LÝ THUYẾT mối QUAN hệ GIỮA nợ CÔNG và TĂNG TRƯỞNG KINH tế

32 2.4K 12
LÝ THUYẾT mối QUAN hệ GIỮA nợ CÔNG và TĂNG TRƯỞNG KINH tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN MÔN : THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ĐỀ TÀI SỐ 5: TÓM LƯỢC THUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ` GVHD: ThS. Trương Minh Tuấn Nhóm 13: SVTH: 80- Lê Thanh Nga 140- Nguyễn Thị Thùy Trang 35- Nguyễn Ngọc Hiền 93- Phan Thị Quỳnh Như 48-Trần Thị Huyền TP.HCM 11-2012 MỤC LỤC ĐỀ TÀI SỐ 5: TÓM LƯỢC THUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA .1 NỢ CÔNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .1 MỤC LỤC .2 ĐẶT VẤN ĐỀ .2 CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢT THUYẾT VỀ NỢ CÔNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3 1.1. Khái quát về nợ công nguyên nhân gây ra nợ công .3 1.2. Khái niệm các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 7 CHƯƠNG 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ NỢ CÔNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 10 2.1. Nợ công trên thế giới mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế 10 2.2. Nợ công ở Việt Nam mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế 13 2.3. Hiệu quả của việc sử dụng nợ công ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 20 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT KẾT LUẬN CHUNG .31 TÀI LIỆU THAM KHẢO .32 ĐẶT VẤN ĐỀ Việc vay nợ để phát triển đối với một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp. Đó là một cách huy động vốn cho phát triển quen thuộc trên thế giới. Trong kinh doanh, không ở đâu có thể phát triển mà không vay mượn. Số liệu thống kê cho thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, cũng chính là những con nợ kếch xù. Nợ công, dùng để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác 2 nhau, chiếm một phần trong những khoản vay đó. Tuy nhiên, thực tế các nước cho thấy, việc vay nợ chi tiêu lãng phí, sử dụng kém hiệu quả đồng nợ của Chính phủ đã khiến cho nhiều nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công mà các nước Châu Âu, điển hình là Hy Lạp là ví dụ. Đây cũng là vấn đề thời sự, đang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam hiện nay. Nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu về ngưỡng nợ mà tại đó tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ tối đa khi vượt qua ngưỡng này thì tăng trưởng kinh tế giảm sút rồi từ đó đưa ra những kiến nghị cho quốc gia đó về vấn đề quản nợ công. Tuy nhiên, mỗi nước khác nhau có ngưỡng nợ công khác nhau. Xét thấy ở Việt Nam, mối quan hệ giữa nợ công tăng trưởng kinh tế như thế nào còn là đề tài ít người nghiên cứu đồng thời nợ công lại là vấn đề thời sự quốc tế hiện nay nên nhóm đã quyết định chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa nợ công tăng trưởng kinh tế” làm đề tài nghiên cứu của nhóm. CHƯƠNG 1: TÓM LƯỢT THUYẾT VỀ NỢ CÔNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1. Khái quát về nợ công nguyên nhân gây ra nợ công 1.1.1. Khái quát về nợ công Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ có nhiều chuyển biến khó lường, điển hình là khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra từ cuối năm 2008, đầu năm 2009, khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp đang lan sang một số nước châu Âu, nợ công quản nợ công trở thành vấn đề nóng được các nhà 3 lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Trong quá khứ, khủng hoảng nợ công cũng đã được biết đến vào đầu thập niên 80 của Thế kỷ XX. Năm 1982, Mê-hi-cô là quốc gia đầu tiên tuyên bố không trả được nợ vay Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Đến tháng 10-1983, 27 quốc gia với tổng số nợ lên tới 240 tỉ USD đã tuyên bố hoặc chuẩn bị tuyên bố hoãn trả nợ (1). Tuy nhiên, đến nay xung quanh khái niệm nội hàm của nợ công vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) IMF, nợ công, theo nghĩa rộng, là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, ngân hàng trung ương các tổ chức độc lập (nguồn vốn hoạt động do ngân sách nhà nước (NSNN) quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu nhà nước trong trường hợp vỡ nợ nhà nước phải trả nợ thay). Còn theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương nợ của các tổ chức độc lập được chính phủ bảo lãnh thanh toán. Tùy thuộc thể chế kinh tế chính trị, quan niệm về nợ côngmỗi quốc gia cũng có sự khác biệt. Tại hầu hết các nước trên thế giới, Luật Quản nợ công đều xác định nợ công gồm nợ của chính phủ nợ được chính phủ bảo lãnh. Một số nước vùng lãnh thổ, nợ công còn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni .), nợ của doanh nghiệp nhà nước phi lợi nhuận (Thái Lan, Ma-xê-đô-ni-a .). Ở Việt Nam, Luật Quản nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm: nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh nợ chính quyền địa phương. Theo đó, nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời 4 kỳ. Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành. Nợ công xuất phát từ nhu cầu chi tiêu của chính phủ; khi chi tiêu của chính phủ lớn hơn số thuế, phí, lệ phí thu được, nhà nước phải đi vay (trong hoặc ngoài nước) để trang trải thâm hụt ngân sách. Các khoản vay này sẽ phải hoàn trả gốc lãi khi đến hạn, nhà nước sẽ phải thu thuế tăng lên để bù đắp. Vì vậy, suy cho cùng, nợ công chỉ là sự lựa chọn thời gian đánh thuế: hôm nay hay ngày mai, thế hệ này hay thế hệ khác. Vay nợ thực chất là cách đánh thuế dần dần, được hầu hết chính phủ các nước sử dụng để tài trợ cho các hoạt động chi ngân sách. Hay nói cách khác, việc nhà nước đi vay nợ chẳng qua là một hình thức thu thuế trước. Nợ chính phủ thể hiện sự chuyển giao của cải từ thế hệ sau (thế hệ phải trả thuế cao) cho thế hệ hiện tại (thế hệ được giảm thuế). 1.1.2. Nguyên nhân gây ra nợ công Việc vay nợ của chính phủ nếu xét từ góc độ vay để đầu tư phát triển thì nếu đầu tư có hiệu quả thì sẽ tạo được khoản thu thuế trong tương lai, tạo điều kiện cho việc trả hết nợ. Nhưng nếu việc tiếp cận với nguồn vốn đầu tư nước ngoài quá dễ dãi mà việc sử dụng nguồn vốn đầu tư không hiệu quả sẽ dẫn đến chính phủ vay nợ để đầu tư quá nhiều lĩnh vực cùng một lúc nhưng chậm khó thu hồi vốn để trả nợ vay. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ lại phải tiếp tục vay nợ mới để trả nợ cũ. Tình trạng này dẫn đến nợ công kéo dài. nếu như tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt giảm, chính phủ sẽ không thể tăng thu thuế để bù đắp. Đều này sẽ dẫn đến gia tăng nợ công. Một ví dụ điển hình cho nguyên nhân gây ra nợ công từ việc đầu tư công không hiệu quả nói trên là tình trạng ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Ở nước ta hiện có 194 khu công nghiệp với tổng diện tích gần 46.600 ha, cùng với 5 1.643 cụm công nghiệp với gần 73.000 ha do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch đến năm 2020. Chính phủ cũng đã phê duyệt 15 dự án khu kinh tế ven biển với tổng diện tích 662 nghìn ha (2% diện tích tự nhiên của Việt Nam), ước tính cần 2.000 tỷ đôla (bằng toàn bộ đầu tư cả nước trong 50 năm nữa) để đầu tư. Năm 2011, cả nước thực hiện xiết chặt đầu tư công theo tinh thần Nghị quyết 11/CP, nhưng vẫn "lọt lưới" 333 dự án mới sai đối tượng, không thuộc danh mục sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ mà vẫn được khởi công .Nhìn tổng quát, tốc độ tăng đầu tư công trong mười năm qua cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Khu vực DNNN (doanh nghiệp nhà nước) được hưởng nhiều nguồn lợi nhất chiếm tỷ trọng đầu tư xã hội cao nhất lại có hiệu quả đầu tư thấp nhất. Ảnh Minh Họa: Lê Viết Trí Đầu tư công cao kém hiệu quả trong bối cảnh tiết kiệm của Việt Nam giảm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng, lãi suất thị trường tăng cao nhất là làm nợ công tăng nhanh. Nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là việc vay nợ để chi thường xuyên dẫn đến thâm hụt ngân sách mà không được bù đắp. Nguyên nhân này xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau như: tình trạng tham nhũng làm tăng chi tiêu chính phủ, nhắm tới duy trì mức lương cao cho công chức, vấn đề trốn thuế hoạt động 6 kinh tế ngầm làm giảm nguồn thu ngân sách, việc tiết kiệm trong nước thấp dẫn tới phải vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. Đối với cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu hiện nay, có nhiều nguyên nhân được các chuyên gia chỉ rõ. Với từng quốc gia, đó là khả năng quản trị công yếu kém, chi tiêu thiếu hợp lý, hoặc mất kiểm soát các hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng . Với cả khu vực, đó là thói quen "chi nhiều hơn thu" kéo dài hệ thống phúc lợi xã hội ngày càng phình to. Để đối phó cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, châu Âu dễ dàng vay mượn quá mức, không tương thích tốc độ tăng trưởng kinh tế vì thế đẩy tình trạng thâm hụt ngân sách mức nợ công tăng chóng mặt, vượt khả năng kiểm soát. 1.2. Khái niệm các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng, tốc độ quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô tốc độ tăng trưởng là"cặp đôi" trong nội dung khái niệm tăng trưởng kinh tế.Tăng trưởng kinh tế (economic growth) là một khái niệm mang tính định lượng; được biểu hiện bằng một trong hai cách: Cách 1: Sự gia tăng thực tế của tổng sản phẩm quốc dân GNP (Gross National Product) ; tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross domestic product) hay sản phẩm quốc dân ròng NNP (Net National Product) trong một thời kỳ nhất định. Cách 2: Sự gia tăng thực tế theo đầu người của GNP; GDP hay NNP trong một thời kỳ nhất định. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là tổng giá trị tính bằng tiền của những hàng hoá dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (dù là sản xuất ở trong nước hay ở nước ngoài) trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tính bằng tiền của toàn 7 bộ hàng hoá dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ của nước đó (dù thuộc về người trong nước hay người nước ngoài) trong một thời gian nhất định (thường là một năm). 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến." Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, 8 rừng nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô. Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị .nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia .), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động tư bản, ngược lại, là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới . có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng 9 hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ được trả tiền một cách xứng đáng. CHƯƠNG 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ NỢ CÔNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1 . Nợ công trên thế giới mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế Chúng ta có thể thấy mối quan hệ giữa nợ công tăng trưởng rõ nét nhất khi nghiên cứu về cuộc khủng hoảng nợ công ở các nước phát triển, đển hình là Liên minh châu Âu Mỹ. Khủng hoảng nợ công gia tăng ở Liên minh châu Âu (EU) cùng sự sụt giảm nhanh chóng của đồng USD đang kéo nền kinh tế thế giới đi xuống. Chính vì lẽ đó, các Bộ trưởng Tài chính toàn cầu trong cuộc họp thuộc khuôn khổ Hội nghị thường niên IMF WB sáng 13/10 tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đã hối thúc các quốc gia thành viên sớm hoàn tất chính sách quản tài chính mới, giảm triệt để nợ công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước thế giới. Trong một thông cáo được đưa ra ngày 13/10, Ủy ban tài chính tiền tệ quốc tế (IMFC) thuộc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi các nước phải nhanh chóng hành động hành động một cách có hiệu quả nhằm bảo toàn sự phát triển của nền kinh tế hiện tại, xây dựng lại lòng tin cuối cùng là thúc đẩy kinh tế phát triển hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với tuyên bố trước đó của 10

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:04

Hình ảnh liên quan

(Hình 3). Quy mô nợ của chính quyền địa phương nhìn chung đến nay chiếm tỷ trọng còn khá thấp (dưới 1% GDP) - LÝ THUYẾT mối QUAN hệ GIỮA nợ CÔNG và TĂNG TRƯỞNG KINH tế

Hình 3.

. Quy mô nợ của chính quyền địa phương nhìn chung đến nay chiếm tỷ trọng còn khá thấp (dưới 1% GDP) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 4. Mức dư nợ Chính phủ một số nước (% GDP danh nghĩa) Nguồn: IMF (2011) - LÝ THUYẾT mối QUAN hệ GIỮA nợ CÔNG và TĂNG TRƯỞNG KINH tế

Hình 4..

Mức dư nợ Chính phủ một số nước (% GDP danh nghĩa) Nguồn: IMF (2011) Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 5. Cơ cấu dư nợ Chính phủ (% tổng nợ) - LÝ THUYẾT mối QUAN hệ GIỮA nợ CÔNG và TĂNG TRƯỞNG KINH tế

Hình 5..

Cơ cấu dư nợ Chính phủ (% tổng nợ) Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 6. Cán cân ngân sách thường xuyên của Việt Nam (% GDP danh nghĩa) .   - LÝ THUYẾT mối QUAN hệ GIỮA nợ CÔNG và TĂNG TRƯỞNG KINH tế

Hình 6..

Cán cân ngân sách thường xuyên của Việt Nam (% GDP danh nghĩa) . Xem tại trang 18 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan