THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

5 401 1
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG KHU VỰC BA ĐÌNH 2.1.1. Sự hình thành và phát triển ngân hàng công thương Ba Đình Ngân hàng công thương Ba Đình là một trong những chi nhánh có truyền thống lịch sử lâu đời nhất của hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam. Chi nhánh được thành lập từ năm 1959 và đặt trụ sở tại 142 phố Đội Cấn, Hà Nội. Giai đoạn khi mới thành lập chi nhánh lấy tên là: “Chi điếm ngân hàng Ba Đình trực thuộc ngân hàng Hà Nội”. Trong thời kỳ này mục tiêu hoạt động của ngân hàng là mang tính bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, hoạt động theo mô hình quản lý một cấp là ngân hàng Nhà Nước. Hình thức này tồn tại đến năm 1988 thì chấm dứt. Ngày 1/7/1988 căn cứ theo nghị định 53/HĐBT ban hành ngày 26/3/1988 về việc chuyển hoạt động từ cơ chế quản lý hành chính kế hoạch sang cơ chế hạch toán kinh tế, kinh doanh theo mô hình quản lý hai cấp (ngân hàng nhà nước - ngân hàng thương mại). Trong tình hình đó ngân hàng Ba Đình cũng đã chuyển đổi thành một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình trực thuộc ngân hàng Công Thương Hà Nội. Lúc này ngân hàng công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý ba cấp (trung ương - thành phố - quận). Với mô hình quản lý này, trong những năm đầu thành lập hoạt động kinh doanh của ngân hàng kém đa dạng, hiệu quả, không thể phát huy hết các thế mạnh và ưu thế của ngân hàng. Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn vào ngân hàng công thương thành phố Hà Nội. Cùng với đó là những khó khăn thử thách của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối mới của Đảng. Ngày 14/11/1990 chủ tịch HDBT ra quyết định 402/CT về việc thành lập ngân hàng công thương Việt Nam với tư cách là một tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Bắt đầu từ ngày 1/4/1993 ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện thí điểm mô hình tổ chức NHCT hai cấp (trung ương - quận), xóa bỏ cấp trung là ngân hàng công thương thành phố Hà Nội. Cùng với việc đổi mới cơ chế hoạt động, nâng cấp quản lý và tăng cường công tác cán bộ, ngân hàng công thương Ba Đình đã trở thành một ngân hàng thương mại đa năng, có đầy đủ năng lực cũng như uy tín để cạnh tranh trên thị trường. Ngày nay, với mô hình quản lý mới, cùng phương châm hoạt động “ổn định, an toàn, hiệu quả, phát triển” đã làm cho ngân hàng không ngừng lớn mạnh cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức. Từ năm 1995 đến nay, chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình liên tục được ngân hàng công thương Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam. Năm 1998, được Thủ Tướng chính phủ tặng bằng khen, năm 1999 nhận huân chương lao động hạng 3. Trong các năm 2001-2004 liên tục được chủ tich UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen, thống đốc ngân hàng nhà nước tặng bằng khen. Năm 2007, nhận huân chương lao động hạng nhì của chủ tịch nước 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của ngân hàng công thương Ba Đình được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức ngân hàng Công Thương Ba Đình Giám đốc Các phó giám đốc và kế toán trưởng Khối kinh doanh Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn Phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa Phòng khách hàng cá nhân Phòng giao dịch tây hồ Khối dịch vụ Phòng thanh toán xuất nhập khẩu Tổ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử Khối quản lý rui ro Phòng thẩm định và quản lý rủi ro và nợ có vấn đề Khối hỗ trợ Phòng tổ chức hành chính p. kế toán p. tiền tệ kho quỹ p. tổng hợp Khối công nghệ thông tin Phòng thông tin điện toán Nguồn: Quy định về cơ cấu tổ chức ngân hàng công thương Cho đến nay ngân hàng công thương đã có trên 300 lao động, trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 85%, trình độ trung cấp và đang đào tạo đại học chiếm khoảng 10% còn lại là lao động giản đơn. Ngân hàng có hệ thống các phòng giao dịch và quỹ tiêt kiệm được bố trí rải rác khắp các địa bàn như: Đội Cấn, Quán Thánh, Cống Vị… và các chợ lớn ở Hà Nội: Châu Long, Long Biên… ngoài ra còn chi nhánh còn mở rộng địa bàn hoạt động sang cả các quận, huyện khác. 2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ́ t châ ́ p như ̃ ng trơ ̉ nga ̣ i của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn vượt qua năm 2008 kha ́ tha ̀ nh công mặc dù không đại được mức tăng trưởng 7% như dự báo. Và tính cả năm 2009, tăng trưởng dự báo cũng chậm lại ở mức 5,5%. Do các ngân hàng của Việt Nam không nằm trong quyền kiểm soát của các ngân hàng nước ngoài nằm trong diện rủi ro cao nên nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam thấp. Tuy nhiên ngành ngân hàng cũng đã trải qua nhiều khó khăn trong hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn khi các hoạt động kinh tế đều sụt giảm trong năm vừa qua. Trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng trải qua rất nhiều biến động lớn. Hoạt động của ngành tài chính ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên trong bối cảnh khó khăn đó ngành ngân hàng đã thực thi rất tốt vai trò nòng cốt của mình trong nền kinh tế, tham mưu tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ một cách đúng đắn có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước. Tại chi nhánh ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình, đuợc sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo cũng như sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên nên trong giai đoạn qua ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan. 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn đuợc xác định là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, giúp ngân hàng mở rộng nguồn vốn, phát triển cho vay, do đó chi nhánh ngân hàng Công Thương Ba Đình rất chú trọng tới hoạt động này thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1 : Kết quả huy động vốn qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn huy động 4160 4350 5141 4493 VND 3467 3497 4040 3410 Tỷ trọng 83,30% 80,39% 78,58% 78,89% Ngoại tệ quy đổi 693 853 1101 1082 Tỷ trọng 16,7% 19,61% 21,42% 24,11% Nguồn: Báo cáo tổng kết năm ngân hàng công thương Ba Đình Năm 2006 tổng nguồn vốn huy động đạt 4350 tỷ đồng tăng hơn so với cùng kỳ 2005 là 190 tỷ đồng, tức 4,65%. Trong đó tiền gửi VNĐ đạt 3497 tỷ tăng 30 tỷ so với 2005, khoảng 0.86%, tiền gửi bằng ngoại tệ đã quy đổi VNĐ là 853 tỷ tăng khoảng 23%. Tuy nhiên trong giai đoạn 2006 mức vốn huy động của ngân hàng lại không đạt kế hoạch đặt ra, nguyên nhân là do trong năm này một số doanh nghiệp lớn có số có sự biến động về số dư tiền gửi, mặt khác giai đoạn này thị truờng chứng khoán đang phát triển mạnh nên người dân tham gia mạnh vào thị truờng chứng khoán. Cơ cấu vốn cụ thể: Số dư tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 1962 tỷ đồng, so với năm 2005 giảm 88 tỷ, trong khi đó số dư tiền gửi của khu vực dân cư và các công cụ nợ là 2388 tỷ đồng, tăng 13,17% so với cùng kỳ. Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 5141 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2006 tăng 18,2%. Trong đó cụ thể tiền gửi VNĐ tăng 543 tỷ đồng từ 3497 tỷ lên 4040 tỷ; tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ đạt 1101 tỷ đồng tăng 29%. Về cơ cấu tiền gửi tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 2817 tỷ đồng tăng 43,6%, tiền gửi dân cư đạt 2324 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2006 chỉ bằng 97,3%. Như vậy so với kế hoạch đặt ra tổng nguồn vốn huy động đạt 98,86%. Có đuợc những kết quả như vậy là do trong năm 2007 ngân hàng đã có rất nhiều nỗ . THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG. mại quốc doanh với tên gọi Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình trực thuộc ngân hàng Công Thương Hà Nội. Lúc này ngân hàng công thương Ba Đình hoạt động

Ngày đăng: 30/10/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan