chi phí nên kế toán sẽ phải tập hợp chi phí sản xuất chung theo từng nội dung cụ thể Cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức quy định của công ty Chi. .. khoản kế toán sử dụng chủ yếu Để tập hợp CPSX, công ty sử dụng các tài khoản: TK621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK627 – Chi phí sản xuất chung TK154 – Chi phí SXKD dở dang một số tài khoản có liên quan khác 2.2.3.2 Trình tự tập hợp CPSX tại công ty Giầy Thượng Đình a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất của công. .. TK621-ISA.01: 351.880.229 b Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty giầy Thượng Đình bao gồm các khoản tiền mà công ty phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Nó bao gồm có chi phí tiền lương chính, phụ, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất không phân biệt công nhân đó sản xuất sản phẩm để tiêu thụ nội địa hay gia công cho nước ngoài Ngoài ra... Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ tập hợp chi phí, tức là công ty tính giá thành theo tháng 2.2.2 Phân loại CPSX công tác quản lý CPSX của công ty Giầy Thượng Đình Để phục vụ công tác tập hợp CPSX tính giá thành sản phẩm, công ty phân loại CPSX theo khoản mục chi phí, cụ thể như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính (như vải các loại, bạt, phin, chéo…), . THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH 2.1. Đặc điểm chung của doanh nghiệp. 2.1.3.2. Công tác tổ chức sản xuất tại Công ty Giầy Thượng Đình. Công ty Giầy Thượng Đình tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, quá trình sản xuất sản phẩm

Ngày đăng: 30/10/2013, 16:20

Hình ảnh liên quan

Bảng dữ liệu kế toán chi tiết -> Báo cáo chi tiết - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

Bảng d.

ữ liệu kế toán chi tiết -> Báo cáo chi tiết Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng định mức CPSX (trích) - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

ng.

định mức CPSX (trích) Xem tại trang 16 của tài liệu.
Từ các số liệu trên Bảng tập hợp chi phí vật tư chung cho toàn bộ các mã sản phẩm thì khi cần kế toán chỉ việc in ra sổ chi tiết TK621 cho từng mã sản phẩm, sổ  cái TK621. - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

c.

ác số liệu trên Bảng tập hợp chi phí vật tư chung cho toàn bộ các mã sản phẩm thì khi cần kế toán chỉ việc in ra sổ chi tiết TK621 cho từng mã sản phẩm, sổ cái TK621 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Cuối tháng, căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân sản xuất”, “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương” và các chứng từ có  liên quan, kế toán tiến hành mở và in ra sổ cái TK622. - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

u.

ối tháng, căn cứ vào “Bảng thanh toán tiền lương cho công nhân sản xuất”, “Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương” và các chứng từ có liên quan, kế toán tiến hành mở và in ra sổ cái TK622 Xem tại trang 34 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ BẰNG TIỀN KHÁC (TK6278) Tháng 02/2005 - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

6278.

Tháng 02/2005 Xem tại trang 42 của tài liệu.
BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI (TK627) Tháng 02/2005 - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

627.

Tháng 02/2005 Xem tại trang 42 của tài liệu.
BẢNG KÊ SỐ 6 Diễn  - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

6.

Diễn Xem tại trang 43 của tài liệu.
Để có thể tính giá thành, kế toán mở bảng theo dõi chi tiết đối với từng đơn đặt hàng hoặc loạt sản phẩm (ở đây là các mã sản phẩm) - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

c.

ó thể tính giá thành, kế toán mở bảng theo dõi chi tiết đối với từng đơn đặt hàng hoặc loạt sản phẩm (ở đây là các mã sản phẩm) Xem tại trang 54 của tài liệu.
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH CHI TIẾT ĐƠN ĐẶT HÀNG SỐ 2 Từ ngày 02/02/2005 đến ngày 28/02/2005 - THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

2.

Từ ngày 02/02/2005 đến ngày 28/02/2005 Xem tại trang 56 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan