Danh thắng Bình Định

5 444 0
Danh thắng Bình Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tháp Bình Lâm - Bình Định Tháp Bình Lâm nằm sát ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại của xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước. Người xưa đã lấy tên thôn Bình Lâm để đặt tên cho ngọn tháp này. Tháp Bình Lâm được xếp hạng di tích năm 1993. Tháp Bình Lâm cao 20 m, bình đồ vuông, về hình thức tạo dáng, tháp cũng được xây cất theo kiểu tầng như các tháp khác, cửa chính quay về phía đông, còn ba mặt là cửa giả quay về ba hướng Tây – Nam – Bắc. Trong các cửa giả, cửa phía Tây và cửa phía Nam là còn nguyên, cửa chính và cửa phía Bắc đã bị sụt lở phần vòm. Phần lớn các cửa giả đều được xây nhô ra cách thân tháp chừng 1,5m. Những cửa giả này, phần vòm được tạo nhiều lớp mái vòm nhọn, mỗi vòm như vậy tạo cảm giác như một tòa lâu đài thu nhỏ; trong các ô khám các “tòa lâu đài” đều có tượng thần bằng đất nung, nhưng đã bị mất từ lâu. Nhìn lên đỉnh tháp, ở giữa các tầng tháp đều được tạo các cửa giả và cũng được cấu tạo theo kiểu lâu đài. Càng lên cao, tháp càng được thu nhỏ dần về phía đỉnh. Tuy nằm ở vị trí bằng phẳng, song với chiều cao của tháp trên 20 m, khi đứng dưới chân ngước mắt nhìn, vẫn thấy dáng cao vút uy nghi của kiến trúc. Cái đẹp nhất ở đây là những vòm cửa giả, mỗi cửa giả là một tác phẩm nghệ thuật sinh động mà những người nghệ sĩ Chăm vô danh gửi lại cho hậu thế! Giáp với mái và thân, tháp lại được trang trí những mô típ hoa văn kiểu chuỗi hạt uốn lượn liên hoàn hình chữ U chạy vòng quanh tháp. Lên các tầng trên, hoa văn cũng được lặp lại như vậy. Ở Bình Lâm, các mô típ hoa văn đều được tạo trực tiếp lên gạch với hình dáng tỷ lệ cân đối, điều đó đã tạo vẻ đẹp cho di tích này. Những họa tiết trang trí các tháp góc và những hình ảnh tòa lâu đài trên các cửa giả, cùng với những hoa văn trang trí kiểu chuỗi hạt, cho thấy ở tháp Bình Lâm một xu hướng mới đã bắt đầu xuất hiện. Như trên mặt tường không còn thấy hoa văn trang trí mà xuất hiện những rãnh nhỏ chạy dọc từ trên xuống; vòm cửa đã bắt đầu vươn cao hình mũi giáo, một xu thế đơn giản để đi đến dáng vẻ hoành tráng, khỏe khoắn của phong cách kiến trúc Bình Định sau này. Có thể xem Bình Lâm là di tích mang phong cách kiến trúc chuyển tiếp từ thế kỷ X sang phong cách Bình Định cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Vừa qua, tháp Bình Lâm đã được gia cố, chống xuống cấp. Núi Kỳ Đồng và Bàu Sấu - Bình Định Mạch đất An Nhơn về phía đông xã Nhơn Mỹ uốn lượn gồ ghề rồi cất lên thành một quả núi cao chừng trăm thước án ngữ ba thôn Ðại An, Thiết Tràng, Tân Ðức. Núi như một con rồng chạy đến giáp sông La Vĩ thì ngoảnh về phía tây, mê mẩn trước một bàu nước xanh thơ mộng. Núi ấy gọi là núi Kỳ Ðồng, bàu kia gọi là bàu Sấu, vì rằng từng có cá sấu ở. Ngắm núi Kỳ Ðồng từ điểm khởi sơn về nơi tọa lạc, gò đống nối dài hợp với sườn núi khoan thai thoải xuống mặt bàu tựa như một con rồng xanh đang mải mê uống nước, chả trách người xưa bảo núi tượng hình thanh long ẩm thủy. Sau khi Ðào Doãn Ðịch, thủ lĩnh đầu tiên của phong trào Cần Vương ở Bình Ðịnh qua đời, Mai Xuân Thưởng đã cho xây dựng rất nhiều căn cứ kháng chiến. Một trong số đó là căn cứ núi Kỳ Ðồng. Song Mai Xuân Thưởng chọn nơi đây làm căn cứ không phải vì cảnh đẹp, mà vì thế núi rất thuận lợi cho việc trú quân lẫn dụng binh. Trong núi rừng có hang, không hay lớn nhỏ thế nào, chỉ biết tại mặt nam núi đến nay hãy còn dấu tích một miệng hang chừng 2m2, cây dại mọc đầy. Dẫn từ hang ra bàu Sấu là một con đường đất nhỏ, hoang phế đã lâu ngày. Bàu Sấu rộng ngót ba mẫu, nước sâu thăm thẳm, thông với sông Côn. Từ núi Kỳ Ðồng, có thể theo đường thủy lẫn đường bộ tới các căn cứ khác của nghĩa quân thuộc huyện Tây Sơn. Mặt khác quãng chân núi phía đông giáp sông La Vĩ mở ra một lối thủy lưu quan trọng sang thành Ðồ Bàn, tỏa về một vùng dân cư ven thị đông đúc, rất thuận lợi cho việc thu thập thông tin và tiếp tế lương thực, vũ khí. Năm 1887, quân Pháp và quân triều đình do Trần Bá Lộc chỉ huy đã tấn công với quy mô lớn vào các căn cứ cần vương ở Bình Ðịnh. Quân địch quá đông. Nghĩa quân quá ít. Ðịch trang bị súng ống đạn dược. Nghĩa quân vũ khí chủ yếu là giáo mác thô sơ. Lần lượt các căn cứ Kho Lương, Thứ Hương Sơn, Bắc Trại, Nam Trại bị giặc chiếm. Nghĩa quân bị tổn thất lớn, chỉ còn vài trăm người. Mai Xuân Thưởng quyết định chọn Bàu Sấu làm nơi bày trận sống mái với quân thù. Suốt hai ngày đêm, dưới sự chỉ huy của ông, nghĩa quân đã chiến đấu rất kiên cường. Ban đầu, dựa lưng vào thế núi, nghĩa quân đã tiêu diệt được hàng trăm tên giặc. Nhưng Trần Bá Lộc cậy thế quân đông cứ xua binh tràn lên hết đợt này đến đợt khác, nghĩa quân trúng đạn hy sinh rất nhiều, máu trôi đỏ nước bàu và loang dài một khúc sông. Mai Xuân Thưởng bị thương nặng. Những nghĩa quân sống sót bèn mở đường máu đưa nguyên soái về mật khu Linh Ðỗng. Tìm không ra Mai, Trần Bá Lộc thẳng tay đàn áp nhân dân của ba thôn quanh núi Kỳ Ðồng. Chúng báo lên Nguyễn Thân. Tên gian thần này liền ra lệnh bắt giam dân chúng hai làng Phú Lạc, Phú Phong, trong đó có người mẹ già yếu Mai Nguyên Soái. Giặc bắn tin rằng nếu ông không ra hàng, chúng sẽ giết cụ bà và làm cỏ hai làng Phú Lạc, Phú Phong. Trước tình thế đó, Mai Xuân Thưởng quyết định hy sinh để cứu mẹ và dân làng khỏi nanh vuốt giặc. Ngày 4 tháng 5 năm 1887, ông ra nộp mình ở đình Phú Phong. Ngày 6 tháng 6 năm 1887 (tức rằm tháng tư năm Ðinh Hợi) giặc đưa ông cùng 11 tướng lĩnh cần vương hắng cảnh Gành Ráng - Tiên Sa - Bình Định Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 2km về phía nam, Gành Ráng - Tiên Sa là một quần thể sơn thạch trải dài sát biển, dấu vết tận cùng phía đông của dãy núi Xuân Vân. Vùng đất này không chỉ được xếp vào hàng "đệ nhất" trong các danh thắng của Bình Định với những cảnh đẹp đượm màu huyền thoại, giàu tính nhân văn mà còn bởi nó ôm ấp trong mình hình hài của một nhà thơ lớn: Hàn Mặc Tử. Nét đặc trưng tạo thành sức hấp dẫn ở đây chính là vẻ đẹp của đá. Đá chồng lên đá, đuổi theo nhau tạo thành hang, gành, rạn với nhiều hình thù gợi cảm, chạy sát chân sóng. Qua Hòn Chồng một quãng ngắn, bạn sẽ tới một bãi đá la liệt những hòn đá xanh hình tròn, nhẵn như quả trứng. Phía trên bãi, một mạch nước ngầm từ khe núi chảy ra tạo thành hai giếng nước ngọt. Đi hết bờ đá, một bãi cát vàng mịn hình lưỡi liềm sẽ hiện ra trước mắt du khách. Đến đây, ai cũng ghé qua mộ nhà thơ tài hoa bạc mệnh Hàn Mặc Tử. Vùng đồi Gành Ráng - Tiên Sa nằm ở độ cao trung bình 30m, với tổng diện tích 150ha, trải dài đến thắng cảnh Quy Hoà và núi Vũng Chua. Từ đỉnh Gành phóng tầm mắt nhìn ra biển, bạn sẽ thấy rực sáng ánh đèn của ngư dân, quay sang hướng Quy Nhơn sẽ thấy lung linh đủ màu sắc. Đập Đá: Địa chỉ du lịch thú vị ở Bình Định Huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có 13 xã thì hầu hết các xã được bắt đầu bằng chữ Nhơn, như: Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Khánh, Nhơn Phong, Nhơn Hạnh, Nhơn Thành, Nhơn Lộc… Riêng có một xã mang cái tên khác lạ: Đập Đá (trước là xã, nay đã thành thị trấn) Sở dĩ xã được mang tên hành chính như vậy vì xưa kia đây là vùng sông nước với sông Kôn, sông Đập Đá và nhiều nhánh chằng chịt. Các cư dân vùng này phải đắp đập bổi để canh tác gọi là đập Thạch Yển, sau là đập Thạch Đề tức là Đập Đá, vì chỗ này sông rộng, có bến đá ong nổi tự nhiên rất đẹp. Đập Đá nằm ở phía đông thành Đồ Bàn xưa của Chiêm Thành và thành Hoàng Đế sau này của vua Tây Sơn Thái Đức Nguyễn Nhạc. Là phên dậu của đất đế vương nên nơi đây hội tụ nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ tinh xảo để cung cấp cho vua quan và các thân bằng quyến thuộc chi dùng. Đó là nghề dệt vải với các loại hàng cao cấp như lụa, the, lương, xuyến, lãnh. Đó là nghề rèn, nghề đúc đồng với các đồ thờ cúng như tượng, lư, đỉnh… Đó là nghề làm nón ngựa, làm giày da guốc mộc để các chàng công tử ăn diện. Rồi là các nghề chăn tằm ươm tơ, nghề tiện gỗ, nghề gốm, nghề kim hoàn, nghề khảm xà cừ, nghề làm nhang, làm đồ hàng mã… khá phát triển ở mỗi thôn xóm của Đập Đá tạo nên sự đa dạng ngành nghề thủ công và việc buôn bán sầm uất. Đập Đá là nơi xưa kia anh Hai Trầu Nguyễn Nhạc thường xuôi ngược sông Kôn từ Tây Sơn Thượng đạo xuống, chở theo trầu cau mua bán, đổi chác hàng hóa ở đây nhưng cũng là để thăm dò dân tình, chuẩn bị tổ chức lực lượng cho cuộc khởi nghĩa. Đây chính là quê hương của ông "Chảng Ngang Thiên" Đinh Văn Nhưng, một trong những thầy dạy võ, người đỡ đầu anh em Tây Sơn. Đập Đá nổi tiếng từ lâu đời nên đã đi vào ca dao: Em về Đập đá quê cha Gò Găng quê mẹ, Phú Đa quê chồng .Anh về Đập Đá đưa đò Trước đưa quan khách, sau dò ý em …Anh về Đập Đá, Gò Găng Cùng em kéo sợi dưới trăng chung tình… Đập Đá ngày nay là một thị trấn sầm uất nằm cạnh quốc lộ 1A, con đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc - Nam nên càng thuận tiện cho việc phát triển kinh tế, thương mại. Thành Hoàng Đế đang được khai quật khảo cổ, phát hiện ra nhiều hiện vật quí giá từ thời Chiêm Thành đến thời Tây Sơn. Chắc chắn đây sẽ là địa chỉ du lịch khá thú vị cho những ai quan tâm đến văn hóa và lịch sử, không chỉ vùng thành Hoàng Đế mà cả Đập Đá nữa Phụng Sơn kỳ thú - Bình Định Núi Phụng thuộc thôn Phụng Sơn, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Theo hướng đông - đông bắc đi lên thì từ núi Huỳnh Mai thuộc xã Phước Lộc, quê hương và cũng là nơi cụ Đào yên nghỉ, kế tiếp là Kỳ Sơn (hoặc núi Kiều Ngựa) rồi đến Phụng Sơn. Trên núi Phụng Sơn có nhiều cảnh lạ và di tích, chẳng hạn như có hố chiêng, hố trống mà tại đó, trong lòng suối khô cạn có những viên đá khi đánh lên có tiếng kêu vang như tiếng chiêng, tiếng trống. Thủa xa xưa, cách nay chắc cũng vài nghìn năm, vùng này còn là biển thì Huỳnh Mai, Kỳ Sơn, Phụng Sơn là những hòn đảo. Bởi thế, trên Phụng Sơn có mỏm "cột đầu lại", tức là mỏm đá để cột tàu thuyền ở phía bắc núi. Nơi đây, hồi giữa thế kỷ XX, người ta còn tìm được đầu một chiếc mỏ neo đã bị rỉ sét. Phụng Sơn có động đá, đá dựng đứng thành hình bán nguyệt, ở giữa có một tấm phản đá phẳng lì, nhẵn bóng. Các cụ truyền lại rằng nơi ấy là các "vua cờ" Đế Thiên - Đế Thích thường xuống ngồi đánh cờ với nhau. Trên núi còn có cụm "đá phụng nằm ấp", là hình con chim phượng nằm ấp trứng. Cụm "đá mũi dao" mang hình mũi con dao nhọn. Rồi là cụm đá "Ông Táo". Đặc biệt là cụm "Đá Nhà", tức cụm đá giống hệt như bàn thờ Thần Mặt Trời của người nguyên thủy, mà danh từ khảo cổ gọi là "đôn măn". Nếu đúng là một "đôn măn" thì nơi này thời nguyên thủy đã có người cư trú. Giữa núi Phụng Sơn có một thung lũng cỏ mọc xanh mượt, rộng khoảng vài mẫu, gọi là Hưng Ông Nhu, cũng có tên Tạm Thương từng được dùng làm nơi dự trữ lương thảo của nghĩa quân Tây Sơn và nghĩa quân Mai Xuân Thưởng. Gần đó có mộ của ông Trúc Khê Nguyễn Thế Hiển, một nhân sĩ có công bỏ ruộng nhà ra vận động các hào phú đóng góp quĩ Nghĩa thương (như quĩ Vì người nghèo bây giờ). Mộ xây cạnh con suối có rất nhiều trúc mọc xanh tốt, đúng như bút hiệu của ông.Đá núi Phụng Sơn là loại đá hoa cương nên rất có giá trị kinh tế. Bây giờ, người ta khai thác đá làm hàng xuất khẩu tràn lan mà không có ai can thiệp nên nhiều cảnh đẹp đã bị xâm hại. Chẳng hạn như mộ mẹ của nhà nghiên cứu Mịch Quang bị bắn đá sụp. Mỏm đá "cột đầu lại" và mỏ neo rỉ đã bị biến mất v.v… Đã đến lúc chính quyền các cấp và các ngành chức năng cần quan tâm đặc biệt đến Phụng Sơn cùng những di tích, thắng cảnh ở đây, đừng để một nơi kỳ thú như Phụng Sơn bị "biến mất" trong một ngày không xa. . Tháp Bình Lâm - Bình Định Tháp Bình Lâm nằm sát ven sông Gò Tháp đổ ra cửa biển Thị Nại của xóm Long Mai, thôn Bình Lâm, xã Phước Hòa,. cách kiến trúc Bình Định sau này. Có thể xem Bình Lâm là di tích mang phong cách kiến trúc chuyển tiếp từ thế kỷ X sang phong cách Bình Định cuối thế kỷ

Ngày đăng: 28/10/2013, 15:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan