Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ý nghĩa nghiên cứu

39 3.3K 12
Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư  ý nghĩa nghiên cứu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

khóa luận, tiểu luận, chuyên đề, đề tài, luận văn

Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 03 LỜI MỞ ĐẦU 04 A. PHẦN 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG I. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng 05 II. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư bản khả biến. Bản chất của tư bản. 07 1) Tư bản bất biến và tư bản khả biến . 07 2) Bản chất tư bản 08 III. Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng 12 1) Tỷ suất giá trị thặng . 12 2) Khối lượng giá trị thặng 13 IV. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng giá trị thặng siêu ngạch 14 1) Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng . 14 a. Sản xuất giá trị thặng tuyệt đối 14 b. Sản xuất giá trị thặng tương đối . 15 2) Giá trị thặng siêu ngạch . 15 V. Sản xuất giá trị thặng – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản 16 1) Quy luật kinh tế tuyệt đối . 16 2) Quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản 16 B. PHẦN 2: Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 18 I. Vấn đề sản xuất và bóc lột giá trị thặng trong chủ nghĩa tư bản hiện nay. . 18 Lớp KT002 VB2K15 Page 1 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu II. Sản xuất giá trị thặng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay . 19 1) Phạm trù giá trị thặng trong xã hội chủ nghĩa 19 2) Tính tất yếu khách quan của kinh tế thị trường ở Việt Nam 21 3) Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 23 4) Sản xuất giá trị thặng trong thành phần kinh tế tư nhân ở Việt Nam . 24 a. Lao động tạo ra giá trị trong các doanh nghiệp tư nhân 25 b. Vấn đề bóc lột giá trị thặng 27 5) Một số giải pháp để vận dụng học thuyết giá trị thặng nhằm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay 30 a. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên kinh tế quốc dân . 30 b. Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư của mọi thành phần kinh tế . 32 c. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư . 33 d. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển thị trường lao động 34 e. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế 36 C. PHẦN 3: KẾT LUẬN . 38 Tài liệu tham khảo 40 Lớp KT002 VB2K15 Page 2 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu Lớp KT002 VB2K15 Page 3 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu A. PHẦN I: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN I. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng 1) Quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng trong chủ nghĩa tư bản Mục đích sản xuất tư bản chủ nghĩasản xuất giá trị thặng dư. Muốn vậy phải tổ chức sản xuất ra hàng hoá có giá trị sử dụng. Do vậy, quá trình sản xuất TBCN là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất giá trị sử dụng và quá trình sản xuất giá trị thặng dư. 2) Quá trình sản xuất giá trị thặng Muốn sản xuất giá trị thặng dư, nhà tư bản buộc người công nhân phải sản xuất giá trị sử dụng của hàng hóa nhất định nào đó. Việc sản xuất ra những giá trị sử dụng nằm dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, do vậy quá trình sản xuất ở đây là quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nhà tư bản là chủ thể của quá trình sản xuất, sau quá trình sản xuất sẽ tạo ra hàng hóa mới có giá trị lớn hơn tổng giá trị những tư liệu sản xuất và sức lao động mà nhà tư bản đã tiêu dùng trong sản xuất. Quá trình này với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra hàng hóa với quá trình làm tăng giá trị được phân tích qua một ví dụ sau: Ví dụ về quá trình sản xuất sợi của nhà tư bản. Để tiến hành sản xuất nhà tư bản mua các yếu tố sản xuấtgiả sử mua đúng giá trị. 10kg bông giá : 10 USD Lớp KT002 VB2K15 Page 4 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu Khấu hao máy móc thiết bị : 2 USD Mua sức lao động : 3 USD/12giờ Trong 1 giờ người công nhân tạo ra 0,5 USD giá trị mới. Giả sử trong 6h lao động đầu người công nhân đã thực hiện kéo hết 10 kg bông thành sợi, giá trị của sợi là 15 USD. Nếu quá trình sản xuất chỉ dừng ở đây thì sẽ không tạo ra giá trị thặng dư. Tuy nhiên vì nhà tư bản mua sức lao động trong 12h. Tức là trong 6h sau họ vẫn phải lao động tạo ra hàng hoá sợi có giá trị 15 USD. Tuy nhiên trong quá trình này chi phí nhà tư bản bỏ ra chỉ có 12 USD. (không tính thêm chi phí mua sức lao động công nhân). Vậy, Tổng giá trị sản xuất trong ngày của công nhân 30 USD. Tổng chi phí sản xuất : 15+12= 27 USD Giá trị thặng : m = 3 USD Từ sự phân tích trên cho phép rút ra kết luận sau: Ngày lao động của công nhân chia làm hai phần, phần thời gian lao động (6h đầu) là thời gian lao động cần thiết (xã hội) (t), Phần còn lại của lao động (6h sau) là thời gian lao động thặng (t’). Giá trị sản phẩm được sản xuất ra bao gồm: - Giá trị tư liệu sản xuất được lao động cụ thể của công nhân bảo tồn và di chuyển vào sản phẩm mới gọi là giá trị cũ (c). - Giá trị do lao động trừu tượng của công nhân tạo ra trong quá trình lao động gọi là giá trị mới, phần giá trị này lớn hơn giá trị sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động (v) cộng với giá trị thặng (m). Lớp KT002 VB2K15 Page 5 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu Kết luận: Như vậy, giá trị thặng giá trị mới dôi ra ngoài gía trị sức lao động do công nhân tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt, là lao động không công của công nhân. II. Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến, tư bản khả biến - bản chất của tư bản 1) Tư bản bất biến và tư bản khả biến Trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư, các bộ phận khác nhau của tư bản có vai trò và tác dụng khác nhau. a. Tư bản bất biến: Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất bao gồm nhà xưởng, máy móc các thiết bị công cụ sản xuất, nguyên liệu, nhiêu liệu, vật liệu,… Giá trị của nó không biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất gọi là tư bản bất biến (kí hiệu là c - Constant). b. Tư bản khả biến: Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đã có sự biến đổi về lượng trong quá trình sản xuất. Bộ phận tư bản này được gọi là tư bản khả biến (kí hiệu là v - Variable). - Tham gia tạo ra giá trị thặng bao gồm 2 yếu tố, trong đó tư bản khả biến dùng để mua sức lao động có vai trò trực tiếp sáng tạo ra giá trị thặng dư. Còn tư bản bất biến đóng vai trò gián tiếp, nó chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho quá trình sản xuất, tự bản thân nó không sáng tạo ra giá trị thặng dư. - Nếu kí hiệu giá trị thặng là m thì giá trị mới sẽ là (v + m). Giá trị hàng hóa tư bản chủ nghĩa bằng (c + v + m). Lớp KT002 VB2K15 Page 6 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu Việc phát hiện ra tính hai mặt của lao động trong sản xuất hàng hóa đã giúp C.Mác tìm ra chìa khóa để xác định sự khác nhau giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến. C.Mác là người đầu tiên chia tư bản ra thành tư bản bất biến và tư bản khả biến. Sự phân chia này đã vạch rõ thực chất của bóc lột tư bản chủ nghĩa, chỉ có lao động của công nhân mới trực tiếp tạo ra giá trị thặng 2) Bản chất của tư bản C. Mác đã vạch ra rằng, tư bản không hề phát minh ra lao động thặng dư, rằng: "Nơi nào mà một bộ phận xã hội chiếm độc quyền về những tư liệu sản xuất thì nơi đó người lao động, tự do hay không tự do, đều buộc phải thêm vào thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình một số thời gian lao động dôi ra dùng để sản xuất những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sản xuất" (1). Quy luật kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất bóc lột người lao động không có tư liệu sản xuất, được thực hiện dưới những hình thức và cơ chế khác nhau trong những hình thái xã hội khác nhau. Giai cấp tư sản bước lên vũ đài lịch sử cũng là giai cấp độc chiếm tư nhân những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Khác với cơ chế bóc lột trong hai hình thái kinh tế - xã hội trước chủ yếu dựa trên quan hệ hiện vật, cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa dựa trên quan hệ giá trị; nói cách khác là quan hệ trao đổi những vật ngang giá (tức là tuân theo quy luật giá trị). Quan hệ này che dấu sự bóc lột trong một cơ chế trao đổi với vẻ bề ngoài như là tự do và bình đẳng, chính vì vậy mà các nhà kinh tế học trước C. Mác đã không thành công trong việc lý giải bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa. A. Smith và D. Ri-các-đô đã quan niệm một cách hời hợt, bề ngoài rằng, mua bán giữa tư bản và công nhân hình như là mua bán lao động nên cả hai ông đều gặp bế tắc trong việc lý giải một cách khoa học bản chất và nguồn gốc của lợi nhuận. Chẳng hạn, Lớp KT002 VB2K15 Page 7 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu nếu lao động là hàng hóa thì nó phải được kết tinh vào vật, như vậy là công nhân bán hàng hóa chứ không bán lao động; lao động được xác định là thước đo của mọi giá trị thì không thể tự lấy nó để đo lường giá trị của bản thân nó. Mặt khác, nếu mua bán lao động mà trao đổi ngang giá thì không còn cơ sở tồn tại của lợi nhuận, nhưng thực tế lợi nhuận tồn tại một cách khách quan. Vậy, theo các cách giải thích đó, quy luật giá trị mâu thuẫn với quy luật sản xuất ra lợi nhuận và ngược lại. C. Mác đã phát hiện rằng, quan hệ mua bán giữa công nhân và tư bản không phải là mua bán hàng hóa lao động mà là mua bán một loại hàng hóa đặc biệt - hàng hóa sức lao động. Hàng hóa này có giá trịgiá trị sử dụng khác với các hàng hóa thông thường. Giá trị của hàng hóa sức lao động là giá trị những tư liệu sinh hoạt tối thiểu cần thiết để tái sản xuất sức lao động của công nhân và bao hàm những yếu tố tinh thần, lịch sử và dân tộc . Giá trị sử dụng của hàng hóa này (tức là tiêu dùng nó trong quá trình sản xuất) có khả năng tạo ra một lượng giá trị lớn hơn giá trị của chính nó là sức lao động. Do đó nhà tư bản trả đủ giá trị sức lao động cho công nhân trên cơ sở trao đổi ngang giá thì vẫn thu được phần giá trị dôi ra, biến thành lợi nhuận. Như vậy, quy luật giá trị và quy luật sản xuất ra lợi nhuận không phủ định lẫn nhau mà song song tồn tại: trao đổi giữa tư bản và công nhân tuân theo quy luật ngang giá (quy luật giá trị sức lao động) nhưng nhà tư bản vẫn thu được phần dôi ra ngoài giá trị sức lao động; phần dôi ra đó được C. Mác gọi là giá trị thặng dư. Như vậy, bóc lột lao động thặng biểu hiện thành bóc lột giá trị thặng là quy luật bóc lột đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và là quy luật tuyệt đối của phương thức sản xuất đó. Tỷ số giữa giá trị thặng và tư bản khả biến hay tỷ số giữa lao động thặng và lao động cần thiết là tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất đó nói lên mức độ bóc lột giai cấp Lớp KT002 VB2K15 Page 8 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu công nhân. Giá trị thặng có biểu hiện bề ngoài là một số tiền dôi ra ngoài tư bản ứng trước; số tiền đó có tên gọi là lợi nhuận. Phạm trù lợi nhuận che dấu quan hệ bóc lột vì nó làm cho người ta dễ lầm tưởng là con đẻ của tư bản ứng trước (c + v) chứ không phải là con đẻ của tư bản khả biến (v). Tổng số giá trị thặng bóc lột được phân chia thành các loại thu nhập ăn bám trong xã hội tư bản: lợi nhuận công nghiệp, lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng; nó còn được phân chia nhỏ hơn nữa thành lợi nhuận doanh nghiệp, lợi tức cho vay v.v Quá trình phân chia đó tuân thủ theo quy luật cạnh tranh bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận. Giá trị thặng còn phải phân chia cho chủ sở hữu ruộng đất dưới hình thức địa tô. Như vậy, tổng số giá trị thặng do toàn bộ giai cấp vô sản, công nhân tạo ra trong các ngành sản xuất bị toàn bộ giai cấp tư bản và địa chủ phân chia nhau trong cuộc đấu tranh không khoan nhượng. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, đỉnh cao của nó là độc quyền nhà nước là chủ nghĩa đế quốc, đã có nhiều biến đổi trong hình thức và cơ chế bóc lột tư bản chủ nghĩa. Quy luật sản xuất giá trị thặng biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân trong thời kỳ tự do cạnh tranh thì nay, trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, nó biểu hiện thành quy luật tỷ suất lợi nhuận độc quyền cao; quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất trong thời kỳ tự do cạnh tranh nay biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền với hệ thống giá bán độc quyền cao, giá mua độc quyền thấp do tư bản độc quyền can thiệp và áp đặt v.v Những bộ phận cấu thành lợi nhuận độc quyền cao là: lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết của công nhân trong xí nghiệp độc quyền; một phần lao động thặng của các xí nghiệp nhỏ và vừa do xí nghiệp độc quyền xén bớt thông qua hệ thống giá cả độc quyền; lao động thặng dư, thậm chí một phần lao động cần thiết của nông dân và thợ thủ công Lớp KT002 VB2K15 Page 9 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu cũng bị bóc lột thông qua hệ thống giá cả độc quyền; phần quan trọng là siêu lợi nhuận thuộc địa dựa trên sự bóc lột nặng nề lao động thặng và một phần lao động cần thiết của nhân dân lao động ở những nước thuộc địa hay phụ thuộc. Cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật và của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế bóc lột đã trở nên phức tạp và tinh vi hơn (chủ nghĩa Taylo, chủ nghĩa Fayol, chủ nghĩa Ford, chủ nghĩa Ford mới v.v., lần lượt xuất hiện để biện minh cho tính công bằng, sòng phẳng trong quan hệ giữa tư bản với lao động). Trên thực tế trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, ngày càng có nhiều thủ đoạn và hình thức bòn rút lợi nhuận tinh vi để không ít người còn lầm tưởng đến một thứ chủ nghĩa tư bản mới "nhân văn" hơn trước đây, như "chủ nghĩa tư bản nhân dân", "xã hội tham dự" . Điều không thể che dấu được đó là sự hình thành một tầng lớp tư sản ăn bám, quý tộc, thực lợi, tài phiệt; sự thao túng có tính chất toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, tình trạng bất bình đẳng trong các quan hệ thương mại quốc tế; sự xuất hiện của cái gọi là chủ nghĩa thực dân kinh tế; sự áp đặt chính sách giữa Đông và Tây, giữa các nước giàu với các nước nghèo . Sự phân hóa xã hội thành giai cấp không lao động nhưng giàu có, đầy quyền lực, thống trị, áp bức đa số người trong xã hội và giai cấp lao động sản xuất ra của cải xã hội nhưng nghèo khổ, bị tước mọi quyền và bị áp bức là sản phẩm tất yếu của mọi xã hội có chế độ người bóc lột người Kinh tế học tư sản cho rằng mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản, người ta coi tư bản như một điều kiện vật chất tồn tại vĩnh viễn, không thay đổi trong các xã hội. Điều này đã che giấu thực chất việc nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê. Thực ra, bản chất các tư liệu sản xuất không phải là tư bản, nó là điều kiện vật chất cần thiết của sản xuất trong bất cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó trở thành Lớp KT002 VB2K15 Page 10 . luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu Lớp KT002 VB2K15 Page 3 Tiểu luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên. luận: Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Ý nghĩa nghiên cứu 2) Khối lượng giá trị thặng dư Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỉ suất giá trị

Ngày đăng: 24/10/2013, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan