Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật

2 8.3K 47
Câu chuyện tình huống đạo đức và pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài dự thi câu chuyện tình huôngđạo đức pháp luật: NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN! Trước mặt học trò, giáo viên thường phải ứng xử đúng mực, khuôn phép, không thái quá. Vì thế, sự kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là những cơn nóng giận là vô cùng cần thiết. Hồi học cấp 2, tôi có một cậu bạn rất nghịch ngợm, hay tìm cách chọc phá trong các giờ học. Tên cậu là Nhật Minh, trùng tên với thầy giáo dạy môn toán. Một lần, thầy đang giảng bài, cậu ta ngồi không yên, cứ quay lên, quay xuống nói chuyện, làm ồn. Thầy giáo bực lắm, đi thẳng xuống, xách tai cậu ta đứng lên, hỏi: "Tại sao em làm ồn trong giờ học?”. Không ngờ, cậu đáp ngay: “Thưa thầy, tại bạn Tuấn chửi em là tiên sư thằng Nhật Minh". Mặt đỏ bừng, ngay lập tức, thầy cho một cái tát như trời giáng, hằn 5 ngón tay lên má, đuổi cậu ra khỏi lớp. Cả lớp chúng tôi sợ xanh mặt, còn cậu kia đi ra khỏi lớp nhưng vẫn ngấm ngầm thách thức sau lưng thầy. Gần 20 năm sau, câu chuyện này vẫn còn đọng mãi trong tâm trí Tôi. Thế rồi có một hôm tôi phải ở lại lớp có tí việc ít phút, bất chợt bắt gặp trong giờ môn Khoa học, khi cô giáo đang giảng bài, em Hạnh Ngân vẫn ngỗi dưới lớp nghịch ngợm, mất tập trung. Thủy, cô giáo dạy phân môn Khoa học đã nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng, nhưng Ngân vẫn ‘phớt” lời, thậm chí, còn cười đùa rất vô duyên. Không kiềm chế được nữa, cô đập bàn quát : “Em Ngân! Không học thì ra ngoài ngay, đừng có cái kiểu láo tôm , láo cá như thế trong lớp học.” Trong tiếng ồn ào của lớp học, tiếng Hạnh Ngân vang lên rõ mồn một: “Tiên sư đứa nào chửi tao”. Cô Thủy lặng người! gần 40 tuổi đời, 17 năm tuổi nghề, cô chưa bao giờ ở trong tình huống thế này. Thủy cố gắng kìm lại cơn giận, cô nói nhẹ nhàng nhưng kiên quyết: “Em nào vừa nói, đứng dậy!”. Lớp lặng im, không em học sinh nào lên tiếng, ngay cả thủ phạm. Cô vẫn tiếp tục nhẹ nhàng: “Tôi hỏi em nào vừa nói, tôi cho một cơ hội đứng dậy tự nhận lỗi”. Vẫn không ai lên tiếng, không khí lớp học căng thẳng vô cùng. Cô buồn bã lắc đầu: “Xin lỗi các em, tôi không thể tiếp tục dạy tiết học này. Phần còn lại của giờ học, tôi yêu cầu lớp tự sinh hoạt”. Rồi cô lặng lẽ xách cặp đi ra. Không biết, các em đã tự sinh hoạt, thảo luận những gì. Nhưng đến cuối giờ học, em lớp trưởng xuống phòng chờ giáo viên mời cô lên lớp. Trong lớp học, Hạnh Ngân với đôi mắt đỏ hoe, nức nở khóc xin lỗi cô giáo. Cô vẫn nói với Ngân bằng những lời nhẹ nhàng, không hề trách mắng. Sau sự việc ấy, Ngân gửi cho tôi - là giáo viên chủ nhiệm - bản tường trình bản kiểm điểm. Trong đó, em viết: "Đây thực sự là lỗi lầm lớn trong cuộc đời em. Em rất biết ơn cô Thủy vì cô đã cho em một bài học sâu sắc về lòng bao dung”. Tôi cầm bản kiểm điểm của Ngân, lại nhớ tới hình ảnh bàn tay hằn trên má của cậu bạn năm xưa tự hỏi, không biết mình sẽ ứng xử như thế nào nếu ở vào tình huống của cô Thủy? Liệu mình có đủ bình tĩnh để không cho học sinh một cái tát, hay ít ra là không đuổi học sinh ra khỏi lớp học? Trong một bài viết, tôi từng trình bày quan điểm là ngay từ khi ra đời, con người đã có nhu cầu nhận sự yêu thương chia sẻ yêu thương với người khác. Thế nhưng vì nhiều lý do khác nhau như mưu sinh, môi trường, sự giáo dục, áp lực cuộc sống, lợi lộc, hoàn cảnh xô đẩy… mà có những lúc người ta đã xao nhãng, thậm chí đánh mất đi thứ tình cảm cao quý ấy. Một câu hỏi được đặt ra: “Yêu thương có cần phải học không?” cách dạy sẽ như thế nào? Câu chuyện dưới đây kể về giờ học giáo duc kỹ năng sống ở tại một trường tiểu học…(Trường Tôi). Hóa ra có khá nhiều quan điểm khác nhau đến từ các cô bé, cậu bé: Có em cho rằng sự yêu thương xuất phát từ chính mình, có em cho rằng xuất 1 phát từ lòng yêu thương của người khác dành cho mình. Có em nói rằng: em yêu bố mẹ, có em yêu gia đình, yêu đồ vật, yêu thiên nhiên, yêu máy ipod… Lại có một cậu bé hồn nhiên nói rằng: Em yêu… games. Cô Thủy dùng hình ảnh “hạt mầm” trong phân môn Khoa học để nói về lòng yêu thương, càng chăm sóc thì hạt mầm càng nảy nở lớn nhanh. Cô tổng kết lại bài học về lòng yêu thương: Tình yêu có thể rất trừu tượng hoặc rất cụ thể; Tình yêu xuất phát từ bản thân chúng ta; Phải cho đi thì mới nhận lại; Hãy thể hiện tình yêu thương với người mình yêu quý một cách thường xuyên bằng những hành động cụ thể…. Bài học này được cô Thủy tự soạn thảo, chủ yếu dựa trên các cuốn sách “hạt giống tâm hồn”. Cũng bài học này nhưng HS lớp 5, cô Hạnh dạy lại xẩy ra một tình huống khác: Nếu em một bạn khác cùng thích một bạn gái trong lớp thì em sẽ làm thế nào? Cô Hạnh cho biết, sau bài học về “yêu thương” sẽ có bài học về “khoan dung”, hướng các em biết vị tha hòa giải các mâu thuẫn trong cuộc sống. Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 12 năm 2010 Người viết Nguyễn Thị Huệ 2 . Bài dự thi câu chuyện tình huôngđạo đức và pháp luật: NHỮNG ẤN TƯỢNG KHÓ QUÊN! Trước mặt học trò, giáo viên. chí đánh mất đi thứ tình cảm cao quý ấy. Một câu hỏi được đặt ra: “Yêu thương có cần phải học không?” và cách dạy sẽ như thế nào? Câu chuyện dưới đây kể

Ngày đăng: 27/10/2013, 02:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan