Hoạt động của chương trình phát triển LHQ tại việt nam

42 437 0
Hoạt động của chương trình phát triển LHQ tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, luận văn, chuyên đề, tiểu luận, báo cáo, đề tài

Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I . 3 GIỚI THIỆU CHUNG 3 VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LHQ (UNDP) . 3 I.TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HIỆP QUỐC .3 II. CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA UNDP 8 PHẦN II 14 TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA UNDP TẠI VIỆT NAM 14 I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA UNDP TẠI VIỆT NAM .14 II.TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA UNDP TẠI VIỆT NAM .14 PHẦN III . 26 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA UNDP 26 TẠI VIỆT NAM 26 I.VAI TRÒ CỦA UNDP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 26 II.NHỮNG ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UNDP TẠI VIỆT NAM .36 PHẦN IV: TỔNG KẾT . 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 42 Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 1 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 LỜI MỞ ĐẦU Nỗ lực chung của mọi Quốc gia trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế suy cho cùng là tạo ra một cuốc sống tốt đẹp cho con người, đảm bảo cho con người có cơ hội để phát triển toàn diện và tiếp cận với các giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Vấn đề an sinh luôn là định hướng cho mọi bước tiến của thế giới. Đó là nền tảng cho sự phát triển bền vững của mỗi dân tộc và toàn cầu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, UNDP đã ra đời để hỗ trợ các nước đang phát triển giải quyết những khó khăn, góp phần tạo nên một cuốc sống tốt đẹp hơn cho con người. The United Nations Development Programme (UNDP) là hệ thống phát triển toàn cầu của Liêp hợp quốc, nhằm mục đích hỗ trợ các quốc gia thay đổi và nâng cao tầm hiểu biết, có thêm kinh nghiệm và cung cấp nguồn lực để nâng cao cuộc sống cho con người. UNDP xuất hiện ở 177 quốc gia và lục địa, làm việc với các Chính phủ và người dân để tìm ra giải pháp cho những thách thức của quốc gia và toàn cầu. UNDP phát triển năng lực của mỗi địa phương và hợp tác với các đối tác để tạo ra những kết quả phát triển phù hợp với mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, UNDP đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kĩ thuật và kinh tế cho sự phát triển của Việt Nam. Các dự án và chương trình của UNDP đã góp phần thay đổi nhiều nét trên bộ mặt chung của đất nước, góp phần là cho bức tranh cuộc sống của con người trở nên tươi sáng hơn. Các hoạt động của UNDP giải quyết vấn đề phức tạp mà Việt Nam đang phải trải qua: Phát triển hiệu quả cùng đảm bảo chất lượng cuộc sống và các mục tiêu xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng áy, nhóm chúng em quyết định nghiên cứu đề tài:”Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam”, từ đó, có thể đề xuất những giải pháp và ý kiến cho sự phát triển của UNDP ở Việt Nam cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm chúng em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, đặc biệt là từ GV.Ths.Nguyễn Thị Hải Yến. Do nguồn thông tin và trình độ hiểu biết còn giới hạn, nên bài nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm chúng em rất mong muốn những phản hồi và đóng góp ý kiến từ cô và các bạn. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn! Nhóm nghiên cứu. Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 2 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LHQ (UNDP) I. TỔNG QUAN VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LIÊN HIỆP QUỐC Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (United Nations Development Programme, viết tắt UNDP)là tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc được thành lập năm 1965 tại New York, trên cơ sở hợp nhất hai cơ quan của Liên hợp quốc là Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật mở rộng (EPTA) và Quỹ Đặc biệt của Liên hợp quốc. UNDP có trụ sở tại Thành phố New York. UNDP có mạng lưới phát triển toàn cầu, có mặt tại hơn 177quốc gia với nhiệm vụ chính là tuyên truyền vận động cho sự đổi mới và là cầu nối giữa các nước với tri thức, kinh nghiệm và nguồn lực để giúp người dân xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn. 1. Cơ cấu và tổ chức 1.1. Cơ cấu tổ chức UNDP là cơ quan trực thuộc Đại Hội đồng Liên hợp quốc, chịu sự chi phối của Đại Hội đồng và Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hiệp Quốc (United Nations Economic and Social Council, viết tắt ECOSOC ). Đại Hội đồng quyết định các vấn đề chính sách lớn.ECOSOC xác định các nguyên tắc, quy chế hoạt động. Tất cả các nước là thành viên Liên hợp quốc hoặc là thành viên của một trong những tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống Liên hợp quốc, hoặc là thành viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đều có thể trở thành thành viên của UNDP. Người đứng đầu UNDP được gọi là Tổng Giám đốc (Admmistrator) do Tổng Thư ký Liên hợp quốc bổ nhiệm. Tổng giám đốc hiện nay là bà Helen Clark- cựu thủ tướng New Zealand, được bổ nhiệm vào cuối tháng 3 năm 2009. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội đồng Chấp hành (Executive Board) gồm 36 nước thành viên phân bổ theo khu vực địa lý (châu Phi - 8; Châu Á- 7; Trung Âu - 4; Mỹ Latinh và Caribê - 5; Tây Âu và các nước khác - 12), do Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu với nhiệm kì 3 năm; họp mỗi năm 2 lần, lần lượt tại New York và Genève .Hội đồng chấp hành là cơ quan tối cao xem xét, phê duyệt các chương trình viện trợ cho các nước, khu vực và Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 3 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 kiến nghị chính sách và phương hướng hoạt động của mình lên ECOSOC.Cơ quan thường trực là Ban Thư kí và các cục, vụ chuyên ngành tại trụ sở New York và cơ quan đại diện UNDP tại Genève. Việt Nam là thành viên Hội đồng Chấp hành nhiệm kỳ 2000-2002, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Chấp hành năm 2000 và 2001. 1.2. Nguồn vốn và cơ cấu viện trợ Trong hệ thống Liên hợp quốc, UNDP đã trở thành cơ quan viện trợ kĩ thuật lớn nhất với hai tính chất viện trợ cơ bản là chuyển giao công nghệ và chuẩn bị cho đầu tư (hay tiền đầu tư) theo từng chu kì 5 năm cho chương trình quốc gia của các nước. a) Nguồn vốn : UNDP là tổ chức viện trợ phát triển lớn nhất thuộc hệ thống Liên hợp quốc hiện nay: Vốn của UNDP chủ yếu là nguồn đóng góp tự nguyện của các nước thành viên, các tổ chức, cá nhân. Trung bình hàng năm UNDP quản lý khoảng 2,3 tỷ USD viện trợ thông qua các nguồn vốn thường xuyên (core resources), không thường xuyên (non-core resources) và các nguồn đồng tài trợ khác (co-financing or cost-sharing resources). 90% viện trợ từ nguồn vốn thường xuyên của UNDP được dành cho các nước nghèo, nơi chiếm 90% tỷ lệ nghèo đói của thế giới hiện nay. Tổng ngân sách của UNDP năm 2010 khoảng 3 tỷ USD. b) Viện Trợ :Viện trợ của UNDP là viện trợ không hoàn lại được thực hiện dưới dạng chương trình quốc gia có thời gian 5 năm bao gồm hầu hết các lĩnh vực và ngành kinh tế của các quốc gia. Chương trình quốc gia là khuôn khổ hợp tác của UNDP với nước nhận viện trợ. Các chương trình quốc gia này được xây dựng dựa trên những ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch 5 năm của nước nhận viện trợ và các mục tiêu ưu tiên trong từng thời kỳ của UNDP. Ngân sách dự kiến viện trợ cho các chương trình của các nước nhận viện trợ do hội đồng Chấp hành UNDP thông qua. Trên cơ sở chương trình quốc gia, UNDP phối hợp với chính phủ xây dựng các chương trình dự án cụ thể. Phương thức tiếp cận để thực hiện các chương trình quốc gia của UNDP từ trước năm 2000 là tiếp cận bằng các dự án cụ thể. Nhưng kể từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 4 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 sang phương thức tiếp cận bằng các chương trình (cụm vấn đề). (VD : Dự án cụ thể : Xây hệ thống tàu điện ngầm trong thành phố . Chương trình-cụm vấn đề : giải quyết ách tắc giao thông bằng cách xây hệ thống tàu điện ngầm, giảm số lượng phương tiện lưu thông, điều kiện cơ sở hạ tầng) UNDP đồng thời quản lý vốn của một số quỹ khác như Quỹ Đầu tư Phát triển của Liên hợp quốc (UNCDF), Quỹ Phát triển phụ nữ (UNIFEM), Chương trình Những người tình nguyện Liên hợp quốc (UNV) .Đối tác của UNDP gồm các Quỹ và Chương trình viện trợ khác thuộc hệ thống phát triển Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), các ngân hàng khu vực và các tổ chức phi Chính phủ. 2. Tôn chỉ mục đích và hoạt động a) Mục đích : UNDP giúp đỡ các quốc gia nhằm đạt được mục tiêu phát triển con người bền vững, bằng cách hỗ trợ các quốc gia xây dựng năng lực trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển xoá bỏ đói nghèo, tạo công ăn việc làm và tìm phương cách mưu cầu sự sống bền vững, nâng cao địa vị của phụ nữ, bảo vệ và tái tạo môi trường, ưu tiên hàng đầu cho xoá đói giảm nghèo. Các nguồn lực của UNDP cần phải được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất để đem lại tác động tối đa tới sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước nhận viện trợ. Khuyến khích nâng cao sự tự chủ của các nước đang phát triển đối với năng lực quản lý, kỹ thuật, hành chính và những nghiên cứu cần thiết để xây dựng và thực hiện các chính sách và kế hoạch phát triển của các nước. b) Hoạt động : Hoạt động của UNDP tập trung vào tăng cường hợp tác quốc tế vì sự nghiệp phát triển; trợ giúp việc tăng cường khả năng quản lý quốc gia, sự tham gia rộng rãi hơn của nhân dân, phát triển khu vực nhà nước và tư nhân, sự tăng trưởng công bằng và phát triển bền vững. Các chương trình, dự án hỗ trợ của UNDP được xây dựng dựa trên cơ sở là các kế hoạch và ưu tiên của từng quốc gia và các lĩnh vực ưu tiên của UNDP Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 5 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 Với mục tiêu vì phát triển bền vững, hoạt động của UNDP rất rộng, trên mọi lĩnh vực Kinh tế, văn hóa, xã hội; từ cấp vi mô cho đến vĩ mô. Một số lĩnh vực hỗ trợ quan trọng của UNDP đối với từng quốc gia là: • Thực hiện các nghiên cứu về chiến lược, chính sách, luật lệ và đưa ra các khuyến nghị. • Hỗ trợ trong việc phát triển và lắp đặt các hệ thống quản lý như lập kế hoạch, thông tin, báo cáo lập ngân sách, kế toán. • Đào tạo về khoa học kỹ thuật, quản lý, nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn. • Trao đổi thông tin và tổ chức tham quan, khảo sát, hội thảo và tập huấn; • Hỗ trợ chuyển giao công nghệ phù hợp, khuyến khích và giúp đỡ phát triển năng lực công nghệ quốc gia. • Trợ giúp việc thiết lập và nâng cấp các phương tiện vật chất và trang thiết bị. Những năm gần đây, UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vi mô các vấn đề về thể chế, chính sách cũng như tăng cường năng lực tập trung cho các hoạt động hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và xoá đói giảm nghèo. Các dự án trợ giúp kỹ thuật và tăng cường năng lực của UNDP cũng ngày càng gắn với hỗ trợ xây dựng các chính sách phục vụ phát triển của các nước nhận viện trợ. Với sự nỗ lực của bản thân các quốc gia và các tổ chức trên thế giới, thế giới đã trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều kể từ năm 1970, trong đó không thể phủ nhận vai trò của UNDP. Chỉ số phát triển con người (HDI), trong đó có sự kết hợp các thông tin về tuổi thọ, việc học hành và thu nhập vào một thước đo có tính đơn giản là minh chứng cho vai trò của UNDP. Chỉ số HDI trung bình của cả thế giới đã tăng 18% kể từ năm 1990 ( 41% kể từ năm 1970), thể hiện những cải thiện to lớn trong cuộc sống. Nhìn chung họ đã khỏe mạnh hơn, được giáo dục tốt hơn, giàu có hơn và có nhiều quyền lực hơn trong cuộc sống. Trong bản “ Báo cáo phát triển con người 2010 ” của UNDP, 135 quốc gia được chọn làm mẫu cho giai đoạn 1970-2010, với 92% dân số thế giới, hầu hết các quốc gia đều được hưởng lợi từ sự hợp tác trên toàn cầu- trong đó có UNDP, thể hiện qua chỉ số HDI đều tăng lên so Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 6 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 với năm 1970. Chỉ có 3 nước là Cộng hòa dân chủ Công-Gô, Zambia và Zimbabue có chỉ số HDI hiện nay thấp hơn năm 1970. 3. Phương hướng hoạt động Trong thời gian tới, UNDP sẽ tiếp tục tập trung phát huy các ưu tiên sau : thực hiện các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ; hoạt động có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực, phát triển công nghệ thông tin. Đồng thời, sẽ bổ sung thêm hai ưu tiên khác là: ủng hộ nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc của Tổng Thư ký;cải thiện nguồn tài chính hiện có cụ thể: Về các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), UNDP sẽ tập trung: • Đạt được những kết quả tại cấp độ quốc gia: tăng cường liên kết các quốc gia và liên tục báo cáo về MDG, để các báo cáo MDG này trở thành một công cụ định hướng cho sự phát triển. • Phối hợp với các tổ chức Liên hợp quốc tại quốc gia nâng cao nhận thức về MDG ở từng quốc gia và trên thế giới • Thúc đẩy phương thức điều hành quốc gia bằng cách giúp quốc gia bày tỏ những ưu tiên của mình và cung cấp thông tin cơ bản trong quá trình tư vấn. • Hợp tác với Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng phát triển khu vực. • Sắp xếp các chương trình và chính sách để thể hiện tầm quan trọng của nhiệm vụ mới của UNDP về MDG. Trong lĩnh vực hoạt động có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực: UNDP sẽ tập trung vào tính thống nhất của kế hoạch hành động, đánh giá tính khả thi của chương trình. Với các cơ sở hạ tầng cơ bản của mỗi quốc gia, trọng tâm hoạt động sẽ được chuyển sang phát triển các nội dung bổ sung cho các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo và nhạy bén hơn có thể đóng góp, hỗ trợ cho các kế hoạch ưu tiên quốc gia. UNDP sẽ mở rộng mạng lưới toàn cầu để các khách hàng ở bất cứ đâu đều có thể hưởng lợi từ kiến thức, tri thức, và các kinh nghiệm. Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 7 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 Ngăn chặn khủng hoảng và tái thiết sẽ là mục tiêu được quan tâm đặc biệt trong thời gian tới.UNDP sẽ tăng cường năng lực của các nhân viên, vận động các nhà tài trợ, và đảm bảo việc phân phối các dịch vụ xã hội cơ bản. Về cải tổ Liên hợp quốc: UNDP sẽ tích cực hỗ trợ nỗ lực của Tổng Thư ký nhằm cải tổ Liên hợp quốc. Một số hoạt động chính gồm đơn giản và hài hoà hoá trong việc thực hiện các chương trình của tổ chức Liên hợp quốc tại quốc gia để tăng hiệu quả viện trợ và sự hợp tác, giảm chi phí giao dịch cho các đối tác. Về nguồn tài chính: UNDP sẽ tiếp tục sắp xếp các chương trình toàn cầu và chương trình quốc gia phù hợp phù hợp các lĩnh vực hoạt động, quá trình hoạt động, nguồn tài chính. II. CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA UNDP 1. Chống đói nghèo Theo báo cáo của FAO, tính đến hết năm 2009, hơn 1 tỷ người trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng nghèo đói. 2/3 số đó là nằm ở Châu Á. Ý thức được điều đó, phát triển con người bền vững là một trong những trọng tâm công việc của UNDP. Nều như không có sự khuyến khích và tập trung đúng đắn thì tăng trưởng kinh tế sẽ không tạo ra công ăn việc làm và cắt giảm nghèo đói. Tăng trưởng hòa nhập cũng rất cần thiết cho việc đạt được các các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Quá trình toàn cầu hóa, khi quản lý, trở thành một thành phần quan trọng cho tăng trưởng toàn diện. Trong bối cảnh này, UNDP hoạt động để cải thiện thực sự trong cuộc sống của người dân, mở ra sự lựa chọn và cơ hội của họ. Mục tiêu của UNDP là thúc đẩy phát triển con người toàn diện và bền vững thông qua các chính sách xóa đói giảm nghèo, triệt để loại trừ tình trạng bần cùng (nghèo cùng cực) và thiếu ăn: • Giai đoạn 1990-2015, giảm một nửa tỷ lệ người có thu nhập (tính theo sức mua tương đương PPP năm 1993) dưới 1 USD một ngày. • Giai đoạn 1990-2015, giảm một nửa tỷ lệ người bị thiếu ăn. Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 8 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 • Tạo việc làm thích hợp và hữu ích cho tất cả mọi người bao gồm cả phụ nữ và thanh niên. Để đạt được mục tiêu chống đói nghèo, cụ thể UNDP đã và đang triển khai các giải pháp sau: • Vấn đề việc làm 1 trong những giải pháp lâu dài và bền vững để giải quyết vấn đề đối nghèo là giải quyết công ăn việc làm. UNDP hỗ trợ chính phủ Ấn Độ triển khai Luật quốc gia về bảo lãnh việc làm ở nông thôn, tạo việc làm cho gần 50 triệu người. Ở Liberia, UNDP giúp tái khởi động Ngày hội việc làm quốc gia giúp cho thanh niên đã bỏ học có thế quay lại trường nhanh chóng và tăng cường kinh nghiệm làm việc. Bên cạnh đó, để hướng tới mục tiêu chống lại đói nghèo, UNDP còn hỗ trợ chính phủ các nước trong: Bên cạnh đó, để hướng tới mục tiêu chống lại đói nghèo, UNDP còn hỗ trợ chính phủ các nước trong: • Phát triển khả năng lập kế hoạch, ngân sách và thi hành chính sách. • Đo lường và hiểu rõ về nghèo đói: • Tăng cường phát triển địa phương 2. Xây dựng xã hội dân chủ Hiện nay càng ngày càng nhiều nước đang cố gắng để xây dựng xã hội dân chủ. Thách thức của họ là phát triển các tổ chức và quá trình đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công dân bình thường, bao gồm cả người nghèo, và thúc đẩy phát triển. UNDP giúp các nước tăng cường các hệ thống bầu cử và lập pháp, cải thiện khả năng tiếp cận công lý và hành chính công để cung cấp các dịch vụ cơ bản. UNDP quyết tâm hỗ trợ tiến trình đổi mới về cải cách thể chế và quản trị. Các dự án của UNDP hỗ trợ việc tăng cường các cơ quan dân cử ở cấp trung ương và địa phương; xây dựng khuôn khổ luật pháp; cải cách hành chính; phân cấp quản lý; quản lý tài chính công. Thông qua chương trình của mình, UNDP đưa mọi người đến với nhau trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới, bồi dưỡng quan hệ đối tác và chia sẻ các cách để thúc đẩy sự tham gia, trách nhiệm và hiệu quả ở tất cả các Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 9 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 cấp. UNDP mong muốn xây dựng các quốc gia có hiệu quả và có khả năng chịu trách nhiệm và minh bạch, toàn diện và đáp ứng các cuộc bầu cử với sự tham gia của phụ nữ và người nghèo. Để giúp các quốc gia xây dựng xã hội dân chủ, UNDP nỗ lực trên 4 phương diện: • Tạo nhiều cơ hội cho mọi người tham gia vào quá trình quyết định chính trị, đặc biệt là phụ nữ và người nghèo. • Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức dân chủ đối với người dân, hỗ trợ các Quốc hội, chính quyền và các quy định của pháp luật • Thúc đẩy các nguyên tắc quản trị dân chủ - đặc biệt, chống tham nhũng, nhân quyền, cơ hội trao quyền và bình đẳng của phụ nữ • Hỗ trợ đánh giá sự dân chủ để giúp các nước xem xét lại nhu cầu của mình, giám sát những tiến bộ đạt được và giành được mục tiêu đề ra. 3. Ngăn chặn khủng hoảng Thiên tai và xung đột bạo lực là một trong hai mối đe dọa lớn nhất đối với sự tiến bộ trong phát triển con người trong thế kỷ 21. Đây là lý do tại sao mục tiêu phòng chống và phục hồi là một nền tảng của công việc của UNDP. Trong năm 2010, UNDP cung cấp giảm rủi ro, phòng ngừa và hỗ trợ phục hồi đến 86 quốc gia, ổn định cộng đồng, hỗ trợ việc làm và sinh kế ngắn hạn, tái lập quản trị và quy tắc của pháp luật, và thúc đẩy bình đẳng giới trong suốt. UNDP hỗ trợ các nước để quản lý rủi ro xung đột và thảm họa, và để xây dựng lại khả năng phục hồi một khi cuộc khủng hoảng đã qua. Mục tiêu của UNDP để đảm bảo rằng những nỗ lực phát triển của UNDP, và các hệ thống Liên Hợp Quốc rộng lớn hơn trong các tình huống , kết hợp các yếu tố cần thiết của công tác phòng chống khủng hoảng và hỗ trợ phục hồi kịp thời. Điều này đòi hỏi tập trung vào kỹ năng và năng lực trong các tổ chức quốc gia và cộng đồng - để rủi ro thiên tai và xung đột bạo lực được giảm thiểu và bảo đảm một nền tảng cho phát triển bền vững. Việt Nam thường hay gặp thiên tai, gây cản trở lớn cho các nỗ lực phát triển bền vững. Sử dụng các phương pháp tiếp cận mang tính sáng tạo và công nghệ tiên tiến nhất, UNDP khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho các cộng đồng địa phương nhằm phòng Tiểu luận Kinh tế phát triển Page 10 . luận Kinh tế phát triển Page 13 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 PHẦN II TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA UNDP TẠI VIỆT NAM I. GIỚI. luận Kinh tế phát triển Page 2 Hoạt động của Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam 2011 PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LHQ (UNDP)

Ngày đăng: 24/10/2013, 11:02

Hình ảnh liên quan

Đây là 1 số con số cụ thể về tình hình kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này dưới góc nhìn của kinh tế vi mô - Hoạt động của chương trình phát triển LHQ tại việt nam

y.

là 1 số con số cụ thể về tình hình kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này dưới góc nhìn của kinh tế vi mô Xem tại trang 29 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan