Tham khảo "Hướng dẫn viết Sáng kiến kinh nghiệm"

4 2.1K 10
Tham khảo "Hướng dẫn viết Sáng kiến kinh nghiệm"

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẬP HUẤN VIẾT VÀ ÁP DỤNG Sáng kiến kinh nghiệm (Theo thầy NMH-Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng) I. Một vài khái niệm: * Sáng kiến kinh nghiệm: là những SKKN của cá nhân hoặc tập thể được áp dụng trong thực tiễn giáo dục nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn so với cách làm cũ trước đó. * Sáng kiến: thiên về những sự phát hiện mới, cách làm mới, thể hiện tính sáng tạo của người viết, áp dụng. * Kinh nghiệm: nhằm đúc kết những kinh nghiệm đã làm, rút ra những bài học kinh nghiệm, thể hiện tính kết quả, thành tích của cá nhân hoặc tập thể. ** Đối với CBQL: nên viết những kinh nghiệm đúc kết những thành tích của tập thể. VD: Biện pháp để đạt trường tiên tiến… ** Đối với giáo viên: nên viết sáng kiến. VD: Biện pháp giúp học sinh rèn chữ giữ vở… II. Những lĩnh vực để viết SKKN: 1. Lĩnh vực chuyên môn : là tất cả những vấn đề về nội dung, phương pháp dạy học, về các hoạt động ngoài giờ lên lớp, về công tác văn phòng (kế toán, văn thư, bảo vệ…), tức là “chuyên môn” được hiểu theo lĩnh vực mình phụ trách, được phân công. 2. Công tác quản lý-chủ nhiệm : dành cho hiệu trưởng, PHT, tổ trưởng chuyên môn, GVCN… 3. Công tác Đảng, Đoàn thể : dành cho Bí thư chi bộ, người phụ trách công tác nữ công, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư chi đoàn, TPT Đội… * Cách chọn đề tài cho cá nhân mình: 1. Mỗi người tự rà soát lại mình được giao những công việc gì. 2. Mình đã việc gì tốt nhất, trong đó cách làm gì sáng tạo nhất, hiệu quả nhất. Lưu ý: - Đề tài SKKN càng nhỏ hẹp càng tốt. VD: Một số biện pháp…; Một số kinh nghiệm…; Một số kinh nghiệm để dạy… (một số bài cụ thể nào đó)… - Sau một năm áp dụng chỉ cần có một chút tiến bộ. * Các hướng để chọn đề tài: 1. Hướng cải tiến: trên nền một cái gì đã có ta sửa lại một chút để thành sáng kiến. Cách làm: đọc lại một số bài, chương, phân môn nào đó, hoặc một dạng bài, kiểu bài, một hoạt động giáo dục nào đó. đọc SGK, SGV, xem người ta trình bày kĩ chưa rồi bổ sung thêm , sửa lại hoặc giúp học sinh tiếp thu nhanh hơn, dễ hơn, tiết kiệm thời gian hơn… 2. Hướng lồng ghép: phối hợp hoạt động giáo dục này và hoạt động giáo dục kia, hoặc phối hợp 2 hoạt động khác biệt để lồng ghép.VD: Tổ chức sinh hoạt Công đoàn để nâng cao chất lượng chuyên môn; Tổ chức sinh hoạt Sao nhi đồng để học sinh học thuộc bài ở nhà… Hồng Vân-TH Trần Bình Trọng 1 Lê thuyãút SKKN 3. Hướng đúc kết kinh nghiệm. III. Các yêu cầu cần phải có của một Sáng kiến kinh nghiệm: 1. Yêu cầu về hình thức: • Theo mẫu. • Đảm bảo số trang phù hợp (10 trang trở lên). • Trình bày đẹp, khoa học. Cụ thể: Trang 1: Bìa (có đóng khung) -có giấy gương ở ngoài càng tốt. Trang 2: có thể để giấy trắng(lót). Trang 3: giống như bìa nhưng không đóng khung. Trang 4: nhận xét của các cấp( trang này có thể để ở cuối). Trang 5: Mục lục. Trang 6: Phần mở đầu. . .…………………… Chú ý: khi đánh máy phải đúng cỡ chữ (14), phông chữ, chừa lề, trang đúng qui định… 2. Yêu cầu về diễn đạt : viết theo văn phong khoa học. * Các luận điểm (ý lớn, ý nhỏ, dẫn chứng, minh hoạ, số liệu…) phải chính xác, rõ ràng, lôgích; câu từ phải chính xác, một nghĩa… * Có chú thích rõ ràng.VD: trích câu nói, tài liệu của ai…thì phải có chú thích rõ ràng ở dưới mỗi trang hoặc phần sau cùng của SKKN, có đánh dấu (1), (2)…rõ ràng. * Phải chuẩn chính tả, viết hoa đúng, viết đúng tên các tổ chức hành chính…(VD: Phải viết là”Sở Giáo dục và đào tạo Đà Nẵng”, hoặc Phòng giáo dục và đào tạo Liên Chiểu”…chứ không phải là Sở GD-ĐT ĐN…) 3. Yêu cầu về nội dung: a. Có tính hiệu quả (thực tiễn): • Nếu áp dụng SK này vào thực tế thì có kết quả hơn so với trước đó. • Phải khả thi, thi hành được trong thực tế. VD: Một số câu hỏi .: mà cho 20 câu hỏi thì HS trả lời mất quá nhiều thời gian, không khả thi. b. Có tính sư phạm: phù hợp môi trường sư phạm, môi trường giáo dục, phù hợp pháp luật, lứa tuổi… VD: Đề tài” Quét lớp (Trực nhật) ở cuối giờ để giữ vệ sinh cho học sinh”là không phù hợp lứa tuổi ( vì HS không chịu về trễ). IV. Dàn ý của một SKKN: A. Phần mở đầu (Đặt vấn đề): tối đa 1 trang, được chia làm 3 mục như sau: mỗi mục 1 đoạn văn) • Nêu ý nghĩa của đề tài (lý do chọn đề tài): khoảng ½ trang, phần này nên lấy trong sách. • Giới hạn đề tài: thể hiện trong lớp, trường… • Giới thiệu sơ qua cách thức tiến hành để đúc kết đề tài: nói ngắn gọn, chung chung ( VD: Qua thực tế giảng dạy…; Qua tìm hiểu…; Qua nghiên cứu…; Qua thống kê, số liệu…) Hồng Vân-TH Trần Bình Trọng 2 Lê thuyãút SKKN Ví dụ: Phần mở đầu Việc dạy chính tả…(trích SGK) Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy lớp 5/1…đã có nhiều vấn đề… Qua nhiều năm giảng dạy, tôi… B. Phần nội dung: ( trên dưới 10 trang) I. Nêu thực trạng, tình hình, lịch sử vấn đề… (khoảng 3,4 trang) VD: .Về tình hình lớp học có ? học sinh, ? HS giỏi, ? HS khá…, học vấn đề ta viết như thế nào. . Lịch sử vấn đề, thực trạng: SGK đã hướng dẫn như thế này…, đã tiến hành như thế này, có những ưu khuyết gì…Đặc biệt phóng to, tô đậm những hạn chế, khuyết điểm. Có thể đưa những số liệu, thống kê ở trường, lớp để thấy những nhược điểm. II. Những giải pháp, biện pháp, cách thức tiến hành: đưa những số liệu, thống kê, đưa những câu hỏi, trả lời… Chú ý: kể những việc có tính sáng tạo. III. Kết quả dạt được: (2, 3 trang) . Đưa thống kê từ đầu năm, giữa năm, cuối năm, có phân tích, so sánh giữa kết quả mới so với kết quả cũ. . Nhận xét, đánh giá, rút những ưu điểm trong cách làm của mình, phần hạn chế, rút kinh nghiệm. C. Phần kết luận: . Viết chung chung:…giúp tay nghề, giúp nhà trường… . Rút bài học kinh nghiệm D. Kiến nghị: Để đề tài của mình được thuận lợi: . Tổ chuyên môn, nhà trường . Phòng giáo dục và đào tạo . Sở giáo dục và đào tạo . Các cấp, ngành có liên quan… phải… E. Phụ lục: có nhiều phụ lục như: . Đưa các bảng số liệu, thống kê có liên quan. . Tranh ảnh minh hoạ cho dề tài ( của lớp, bản thân …). . Phiếu thăm dò, trắc nghiệm đối với HS, đồng nghiệp. Phiếu nhận xét của BGH, CTCĐ… . Lựa một số giáo án tốt có liên quan để phụ lục vào. …………. Hồng Vân-TH Trần Bình Trọng 3 Lê thuyãút SKKN Hồng Vân-TH Trần Bình Trọng 4 Lê thuyãút SKKN . TẬP HUẤN VIẾT VÀ ÁP DỤNG Sáng kiến kinh nghiệm (Theo thầy NMH-Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng) I. Một vài khái niệm: * Sáng kiến kinh nghiệm: là những. đó. * Sáng kiến: thiên về những sự phát hiện mới, cách làm mới, thể hiện tính sáng tạo của người viết, áp dụng. * Kinh nghiệm: nhằm đúc kết những kinh nghiệm

Ngày đăng: 27/10/2013, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan