LÍ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN

14 417 0
LÍ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN 1.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHÁCH SẠN VÀ KINH DOANH KHÁCH SẠN. 1.1.1 Khái niệm về khách sạn. Khách sạn là kết quả của sự phát triển nhiều thế kỷ về văn minh và xã hội. Trước kia khách sạn chỉ được dùng cho giới giàu sang, nhưng cùng với sự phát triển của ngành kinh tế thì du lịch và lưu trú khách sạn đã trở thành hiện tượng phổ biến. Khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi khách du lịch. Chúng sản xuất, bán và trao cho khách du lịch những dịch vụ, hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của họ về chỗ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh, vui chơi,…phù hợp với mục đích và động cơ của chuyến đi. Chất lượng và sự đa dạng của dịch vụ hàng hóa trong khách sạn xác định thứ hạng của nó. Mục đích hoạt động là thu được lợi nhuận ( Bài giảng kinh tế khách sạn- du lịch). Tuy nhiên, cùng với sự nâng cao đời sống vật chất tinh thần cuả người dân cũng như sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, thì hoạt động kinh doanh khách sạn ngày càng phong phú đa dạng từ đó làm giàu thêm nội dung khách sạn. Tùy thuộc vàoloại hạng khách sạn mà có thể cung cấp các mức chất lượng và các loại dịch vụ khác nhau. Khách sạn là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng mọi nhu cầu của khách ăn uống, vui chơi, giải trí của khách vãng lai và khách địa phương. Như vậy, kinh doanh khách sạn nhằm vào đối tượng chính của khách du lịch. Trong đó hoạt động kinh doanh chủ yếu của nó là kinh doanh lưu trú. Ngoài ra kinh doanh khách sạn còn phục vụ nhu cầu ăn uống, dịch vụ bổ sung cho dân cư địa phương. 1.1.2 Đặc điểm kinh doanh khách sạn. a) Hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào điều kiện tài nguyên du lịch ở các vùng du lịch. Tài nguyên du lịch là một trong những cơ sở để tạo nên vùng du lịch. Vì khách du lịch với mục đích sử dụng "tài nguyên" du lịch mà nơi ở thường xuyên không có. Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp với loại tài nguyên trên lãnh thổ có ý nghĩa đặc biệt trong việc hình thành và phát triển du lịch của một vùng hay một quốc gia. Vì vậy, kinh doanh khách sạn muốn có khách để mà phục vụ từ đó thu lợi nhuận thì bản thân khách sạn phải "gắn liền" với tài nguyên du lịch. b) Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư ban đầu và đầu tư cơ bản tương đối cao. Đặc điểm này xuất phát từ tính cao cấp của nhu cầu về du lịch và tính đồng bộ của nhu cầu du lịch. Cùng với những nhu cầu đặc trưng của du lịch như nghỉ ngơi, chữa bệnh, hội họp, giải trí . được đáp ứng chủ yếu bởi tài nguyên du lịch, khách du lịch hàng ngày càng cần thoả mãn các nhu cầu bình thường cho cuộc sống của mình. Vì vậy để đáp ứng những nhu cầu cần phải xây dựng một hệ thống đồng bộ các công trình, cơ sở phục vụ, các trang thiết bị có chất lượng cao. c) Hoạt động kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối cao. Do nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng và có tính cao cấp, hay nói một cách khác sản phẩm khách sạn không có tính khuôn mẫu. Cho nên không thể dùng người máy để thay thế con người được mà phải sử dụng chính con người để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách và mức độ phục vụ phải cao. d) Hoạt động kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của tính quy luật. Do khách sạn xây dựng thường gắn với tài nguyên du lịch, mà tài nguyên du lịch phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu nên việc kinh doanh diễn ra theo mùa. Do quy luật tâm sinh lý của con người như ăn ngủ chỉ diễn ra ở một số thời điểm trong ngày, do đó yêu cầu về các dịch vụ cũng diễn ra ở một số thời điểm do đó yêu cầu các nhà quản lý phải chấp nhận quy luật mà có cách đối ứng cho phù hợp. 1.1.3 Phân loại khách sạn a) Căn cứ vào giá cả - Khách sạn bình dân ( 20-70USD ở Việt Nam): Các khách sạn bình dân thường cung cấp cho khách hàng ở có tivi, điện thoại, phòng tắm và nhà vệ sinh riêng, tất cả đều đạt hiệu quả. Trong khách sạn bình dân, dịch vụ về ăn uống có thể là không có. Bộ phận nhân viên gác cửa, khuôn vác, chỉ dẫn gần như không có. - Khách sạn tiêu chẩn du lịch trung lưu ( 30-200USD ): Các khách sạn tiêu chuẩn cung cấp những buồng nghỉ tiện nghi với buồng tắm riêng, có dịch vụ ăn uống và nhân viên khuôn vác hành lý. - Khách sạn cao cấp ( 60-500USD ): Một khách sạn điển hình là một khách sạn sang trọng với sự trang trí và tiện nghi hoàn hảo, nhân viên được đào tạo có tay nghề cao, đồ uống và thực phẩm tốt hơn mức trung bình. Các khách sạn cao cấp thường có các phòng đặc biệt sang trọng, hai phòng ăn trở lên và một sảnh pha chế đồ uống, trong buồng nghỉ của khách có tủ lạnh, tủ dựng quần áo. - Khách sạn sang trọng ( 100-200USD ): Những khách sạn sang trọng thể hiện mức độ tiêu chuẩn cao nhất của sự sang trọng hoàn hảo, tiện nghi, chuyên môn khả năng lịch sự của nhân viên và dịch vụ ăn uống đa dạng chất lượng. Một khách sạn sang trọng điển hình dành 10% diện tích cho buồng ở đặc biệt sang trọng, có hai phòng ăn trở lên. b) Căc cứ vào đặc điểm và đối tượng khách. - Khách sạn truyền thống: Một khách sạn truyền thống được thiết kế cơ bản bao gồm các phòng riêng có buồng tắm, có các dịch đón tiếp, khuôn vác hành lý và ăn uống. Nơi đỗ xe có thể có hoặc không. Hầu hết các khách sạn thuộc loại hình khách sạn tiêu chuẩn, khách sạn cao cấp, khách sạn sang trọng đều là khách sạn truyền thống. - Mô-ten: Môtel là viết tắt của hai chữ motor và hotel xuất hiện lần đầu tiên ở Mỹ. Môtel điển hình gần trục đường chính thuận tiện và có nơi đỗ xe ôtô cho khách nghỉ, không có dịch vụ ăn uống và hành lý. Môtel tiêu chuẩn cứ một phòng nghỉ là có một nơi đỗ xe. - Khách sạn nghỉ dưỡng: Thời kì này có thể nói khách sạn nghỉ dưỡng khá phát triển. Các khách sạn nghỉ dưỡng ngoài mô hình một khách sạn truyền thống còn mở thêm các dịch vụ như: sân quần vợt, các thiết bị tập thể hình. Các khách sạn nghỉ dưỡng thường được xây dựng ở các vùng biển, núi các khu nghỉ mát, an dưỡng. - Khách sạn hội nghị: Hiện nay cùng với xu thế công nghiệp hóa, kinh tế ngày càng phát triển, các hội nghị, hội họp, các khách sạn cũng được xây dựng nhiều hơn. Một khách sạn hội nghị có thể là một khách sạn truyền thống nhưng được thiết kế đặc biệt phục vụ cả hội nghị, hội thảo. - Căn hộ cho thuê: Được thiết kế cho những khách ở dài ngày, cung cấp phòng ở với buồng tắm riêng. Các dịch vụ lễ tân, nhân viên phục vụ hành lý và an ninh, có dịch vụ ăn uống giới hạn và hầu hết các phòng ở đều có bếp để khách có thể tự phục vụ. Căn hộ cho thuê thường đưa ra các định mức giá thấp ( giảm giá), tiền phòng cho thuê theo tuần, theo tháng và theo mùa. - Nhà nghỉ bình dân: Nhà nghỉ bình dân được xây dựng như nơi định cư riêng, ở những khu di tích, thắng cảnh ( nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, các tòa nhà cổ), có cung cấp các bữa ăn sáng trong bầu không khí gia đình. - Các loại hình cơ sở lưu trú khác ( Ở Việt Nam ). Nhà trọ, nhà khách, làng du lịch, biệt thự. c) Căn cứ vào quy mô( theo số phòng ) - Khách sạn nhỏ ( 20 phòng ) ở Việt Nam đa số là khách sạn tư nhân. - Khách sạn trung bình( 20-100 phòng) đa số là khách sạn nhà nước hoặc công ty cổ phần. - Khách sạn lớn( trên 100 phòng) đa số là khách sạn liên doanh với nước ngoài. d) Căn cứ vào hình thức sở hữu có: - Khách sạn tư nhân. - Khách sạn nhà nước. - Khách sạn liên doanh. 1.2 LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN. 1.2.1 Tính tất yếu của lao động trong kinh doanh khách sạn. Trên thế giới du lịch được coi là ngành kinh tế quan trọng, đem lại nguồn thu lớn cho xã hội. Phù hợp với xu thế của hiện đại, khách sạn du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, ngành kinh doanh khách sạn du lịch ở Việt Nam cũng có nhiều tiến bộ đáng mừng, trong từng bước phát triển ổn định và đạt được hiệu quả về kinh tế xã hội. Ngành kinh doanh khách sạn là ngành kinh tế quốc dân được hình thành và phát triển khách quan trong nền kinh tế XHCN. Khi lực lượng sản xuất phát triển, nhiều ngành kinh tế mới được hình thành, các thành phố phát triển, xuất hiện nhiều trung tâm thương mại, ngoại thương được mở rộng. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch là sự cạnh tranh giữa các khách sạn nhằm thu hút nhiều khách hàng, khả năng tài chính của khách sạn lớn đã làm mở rộng và đa dạng hoạt động kinh doanh khách sạn. Do tính đa dạng của hoạt động kinh doanh khách sạnlao động trong ngành mang tính phức tạp. Lao động ở đây thực hiện nhiệm vụ kinh doanh tạo ra thu nhập quốc dân làm cho ngành vận động và phát triển. Hơn thế nữa, những người lao động trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn còn thực hiện chức năng quan trọng thứ hai của mình là giao tiếp văn hóa. Họ đại diện cho một đất nước, một nền văn hóa, một bản sắc riêng trước các khách du lịch nước ngoài. 1.2.2 Đặc điểm của lao động trong kinh doanh khách sạn. a) Lao động trong khách sạn thường là lao động thủ công, chủ yếu là lao động chân tay, trực tiếp phục vụ khách. Các khâu trong quá trình phục vụ rất khó áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như cơ giới hoá, tự động hoá. Nói như vậy, có nghĩa là ngoài lao động sản xuất chế biến món ăn là lao động sản xuất vật chất, lao động sản xuất trong khách sạn chủ yếu là thực hiện các dịch vụ. Các dịch vụ này được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu thiết yếu cũng như nhu cầu đặc trưng của khách du lịch. Đặc trưng của dịch vụ được biểu hiện rõ nét ở sản phẩm lao động trong khách sạn. Để đánh giá chất lượng phục vụ còn phụ thuộc vào người tiêu dùng. b) Lao động trong khách sạn đòi hỏi mức độ chuyên môn hoá tương đối cao. Chuyên môn hoá theo các bộ phận. Trong khách sạn có nhiều bộ phận mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Cho nên khi tuyển dụng nhân viên phải theo chuyên ngành và được đào tạo chuyên sâu. Điều này dẫn đến khó khăn trong việc thay thế lẫn nhau giữa các nhân viên trong các bộ phận. Vậy khách sạn cần đảm bảo một số lượng nhân viên hợp lý và có khả năng lấp chỗ trống khi khách sạn hoạt động vào thời điểm đông khách. c) Thời gian lao động trong khách sạn phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Thời gian làm việc trong khách sạn thường tương ứng với việc đến và đi của khách. Khách sạn dường như làm việc 365 ngày trên 1 năm, 24h trên 1 ngày và không có thời gian đóng cửa. Đặc điểm này gây khó khăn trong quản trị nhân sự, đòi hỏi ngốn lực lao động lớn cho nên khó khăn trong công tác phân công lao động, ảnh hưởng tới việc tính lương, giờ công một cách chính xác, công bằng. Ngoài ra còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống riêng của người lao động d) Cường độ lao động cao đồng thời phải chịu môi trường tâm lý phức tạp. Đại đa số lao động trong khách sạn đều có quan hệ trực tiếp với khách, từ lễ tân cho đến các bộ phận buồng, bàn, bar, họ phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều đối tượng khách với các đặc điểm khác nhau về dân tộc, sở thích, cơ cấu xã hội ( giới tính, tuổi, vị trí xã hội), nhận thức phong tục tập quán và lối sống. Do vậy để phục vụ đạt chất lượng cao người lao động phải có sức chịu đựng về tâm lý để luôn làm vừa lòng khách. 1.2.3 Phân loại lao động trong khách sạn. Xuất phát đặc điểm của việc đánh giá hiệu quả lao động là kết quả lao động và chi phí lao động, do đó việc nghiên cứu lao động trong khách sạn cần đi sâu tìm hiểu lao động của từng bộ phận để từ đó có những biện pháp nâng cao hiệu quả lao động. Vậy để có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động chungkhách sạn, ta phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở từng bộ phận. Các bộ phận này được phân chia theo các tiêu thức sau: - Căn cứ vào hoạt động kinh doanh, lao động trong khách sạn được phân chia thành các bộ phận. + Lao động thực hiện hoạt động kinh doanh lưu trú + Lao động thực hiện các hoạt động kinh doanh ăn uống + Lao động thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ khác - Căn cứ vào mức độ tác động vào quá trình kinh doanh của khách sạn. + Lao động gián tiếp: Gồm những lao động hỗ trợ cho quá trình sản xuất kinh doanh như cán bộ quản lý: Ban giám đốc nhân viên hành chính, tài vụ, kế hoạch kế toán . + Lao động trực tiếp: Gồm những lao động thuộc bộ phận nghiệp vụ trong khách sạn, bao gồm lao động trong các tổ. Tổ lễ tân, tổ buồng, tổ bàn, tổ chế biến, tổ sửa chữa, tổ dịch vụ 1.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KHÁCH SẠN. 1.3.1 Các khái niệm hiệu quảhiệu quả sử dụng lao động trong khách sạn. Hiệu quả sử dụng lao động là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng trong hoạt động kinh tế của mọi ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng. Hiệu quả sử dụng lao động được hiểu là chỉ tiêu biểu hiện trình độ sử dụng lao động thông qua quan hệ so sánh giữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí lao động để đạt được kết quả đó chỉ tiêu này có thể được mô tả bằng công thức sau: éng® laophÝ Chi doanh xuÊt kinh ns¶ éng®qu¶ ho¹t KÕt =H Trong đó: H là hiệu quả sử dụng lao động. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh biểu hiện ở các chỉ tiêu về số lượng sản phẩm, mức doanh thu, lợi nhuận. Vậy bản chất của việc sử dụng lao độnghiệu quả trong kinh doanh khách sạn là cùng với một chi phí lao động bỏ ra làm sao tạo ra được nhiều lợi nhuận, tăng doanh thu và đảm bảo được chất lượng phục vụ. 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động kinh doanh lưu trú trong khách sạn. - Năng suất lao động. Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. Theo Mac, năng suất lao động là sức sản xuất lao động cụ thể có ích. Đối với doanh nghiệp kinh doanh khách sạn thì năng suất lao động được biểu thị bằng mức doanh thu bình quân của một nhân viên hay lượng lao động hao phí bình quân trên một đơn vị doanh thu. Công thức: W = R D D : Doanh thu thu được trong kỳ R : Số lao động bình quân trong kỳ Số lao động bình quân trong một kì được xác định bằng công thức R = 1 -n 2-Rn + 1- nR +. . .+ 2 R + 1/2 R Rn: số lao động thời kỳ thứ n n: số thời điểm xét trong kỳ Năng suất lao động bình quân là một chỉ tiêu tổng hợp, cho phép đánh giá một cách chung nhất của hiệu quả sử dụng lao động của toàn bộ doanh nghiệp. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân cho ta thấy, trong một thời gian nhất định thì trung bình một lao động tạo ra doanh thu là bao nhiêu. - Lợi nhuận bình quân trong doanh nghiệp. Lợi nhuận bình quân của một nhân viên trong doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động. kútrong n©qu nh×b éng® lao Sè nghiÖpdoanh toµn nhuËnLîi =n©qu nh×b nhuËnLîi hay P = R P P : lợi nhuận bình quân của một nhân viên P: lợi nhuận toàn doanh nghiệp R : số lao động bình quân trong kỳ Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao độngkhách sạn, nó cho ta thấy một lao động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ( tháng, quý, năm ) nó phản ánh mức độ cống hiến của mỗi người lao động trong doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận để tích luỹ tái sản xuất mở rộng trong đơn vị và đóng góp vào ngân sách nhà nước. - Hiệu quả sử dụng thời gian lao động. Hiệu quả sử dụng thời gian lao động là tỷ số so sánh giữa kết quả lao động và hao phí lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng thời gian lao động là chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng lao động. Công thức: Ht = T D Ht : Hiệu quả sử dụng thời gian lao động T : Tổng quỹ thời gian lao động của nhân viên D : doanh thu toàn khách sạn Tổng quỹ thời gian lao động(T) = số lao động bình quân trong ngày(G) x số ngày làm việc bình quân trong kỳ(N) x số lao động bình quân trong kỳ( R ) Hay T = G x N x R Hiệu quả sử dụng thời gian lao động cho biết trong một giờ làm việc của nhân viên sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động cho toàn bộ phận lưu trú. - Các chỉ tiêu khác Ngoài 3 chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trên, người ta còn sử dụng chỉ tiêu mức doanh thu bình quân ( hoặc mức lợi nhuận bình quân) trên 1000 đồng chi phí tiền lương, tỷ suất lợi nhuận để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động một cách hoàn thiện hơn. Mức doanh thu bình quân trên 1000 đồng chi phí tiền lương = Tổng doanh thu trong kỳ/ tổng quỹ lương. [...]... tăng tỷ suất lợi nhuận theo hướng: + Giảm chi phí hoạt động, hạ giá thành sản phẩm + Tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm 1.4 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 1.4.1 Nhân tố bên trong: a) Trình độ tổ chức quản lý trong khách sạn - Tuyển chọn và đào tạo lao động, phân công lao động hợp lý từng bộ phận đồng thời đi cùng với chất... cao hiệu quả sử dụng lao động là vấn đề cấp bách có ý nghĩa cả về kinh tế và chính trị xã hội + Đối với doanh nghiệp: Việc sử dụng lao động sống có hiệu quả trong doanh nghiệp khách sạn đã góp phần tăng khối lượng sản phẩm và dịch vụ, tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tích lũy cho doanh nghiệp dưới dạng các quỹ, thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng + Đối với người lao động, việc sử. .. CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KINH DOANH LƯU TRÚ Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh dưới sự điều tiết của nhà nước Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển đòi hỏi nhà nước phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình Một trong những con đường để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng hiệu quả đội ngũ lao động. .. những yêu cầu đối với người lao động của khách sạn b) Các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với người lao động Chính sách bảo hiểm xã hội, quỹ phúc lợi xã hội chế độ bảo hiểm người lao động nhằm đảm bảo lợi ích cho người lao động cũng như trách nhiệm của mỗi người lao động phải đóng góp Nó giúp cho việc sử dụng lao động hiệu quả hơn, lao động làm việc năng suất hơn, sự trung thành lớn... Đối với người lao động, việc sử dụng lao động hiệu quả là điều kiện bảo đảm không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, chất lượng phục vụ, khuyến khích khả năng sáng tạo của con người lao động + Đối với khách hàng việc sử dụng lao động hiệu quả trong doanh nghiệp góp phần làm thỏa mãn nhu cầu của khách trong khoảng thời gian ngắn nhất,... nói chung trong kinh doanh khách sạn thì độ tuổi trung bình hợp lý là từ 20-30 tuổi đó là độ tuổi trung bình chung của toàn bộ khách sạn Nếu phân theo giới tính đó là những nhóm người tập thể lao động được phân định theo tiêu thức giới tính c) Trình độ đội ngũ lao động Đây là một trong những nhân tố tiền đề cho quá trình sản xuất và là một trong những nhân tố có tác động tích cực nhất đến hiệu quả. .. ngũ lao động bao giờ cũng cần hai mặt là số lượng và chất lượng Một đội ngũ lao động có số lượng lao động hợp lý tức là số lượng lao động đó vừa đủ so với khối lượng công việc không thừa không thiếu Chất lượng lao động thể hiện khả năng của người lao động về trình độ học vấn trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, trình độ ngoại ngữ, ngoại hình, khả năng giao tiếp 1.4.2 Nhân tố bên ngoài a) Nguồn khách. .. lượng của mỗi công việc, mỗi chức danh Vì vậy để sử dụng lao động hiệu quả các nhà quản lý phải biết bố trí đúng người đúng việc và đúng thời điểm cần thiết - Quy trình công nghệ: Một cái máy muốn chạy tốt thì các bộ phận của nó phải hoạt động đều đặn, ăn khớp với nhau có nghĩa rằng để chất lượng phục vụ khách sạn cao thì không có nghĩa là các bộ phận hoạt động rời rạc, không ăn khớp mà chúng phải phụ... bệnh tật, khi về hưu c) Luật pháp Trong những năm gần đây Nhà nước đã ban hành luật lao động với những quy chế quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động Do đó việc chấp hành các quy chế đó phải được thực hiện ở mọi hình thức doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh Để tránh những doanh nghiệp chỉ vì lợi ích trước mắt mà lợi dụng người lao động 1.5 SỰ... khách Khách với những đặc điểm về giới tính, quốc tịch, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội và những đặc điểm về tâm sinh lý là một yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng đội ngũ lao động hợp lý thì cần phải nghiên cứu tìm hiểu tâm lý dân tộc, thành phần xã hội, độ tuổi, nghề nghiệp, khả năng thanh toán và tâm sinh lý của khách du lịch để xác định những yêu cầu đối với người lao động của khách . LÍ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG KHÁCH SẠN 1.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHÁCH SẠN VÀ KINH DOANH KHÁCH SẠN. 1.1.1 Khái niệm về khách sạn. Khách. pháp nâng cao hiệu quả lao động. Vậy để có biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động chung ở khách sạn, ta phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở từng

Ngày đăng: 26/10/2013, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan