Giới thiệu về trạm 110kV E5

4 2.1K 89
Giới thiệu về trạm 110kV E5

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giới thiệu về trạm 110kV E5- Thượng Đình 3.1 Giới thiệu. Trạm biến áp E5 được xây dựng trên địa phận phường Thượng Đình quận Thanh Xuân- Hà Nội. Đây là trạm trọng điểm cấp điện cho toàn bộ quận Thanh Xuân, 1 phần cho các quận Hoàng Mai, Đống Đa, huyện Từ Liêm và Thanh Trì. Trạm có 3 máy biến áp để hạ lưới điện từ 110kV xuống 22kV và 6kV để tạo thành lưới trung thế cấp cho phụ tải. Bên cạnh đó là các hệ thống bảo vệ, an toàn, bù công suất đi kèm là các dao cách ly, máy cắt, các loại rơle, các thiết bị đo lường điều khiển, scada… Trạm E5 gồm có trạm trưởng và 6 trưởng kíp, 4 nhân viên làm việc vận hành theo lịch đi của trưởng ca. Nhân viên trực trạm E5 phải nắm rõ các quy trình, các tính năng và sử dụng một cách thành thạo các thiết bị vận hành tại trạm E5 nhận lệnh thao tác các thiết bị trực tiếp của các điều độ viên A1, B1. 3.2 Sơ đồ hoạt động của trạm. 3.2.1 sơ đồ nguyên lý trạm. (phụ lục) Trạm E5 được cấp nguồn từ 2 lộ 174 và 176 tại trạm 220kV Hà Đông. Hình 1.3- sơ đồ nguyên lý trạm E5. 3.2.2 Thuyết minh sơ đồ. Phía cao áp của trạm có cấu trúc theo kiểu cầu đủ. Tức là, gồm có 5 máy cắt cao áp, 2 máy cắt phía đường dây là 171 và 172, 2 máy cắt phía máy biến áp là 131 và 132, máy cắt liên lạc 112. Đi kèm với các máy cắt đó là các dao cách ly được đánh tên giống máy cắt đi kèm và thêm 1 số chỉ lần lượt là: 171-1, 172-2, 131-1, 132-2, 133-3, 112-1 và 112-2. Bảo vệ phía đường dây khi cắt máy cắt đường dây có dao tiếp địa 171-76 và 172-76, 133-35 còn phía máy biến áp có các chống sét van đặt ở các phía đầu ra của máy: phía 110kV là CS -1T1 và CS -1T2, CS-133 phía 22kV là CS- 4T1 và CS-4T2, CS-4T3, phía 6kV là CS-6T1, CS-6T2, CS- 6T3. Hai thanh cái C41 và C42 lần lượt được cấp nguồn từ đầu ra của 2 máy biến áp T1 và T2, liên lạc giữa hai thanh cái C41 và C41 được liên động bởi máy cắt liên lạc 412. Thanh cái C62 được cấp nguồn từ đầu ra 6kV của máy biến áp T2 còn thanh cái C63 được cấp nguồn từ máy biến áp T3. Liên lạc giữa hai thanh cái C62 và C63 nhờ có máy cắt 623. Các lộ đầu ra của các máy biến áp được cáp trung áp ngầm đưa tới các thanh cái đặt trong phong phân phối 22kV và 6kV. Trong phòng này sẽ chia ra các ngăn lộ riêng. Ngăn lộ thanh cái C41 chứa máy cắt 431 và thanh cái C41. Từ đây, sẽ chia ra thành các ngăn lộ như 471, 473, 475, 477… cung cấp cho lưới trung thế thành phố. Tại mỗi thanh cái sẽ có 1 ngăn lộ chưa máy biến điện áp TU nhằm thực hiện đo lường và bảo vệ, đối với thanh cái C41 thì đó là ngăn lộ TU-C$41. Đối với thanh cái C42 cũng có các ngăn lộ tương ứng như C41 đó là: 470, 472, 474,476,478, 480, 482. Ngoài ra để liên lạc giữa hai thanh cái này có thêm ngăn lộ 412 chứa máy cắt 412 làm nhiệm vụ liên lạc giữa 2 thanh cái. Máy cắt này phải được mở ra trong điều kiện C41 và C42 được cấp điện bình thường. Đối với hai thanh cái phía 6kV là C62 và C63 cũng có cấu trúc tương tự như hai thanh cái C41 và C42. Việc điều khiển các máy cắt và dao cách lý cả phía cao áp và trung áp đều có hai phương pháp điều khiển: bằng điện và bằng cơ khí. Đối với cách điều khiển bằng điện thì có thể điều khiển từ xa hoặc tại chỗ bằng cách vặn núm điều chỉnh bên trong tủ của máy cắt hoặc dao cách ly đặt tại chân cột đỡ chúng và chỉnh núm đó sang vị trí “Remote” là điều khiển từ xa hay “local” là điều khiển tại chỗ. Nếu điều khiển tại chỗ thì sau khi chỉnh xong thì mới có thế ấn vào 2 nút open hay close được, nếu chưa chỉnh về local thì 2 nút đó sẽ bị vô tác dụng. Còn trong trường hợp “Remote” thì chỉ có thể quan sát qua trạng thái đèn báo. Nếu trường hợp không thể điều khiển bằng điện được thì phải thao tác bằng cơ khí bằng cách đưa tay khóa chuyên dùng của máy cắt, dao cách ly vào núm xoay tại tủ tích năng của lò xo xoay để thao tác đong- cắt. Trong điều kiện làm việc bình thường thì các máy cắt cao áp, dao cách ly cao áp phía đường dây và phía máy biến áp phải được đóng lại còn máy cắt liên lạc phải được mở ra chỉ khi nào có sự cố, bảo dưỡng hoặc tách máy biến áp nào đó thì mới cho phép đóng máy cắt này. Các dao tiếp địa cũng phải được mở ra, nó chỉ được đóng lại khi đã cắt máy cắt và dao cách ly. Trong trường hợp thao tác thì phải chắc chắn rằng đã cắt máy cắt, dao cách ly đảm bảo đóng dao tiếp địa và thử đèn hết điện thì mới được thao tác. Nguyên tắc thao tác đối với các thiết bị phía cao áp. Trong trường hợp cắt điện phía 110kV ngừng cung cấp cho trạm và cắt toàn bộ phụ tải đầu ra nhằm cô lập trạm phục vụ mục đích nào đó thì phải làm lần lượt theo trình tự quy đinh: Thứ nhất, phải cắt các máy cắt phụ tải tại từng ngăn lộ. Thứ hai, mới cắt đến máy cắt phân đoạn cho thanh cái. Thứ ba, cắt các máy cắt cao áp 131, 132, 133 phía máy biến áp. Thứ tư, cắt các máy cắt 171, 172 phía đường dây. Thứ năm, cắt các dao cách ly 171-1, 172-2, 133-3, 131-1, 132-2. Thứ sáu, đóng các dao tiếp địa 171-76, 172-76, 133-35. Chỉ trong các trường hợp đặc biệt ảnh hưởng lớn đến tài sản hay tính mạng con người mới cho phép thao tác cắt khẩn cấp tại phía 110kV. 3.3 Một số sơ đồ AC-DC của trạm. 3.3.1 Sơ đồ nguồn xoay chiều trạm. Hình 2.1- sơ đồ phân phối nguồn xoay chiều trạm E5. Hệ thống cung cấp điện xoay chiều cho trạm E5 được cấp năng lượng bởi hai máy biến áp tự dùng TU1 và TU2 lấy điện từ hai thanh cái C42 và C62 để hạ áp xuống 0,4kV đưa đến thanh cái tổng sau đó phân phối cho các phụ tải. 3.3.2 Sơ đồ phân phối điện một chiều. Hình 2.2- sơ đồ tự dùng một chiều trạm E5. Trên sơ đồ hình 2.2 ta thấy cấu tạo hệ thống cung cấp điện 1 chiều cho trạm E5 gồm có bộ ắc qui có dung lượng 236AH- 220VDC, được ghép nối tiếp từ các ắc qui dời. Hai tủ nạp 1 và nạp 2 có nhiệm vụ nắn dòng điện xoay chiều thành 1 chiều để nạp cho bộ ăcqui khi ăcqui phóng hết hay cấp điện trực tiếp vào thanh cái để cấp điện cho các phụ tải dùng điện 1 chiều. Để bảo vệ các tủ nạp và bộ ăcqui có bố trí các cầu chì tổng và cầu chì nhánh tại các đầu ra của tủ nạp và tới thanh cái tổng. 3.4 Các loại bảo vệ tại trạm E5. Bảo vệ đường dây thì gồm có bảo vệ khoảng cách và chống sét van. Bảo vệ thanh cái thì bao gồm chống so lệch pha, mất pha, quá dòng, chạm đất, quá áp… Bảo vệ máy biến áp gồm có Bảo vệ so lệch, bảo vệ dòng dầu, bảo vệ ngắn mạch, bảo vệ khí gas, bảo vệ áp lực dầu, bảo vệ quá nhiệt độ. Bảo vệ máy cắt Bảo vệ thiết bị đo lường điều khiển. Bảo vệ báo hư hỏng Bảo vệ mất nguồn AC, DC 3.5 Các thông số kỹ thuật của các thiết bị tại trạm E5- Thượng Đình. ( phụ lục 1) 3.6 Một số hình ảnh thực tế tại trạm (phụ lục 6) . Giới thiệu về trạm 110kV E5- Thượng Đình 3.1 Giới thiệu. Trạm biến áp E5 được xây dựng trên địa phận phường Thượng. khiển, scada… Trạm E5 gồm có trạm trưởng và 6 trưởng kíp, 4 nhân viên làm việc vận hành theo lịch đi của trưởng ca. Nhân viên trực trạm E5 phải nắm rõ

Ngày đăng: 26/10/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Hình 1.3- sơ đồ nguyên lý trạm E5. - Giới thiệu về trạm 110kV E5

Hình 1.3.

sơ đồ nguyên lý trạm E5 Xem tại trang 1 của tài liệu.
Hình 2.1- sơ đồ phân phối nguồn xoay chiều trạm E5. - Giới thiệu về trạm 110kV E5

Hình 2.1.

sơ đồ phân phối nguồn xoay chiều trạm E5 Xem tại trang 3 của tài liệu.
Hình 2.2- sơ đồ tự dùng một chiều trạm E5. - Giới thiệu về trạm 110kV E5

Hình 2.2.

sơ đồ tự dùng một chiều trạm E5 Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan