Đề kiểm tra GDCD Kỳ 1-đề 2

4 3.1K 47
Đề kiểm tra GDCD Kỳ 1-đề 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8 Năm học 2009-2010 Thời gian : 45 phút (không kể chép đề) MA TRẬN ĐỀ Nội dung chủ đề Các cấp độ của tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng A. Nhận biết quyền khiếu nại của công dân. Câu 1 TN: (0,5 điểm) B. Hiểu rõ quyền sở hữu của công dân đề xác định đúng hành vi thuộc quyền này. Câu 2 TN (0,5 điểm) C. Vận dụng kiến thức đã học để xác định đúng cơ quan có thẩm quyền ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Câu 3 TN (0,5 điểm) D. Nhớ được quy định của pháp luật đối với trẻ em trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội Câu 4 TN (1 điểm) Đ. Hiểu vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ; nêu được việc bản thân có thể làm để thực hiện quyền này. Câu 1 TL (2,5 điểm) E. Nêu được tính bắt buộc của pháp luật và nêu được ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật . Câu 2 TL (1 điểm) Câu 2 TL (1 điểm) G. Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết 1 tình huống liên quan đến quyền sở hữu của công dân. Câu 3 TL (3 điểm) Tổng số câu 3 4 1 Tổng số điểm 2 5 3 ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5 điểm) (Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn từ câu 1 đến câu 3) Câu 1 (0,5 điểm) Ý kiến nào nêu dưới đây là đúng về quyền khiếu nại của công dân ? A. Công dân được sử dụng quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho lợi ích công cộng. B. Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho nhà nước. 1 C. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho tài sản của người khác. D. Công dân được khiếu nại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Câu 2 (0,5 điểm) Hành vi nào sau đây thuộc quyền chiếm hữu tài sản của công dân? A. Chủ nhà đi thu tiền thuê nhà. B. Sử dụng nhà được thừa kế làm cửa hàng kinh doanh. C. Trông giữ xe đạp, xe máy. D. Phá nhà cũ để làm nhà mới. Câu 3 (0,5 điểm) Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam ? A. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em. B. Quốc hội. C. Bộ Giáo dục và Đào tạo. D. Bộ Y tế. Câu 4 (1 điểm) Hãy lựa chọn hai trong các từ, cụm từ: - dùng chất kích thích - dùng đồ chơi bạo lực - đánh bạc - vận chuyển ma tuý để điền vào những chỗ trống trong câu sau sao cho đúng với nội dung bài đã học: Trẻ em không được ., uống rượu, hút thuốc và dùng thuốc kích thích có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, .; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển của trẻ. II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 1 (2,5 điểm) Vì sao tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ? Hãy nêu hai việc em có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận. Câu 2 (2 điểm) Tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của pháp luật là gì? Hãy nêu 2 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật. Câu 3 (3 điểm) Cho tình huống sau: Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự rao bán chiếc xe đó . 2 Theo em : 1/ Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao? 2/ Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó? 3/ Muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải làm gì ? ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,5 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Khoanh tròn vào câu D. Câu 2: (0,5 điểm) Khoanh tròn vào câu C. Câu 3: (0,5 điểm) Khoanh tròn vào câu B. Câu 4: (1 điểm) - Chọn từ đánh bạc để điền vào chỗ trống thứ nhất. (0,5 điểm) - Chọn cụm từ dùng chất kích thích để điền vào chỗ trống thứ hai. (0,5 điểm) II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được: 1/ Tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật vì : - Có tuân theo quy định của pháp luật mới tránh được việc sử dụng quyền tự do ngôn luận bừa bãi, hoặc lợi dụng tự do ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác; cho lợi ích chung của cộng đồng, đất nước. (1 điểm) - Sẽ phát huy được tính tích cực, quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. (0,5 điểm) 2/ Hai việc bản thân có thể làm để thực hiện quyền tự do ngôn luận. (0,5 điểm) Ví dụ : - Phát biểu ý kiến trong các cuộc họp của trường, lớp. - Viết bài đăng báo . - Kiến nghị với UBND xã/phường về những vấn đề liên quan đến trẻ em. - Góp ý kiến cho kế hoạch hoạt động của nhà trường. V.v . Câu 2: (1,5 điểm) 3 Yêu cầu học sinh nêu được : a/ Tính bắt buộc (cưỡng chế) của pháp luật là : Khi pháp luật đã ban hành mang tính quyền lực của Nhà nước thì mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lí theo theo quy định của pháp luật. (0,5 điểm) b/ Nêu 2 ví dụ về tính bắt buộc của pháp luật (1 điểm) Ví dụ : - Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ nên ai vi phạm cũng sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật. - Luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường nếu ai vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự. Câu 3 (3 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được : 3/ Việt không có quyền bán chiếc xe đạp. (0,5 điểm) Vì: chiếc xe đó do bố mẹ bỏ tiền mua và Việt còn ở độ tuổi chịu sự quản lý của bố mẹ. Nghĩa là chỉ có bố mẹ Việt mới có quyền định đoạt bán xe cho người khác. (1 điểm) 2/ Việt có quyền sử dụng, quyền chiếm hữu chiếc xe đạp. (1 điểm) 3/ Muốn bán chiếc xe đó, Việt phải hỏi ý kiến bố mẹ và được bố mẹ đồng ý. (0,5 điểm) Câu 4 (1 điểm) Học sinh có thể có cách ứng xử khác nhau nhưng yêu cầu nêu được cách ứng xử chính sau : - Báo cho cha mẹ hoặc thầy cô giáo biết. (0,5 điểm) - Báo cho trưởng xóm/ phố hoặc cơ quan nhà nước biết. (0,5 điểm) 4 . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 8 Năm học 20 09 -20 10 Thời gian : 45 phút (không kể chép đề) MA TRẬN ĐỀ Nội dung chủ đề Các cấp. dân. Câu 3 TL (3 điểm) Tổng số câu 3 4 1 Tổng số điểm 2 5 3 ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2, 5 điểm) (Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn

Ngày đăng: 26/10/2013, 01:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan