THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG

23 370 1
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN  TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG. 2.1. Khái quát về PGD Nguyễn Phong Sắc- chi nhánh Láng Thượng. 2.1.1 Lịch sử hình thành. PGD Nguyễn Phong Sắc thành lập ngày 20/6/2005. Là đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT chi nhánh Láng Thượng . 2.1.3. Kết quả hoạt động PGD Nguyễn Phong Sắc Trong những năm qua, được sự ủng hộ nhiệt tình của các ban, ngành hữu quan với sự nỗ lực vươn lên của đội ngũ cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh, PGD Nguyễn Phong Sắc đã thực hiện tốt sự chỉ đạo sát sao của NHNo&PTNT Việt Nam và đã đạt được những thành công nhất định góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của quận Cầu Giấy và thủ đô Hà Nội. 2.1.3.1 Về hoạt động huy động vốn. Xuất phát từ nguyên tắc của Ngân hàng là “ đi vay để cho vay” nên Ban giám đốc chi nhánh luôn coi trọng hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo nguồn vốn tăng liên tục và ổn định, đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Bằng việc không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch qua các quỹ tiết kiệm, thực hiện quy trình giao dịch tiết kiệm trên máy tính đảm bảo quyền lợi người gửi tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nên thời gian qua hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định. Tổng nguồn vốn huy động tăng liên tục qua các năm với tỷ lệ tăng tương ứng năm 2005 đạt 916 tỷ đồng, năm 2006 đạt 1117 tỷ đồng và năm 2007 đạt 1284 tỷ đồng tăng 15% so với 2006. Kết quả huy động vốn ở PGD Nguyễn Phong Sắc cũng tăng qua các năm: năm 2005 là 53630 triệu đồng, năm 2006 là 63929 triệu đồng và năm 2007 là 80445 triệu đồng tăng 25, 83% so với năm 2006. Với những kết quả trên, ta có thể thấy Phòng Giao dịch cũng như Chi nhánh đã rất nỗ lực trong công tác huy động vốn mặc dù phòng giao dịch, chi nhánh đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác này như: Trong các năm qua, nhiều ngân hàng đặc biệt làm các NHTMCP liên tục tăng lãi suất huy động, kết hợp với các chương trình khuyến mãi quà tặng hấp dẫn, quỹ tiết kiệm của các NHTM khác cùng hoạt động trên địa bàn quận Cầu Giấy gây áp lực cạnh tranh gay gắt; đặc biệt là công tác huy động vốn gặp nhiều biến động về lãi suất .Nhưng do chi nhánh đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phù hợp với tình hình từng thời kỳ, tận thu khai thác từ nhiều luồng, thực hiện tốt chính sách khách hàng, đổi mới phong cách, lề lối làm việc, mở rộng mạng lưới tiết kiệm.nên tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng như phòng giao dịch tăng liên tục qua các năm. Cụ thể như sau: - Bảng 1: Kết quả huy động vốn phân theo kỳ hạn ( Đơn vị: triệu VNĐ) Loại nguồn 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Tổng vốn huy động 53.630 100 63929 100 80445 100 Tiền gửi có kỳ hạn 11.262 21 15.342 24 20.111 25 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 16.625 31 13.425 21 19.306 24 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 25.743 48 35.162 55 41.028 51 - Bảng 2: Kết quả huy động vốn phân theo khách hàng ( Đơn vị: Triệu đồng) Loại nguồn 2005 2006 2007 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Tổng vốn huy động 53.630 100 63.929 100 80.445 100 Tiền gửi dân cư 19.306 36 24.293 38 35.395 44 Tiền gửi tổ chức kinh tế 34.324 64 39.636 62 45050 56 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2005-2007 PGD Nguyễn Phong Sắc. Qua bảng số liệu về huy động vốn của phòng GD Nguyễn Phong Sắc chi nhánh Láng Thượng ta có nhận xét: - Nguồn vốn huy động tại Phòng tăng liên tục qua các năm. - Về cơ cấu tiền gửi: Nguồn vốn tăng trưởng cao trong đó tăng trưởng tiền gửi của dân cư, tiền gửi của tổ chức kinh tế và giảm tiền gửi từ TCTD theo đúng định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam. Tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2006 tăng 4987 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,8% so với năm 2005, năm 2007 tăng 11.102 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 45,7%. Điều này cho thấy phòng giao dịch nói riêng và chi nhánh Láng Thượng đã chiếm được lòng tin của khách hàng, đặc biệt là công tác quản lý tiền gửi của dân cư được chi nhánh thực hiện thường xuyên nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều hình thức qua đó tránh được sai sót, đảm bảo an toàn chính xác nguồn tiền gửi này của phòng GD liên tục tăng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng đã có sự dịch chuyển sang tiền gửi của các TCKT có lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Điều này là phù hợp với xu thế hiện nay vì việc mở rộng tiền gửi doanh nghiệp và các TCKT chính là tiền đề để phát triển các dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay.Với tiêu chí không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ kết hợp với sự phục vụ nhanh chóng, chính xác và thuận tiện cho khách hàng chi nhánh và đã thu hút được ngày càng nhiều các khách hàng là doanh nghiệp vì vậy, lượng tiền gửi này luôn tăng trưởng ổn định. 2.1.3.2 Hoạt động cho vay và đầu tư kinh doanh khác. Cũng như mọi ngân hàng khác,PGD cũng thực hiện chức năng chính của mình là đi vay vốn từ nền kinh tế để cho vay. Điều này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội đó là tái sản xuất xã hội, còn đối với Ngân hàng, hoạt động cho vay có ý nghĩa sống còn, nó phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Xác định được tầm quan trọng đó, PGD tiếp tục đầu tư cho khách hàng truyền thống, đồng thời tích cực thực hiện công tác mở rộng thị phần, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, tiếp cận nhiều dự án khả thi do vậy đã đưa dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro. Trong bối cảnh môi trường đầu tư hết sức khó khăn như hiện nay, PGD với định hướng của chi nhánh Láng Thượng,đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, chủ động bám sát tình hình của các doanh nghiệp, phân tích kỹ những khó khăn, thuận lợi, tình hình sản xuất kinh doanh và dự đoán vấn đề có thể nảy sinh để hạn chế rủi ro đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn giúp họ đầu tư đúng hướng, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Kết quảchi nhánh đã đạt được mức tăng trưởng dư nợ một cách lành mạnh, vững chắc trong những năm gần đây. Thể hiện qua bảng sau: Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007 Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Số tiền Số tiền Tăng giảm so với năm trước Số tiền Tăng giảm so với năm trước ± ± % ± ±% I.Doanh số cho vay 63.579 72.194 +8.615 +13,5 86.311 +14.117 +19,5 1.DSCV ngắn hạn 52.134 63.530 +11.396 +21,8 79.406 +15.876 +25 2.DSCV dài hạn 11.445 8.664 -2.781 -24,3 6.905 -1.759 -20,3 II.Doanh số thu nợ. 52.368 66.313 +13.945 +26,6 78.997 +12.684 +19 1.DSTN ngắn hạn 39.799 54.635 +14.685 +36,8 67.937 13.304 +24.4 2.DSTN dài hạn. 12.569 11.678 -891 -7,08 11.606 -72 -0.62 III.Tổng dư nợ. 22.314 28.195 +5.881 +26,4 35.509 +7.314 +25,9 ( Nguồn : Báo cáo hoạt động tín dụng năm 2005-2007) Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007 Nhìn vào bảng số liệu và biể đồ trên ta thấy: - Về doanh số cho vay: Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm trong đó cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn. Năm 2006, doanh số cho vay đạt 72.194 triệu đồng, tăng 13.5% so với năm 2005, năm 2007 đạt 86.311 triệu đồng tăng 19,5% so với năm 2006. Trong đó doanh số vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ lớn, cụ thể năm 2005 chiếm 82% trong tổng doanh số, năm 2006 chiếm 88% tổng doanh số, năm 2007 là 92%. Sở dĩ, Phòng GD đạt doanh số cho vay ngắn hạn cao như vậy là do Phòng GD nằm khu vực đông dân cư. Hơn nữa tín dụng ngắn hạn có đặc điểm là vòng quay vốn tín dụng nhanh do đó ngân hàng có thể sử dụng tiền thu về để cho vay gối tiếp. Doanh số cho vay trung dài hạn chưa ổn định, có năm tăng, có năm giảm, tuy nhiên ở qui mô phòng giao dịch thì cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng không lớn. - Về doanh số thu nợ : Doanh số thu nợ cũng liên tục tăng qua các năm, điều này cho thấy công tác quản lý vốn của doanh nghiệp tương đối tốt. Năm 2006 doanh số thu nợ tăng 11.396 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,6% so với năm 2005. Năm 2007 tăng 12.684 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 19% so với năm 2006. - Về dư nợ cho vay: Với việc thực hiện chuyển đổi căn bản hoạt động cho vay, mở rộng cho vay trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng, đưa ra các hình thức cho vay đa dạng, linh hoạt, chủ động tìm đến khách hàng, cùng phân tích phương án và tìm kiếm các giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh đó dư nợ tín dụng của ngân hàng đã tăng lên. Qua phân tích ở trên ta có nhận xét sau: - Phòng giao dịch cũng như chi nhánh đã khá thành công trong việc mở rộng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ hầu như tăng trưởng ổn định qua các năm. - Chất lượng của các khoản tín dụng luôn được phòng giao dịch cũng như chi nhánh quan tâm, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng đặc biệt là khâu thẩm định cho vay do đó hạn chế nợ quá hạn phát sinh. 2.1.3.3 Công tác kế toán tài chính ở NH. Trong công tác tài chính, chi nhánh luôn tổ chức việc tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhằm đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của ngân hàng và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.Đã chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh và chế độ qui định, luôn kết hợp chặt chẽ với các nghiệp vụ thu nợ, thu lãi, kịp thời chính xác, đảm bảo có lãi cho Ngân hàng. Bảng 5: Thu nhập và chi phí của Ngân hàng giai đoạn 2005-2007 ( Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Tổng thu nhập 4.086 5689 6845 Tổng chi phí 3.832 4533 5319 Lợi nhuận 803 1156 1526 Nhìn vào kết quả ta thấy: Thu nhập của Ngân hàng tăng qua các năm và đạt được cũng khá cao. Lợi nhuận của các năm cũng tăng lên cụ thể: Năm 2006, lợi nhuận của PGD tăng 353 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 44%. Năm 2007, lợi nhuận PGD tăng 370 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 32%. Năm 2007, tốc độ tăng của thu nhập đạt 20,32%, tốc độ tăng của chi phí là 17,3%. Ta thấy tốc độ tăng của thu nhập lớn hơn tốc độ tăng của chi phí 3,02% và lợi nhuận của PGD đã tăng lên 32%. Đây là một dấu hiệu tốt về hoạt động kinh doanh của PGD. 2.1.4 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Hà Nội, với vị trí là thủ đô, trung tâm kinh tế hàng đầu của Miền Bắc là nơi tập trung số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đứng thứ hai trong cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh. Theo số liệu của chi cục thống kê Hà Nội, về mặt số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đa số tổng số doanh nghiệp của thủ đô: Số doanh nghiệp dưới 300 lao động chiếm 96% còn số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 85%. Phần lớn các DNVVN nằm trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại ( 50%), công nghiệp nhẹ ( 22%) tiếp theo là các ngành xây dựng, kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ và vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn trong việc sản xuất các chi tiết phụ kiện các công đoạn, hoặc tổ chức thu mua, gom nguyên phụ liệu và là đại lý phân phối bán hàng. Hiệu quả bước đầu của các DNVVN là tạo nhiều việc làm, tăng tính năng động và đa dạng của nền kinh tế, thu hút vốn từ nhiều kênh thúc đẩy tài chính trực tiếp phát triển, đồng thời sử dụnghiệu quả các tiềm năng của thành phố. Tuy vậy, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp này và GDP của thành phố còn nhỏ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu. Cũng giống như doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới, tài chính là vấn đề yếu nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Lợi nhuận để lại ít ỏi, không đủ điều kiện phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán. Nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn đI vay, nhưng việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Về phía các ngân hàng thương mại, họ cũng rất muốn tài trợ cho những doanh nghiệp này, tuy nhiên có rất nhiều khiến việc cho vay không thể thực hiện được vì quá rủi ro. Các ngân hàng thương mại kêu gọi chính phủ có những biện phát hỗ trợ tích cực cho nhóm DNVVN. Đến nay Hà Nội có khu cụm công nghiệp vừa và nhỏ được thiết lập và thành phố có chủ trương lựa chọn các doanh nghiệp tiêu biểu đầu tư vào khu công nghiệp, hỗ trợ những doanh nghiệp này về môi trường đầu tư, đất đai, từ đó phát triển thành cac doanh nghiệp đầu tầu thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khác.Tuy nhiên mấu chốt vẫn là vấn đề cung ứng vốn cho các DNVVN. 2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNVVN tại phòng GD Nguyễn phong sắc chi nhánh láng thượng. 2.2.1 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNVVN. Hiện nước ta có khoảng 200.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ và khoảng 3,7 triệu hộ kinh doanh cá thể. Những đơn vị kinh doanh này đã góp phần giải quyết hơn 60% lao động phi nông nghiệp trong cả nước. Mỗi năm lại có khoảng 30.000 - 40.000 doanh nghiệp đăng ký và 100.000 - 200.000 hộ kinh doanh cá thể ra đời. Khu vực doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 40% trong GDP hàng năm và là nhân tố quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn. Tuy nhiên để phát triển tiềm năng của mình, ngoài sự chủ động, linh hoạt, các DNVVN rất cần sự hỗ trợ nhiều mặt về cơ chế, chính sách, trong đó sự hỗ trợ về vốn tín dụng ngân hàng là một trong những giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu. Trong xu hướng phát triển chung của xã hội, hoạt động cho vay DNVVN theo ngành kinh tế của hệ thống NHNo&PTNT đã thay đổi theo hướng đa dạng các ngành nghề. Các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của khách hàng DNVVN đối với nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT nói riêng, đã tập trung tiếp cận, đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ cho các DNVVN ngày một nhiều hơn. Theo báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của PGD Nguyễn Phong Sắc, thì số DNVVN có quan hệ tín dụng với PGD tăng lên qua từng năm. Hiện tại PGD đang có quan hệ tín dụng với 20 DN có qui mô vừa và nhỏ tăng 37.5% so với năm 2006 là 14 DNVVN. Hiện nay, mọi sản phẩm dịch vụ của PGD Nguyễn Phong Sắc cũng như Chi nhánh Láng Thượng đều được cung cấp tới các DNVVN bình đẳng như mọi đối tượng khách hàng khác. Trên thực tế, chính sách cho vay đã có những thay đổi căn bản: đối tượng đầu tư, nguyên tắc, điều kiện vay vốn thể hiện sự bình đẳng giữa các đối tượng khách hàng. Bám sát định hướng của Đảng, Chính Phủ về phát triển DNVVN trong thời gian qua, hoạt động cho vay DNVVN theo ngành kinh tế của PGD Nguyễn Phong Sắc đã có những thay đổi theo hướng đầu tư đa dạng hóa ngành nghề. Ta thấy PGD Nguyễn Phong Sắc hoạt động trên địa bàn thủ đô nên các khoản tín dụng của Ngân hàng đối với DNVVN chủ yếu tập trung vào hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ và không cho vay đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm ngư nghiệp. Thực tế cho thấy, dư nợ đối với các DNVVN không ngừng tăng lên qua các năm tại PGD. Do hai nguyên nhân chủ yếu sau: trong xu thế hội nhập số lượng các DNVVN không ngừng tăng lên; NHN 0 &PTNT chi nhánh Láng Thượng đã và đang tập trung đầu tư theo hướng mở rộng tín dụng đối với DNVVN. Có thể nói hoạt động tín dụng với các DNVVN tại NHNo&PTNT Láng Thượng cũng như PGD Nguyễn Phong Sắc đã có những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc trong viêc tiếp cận đầu tư cho khu vực này như: - Khách hàng là Doanh nghiệp có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ, năng lực tài chính không mạnh nên hạn chế khả năng đầu tư và khó đáp ứng được yêu cầu về mức vốn tự có tối thiểu để được vay vốn của ngân hàng. - Hầu hết các DNVVN không đảm bảo được tính minh bạch về các thông tin tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính thường không đầy đủ, không cập nhật, kém tin cậy, nhiều hệ thống sổ sách kế toán khác nhau. Hơn nữa, các giao dịch của DNVVN, nhất là hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất thường theo phương thức mua bán trao ngay, không có hợp đồng kinh tế, một số trường hợp thậm chí không có hóa đơn, thanh toán bằng tiền mặt nên Ngân hàng rất khó đánh giá doanh số hoạt động thực tế cũng như xác minh nguồn trả nợ. - Tính kế hoạch, tính chiến lược trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN không cao, đặc biệt là khả năng xây dựng kế hoạch tài chính, phương án kinh doanh, dự án đầu tư rất hạn chế, hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ. [...]... nói riêng và chi nhánh trở nên khó khăn hơn 2.3.3 Các biện pháp PGD Nguyễn Phong Sắc - Chi nhánh Láng Thượng đã và đang thực hiện để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với DNVVN 2.3.3.1 Về công tác nguồn vốn - Làm tốt công tác phát triển sản phẩm như tổ chức các đợt huy động vốn do NHNo&PTNT Việt Nam phát hành; xây dựng kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn tại Chi Nhánh như kỳ phiếu với lãi suất... khách hàng, mở rộng mối quan hệ với khách hàng, từ đó giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh mà đưa thu nhập của PGD tăng lên 2.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của PGD nguyễn phong sắc - chi nhánh láng thượng 2.3.1 Những kết quả đạt được Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh song PGD Nguyễn Phong Sắc đã đạt được những thành tích... nhiên, với sự nỗ lực của mỗi nhân viên ngân hàng cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của các ban ngành hữu quan, cùng với sự phát triển không ngừng của các DNVVN, hiệu quả tín dụng của PGD cũng như của Chi nhánh Láng Thượng đã ngày càng được củng cố và không ngừng nâng cao, góp phần vào kết quả kinh doanh chung của hệ thống, từng bước xây dựng NHN0&PTNT Chi nhánh Láng Thượng phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả. .. đối với DNVVN tại PGD Nguyễn Phong Sắc, ta thấy có những thành quả nhất định ngân hàng đã và đang là nhân tố quan trọng trong hiệu quả hoạt động của DNVVN Và chính những doanh nghiệp này đã và đang mang lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng và cho sự phát triển của nền kinh tế Bên cạnh đó, còn cả những tồn tại mà chúng ta cần tìm những giải pháp hữu hiệu đối với hoạt động tín dụng đối với loại hình... tác tín dụng - Tiếp tục liên hệ với Sở quản lý vốn và kinh doanh ngoại tệ để khai thác nguồn vốn nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho những khách hàng truyền thống trong trường hợp không cân đối được ngoại tệ - Tăng cường công tác tự kiểm tra Tín dụng tại các trung tâm cũng như chi nhánh cấp 2 và ở các phòng giao dịch Tóm lại, qua phân tích tình hình thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNVVN. .. không phù hợp với thực tế Cụ thể là: qui trình nghiệp vụ tín dụng còn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng Thực tế hiện nay tại cách phòng giao dịch hay chi nhánh, để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn của qui trình tín dụng, từ việc tiếp nhận hồ sơ khách hàng, thẩm định phương án vay vốn sản xuất cho đến khi giải ngân, cán bộ tín dụng phải... tăng tính lành mạnh cho khoản vay góp phần cải thiện chất lượng tín dụng - Thực hiện tốt việc phân tích đảm bảo nợ vay định kỳ: đây là biện pháp để đánh giá mức độ an toàn vốn cho vay và hiệu quả sử dụng vốn vay, khả năng thu hồi nợ, nhằm đưa ra các giải pháp quản lý nợ Ngân hàng, quyết định quy mô và định hướng đầu tư tín dụng đối với doanh nghiệp, bảo đảm phát triển tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. .. nghiệp * Nguyên nhân từ phía DNVVN Hiệu quả tín dụng của NHNo&PTNT bị ảnh hưởng theo chu kỳ kinh doanh của khách hàng thể hiện ở sự không đồng đều của vòng tay tín dụng Vẫn còn rất nhiều những doanh nghiệp hoạt động mang tính chất chụp giật, chứ chưa nghĩ đến việc kinh doanh chính đáng Do đó, uy tín của các DNVVN đối với các Ngân hàng còn thấp, chưa tạo được lòng tin đối với ngân hàng, gây tâm lý lo... vay vốn liên quan đến nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết Mặt khác, việc cán bộ tín dụng tiếp nhận toàn bộ khác khâu của một qui trình tín dụng từ tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng đến khi thực hiện giải ngân, quản lý hồ sơ khách hàng thì rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra nếu có sự bắt tay giữa khách hàng với chính cán bộ tín dụng Nó phụ thuộc rất nhiều vào ý chủ quan, năng... đưa ra quyết định đầu tư đối với từng doanh nghiệp cụ thể, lựa chọn đối tượng cho vay phù hợp nhằm nâng cao tỷ lệ cho vay ngắn hạn, cho vay ngoài doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay đối với 100% các món vay trung, dài hạn - Làm tốt công tác tư tưởng đối với từng cán bộ tín dụng, quán triệt các biện pháp chỉ đạo kinh doanh của HĐQT, Tổng giám đốc, giám đốc chi nhánh trong từng thời kỳ, . DNVVN. 2.2 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNVVN tại phòng GD Nguyễn phong sắc chi nhánh láng thượng. 2.2.1 Thực trạng hiệu quả tín dụng đối với DNVVN. . THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG. 2.1. Khái quát về PGD Nguyễn Phong Sắc- chi nhánh Láng Thượng.

Ngày đăng: 30/10/2013, 05:20

Hình ảnh liên quan

- Bảng 1: Kết quả huy động vốn phân theo kỳ hạn ( Đơn vị: triệu VNĐ)                                               - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN  TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG

Bảng 1.

Kết quả huy động vốn phân theo kỳ hạn ( Đơn vị: triệu VNĐ) Xem tại trang 2 của tài liệu.
- Bảng 2: Kết quả huy động vốn phân theo khách hàng - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN  TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG

Bảng 2.

Kết quả huy động vốn phân theo khách hàng Xem tại trang 2 của tài liệu.
Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007 - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN  TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG

Bảng 4.

Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 4 của tài liệu.
Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007 - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN  TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG

nh.

hình sử dụng vốn giai đoạn 2005-2007 Xem tại trang 5 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2007 ngân hàng có hệ số sử dụng vốn vay vẫn còn thấp, điều này cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng lên  đáng kể trong năm - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN  TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG

ua.

bảng số liệu trên ta thấy năm 2007 ngân hàng có hệ số sử dụng vốn vay vẫn còn thấp, điều này cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng đã tăng lên đáng kể trong năm Xem tại trang 13 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng và dịch vụ thu tiền gửi và thu từ các dịch vụ. - THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN  TẠI PGD NGUYỄN PHONG SẮC CHI NHÁNH LÁNG THƯỢNG

ua.

bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động tín dụng và dịch vụ thu tiền gửi và thu từ các dịch vụ Xem tại trang 14 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan