THỰC TRẠNG GIA NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM

23 600 0
THỰC TRẠNG GIA NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG GIA NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM QUAN HỆ TM HOÁ VIỆT NAM – ASEAN: 1. Tình hình chung ASEAN Tổng thư ký ASEAN, Rodolfo C. Severino nhận xét: nhờ cải cách sâu sắc trong nội bộ để hội nhập, Đông Nam Á đã được củng cố vững chắc với viễn cảnh tăng trưởng ổn định. Giờ đây Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đang là một thị trường rộng mở đối với Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Ngày nay, điều mà chúng ta nhìn thấy ở ASEAN là một khu vực an toàn và ổn định. Điểm nổi bật của nền kinh tế là sự hội nhập trong khu vực với một viễn cảnh tăng trưởng ổn định do trong khu vực này đang diễn ra sự cải cách và hội nhập một cách sâu sắc. Một nhà đầu tư nào đó mong muốn có một tài năng trong lĩnh vực kỹ thuật cao, tính hiệu quả trong các loại hình dịch vụ, nhiều loại vật liệu thô hay giá nhân công rẻ có thể tìm thấy ở một hay nhiều quốc gia khác trong ASEAN. Có sự đầu tư thì toàn bộ Đông Nam Á là thị trường, bởi vì thị trường đó ngày càng hội nhập. Đó là lý do tại sao khi nói thị trường ASEAN cũng là nói đến nền kinh tế ASEAN. Khu vực thương mại tự do ASEAN (còn gọi là AFTA) về cơ bản đã trở thành hiện thực với hơn 85% loại thuế nhập khẩu trong hệ thống AFTA đã nằm trong danh mục loại thuế nhập khẩu tối thiểu. Số lượng hàng hoá nằm trong danh mục tối thiểu này chiếm hơn 90% số hàng hoá được giao dịch trong các nước ASEAN. Vào đầu năm 2002, phần lớn hàng hoá buôn bán trong ASEAN sẽ chịu thuế nhập khẩu 5% hoặc được miễn thuế hoàn toàn. Cũng vào năm 2002 thuế nhập khẩu trung bình áp dụng cho các mặt hàng buôn bán thuộc AFTA sẽ giảm từ 4,43% hiện tại xuống còn ít hơn 4%. 6 nước đối tác đầu tiên của hiệp hội AFTA dự định bỏ hết các loại thuế nhập khẩu trong mậu dịch với nhau vaò năm 2010. Việc bỏ hẳn hàng rào thuế quan đang được tháo gỡ dần dần Sự hội nhập của nền kinh tế ASEAN đang tạo ra một thị trường với nửa tỉ dân gần bằng nửa số dân của Trung Quốc và tổng sản phẩm nội bộ tương đồng với tổng sản phẩm của Trung Quốc. Điều đó là một yếu tố quan trọng cho sự quyết định đầu tư vào ASEAN. 2. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam Đánh gía hoạt động kinh tế , hợp tác quốc tế trong 10 năm qua (1992-2001) Việt Nam đã có được những bước tiến cơ bản: Về hợp tác quốc tế: Thiết lập quan hệ ngoại giao với 167 nước, mở rộng quan hệ thương mại với hơn 155 nước, thu hút đầu tư trực tiếp các tập đoàn và Công ty thuộc 70 nước và vùng lãnh thổ, tranh thủ viện trợ phát triển của 45 nước và định chế tài chính quốc tế. Ngày 25/7/1995 gia nhập ASEAN, tham gia AFTA; 3/1996 là thành viên sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM); 11/1998 trở thành thành viên APEC, 13/7/2000 ký kết Hiệp định Thương mại với Hoa kỳ – Hiệp định có hiệu lực 10/12/2001, 12/1994 cho đến nay đang tiếp tục đàm phán gia nhập WTO; Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, cam kết với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế xoá bỏ từng bước các hàng rào thuế quan và phi thuế quan , phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam và pháp luật kinh tế quốc tế là mở rộng các cơ hội kinh doanh, thâm nhập thị trường quốc tế, tạo lập môi trường pháp lý ổn định để phát triển kinh tế, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Về tình hình phát triển kinh tế: Từ ổn định về thị trường, Việt Nam ta sẽ có điều kiện thuận lợi để xây dựng những kế hoạch đầu tư, sản xuất, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế. Hoạt động xuất nhập khẩu đạt được mục tiêu về quy mô và tốc độ tăng trưởng (kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1991 -1995 tăng gấp 2-2,5 lần so với 5 năm trước;năm 2000 kim ngạch xuất khẩu đạt 14,45% tỷ USD, tăng 6 lần so với năm 1990 – 2,4 tỷ USD. Nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 18,4% /năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,6 lần). Cơ cấu xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến (tăng từ 8% năm 1991 lêm 40% vào năm 2000). Nhập khẩu đã góp phần phục vụ sản xuất và đổi mới công nghệ (tư liệu sản xuất hiện nay chiếm khoảng 95% kim ngạch nhập khẩu trong đó máy móc thiết bị 26-27%, nguyên nhiên vật liệu khoảng 60% , khoảng 4% còn lại là hàng tiêu dùng), thúc đẩy nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hoá. Tình trạng nhập siêu đã giảm cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Chủ trương đa dạng hoá thị trường và đa phương hoá quan hệ kinh tế được thực hiện tương đối thành công. Có được những thành tựu trên là do công cuộc đổi mới thúc đẩy, lực lượng sản xuất phát triển , cơ cấu sản xuất được chuyển dịch dần tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu.Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại. Cụ thể là quy mô xuất khẩu còn nhỏ so với các nước trong khu vực . Cơ cấu hàng hoá còn lạc hậu, tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế và hàng gia công còn cao. Khả năng cạnh tranh hàng hoá còn thấp. Nhập khẩu chưa thay đổi được một cách cơ bản tình trạng lạc hậu về công nghệ ở một số ngành . Tình trạng nhập lậu vẫn khá nghiêm trọng. Những tồn tại trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân khách quan, chủ quan nhưng chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp , cơ cấu chuyển dịch chậm. Do vậy, cải cách thuế quan, tự do hoá thương mại là tất yếu và đã từng bước phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nước ta càng sớm càng tốt để tranh thủ các cơ hội kinh doanh, tham gia vào quá trình hình thành luật kinh tế, thương mại quốc tế có lợi cho mình. Nếu tham gia muộn sẽ phải chấp nhận nhiều quy định đã rồi, các nghĩa vụ phải thực hiện sẽ lớn hơn và thời gian chuyển tiếp cũng ngắn hơn và Việt nam phải vượt qua nhiều thách thức hơn. Thực hiện chủ trương trên, từ 1/1/1996 Việt Nam bắt đầu thi hành nghĩa vụ theo thành viên AFTA, thực hiện cải cách thuế quan theo CEPT, mở đầu có tính chất đột phá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng tự do hoá thương mại của Việt Nam: Tạo thị trường láng giềng ổn định, tăng sự hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, tạo vị thế quốc tế mới, thúc đẩy thêm quan hệ của nước ta với các nước khác, kể cả các nước lớn. Các nước ASEAN đánh giá việc Việt Nam thực hiện cải cách thuế quan theo CEPT/AFTA có ý nghĩa rất quan trọng, mở đầu cho một giai đoạn mới đưa ASEAN nhanh chóng trở thành tổ chức kinh tế chung . Sự thật về AFTA chứng minh rằng các nước ASEAN đều đã mở cửa nền kinh tế, tiến tới mức độ tự do hoá thương mại trên nền tảng như nhau của chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung. Tuy nhiên, tham gia khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, nhìn chung có thể nói xuất phát điểm của Việt Nam tham gia AFTA có mặt không thực sự thuận lợi: quan hệ thương mại Việt Nam với các nước quốc gia ASEAN còn lỏng lẻo và mất cân đối lớn, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn quá thấp trong khi hầu hết các nước ASEAN có nền kinh tế phát triển, điều đó cũng chính là thách thức đối với Việt nam khi gia nhập AFTA. II. NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH THUẾ QUAN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN AFTAVIỆT NAM. Hệ thống thuế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi và có nhiều cải cách, đặc biệt bắt đầu thực hiện AFTA. 1. Hệ thống thuế Việt Nam trước khi thực hiện AFTA Từ năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN cam kết thực hiện chương trình CEPT.AFTA, Nhà nước đặc biệt quan tâm điều chỉnh thuế nội địa, ban hành và sửa đổi các sắc thuế nhằm hỗ trợ cải cách thuế xuất nhập khẩu theo cam kết thực hiện CEPT/AFTA. Các đặc điểm chủ yếu của hệ thống thuế Việt Nam trước khi thực hiện AFTA Hệ thống thuế Việt Nam có 4 nét nổi bật sau: - Các loại thế doanh thu và thuế lợi tức còn quá phức tạp, có nhiều chế độ miễn, giảm thuế và quá nhiều mức thuế. - Thuế tu từ các doanh nghiệp Nhà nước chiếm một tỷ trọng lớn. - Tính hệ thống giữa các chính sách thuế chưa chặt chẽ, vừa không bao quát hết được các nguồn thu, thậm chí thất thu nghiêm trọng, chưa bảo đảm thuế là nguồn thu chủ yếu, vừa có những điểm bất hợp lý, trùng lặp, thuế đánh trên thuế nhưng doanh thu. - Nhiều vấn đề còn chưa được công khai trong công tác hành chính và thu thuế. Điều này cộng với tính quan liêu bao cấp vẫn còn tồn tại đôi chút của các cấp và các cơ quan khác dẫn tới thuế có tính chất “khoản đóng góp mang tính thương lượng”. Chứ không mang tính khách quan. Do đó, cần cải cách những mặt hạn chế của hệ thống thuế Việt Nam, Tránh đánh giá thuế trùng lặp, giảm khả năng trốn thuế, lậu thế nằm thực hiện CEPT/AFTA Sau đó dần dần hoàn thiện, làm hài hoà hệ thống thuế nước ta với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia khác. 2. Cải cách thuế nội địa ở Việt Nam Để phù hợp với cách đánh thuế của các nước trên thế giới và các nước ASEAN, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện cải cách thuế quan và đã vạch ra một chương trình bao gồm những thay đổi về thuế sẽ được thực hiện trong 5 năm 1999 đến 2004 và những năm tiếp theo. Một trong những thay đổi này là việc cải cách thuế nội địa: thay thuế doanh thu bằng thuế GTGT và thực hiện luật thuế thu nhập thay thuế lợi tức từ 1/1/1999. Cùng với quyết định sửa đổi luật thuế TTĐB lần 3 ngày 20/5/1998 (có hiệu lực từ 1/1/1999) nhằm tách thuế TTĐB ra khỏi thuế nhập khẩu để giảm thuế nhập khẩu theo cam kết thực hiện chương trình CEPT, điều này đã tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia AFTA mà không bị thiệt thòi về kinh tế trong quan hệ buôn bán với các nước cùng tham gia ký kết hiệp định CEPT/AFTA. .2.1. Thay thế thuế doanh thu bằng GTGT Theo luật số 02/1997/QH9, được Quốc hội khoá IX, thông qua trong kỳ họp thứ 11, thuế GTGT sẽ được thực hiện bắt đầu từ 1/1/1999 thay thế thuế doanh thu. Đặc điểm của thuế GTGT. - Thuế GTGT đánh vào từng khâu sản xuất kinh doanh. Thuế suất đánh vào các khâu đều bằng nhau và chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm. Thuế tính ở khâu sau được khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước nhưng phải căn cứ vào chứng từ hoá đơn hợp lệ. Sở dĩ phải thay thế thuế Doanh thu bằng thuế GTGT do: - Thuế Doanh thu tính trên doanh thu đã có thuế doanh thu, còn thuế GTGT tính trên gia bán hàng hoá dịch vụ chưa có GTGT. Như vậy, thuế GTGT khắc phục được nhược điểm thu trùng lắp của thuế Doanh thu. - Đối với hàng sản xuất để xuất khẩu không những không phải nộp thuế GTGT mà còn được khấu trừ hay hoàn toàn GTGT đầu vào nên tạo điều kiện hạ giá bán, nâng khả năng cạnh tranh trong trên thị trường quốc tế, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu mở rộng lưu thông hàng hoá. Đây là một yếu tố rất cần thiết khi chúng ta tham gia AFTA. - Tham gia AFTA, thực hiện cắt giảm thuế quan theo chương trình CEPT tất yếu sẽ kéo theo việc giảm thu ngân sách. Một trong những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn này là hạn chế tối đa hiện tượng trốn thuế, lậu thuế. Do thuế GTGT được thu tập trung ngay từ khâu đầu và việc thu thuế ở khâu csau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế được tình trạng thất thu thuế. Mặt khác, trong thực tiễn kinh doanh, sổ sách chứng từ kinh doanh thường không rõ ràng, nên chủ kinh doanh dễ trốn thuế, lậu thuế. Với thuế GTGT, việc tính thuế ở đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp, lậu thuế. Với thuế GTGT, việc tính thuế ở đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ, bảo đảm không trốn thuế, lậu thuế. 2.2.Thay thuế lợi tức bằng thuế thu nhập doanh nghiệp Đặc điểm thuế thu nhập DN: - Đối tượng thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và thu nhạp khác kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài. Đây là một loại thuế trực thu, phụ thuộc và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Thuế suất thuế TNDN áp dụng chung đối với cơ sở kinh doanh trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 32%. Cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải áp dụng thuế suất mới cao hơn mức thuế suất cũ theo luật thuế lợi tức (25%), nếu có khó khăn sẽ được áp dụng thuế suất 25% trong thời hạn 3 năm kể từ năm 1999. Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài và bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định trong luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. - Luật thuế thu nhập doanh nghiệp có quy định chế độ miễn, giảm thuế cho các cơ sở kinh doanh trong nước mới thành lập hoặc di chuyển đến các vùng khó khăn, các cơ sở kinh doanh mở rộng quy mô sản xuất,. Sử dụng nhiều nữ nhân công và trong một số trường hợp các cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia Hợp đồng hợp tác kinh tế kinh doanh cũng được hưởng chế độ miễn dịch giảm thuế TNDN. Thuế thu nhập từ doanh nghiệp thay thế cho thuế lợi tức từ1/1/1999 nhằm: - Bao quát và điều tiết được tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo định hướng HXCN của Việt Nam. - Thông qua việc ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện cho các cơ sở yếu kém vươn lên, khuyến khích các tổ chức cá nhân trong nước tiến kiệm để dành vốn cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh , nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước trên trước quốc tế. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi chúng ta thực hiện AFTA, tham gia tự do hoá thương mại khu vực và thế giới. Hệ thống hoá những quy định ưu đãi về thuế trong các luật khác và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, bảo đảm sự rõ ràng, thống nhất trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi về thuế. 2.3. Cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) Đặc điểm: - Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu, được cấu thành và giá cả hàng hoá và người mua là người chịu thuế. - Thuế TTĐB thường có thuế suất cao nhằm điều tiết thu nhập của những nhường tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ cao cấp. - Thuế TTĐB chỉ thu một lần ở khâu sản xuất hay nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB. - Các hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB khi xuất khẩu thì không phải nộp thuế TTĐB. Về sửa đổi của thuế TTĐB. Luật thuế TTĐB được Quốc hội thông qua ngày 30/6/1990, sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất ngày 5/5/1993, lần hai ngày 28/10/1995, lần ba ngày 20/5/1998. Những thay đổi chính của luật thuế TTĐB. - Áp dụng thuế suất thuế TTĐB đối với ô tô nội địa ngang bằng ô tô nhập khẩu, phù hợp với yêu cầu của chế độ đãi ngộ quốc gia đối với hàng hoá nhập khẩu được ký kết giữa các nước tham gia AFTA. Tuy nhiên vẫn có sự phân biệt thuế suất đánh giá vào thuốc lá nhập khẩu và thuốc lá được sản xuất từ nguồn nguyên liệu trong nước. - Sửa đổi thứ hai của luật TTĐB chủ yếu để hạn chế tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ cao cấp ở Việt Nam. Đó là việc mở rộng phạm vi các mặt hàng và dịch vụ chịu thuế TTĐB. Hàng hoá: * Điều hoà nhiệt độ công suất sừ 90.000 BTU trở xuống * Bài lá * Vàng mã, hàng mã Dịch vụ: * Kinh doanh vũ trường, mát xa, karaoke * Kinh doanh vé đặt cược đua ngựa, đua xe * Kinh doanh Golf:Bán thẻ hội viên, vé chơi golf - Ban hành điều khoản phép miễn và giảm thuế gồm: * Cơ sở sản xuất bia có quy mô nhỏ nếu nộp đủ thuế TTĐB theo biểu thuế TTĐB tương ứng với số lỗ trong năm, hời hạn xét giảm thuế không quá 5 năm đầu kể từ khi luật có hiệu lực (1999 đến 2004) * Đối với cơ sở lắp ráp, sản xuất ô tô trong nước có thể được xét giảm thuế TTĐB từ 60 - 100% so với mức thuế của biểu thuế 1999 đến 2004. Nếu còn tiếp tục bị lỗ thì có thể được xét giảm thêm từ 1 đến 5 năm nữa . * Cơ sở kinh doanh Golf được giảm 30% số thuế TTĐB phải nộp theo Biểu thuế suất thuế TTĐB trong vòng 3 năm kể từ năm 1999. * Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ, tại nạn bất ngờ thi được xét miễn giảm thuế TTĐB. Mức giảm được tính theo phần trăm thiệt hịa về tài sản nhưng không quá 50% số thuế phải nộp trong kỳ xét miễn giảm và số tiền thuế được giảm không quá 50% số thuế phẳi nộp trong kỳ xét miễn giảm và số tiền thuế được giảm không quá 30% giá trị tài sản thiệt hại, thời gian giảm thuế không quá 180 ngày kể từ sau khi xảy ra thiệt hại và có xuất hàng. Chế độ thuế này được áp dụng nhằm giúp các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn và thích ứng dần với những sửa đổi, cải cách thuế quan được thực hiện từ 1/1/1999. Và có thể nói với điều khoản này chế độ bảo hộ cao đối với các nhà sản xuất ô tô trong nước vẫn được duy trì những trên một cơ sở tế nhị hơn so với các quy định trước kia. 3. Nội dung cải cách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam 3.1 Các cam kết giảm thuế thực hiện AFTA của Việt Nam Nghị định thư về việc Việt Nam tham gia thực hiện Hiệp định CEPT trong khuôn khổ AFTA đã được ký kết ngày 15/12/1995 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAn lần thứ 5, tổ chức tại Bangkok. Ký kết nghị định thư này, Việt Nam phải tuân thủ và nghiêm túc điều khoản đã cam kết. Các cam kết tham gia AFTA, thực hiện cải cách thuế quan theo CEPT của Việt Nam này nhìn chung giống các cam kết của các quốc gia thành viên ASEAN khác như đã trình bày ở chương I. Chỉ có một sự khác biệt là Việt Nam có thời hạn hoàn thành các cam kết chậm hơn các nước thành viên khác để có thể khắc phục những khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế của mình. Các nghĩa vụ và cam kết chủ yếu hiện nay của Việt Nam theo AFTAthực hiện: - Quy chế tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia (NT). Việt nam và các thành viên ASEAN dành cho nhau chế độ ưu đãi tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. [...]... Phân bố các mức thuế suất thuế nhập khẩu của Việt nam so với các nước đang phát triển Mức thuế 0% Việt nam 32,5 Các nước 10 0,1-5% 19,2 5 5,1-10% 7,7 5 10,1-15% 15,1-35% 1,2 19,3 5 55 >35% 20,1 20 ĐPT Nguồn: Bộ tài chính Phân tích thực trạng thuế nhập khẩu trên đây có thể cho phép khẳng định rằng trong tiến trình tham gia hội nhập biểu thuế nhập khẩu của Việt nam vẫn thực hiện chức năng bảo hộ và thu... sách đó không thực sự phù hợp và hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế Do đó cải cách thuế quan –thuế XNK là tất yếu để hội nhập 3.2.2 Tiến trình cải cách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện AFTA của Việt nam Thuế XNK sau khi tham gia hội nhập khu vực ASEAN – thực hiện AFTA Để phù hợp với lộ trình cắt giảm thuế quan, tháng 10 năm 1995 Nhà nước đã sửa đổi khung thuế suất nhập khẩu một... nam vẫn thực hiện chức năng bảo hộ và thu NTNS là chủ yếu Tình hình trên đã gây khó khăn cho Việt nam trong quá trình xây dựng lịch trình cắt giảm thuế quan 3.3 Thực trạng thực hiện tiến trình cải cách thuế xuất nhập khẩu theo Hiệp định ưu đãi thuế quan của AFTA (CEPT) Năm 1995, sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã đệ trình Ban Thư ký ASEAN bốn Danh mục hàng hoá, nhưng chưa trình riêng các Danh mục... vào 1/1/2006 Các sản phẩm UAPs loại trừ tạm thời của Việt Nam hiện nay đều nằm trong Danh mục TEL chung Việc thực hiện các cam kết theo CEPT đối với các mặt hàng thuộc danh mục TEL của Việt Nam Chính phủ Việt Nam đã ban hành thông tư hướng dẫn liên quan đến các mặt hàng trong Danh mục TEL Năm 1998, Việt Nam đệ trình cho Ban thư ký ASEAN Danh mục TEL của mình gồm 1317 hay 40,9% tổng nhóm các mặt hàng... rượu (HS – 22) được thêm vào nhằm bảo vệ “ đời sống và sức khoẻ của thực vật và động vật” Các mặt hàng trong Danh mục GEL của Việt Nam đều có tầm quan trọng về kinh tế rất cao trong lĩnh vực thương mại và thu nhập của NSNN Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện việc xem xét lại Danh mục GEL của mình để đảm bảo nó hoàn toàn phù hợp với điều khoản của Hiệp định Hiện có 139 dòng thuế thuộc danh mục loại trừ... Việt nam: Mở rộng diện mặt hàng được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi từ 0-5% mà không phải đợi đến thời điểm 1/1/2006 khi Việt nam hoàn thành cắt giảm thuế nhập khẩu xuống 0-5% Do đó khả năng cạnh tranh hàng hoá của Viẹt nam xuất khẩu sang các nước ASEAN có thể sẽ cao hơn so với các mặt hàng cùng loại được nhập khẩu từ các nước ngoài ASEAN Theo ước tính của Bộ thương mại tổng lượng xuất khẩu của Việt. .. trình giảm thuế của chúng mình - Đệ trình Danh mục các mặt hàng UAPs loại trừ hoàn toàn theo CEPT 3.2 Quá trình thực hiện các cải cách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện AFTA của Việt Nam 3.2.1 Thực trạng hệ thống thuế nhập khẩu của nước ta trong bối cảnh hội nhập: Bước vào những năm 1990, bối cảnh quốc tế có những thay đổi lớn và có tác động sâu sắc tới nền kinh tế nước ta Từ năm 1991, nguồn vay bên... chủ yếu là do việc thực hiện thống nhất thuế của Việt Nam với thống điều hoà của Hội đồng hợp tác hải quan ASEAN Một điều mà Chính phủ Việt Nam cần thực hiện không chậm trễ là thông báo rộng rãi quyết định của mình về kế hoạch giảm thuế chi tiết các mặt hàng thuộc Danh mục TEL Điều này sẽ làm các nhà sản xuất có thể các các nhà đầu tư tin tưởng vào cam kết thực hiện kế hoạch CEPT của Chính phủ Nếu không... đến 31-122000, Vệt nam đã chuyển được 4200 dòng thuế vào thực hiện AFTA Như vậy trong biểu thuế của Việt nam với tổng số trên 6000 dòng thuế, đến 2003 sẽ phải đưa vào cắt giảm tiếp 1940 dòng thuế còn lại trong danh mục laọi trừ tạm thời vào thực hiện cắt giảm Để đến năm 2006 sẽ cắt giảm toàn bộ các dòng thuế thực hiện AFTA xuống 0-5% Danh mục cắt giảm thuế quan ngay (IL) Với Việt Nam, tất cả các hàng... thuộc danh mục cấm nhập khẩu Lịch trình cắt giảm thuế quan trên đây để áp dụng theo AFTA được xây dựng trên cơ sở phân loại các nhóm mặt hàng, dựa trên khả năng cạnh tranh của từng ngành Đồng thời lịch trình này cũng là cơ sở để định hướng xây dựng các thoả thuận thuế quan trong vòng đàm phán gia nhập WTO Việt nam hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi CEPT 0-5% Việt nam được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi . cải cách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam 3.1 Các cam kết giảm thuế thực hiện AFTA của Việt Nam Nghị định thư về việc Việt Nam tham gia thực hiện Hiệp định. trình thực hiện các cải cách thuế xuất nhập khẩu để thực hiện AFTA của Việt Nam. 3.2.1 Thực trạng hệ thống thuế nhập khẩu của nước ta trong bối cảnh hội nhập:

Ngày đăng: 26/10/2013, 07:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Phân bố các mức thuế suất thuế nhập khẩu so với các dòng hàng hoá nhập khẩu - THỰC TRẠNG GIA NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM

Bảng 2.

Phân bố các mức thuế suất thuế nhập khẩu so với các dòng hàng hoá nhập khẩu Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 5: Danh mục hàng hoá CEPT của Việt Nam năm 1998 - THỰC TRẠNG GIA NHẬP AFTA CỦA VIỆT NAM

Bảng 5.

Danh mục hàng hoá CEPT của Việt Nam năm 1998 Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan