MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH PHÚ THỌ

12 316 0
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH PHÚ THỌ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU PHÁT TRIỂN TỈNH PHÚ THỌ Qua thời gian học tập ở Trờng thời gian thực tập về chuyên đề kế toán tại Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ mặc dù trong thời gian ngắn trình độ có hạn song tôi mạnh dạn tìm hiểu về kế toán cho vay - loại kế toán khá phức tạp tôi đã rút ra một số tồn tại. Tôi xin nêu ra một số kiến nghị để giải quyết tồn tại đó. I. Chiết khấu kỳ phiếu: Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn qua đó khách hàng chuyển nhợng quyền sở hữu phiếu nợ ngắn hạn cha đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận lấy số tiền bằng tổng mệnh giá của kỳ phiếu trừ đi lợi tức triết khấu tiền hoa hồng phí Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng mở rộng các loại hình tín dụng là mục tiêu hoạt động của các ngân hàng thơng mại hiện nay. Tại Ngân hàng Đầu t Phát triển Phú Thọ kỳ phiếu là hình thức huy động vốn ăn khách của ngân hàng nhờ lãi suất có cao hơn một chút so với các loại tiền gửi khác, có thể đợc nhận lãi trớc hoặc nhận lãi sau có thể chuyển nhợng cho ngời khác khi cần thiết . Đây là hình thức huy động vốn có hiệu quả của ngân hàng, bởi vậy nó đang đóng một vai trò hết sức quan trong trong lĩnh vực huy động vốn nói riêng nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nói chung . Nhng đối với những ngời mua kỳ phiếu còn những điều cha thuận lợi: thời hạn huy động vốn dài (13 tháng hay 15 tháng) trong thời hạn đó có thể ngời sở hữu kỳ phiếu có nhu cầu đột suất khi các kỳ phiếu cha đến hạn rút vốn, nếu rút vốn trớc hạn thì họ chỉ đợc hởng lãi suất không kỳ hạn trên số tiền thực nộp khi mua kỳ phiếu. Nh vậy ngời mua kỳ phiếu sẽ bị thiệt thòi nhiều. Nếu ngời sở hữu kỳ phiếu không muốn rút vốn trớc hạn thì có thể tìm ngời thứ ba để chuyển nhợng hoặc đem đến ngân hàng cầm cố để vay vốn. Tuy nhiên trong thực tế tìm ngời thứ ba để chuyển nhợng không phải lúc nào cũng rễ ràng tìm đợc. Còn nếu thực hiện cầm cố với ngân hàng thì khách hàng phải làm đầy đủ thủ tục nh một khách hàng vay vốn, khi đến hạn trả nợ ngời vay phải đến ngân hàng làm thủ tục trả nợ trả lãi vay. Để giảm bớt những phiền hà thiệt hại cho khách hàng đồng thời nâng cao “tính lỏng” chứng từ có giá của ngân hàng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất ý kiến: thực hiện nghiệp vụ chiết khấu kỳ phiếu. Khi khách hàng có nhu cầu xin chiết khấu chỉ cần làm đơn xin chiết khấu, bảng kỳ phiếu kèm theo bản gốc của kỳ phiếu xin chiết khấu đến ngân hàng để xin chiết khấu. Cách tính số tiền khách hàng xin chiết khấu nhận đợc tối đa: Giả định với hai loại kỳ phiếu trả lãi trớc trả lãi sau, thì số tiền nhận đợc tối đa sẽ là: • Đối với kỳ phiếu trả lãi trớc: Mck = M - ( M x Ick x t )- C • Đối với kỳ phiếu trả lãi sau: Mck = [ M + ( M x Ikp x N ) ] - ( M x Ick x t ) - C Trong đó: Mck: Số tiền tối đa nhận đợc sau khi chiết khấu. M: Mệnh giá của kỳ phiếu Ick: Lãi suất chiết khấu Ikp: Lãi suất kỳ phiếu t: Thời gian xin chiết khấu ( tính từ ngày xin chiết khấu đến ngày đến hạn của kỳ phiếu) N: Kỳ hạn của kỳ phiếu C: Chi phí chiết khấu Ví dụ: Một khách hàng A có một kỳ phiếu trả lãi trớc mệnh giá là 10.000.000 đồng, kỳ hạn 15 tháng, lãi suất 0.6%/ tháng, khách hàng xin chiết khấu kỳ phiếu với thời hạn còn lại của kỳ phiếu là 2 tháng, lãi xuất chiết khấu 1%/ tháng, chi phí một món xin chiết khấu là 2.000 đồng. Vậy khi xin chiết khấu khách hàng sẽ nhận đợc số tiền là: Mck = 10.000.000 - ( 10.000.000 x 1% x 2 tháng )- 2.000 = 9.798.000 đ Cũng ví dụ trên nhng đối với kỳ phiếu trả lãi sau thì số tiền nhận đợc là: Mck ={ 10.000.000 + ( 10.000.000 x 0.6% x 15 tháng )}- - ( 10.000.000 x 1% x 2 tháng) - 2.000 = 10.698.000 đồng. Tóm lại chiết khấu kỳ phiếu đợc thực hiện sẽ giải quyết đợc rất nhiều nhu cầu vốn của các đơn vị cá nhân, đồng thời mở rộng hình thức tín dụng của ngân hàng tạo điều kiện cho khách hàng phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn vốn của mình, thực hiện đúng khẩu hiệu “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Đầu t Phát triển Việt Nam”. II. Hạch toán theo dõi các khoản lãi cha thu: Tình trạng "lãi cha thu" tồn tại khá phổ biến ở các Ngân hàng Thơng mại, Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ cũng không tránh khỏi tình trạng trên, từ đó ảnh hởng đến những nguồn thu nhập của Ngân hàng. Để động viên thúc đẩy khách hàng thực hiện nhanh hơn tốt hơn trong quá trình trả nợ cũng nh trả lãi cho Ngân hàng, hạn chế phần nào thiệt hại cho Ngân hàng. Giải thích cho khách hàng vay tiền khách hàng gửi tiền đều có quyền lợi nghĩa vụ bình đẳng. Khách hàng gửi tiền đến kỳ hạn đợc rút gốc + lãi một cách nhanh chóng, đầy đủ; còn khách hàng vay Ngân hàng nói chung đa số cũng trả nợ sòng phẳng cả gốc + lãi. Nhng bên cạnh đó cũng có ngời vay rất "chây ỳ" không muốn trả gốc + lãi cho Ngân hàng. Tôi xin đa ra kiến nghị áp dụng kỷ luật phạt đối với những khoản lãi tiền vay mà khách hàng trả cho Ngân hàng không đúng qui định nh sau: Khoản "lãi cha thu" đợc coi nh một khoản nợ mới phát sinh, đây lại là khoản khách hàng đã cam kết mà cha trả đợc do vậy cần phải áp dụng một tỷ lệ phạt thích hợp. Việc làm trên không những làm giảm thiệt hại cho Ngân hàng mà còn tác động thúc đẩy khách hàng nhanh chóng trả lãi cho Ngân hàng đúng thời hạn. Khách hàng càng trả chậm lãi thì khoản phạt đó càng tăng. Đây là biện pháp nhằm mục đích đôn đốc khách hàng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các khoản trong hợp đồng tín dụng. Tỷ lệ phạt áp dụng theo lãi xuất Ngân hàng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng . ở thời điểm phát sinh lãi cha thu, thời gian tính phạt kể từ ngày ghi nhập vào tài khoản "lãi cha thu" đến khi ngời vay hoàn thành trả lãi. VD1: - Số lãi ghi nhập tài khoản ngoại bảng "lãi cha thu" số tiền 20.000.000,0đ - Ngày nhập tài khoản ngoại bảng là ngày 01/6 - Ngày ngời vay trả lãi là ngày 01/7 - Lãi xuất tiền gửi không kỳ hạn là 0,3%/tháng Số tiền phạt= (20.000.000,0đ x 0,3% x 30 ngày)/30= 60.000,0đ Sau khi tính toán sẽ hạch toán Xuất: Tài khoản ngoại bảng "lãi cha thu" (số tiền 20.000.000,0đ Nợ: Tài khoản tiền mặt (nếu nộp bằng tiền mặt): 20.060.000,0đ Hoặc tài khoản tiền gửi ngời vay (bằng chuyển khoản): 20.060.000đ. Có: Tài khoản thu lãi cho vay: 20.000.000,0đ Tài khoản thu khác: 60.000,0đ VD2: Cũng tơng tự nh VD1 thời hạn nhập lãi cha thu là 3 tháng lãi suất 0,4%/tháng: 20.000.000,0đ x 0,4% x 3 tháng= 240.000,0đ Nếu thời hạn là 6 tháng lãi xuất 0,45%: 20.000.000,0đ x 0,45% x 6 tháng= 540.000,0đ Qua ví dụ trên ta thấy số lãi phạt cũng là một con số không nhỏ ta cần tính toán chi tiết thì mới có thể, thể hiện công bằng giữa Ngân hàng khách hàng, giữa khách hàng vay tiền khách hàng gửi tiền. Để đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động này khi vay tiền thì trên Hợp đồng tín dụng thờng ghi thời hạn là: số tháng lãi suất cũng ghi là tính theo tháng khi kế toán tính lãi thu lãi thì số theo số ngày thực tế trong tháng mẫu số thì luôn cố định là 30 ngày do đó tháng nào có 31 ngày thì số tiền lãi phải trả tính ra sẽ cao hơn so với lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng , còn tháng 28 ngày thì phải trả ít hơn. Vậy tôi xin đề xuất cách tính lãi nh sau nếu lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng là lãi suất tính theo tháng thì tháng nào có 30 ngày thì mẫu số chia cho 30 ngày, tháng nào có 28 ngày thì chia cho 28 còn tháng nào 31 ngày thì chia cho 31. VD: Tháng 6 có 30 ngày, tiền vay là 10.000.000,0đ, lãi xuất vay 0,78%/tháng. Vay thời hạn là 1 tháng. Số tiền lãi cụ thể phải trả là: (10.000.000,0đ x 0.78% x 30): 30 = 78.000, đồng Tháng 2 có 28 ngày (tơng tự VD trên) Cách Ngân hàng áp dụng: (10.000.000,0đ x 0.78% x 28): 30 = 72.800,0 đồng Nếu mẫu số chia cho 28 thì: (10.000.000,0đ x 0.78% x 28): 28 = 78.000,0 đồng Chênh lệch: 78.000,0đ - 72.800,0đ = 5.200,0 đồng => phần Ngân hàng đợc lợi - Cũng Ví Dụ 1 nhng tháng 5 có 31 ngày Cách Ngân hàng đang áp dụng (10.000.000,0đ x 0.78% x 31): 30 =80.600,0đ Nếu mẫu số chia cho 31: (10.000.000,0đ x 0.78% x 31): 31 = 78.000,0đ Chênh lệch: 8.600,0đ - 78.000,0đ = 2.600,0đ => phần khách hàng đợc lợi. Với cách tính trên sẽ đảm bảo sự chặt chẽ trong hoạt động Ngân hàng, thực hiện sự công bằng giữa Ngân hàng khách hàng đồng thời cũng giảm bớt đợc phần nào khó khăn cho khách hàng. III. Về phơng pháp thu lãi đối với từng món vay: Nh phân tích ở chơng 2, tôi đã đề cập 2 khía cạnh liên quan trực tiếp đến phơng pháp thu lãi ở Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ, đó là việc thu lãi hàng tháng ít nhiều có ảnh hởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị vay vốn nhất là các đơn vị có vòng quay vốn chậm, chu kỳ sản xuất kinh doanh theo mùa vụ có ảnh hởng đến việc thu nợ vì có thể tập trung vào thu lãi mà "lãng quên" thu nợ gốc. Đối với những món vay có giá trị nhỏ thì việc thu lãi hàng tháng không chỉ gây phiền hà cho ngời vay mà làm cho chi phí cũng nh công việc của kế toán Ngân hàng tăng lên một cách không cần thiết. Trớc tình hình thực tế trên tôi xin đa một số biện pháp hạn chế nh sau: 1. Về phơng pháp thu lãi đối với từng khách hàng vay: Hiện nay tại Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ đang áp dụng thu lãi hàng tháng còn gốc chỉ đến khi sát kỳ hạn trả nợ, cán bộ tín dụng mới đôn đốc khách hàng trả nợ. Để đảm bảo tính linh hoạt trong thu lãi, phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho từng loại hình đơn vị vay vốn tôi đề nghị: - Đối với những đơn vị hay cá nhân có vòng chu chuyển vốn nhanh (trên 3vòng một quý) có số thu nhập thờng xuyên ổn định thì vẫn áp dụng tính thu lãi hàng tháng theo phơng pháp tính số nh hiện nay. Đối với những đơn vị cá nhân này áp dụng thu lãi hàng tháng vừa có lợi cho Ngân hàng vì nó đảm bảo thu nhập háng tháng, hạn chế rủi ro vì ngăn ngừa đợc khách hàng không có ý định sử dụng số tiền vào mục đích khác, vừa có lợi cho ngời vaysố tiền trả lãi đợc trả dần trong từng tháng. - Đối với những đơn vị hay cá nhân có vòng luân chuyển vốn chậm, sản xuất kinh doanh mang tính thời vụ thì không áp dụng thu lãi hàng tháng, mà sẽ thu cùng ngày khi ngời vay trả nợ gốc. Làm nh vậy không những Ngân hàng hạn chế đợc việc theo dõi ở tài khoản ngoại bảng "lãi cha thu" mà giúp đơn vị yên tâm sản xuất, tạo điều kiện để họ có thể trả cả nợ gốc lãi đúng hạn hết mùa vụ họ thu hoạch tiêu thụ đợc sản phẩm. 2. Về phơng pháp thu lãi đối với những món vay có giá trị nhỏ: Đối với món vay có giá trị nhỏ, mặc dù thời hạn trả nợ của món vay đó là 6 tháng, 9 tháng đến 1 năm, songvì giá trị món vay nhỏ nên số lãi hàng tháng khách hàng phải trả cho Ngân hàng cũng không đáng kể. Nh vậy có thể qui định thu lãi vào ngày cuối cùng của kỳ hạn nợ khi thu gốc hoặc sau 1 kỳ hạn nhất định (3 tháng 1 lần) khách hàng mới cần đến Ngân hàng để trả số tiền lãi đó. Hàng tháng khi có phiếu tính lãi, kế toán cho vay vẫn hạch toán vào tài khoản ngoại bảng "lãi cha thu" nhng có thuận lợi là thay vì trớc đây tháng nào nhân viên kế toán cũng phải theo dõi thu lãi thì giờ cứ 3 tháng kế toán mới phải theo dõi một lần. Điều này không những làm giảm các chi phí, thủ tục hành chính không cần thiết, mà vẫn không ảnh hởng đến hoạt động của Ngân hàng nói chung, của Phòng kế toán nói riêng mà còn giúp khách hàng, hàng tháng không phải đến Ngân hàng để trả lãi, giảm đợc những chi phí không đáng có trong quá trình đi lại, giao dịch với Ngân hàng. IV. Về vấn đề trả nợ gốc trớc hạn đối với cho vay theo món: Việc cân đối giữa nguồn vốn sử dụng vốn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lợc kinh doanh của Ngân hàng, bất kể một yếu tố nào xảy ra có ảnh hởng đến nguồn vốn hay sử dụng vốn đều có ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Theo nh phân tích ở chơng 2, kế hoạch về nguồn vốn sử dụng vốn của Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ bị ảnh hởng bởi việc trả nợ gốc trớc hạn của các món vay. Khi có món vay phát sinh, giữa Ngân hàng khách hàng bao giờ cũng có cam kết trả nợ vào một ngày rõ ràng có nghĩa là ngày đó đợc Ngân hàng đồng ý khách hàng chấp nhận đây cũng chính là căn cứ để Ngân hàng lên kế hoạch cho các hoạt động tiếp theo. Việc khách hàng đem đến trả nợ gốc trớc hạn ít nhiều cũng có ảnh hởng đến kế hoạch hoạt động của Ngân hàng. Trả nợ gốc trớc hạn có nghĩa là cha đến ngày hạn trả nhng khách hàng đã trả nợ rồi. Vấn đề này trong các văn bản, chế độ của Ngân hàng Nhà nớc cũng nh riêng từng hệ thống Ngân hàng không có qui định, theo dõi nên nó không có thống trên sổ sách thích hợp. Tuy nhiên trong thực tế công tác tại Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ tôi nhận thấy vấn đề này ít nhiều cũng gây thiệt hại cho Ngân hàng nên tôi cũng mạnh dạn đa ra biện pháp hạn chế nhằm giúp Ngân hàng đỡ một phần nào thiệt hại. Việc phát sinh trả nợ gốc trớc hạn sẽ làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng ngoài dự kiến, nếu Ngân hàng cho vay ra đợc ngay thì đó là điều rất thuận lợi nhng nếu gặp lúc nhu cầu xin vay của khách hàng giảm thì lại là khó khăn đến với Ngân hàng. Theo nh hiện nay tại Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ cũng nh tất cả các Ngân hàng khác, nếu nguồn vốn thừa quá nhiều so với kế hoạch sử dụng thì sẽ điều chuyển lên Ngân hàng ĐT&PT TW hoặc để lại cho vay ra, đối với nền kinh tế. Nhng thực trạng, nếu Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ điều chuyển vốn lên Ngân hàng ĐT&PT TW đợc nhận lãi suất 0,52%/tháng nh vậy chỉ nhỉnh hơn lãi suất(theo thời điểm hiện tại thì lãi suất huy động bình quân của Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ là 0,48%/tháng) hoặc nếu cho vay ra nền kinh tế thì Ngân hàng cũng phải mất một vài ngày để kiểm tra xét duyệt nhu cầu vay (đó là với trờng hợp có nhu cầu vay ngay). - Nếu điều chuyển vốn lên Ngân hàng TW thì coi nh là Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ không những đi huy động hộ mà còn phải chịu mọi chi phí trong quá trình huy động. - Việc trả nợ trớc hạn nếu Ngân hàng cho vay ra đợc thì mất một vài ngày còn nếu không cho vay ra đợc thì từ ngày trả nợ trớc hạn đến ngày hết kỳ hạn trả nợ của món vay đó Ngân hàng đều không đợc nhận một khoản thu nhập nào mà vẫn phải trả lãi huy động. Qua việc phân tích trên đây chúng ta nhận thấy Ngân hàng phải chịu thiệt hại hoàn toàn. Để hạn chế phần nào những tổn thất đó một mặt cán bộ tín dụng cần tính toán có những đánh giá, kiểm tra một cách chặt chẽ vòng quay vốn của từng món vay, một mặt Ngân hàng sẽ áp dụng một tỷ lệ phí trả trớc hạn trên tổng số nợ trả trớc hạn của khách hàng. Cụ thể tỷ lệ phí bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Số tiền phạt = Số tiền trả nợ trớc hạn x tỷ lệ phí trả trớc hạn Việc áp dụng tỷ lệ phí này ngoài mục đích làm giảm bớt thiệt hại cho Ngân hàng còn làm cho khách hàng phải có trách nhiệm trong việc tính toán nhu cầu vay vốn, từ đó tính toán mức cho vay thời gian vay cần thiết, lập kế hoạch sử dụng vốn vay của mình đợc chính xác. Qua đó sẽ tránh đợc tình trạng khách hàng cứ làm đơn xin vay trong giới hạn cho vay ngắn hạn mà không cần quan tâm, xem xét kỹ lỡng thời gian cần sử dụng số tiền khả năng trả nợ cho Ngân hàng. V. Áp dụng tin học trong kế toán cho vay: Nghị quyết số 07 của BCH TW (khoá VIII) đã xác định" Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biết sức lao động cùng với công nghệ, phơng tiện phơng pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp tiến bộ khoa học, công nghệ tạo ra năng suất lao động cao". Để thực hiện thành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, Đảng Nhà nớc đặc biệt quan tâm, chú trọng đến công việc hiện đại hoá công nghệ trong hệ thống Ngân hàng đợc khởi đầu từ cuối năm 1991. Hiện đại hoá Ngân hàng đợc tập trung vào mũi nhọn đột phá cải tiến đồng loạt hoạt động thanh toán qua hệ thống Ngân hàng, áp dụng rộng rãi công nghệ tin học trong hoạt động Ngân hàng đã sớm thu đợc kết quả tốt; đảm bảo thanh toán an toàn, nhanh chóng, chính xác thuận tiện; phục vụ tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng. Thông qua hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng đã làm giảm bớt những công việc thủ công nhất là trong lĩnh vực kế toán. Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng không những góp phần giảm nhẹ công việc cho từng nhân viên Ngân hàng mà còn đảm bảo các nghiệp vụ đợc thực hiện một cách chính xác, kịp thời. Kết quả này đợc khẳng định phần nào trong các hoạt động thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ hiện nay đang đợc các Ngân hàng áp dụng rộng rãi. Mặc dù vậy tin học ứng dụng trong các nghiệp vụ kế toán hiện nay tại Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ còn cha hoàn hảo nhất là đối với kế toán cho vay, thu nợ điều này cũng gây ra một số trở ngại cho khách hàng trong việc xin gia hạn nợ các món vay. Nh đã phân tích ở chơng 2, việc máy tính chuyển nợ quá hạn ngay ngày hôm sau đối với những món đến hạn mà khách hàng cha kịp trả hoặc cha kịp xin gia hạn nợ. Điều đó gây không ít khó khăn cho khách hàng nhất là những khách hàng có lý do chính đáng. Từ những tồn tại đã rút ra trên đây tôi xin nêu kiến nghị về áp dụng tin học trong vấn đề này nh sau: Hàng tháng định ra một số ngày nhất định (có thể là 3 ngày ví dụ ngày 10, 20, 30 hàng tháng) kế toán cho vay in ra 2 bản (một bản gửi cán bộ tín dụng, một bản lu lại kế toán cho vay) danh sách các món nợ đến hạn trong vòng 10 ngày. Thực hiện công việc trên sẽ đem lại cho Ngân hàng nhiều mặt lợi. Thứ nhất: Các món gần đến hạn sẽ đợc thông báo kịp thời cho khách hàng biết trớc trong thời gian cần thiết vì cán bộ tín dụng đợc thông báo từ trớc nên họ sẽ bố trí côngviệc sao cho có hiệu quả nhất. Thứ hai: Thay vì phải tìm trang mục "nợ đến hạn" kế toán cho vay chỉ việc lấy thông tin qua bản danh sách đó thì có thể biết ngay tất cả những thông tin về hạn trả nợ, mức trả nợ của từng món vay của mỗi khách hàng trong những ngày tới. cuối cùng việc áp dụng chơng trình này vào nghiệp vụ kế toán cho vay còn thuận tiện cho việc kiểm tra trong bất cứ thời gian nào khi thấy cần thiết (ví dụ từ ngày 20/10/2000 đến ngày 30/10/2000 có bao nhiêu món sắp đến hạn trả nợ, số tiền là bao nhiêu chúng ta có thể hoàn toàn biết ngay đợc) từ đó làm cơ sở cho [...]... quả, như vậy ngân hàng mới tồn tại phát triển Hoạt động cho vay chiếm tới 80% tổng số các hoạt động ngân hàng, chính vì vậy mà công việc của kế toán cho vay rất nặng nề phức tạp Muốn hiệu quả của các hoạt động đầu tư được nâng cao cần quan tâm hơn nữa tới công tác kế toán cho vay Quá trình học tập tại trường thời gian công tác, thực tập tại Ngân hàng Đầu tư Phát triển Phú Thọ tôi đã... những kiến thức lý luận cơ bản những kinh nghiệm làm thực tế nhất định Từ đó tôi cũng mạnh dạn đa ra một số ý kiến đóng góp Những ý kiến nêu trong luận văn này là một trong những mặt nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng Đầu tư Phát triển Phú Thọ nói riêng cũng như hệ thống Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nạm nói chung nó cũng suất phát từ tình hình thực tế Do vậy tôi hy vọng rằng những ý kiến. .. đạo Ngân hàng lập kế hoạch về hoạt động sử dụng vốn trong thời gian sắp tới, hơn nữa việc thông báo cho khách hàng biết số tiền sắp phải trả ngày trả cho Ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng chuẩn bị trước đồng thời sớm loại bỏ ý định khách hàng sử dụng vốn vay vào mục đích khác Việc áp dụng những ứng dụng tin học trên đây sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tiện lợi rất nhiều, một. .. nhàng trong việc theo dõi hạn nợ của cán bộ tín dụng kế toán cho vay sẽ được thực hiện khoa học chính xác hơn một mặt nó giúp Ngân hàng có những biện pháp kịp thời đối với những khoản nợ có hiện tư ợng khó đòi Đây là giải pháp cụ thể Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ có thể đưa vào áp dụng ngay được không đòi hỏi công nghệ quá hiện đại mà hiệu qủa tín dụng được nâng cao Kết luận Kinh doanh ngân hàng. .. đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của xã hội phát huy vai trò, vị trí là một Ngân hàng đứng đầu hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển Cuối cùng một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo toàn thể các đồng chí cán bộ Ngân hàng Đầu từ Phát triển Phú Thọ đã hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận văn này ... là một loại hình kinh doanh đặc biệt Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, sản phẩm của ngân hàng phát triển đa dạng, phong phú (Tư vấn tài chính , chuyển tiền nhanh, kinh doanh ngoại hối ) Trong hoạt động kinh doanh mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là vấn đề các doanh nghiệp cần quan tâm Các Ngân hàng thương mại cũng hướng theo mục tiêu đó Trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải chính xác và. .. kiến đó một mặt phản ảnh kết quả học tập mặt khác cũng góp một phần nhỏ bé trong việc nghiên cứu đề suất, cải tiến chế độ, tăng cường công tác chỉ đạo, nhằm đa dạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt hiệu quả cao, tạo được nhiều sức cạnh tranh trong cơ chế thi trường có sự điều tiết của nhà nước, đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của xã hội phát huy vai trò, vị trí là một Ngân hàng . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TỈNH PHÚ THỌ Qua thời gian học tập ở Trờng và thời gian thực tập về chuyên đề kế. chuyên đề kế toán tại Ngân hàng ĐT&PT Phú Thọ mặc dù trong thời gian ngắn trình độ có hạn song tôi mạnh dạn tìm hiểu về kế toán cho vay - loại kế toán khá

Ngày đăng: 30/10/2013, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan