PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA

30 1.1K 1
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA 2.1-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ. 2.1.1-/ Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam trước năm 1986. Những năm trước thời kỳ đổi mới, trên tư duy kinh tế , chính trị của ta đã nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại trong đó có việc thực hiện một chiến lược ngoại thương đúng đắn, năng động, phù hợp với thực tiễn đất nước và bối cảnh quốc tế sẽ luôn luôn là động lực trực tiếp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng. Xong do nhiều nguyên nhân lịch sử ( trong nước và trên thế giới) cộng với sự nóng vội mong đốt cháy giai đoạn để đi nhanh đến chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhận thức và hành động sai lầm về con đường phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế đối ngoại và ngoại thương nói riêng. Đó là xây dựng quan điểm duy ý chí, tự lực cách sinh, biệt lập khép kín cùng với việc duy trì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Điều này trở thành vật cản, làm triệt tiêu các động lực, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế. Riêng trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, mặc dù ngay từ năm 1960 đã có hơn bốn mươi nước ký kết quan hệ ngoại thương với Việt Nam (miền Bắc), nhưng thực tế cả một thời gian dài trước năm 1975, các hoạt động thương mại của Việt Nam với thế giới bên ngoài mới chỉ tiến hành với các nước khu vực I (khu vực XHCN). Xuất khẩu sang các nước này thường xuyên chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK). Từ năm 1976, với chủ trương không ngừng mở rộng phân công lao động quốc tế trên lĩnh vực kinh tế khoa học, kỹ thuật và đẩy mạnh thương mại quốc tế. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu đã mang tính chất của một hoạt động kinh tế vì mục tiêu lợi nhuận. Thời kỳ này mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu đều do nhà nước đặt kế hoạch bằng các chỉ tiêu, pháp lệnh. Các đơn vị kinh doanh xuất khẩu hoàn toàn chỉ do các công ty và tổng công ty quốc doanh chuyên doanh xuất khẩu thuộc Bộ ngoại thương đảm nhận. Bước vào những năm đầu của thập kỷ 80, trước những đòi hỏi của thực tế và sức ép từ cơ sở, cơ chế quản lý thương mại quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam bắt đầu có sự thay đổi. Ngày 7/2/1980 chính phủ ra nghị điịnh 40CP quy định chính sách và biện pháp hàng xuất khẩu. Trong đó có thu hẹp các chỉ tiêu pháp lệnh đối với hàng xuất khẩu chủ yếu và đồng thời mở rộng quyền xuất khẩu trực tiếp cho các liên hiệp xí nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu do Bộ quản lý, các cơ sở sản xuất chế biến hành xuất khẩu thuộc thành phần kinh tế tập thể, công ty hợp doanh, tư nhân và cá thể đủ điều kiện cần thiết sẽ được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu thường xuyên hay từng chuyến. Trong thời kỳ này, ngoài các nước khu vực I, Việt Nam đã tăng cường quan hệ thương mại với các nước khu vực II (các nước TBCN và các nước đang phát triển) như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Cộng hoà Liên bang Đức, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Pháp, Thái Lan, Singapo . Nhờ đó tổng kim ngạch xuất khẩu của khu vực II đã tăng lên đến 46,8% (năm 1999), trong đó nổi bật lên vai trò của Nhật Bản là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ( sau Liên Xô cũ). Đáng lưu ý là mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực I thời kỳ này vẫn tiếp tục tăng lên về tuyệt đối so với thời kỳ trước nhưng so với mức tăng tương đối của kim ngạch xuất khẩu sang các nước khu vực II thì tốc độ tăng ở khu vực I lại thấp hơn ở khu vực II (khu vực II tăng 3,3 lần trong khi khu vực II tăng 4,2 lần). BẢNG 2 - XUẤT KHẨU THEO HAI KHU VỰC THỜI KỲ 1976-1986. Năm Khu vực I Khu vực II Tổng kim ngạch XK Giá trị (tiền Rúp) Tốc độ tăng % Giá trị (tiền Rúp) Tốc độ tăng % Giá trị (tiền Rúp) Tốc độ tăng % 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982 1983 1984 1985 1986 132,9 211,2 246,7 235,0 225,0 235,0 337,1 381,3 407,9 425,8 438,9 66,4 11,5 -4,7 -4,3 4,4 43,4 13,1 6,9 4,4 3,1 89,8 101,3 86,1 85,5 112,7 165,6 189,5 235,2 241,7 272,7 384,1 12,8 -20,9 6,7 31,8 46,9 14,4 24,1 2,8 12,8 40,8 222,7 322,4 326,8 320,5 337,7 400,6 526,6 616,5 640,6 698,5 823 44,7 1,4 -1,9 5,4 18,6 31,4 17,1 5,4 7,5 17,8 Nguồn: Niên giám thống kê - Nhà xuât bản Thống kê Hà Nội Qua bảng số liệu trên cũng có thể thấy được hoạt động xuất khẩu trong thời kỳ1976-1986 là không ổn định, tốc độ tăng không đều giữa các năm. Đặc biệt có những năm, tốc độ tăng trưởng xuât khẩu giảm. Điều này chứng tỏ mặt hàng xuất khẩu của chúng ta thời kỳ này chưa có chỗ đứng vững chắn trên các thị trường. Chưa có nhiều thị trường mang tính ổn định lâu dài. Những số liệu này cũng phản ánh đúng với thực trạng xuất khẩu của thời kỳ này là chủ yếu xuất khẩu theo nghị định thư cho nên chưa ký kết được hiệp định thư thì không thể xuất khẩu. Trong các năm 1979, 1980, mặc dù xuất khẩu sang khu vực II tăng lên nên tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vẫn được tăng. Từ năm 1980 đến 1986, giá trị xuất khẩu liên tỵuc tăng cả về giá trị và tốc độ. Tuy tốc độ tăng có không đều giữa các năm, tốc độ tăng bình quân là 14,7% là một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu củat Việt Nam. Đáng chú ý nhất là năm 1986, xuất khẩu sang khu vực I và cả sang khu vực II đạt giá trị cao nhất trong những năm trước đó, riêng khu vực II, giá trị xuất khẩu tăng 40,8% so với năm trước đó. Trong thời kỳ này, sản phẩm xuất khẩu vừa nhỏ bé về chất lượng, vừa đơn điệu về cơ cấu chủng loại, chất lượng bao bì. Chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu là hàng nông lâm sản, tiểu thủ công, mỹ nghệ và khoáng sản, nghĩa là chủ yếu là sản phẩm thô hoặc sơ chế. Cùng với sự yếu kém về sản phẩm xuất khẩu là sự ràng buộc phiền hà của cơ chế cũ đẫ khiến cho Việt Nam bị hạn chế nhiều trong việc mở rộng thị trường, tìm kiếm bạn hàng mới. Năm 1986 là năm đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất so với các năm trước đó, nhưng cũng chỉ mới đạt đến con số hơn 800 triệu rúp. Nếu đem con số này so với các nước khác thì giá trị XNK tính theo đầu người của Việt Nam (năm 1986) mưói chỉ đạt 12 rúp, vào loại thấp nhất thế giới. 2.1.2-/ Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam từ 1986 đến nay. a, Thời kỳ 1986-1998 Từ cuối năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới kinh tế do đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, đường lối kinh tế đối ngoại được coi là "mũi nhọn" của sự đổi mới. Cùng với việc "bung ra của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, lần đầu tiên ở Việt Nam các thuật ngữ " mở cửa nền kinh tế", "đa dạng hoá kinh tế đối ngoại" , "đa phương hoá thị trường" đã được đề cập đến trong các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế đối ngoại. Quan niệm cứng nhắc coi "độc quyền ngoại thương" làbản chất kinh tês của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đã được xem xét lại và phần nào cũng đã được "vượt rào"trong thực tiễn. Đáng lưu ý ngoại thương, đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu đã được đề cao, coi đó là một trong ba chương trình kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Nghị định 64/HĐBT ngày 16/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ tổ chức, quản lý kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu là cơ sở chính sách thượng mại thời kỳ này, về cơ bản đã thể hiện bước ngoặt quan trọng đầu tiên của sự nới lỏng cơ chế quản lýngoại thương theo tinh thần đổi mới cơ chế trên đây. Với chính sách thông thoáng như vậy đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại cua nước ta trong thời kỳ này. Hoạt động xuất khẩu nhờ đó có sự biến đổi tích cực, Nếu như năm 1976- 1980, tộc độ tăng của xuất khẩu hàng năm bình quân là 11%, những năm tiếp theo từ 1982- 1985 là 15,6%, thì dù trong hai năm 1986-1987đã đạt tới mức 27%. Riêng năm 1989 so với năm 1988, tăng 75,3% (gần bằng mức tăng của cả 15 năm từ 1960-1975). Năm 1993, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu đã vượt mức 2 tỷ USD, tăng 21,6% so với năm 1989 và gấp hai lần so với năm 1988. Khoảng cách chênh lệch giữa xuất khẩunhập khẩu đã rút ngắn lại từ tỷ lệ 1,7 giai đoạn 1960-1975 xuống tỷ lệ đáng kể 1/1,3. Trong những năm này (1986-1993), ngoài việc tiếp tục duy trì quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vực I, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước khu vưch II ngày càng được mở rộng . Xuất khẩu sang khu vực II của 5 năm (1986-1993) đã đạt được 3,5 tỷ USD, gấp BẢNG 3 - XUẤT NHẬP KHẨU THEO KHU VỰC II THỜI KỲ (1981-1993) Năm Xuất khẩu (triệu USD) Nhập khẩu (triệu USD) Cán cân ngoại thương 1981-1985 1986-1993 1989-1993 1104,7 3506,3 2308,3 2166,6 3807,6 2081,7 -1061,9 -301,2 226,6 Nguồn: Bộ thương mại -1995 Theo bảng số liệu trên, cả xuấtnhập khẩu đều phát triển ngày càng tăng và khoảng cách chênh lệch cán cân thương mại giữa xuấtnhập khẩu ngày càng thu hẹp, đặc biệt trong hai năm 1989-1993 cả xuất lẫn nhập đều tăng vọt và việc tăng xuất khẩu hơn nhập khẩu đã khiến nước ta lần đầu tiên xuất siêu. Từ năm 1994 đến nay, mặc dù hoạt động ngoại thương đã diễn ra trong những điều kiện , hoàn cảnh khó khăn (do sự đổ vỡ của thị trường Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu trước đây. Trước tháng 3/1995, Mỹ vẫn thi hành chính sách cấm vận kinh tế với Việt Nam). Việt Nam phải cùng một nước chuyển hướng tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới, vừa phải thay đổi phương thức và nghệ thuật kinh doanh đúng với thông lệ quốc tế nưhng vẫn phải đạt kết quả khả quan trong hoạt động xuất nhập khẩu. BẢNG 4 - TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU QUA CÁC NĂM 1986-1998 Năm Kim ngạch XNK (triệu USD) Kim ngạch XK (chia ra) Tốc độ tăng XK(%) Tỷ trọng XK trong tổng kim ngạch XNK (%) Triệu USD Triệu USD 1986 1987 1988 1989 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1944,2 3309,3 3795,1 4511,8 5156,4 4425,2 5121,4 6909,2 8600,0 12800,0 789,1 854,2 1038,4 1946,0 2404,0 2087,1 2580,7 2985,2 3600,0 5300,0 350,1 3633,2 87,4 1138,2 1353,2 2009,8 2552,4 2952,0 3571,0 5300,0 8,2 26,1 87,4 23,5 -13,2 23,7 15,7 20,6 47,2 26,8 25,8 27,4 43,1 46,6 47,2 50,4 43,2 41,9 41,1 Nguồn: Niên giám thống kê - NXB Hà Nội. Như vậy, qua bảng số liệu, năm 1994 là năm có kim ngạch xuất khẩu giảm sút so với năm 1993, song sự giảm sút đó không đáng kể so với những khó khăn hụt hẫng lơn do sự đổ vỡ cảu thị trường Liên xô và Đông Âu gây ra. Kim ngạch xuất khẩu năm 1994 giảm 13% so với năm 1993. Ngoài ra cũng phải nhận thấy năm 1994 là năm đầu tiên Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu vượt hơn 2 tỷ USD. Qua đó mới thấy được những cố gắng lớn của ngoại thương Việt Nam trong công cuộc đổi mới. Từ năm 1995 trở đi liên tục kim ngạch xuất khẩu của năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng trưởng khá mạnh và đều vượt kế hoạch dự kiến ban đầu. Hơn nữa tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu có chiều hướng tăng dần lên theo các năm. Năm 1986, xuất khẩu mới chiếm 26,8% trong tổng kim ngạch thì đến năm 1989, đạt được 43,1% và liên tục từ năm 1989 trở đi, giá trị xuất khẩu chiếm hơn 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, và đặc biệt năm 1995, xuất khẩu đã chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Điều này chứng tỏ, xuất khẩu đã đáp ứng được một phần ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu của đất nước. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,58 tỷ R-USD , tăng 23,7% so với năm 1994. Năm 1996, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,98% tỷ R-USD, tăng 15,7% so với năm 1995. Năm 1997 kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6% tỷ R-USD, tăng 20,6% so với năm 1996, Năm 1998 kim ngạch xuất khẩu đạt 5,3% tỷ R-USD, tăng 47,2% so với năm 1997. Tính chung cả kế hoạch 5 năm (1994-1998) tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 16,5 tỷ USD, vượt 10% so với chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội đề ra 12-15 tỷ USD, bình quân hàng năm tăng khoảng 18,7% (nếu không tính sự sụt giảm xuất khẩu của năm 1994 thì tăng khoảng 21%). So với giai đoạn 1986-1993, kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 1994-1998 tăng gấp hai lần, trong đó xuất khẩu tăng hơn 2,3 lần. Số liệu phân tích trên có thể thấy rằng tốc độ tăng trưởng ngoại thương của nước ta trong giai đoạn này là khá nhanh và cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (8%) là phù hợp với xu thế phát triển kinh tế đã trở thành quy luật chung của thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế mới bắt đầu đi lên đang trong giai đoạn thực thi chính sách mở của nền kinh tế. Những kết quả , thành tựu phát triển khả quan đó đã chứng tỏ ngoại thương Việt Nam đã từng bước trở thành động lực trực tiếp cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế và phần quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển đất nước. Cùng với tiến triển trên đây, cơ cấu giá trị các nhóm hàng xuất khẩu trong kim ngạch xuất khẩu cũng đã có sự biến đổi phù hợp theo sự chuển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá: tỷ trọng hàng công nghiệp tăng lên tương đối và tỷ trọng hàng nông - lâm - thủy - sản giảm xuống tương đối trong khi cả hai loại hàng này đều tăng tuyệt đối về quy mô khối lượng hàng hoá và giá trị xuất khẩu. Cụ thể là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 32,8% (thời kỳ 1986-1993 là 16%), hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 18,1% (thời kỳ 1986-1993 là 16%), hàng nông - lâm - thủy sản chiếm 41,9% (thời kỳ 1986-1993 là 54%). Sở dĩ hàng công nghiệp nặng và khoáng sản có sự tăng nhanh như vậy là do sản phẩm dầu thô và than đá tăng vọt về quy mô và giá trị xuất khẩu, xuất khẩu dầu thô từ con số 0 năm 1988 tăng lên 3,9 triệu tấn năm 1994 và đến năm 1998 con số tăng lên đến 7,7 triệu tấn, tăng gấp hai lần. Tính chung cả 5 năm 1994-1998 sản lượng dầu thô xuất khẩu là 30,6 triệu tấn, tăng gấp 7,7 lần so với sản lượng năm 1994. Tương tự như vậy, năm 1994, than đá còn ở mức 1,17 triệu tấn nhưng đến năm 1998 đã lên tới 2,2 triệu tấn, tăng gấp 1,9 lần. Tính gộp giai đoạn 1994-1998 xuất khẩu than đá đạt tới 8,689 triệu tấn, tăng gần 7,5% so với sản lượng năm 1994. Với sự gia tăng của hoạt động xuất khẩu và sự biến đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thì thị trường xuất khẩu trong giai đoạn này có sự chuyển biến lớn. Xuất khẩu sang hai thị trường đều tăng nhanh, nhưng sang khu vực II tăng mạnh hơn. Cho đến năm 1988,1989, các nước Liên Xô cũ và Đông Âu vẫn là bạn hàng chính của Việt Nam thời kỳ 1993-1997. Các số liệu của bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi phương hướng thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1993-1997. Sự thay đổi có tính chất tương phản giữa các bạn hàng châu Âu và châu Á cho thấy sự chuyển hướng khá linh hoạt quan hệ buôn bán của Việt Nam sau khi Liên Xô tan vỡ. Tỷ trọng của các nước XHCN Đông Âu cũ trong xuất khẩu của Việt Nam giảm từ 45% năm 1993 xuống còn 3,0% năm 1997. Trong khi tỷ trọng của các nước châu Á trong xuất khẩu tăng từ43,3% lên 75,0%. Quan hệ buôn bán của Việt Nam với các nước khu vực khác còn ở mức độ hạn chế. BẢNG 5 - SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1993-1997. Đơn vị:% Vùng lãnh thổ 1993 1994 1995 1996 1997 Châu Á Đông Nam Á ASEAN NIC Nhật Bản Hàn Quốc Trung Quốc Châu Âu Đông Âu Tây Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Úc Không phân biệt xuất xứ 43,3 15,0 13,0 21,0 14,0 1,1 0,3 51,0 45,0 6,0 0,7 0,2 0,3 4,7 77,0 25,0 24,6 36,0 34,0 2,5 0,1 17,0 11,0 6,0 0,3 0,6 0,3 4,7 74,0 22,0 21,5 30,0 32,0 3,6 4,0 15,0 5,0 10,0 1,0 1,0 1,0 8,0 73,0 21,0 13,0 26,0 32,0 4,6 5,0 14,0 6,0 8,0 1,4 2,0 2,2 9,4 75,0 22,9 21,7 26,0 30,0 2,2 7,6 14,5 3,0 10,9 3,4 1,2 1,2 5,4 Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư -2000 Phân tích kỹ hơn cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ này cho thấy: Nhật Bản và các nước công nghiệp hoá ở châu á là bạn hàng chính chiếm gần 805 tổng kim ngạch buôn bán của Việt Nam. Tron đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN chiếm từ 25 đến 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương giữa Việt Nam với các nước ASEAN đã tăng dần lên 20 lần trong vòng 9 năm (120 triệu USD năm 1986 lên 2,5 tỷ USD năm 1998). Đây là một thị trường mà Việt Nam là một bộ phận của thị trường đó với gần 500 triệu dân sôi đôngj và đầy tiềm năng này sẽ cùng nhau tăng nhanh lợi ích thu được từ hoạt động ngoại thương, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. b, Tình hình xuất khẩu qua các năm 1999, 2000, 2001 và 2002. [...]... quá trình hội nhập AFTA Theo một báo cáo của Văn phòng Chính phủ trong khuân khổ Dự án VIE/015/95 "Thúc đẩy quá trình hội nhập của Việt Nam vào ASEAN - Promoting Vietnam's integration with ASEAN", các nước ASEAN rõ ràng không phải là các nước thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Namthực tế lại là các nước xuất khẩu vào Việt Nam Bên cạnh đó, các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và các nước trong. .. thế của mình để có thể thực hiện thành công chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Do đó để những chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu tình hình mới là một vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của nền kinh tế Việt Nam 2.2-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP AFTA 2.2.1-/ Chính sách thương mại của Việt Nam trong quá. .. 65,0 Nguồn: Bộ thương mại Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN tăng lên đều đặn qua các năm, đặc biệt năm 1999 sau khi gia nhập ASEAN cam kết thực hiện CEPT /AFTA kim ngạch xuất khẩu năm đó tăng manh chiếm 31% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN tập trung chủ yếu vào Singapore chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu vào khu vực này, tiếp đến là các nước... 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới Nhưng xét ở cán cân buôn bán thì kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN chiếm 1/3 tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu Như vậy, Việt Nam luôn ở thế nhập siêu trong buôn bán hai chiều với ASEAN Mặc dù xuất khẩu đã gia tăng đặc biệt nhờ mặt hàng chủ đạo là dầu thô xuất sang Singapore,... xuất để phát triển xuất khẩu Ảnh hưởng của việc thực hiện AFTA trên thực tế với tốc độ tăng và tỷ trọng của kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam với ASEAN và đối với sản xuất hàng xuất khẩu được phân tích dưới góc độ sau 2.3.1-/ Cán cân thương mại Trong mấy năm vừa qua, mặc dù tốc độ tăng bình quân kim ngạch buôn bán của Việt Nam với các nước ASEAN là 27% Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN... giữa cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam với các nước thành viên Do đặc điểm của khối ASEAN là các nước thành viên có nhiều điểm tương đồng về cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất hàng hoá xuất khẩu nên khi tham gia vào AFTA, để thực hiện chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu đòi hỏi Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu những nét tương đồng và khác biệt của hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam với các nước thành... của các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu với các sản phẩm xuất khẩu của các nước ASEAN a, Những điểm tương đồng trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của các nước ASEAN Trước hết, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của các nước ASEAN và Việt Nam là sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp khai khoáng và dầu khí Các mặt hàng nông sản là những mặt hàng truyền thống quan trọng của hầu hết các nước ASEAN và Việt Nam. .. thể lý giải cho thực trạng trên là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á Cuộc khủng hoảng này không những đã làm cho giá xuất khẩu của một số sản phẩm giảm mà nhu cầu nhập khẩu của các nước trong khu vực cũng bị thu hẹp Xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN, đặc biệt là trong hai tháng đầu năm 2001 chỉ bằng 52% so với cùng kỳ năm 2000, trong đó xuất khẩu sang Trung... về xuất khẩu, Indonesia đứng thứ hai sau Malaysia ( đạt trên 1 tỷ USD), Việt Nam và Philipin xuất khẩu trên 1 tỷ USD Các mặt hàng khai khoáng; dầu thô là nguồn thu nhập xuất khẩu quan trọng của hầu hết các nước và nó chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các nước đó Các loại quặng ( sắt, đồng, thiếc, niken ) là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước Indonesia là một trong mười nước xuất. .. hợp với quy định chung của AFTA, tức là phù hợp với hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là rất cần thiết cho quá trình hội nhập thương mại của Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu Tham gia vào AFTAthực hiện các quy chế của AFTA sao cho không đi ngược lại lơi ích của toàn khối mà vẫn thúc đẩy được hoạt động ngoại thương của đất nước phát triển Nên chỉ trong một thời gian ngắn . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA 2.1-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ. 2.1.1-/ Thực trạng. của nền kinh tế Việt Nam. 2.2-/ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP AFTA. 2.2.1-/ Chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình

Ngày đăng: 30/10/2013, 12:20

Hình ảnh liên quan

BẢNG 2- XUẤT KHẨU THEO HAI KHU VỰC THỜI KỲ 1976-1986. - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA

BẢNG 2.

XUẤT KHẨU THEO HAI KHU VỰC THỜI KỲ 1976-1986 Xem tại trang 3 của tài liệu.
BẢNG 3- XUẤT NHẬP KHẨU THEO KHU VỰC II THỜI KỲ (1981-1993) - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA

BẢNG 3.

XUẤT NHẬP KHẨU THEO KHU VỰC II THỜI KỲ (1981-1993) Xem tại trang 5 của tài liệu.
BẢNG 4- TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU QUA CÁC NĂM 1986-1998 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA

BẢNG 4.

TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU QUA CÁC NĂM 1986-1998 Xem tại trang 6 của tài liệu.
BẢNG 5- SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1993-1997.  - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA

BẢNG 5.

SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 1993-1997. Xem tại trang 10 của tài liệu.
BẢNG 6- CƠ CẤU XUẤT KHẨU NĂM 1999-2000 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA

BẢNG 6.

CƠ CẤU XUẤT KHẨU NĂM 1999-2000 Xem tại trang 12 của tài liệu.
BẢNG 7- KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG ASEAN TỪ NĂM 1994 - 2001. - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA

BẢNG 7.

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG ASEAN TỪ NĂM 1994 - 2001 Xem tại trang 24 của tài liệu.
BẢNG 8- KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ ASEAN NĂM 1994 - 2001 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀO AFTA

BẢNG 8.

KIM NGẠCH NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ ASEAN NĂM 1994 - 2001 Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan