TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

48 3.7K 16
TỔNG QUAN  VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 1. Cơ hội và thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam Cơ hội của thị trường bán lẻ Việt Nam Sức thu hút của thị trường bán lẻ Việt Nam Quy mô thị trường bán lẻ VN năm 2007 khoảng 20 tỉ USD và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 8%/năm. Kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng 13%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm rất cao - khoảng 30%. Sang năm 2008 với quy mô thị trường trên 83 triệu dân, với doanh số là 55 tỷ USD, và có tổng trị giá thị trường bán lẻ trị giá hơn 40 tỷ USD/ năm (số liệu của Tổng cục Thống kê). Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng (Consumer Confidence Index)- Việt Nam xếp thứ 5 trên toàn thế giới và người tiêu dùng Việt Nam dẫn đầu thế giới về tiêu dùng hàng kỹ thuật cao. Riêng tại TPHCM và Hà Nội, kênh bán lẻ hiện đại có tỉ trọng khoảng 28% (năm 2008) và dự kiến lên đến 37% vào năm 2010. Thị trường lớn Việt Nam là một thị trường khá lớn, với gần 90 triệu dân, cơ cấu dân số rất trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, trên 55% dân số dưới 45 tuổi, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 và thu nhập của người dân ngày càng cao, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, và dự báo con số tương ứng năm 2018 là 95 triệu (70 triệu dân thành thị). Người thành thị VN dẫn đầu về tiêu dùng hàng Hi-tech. Việt Nam có mức tăng trưởng GDP cao và ổn định, theo đó nhu cầu tiêu dùng cũng ngày một tăng lên. Năm ngoái, tăng trưởng GDP là 8,4% và tiêu dùng thông qua thương mại hơn 45 tỷ USD. Số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 447,3 nghìn tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó cho thấy, tiềm năng phát triển hệ thống phân phối ở nước ta là rất lớn. Mặt khác sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ VN còn do áp lực cạnh tranh giữa các hệ thống bán lẻ chưa nhiều và VN có đến 65% dân số là người tiêu dùng trẻ, chi tiêu mạnh tay. Tầng lớp trung lưu với thu nhập 250USD/tháng trở lên đang tăng nhanh. Riêng tầng lớp trung lưu thu nhập trên 500USD/tháng chiếm trên 1/3 số hộ gia đình ở thành thị. Chính vì thế, sức hút của thị trường bán lẻ VN tăng nhanh khi năm 2007, VN xếp hạng 2 trên thế giới sau Ấn Độ, nhưng tháng 6.2008 - theo xếp hạng của Cty tư vấn Mỹ A.T.Keaney (Tổ chức Nghiên cứu thị trường hàng đầu tại Hoa Kỳ), về chỉ số phát triển kinh doanh bán lẻ toàn cầu thì Việt Nam đã đứng số 1, được coi là thị trường đầu tư bán lẻ hấp dẫn nhất trong số 30 nước thuộc nhóm thị trường đang nổi lên. Trong danh sách Top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất, sau Việt Nam là Ấn Độ, giữ vị trí thứ ba là Nga và thứ tư là Trung Quốc; tiếp đến là Ai Cập, Morocco, Ả-rập Saudi, Chile, Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong các nước ASEAN, Malaysia đứng thứ 13, Indonesia ở vị trí 15, Thái Lan là 24 và Philippines xếp thứ 26. Theo các chuyên gia của A.T. Kearney, Việt Nam đạt được bước tiến ấn tượng trong năm nay là nhờ kinh tế tăng trưởng mạnh, thể chế chính sách đang cải tiến theo hướng thân thiện với nhà đầu tư nước ngoài và đặc biệt là nhu cầu của người tiêu dùng về những mô hình bán lẻ hiện đại. Theo Mike Moriarty, trưởng bộ phận nghiên cứu về tiêu dùng và bán lẻ của A.T. Kearney, quy mô thị trường bản lẻViệt Nam còn nhỏ, song vẫn rất hấp dẫn bởi áp lực cạnh tranh chưa lớn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên dưới 8%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam thuộc hàng trẻ nhất ở châu Á và ngày càng mạnh tay chi tiêu. A.T. Kearney bắt đầu công bố GRDI từ năm 2001, trong đó đánh giá về độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ ở những nền kinh tế mới nổi, dựa trên 25 yếu tố khách nhau, bao gồm cả rủi ro kinh tế, chính trị, mức độ hấp dẫn cũng như bão hòa của thị trường bán lẻ , mức bão hòa của thị trường bán lẻ và sự khác nhau giữa tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) và tăng trưởng bán lẻ. Hiện nay không nước nào trong số 10 thị trường bán lẻ hàng đầu năm 1995 còn giữ được ngôi vị của mình. Song Linh (theo Reuters, The Economic Times) Theo Bộ Công Thương, hiện nay một số tập đoàn, DN phân phối,bán lẻ quốc tế đang hoàn thiện hồ sơ,chuẩn bị đăng ký kinh doanh tại Việt Nam như: Dairy Farm (Singapore) đã nộp đơn xin thành lập DN 100% vốn; Lotte (Hàn Quốc) vào Việt Nam qua hình thức liên doanh; 2 tập đoàn hàng đầu thế giới là Wal – Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) cũng đang bắt đầu để ý tới thị trường Việt Nam. Đây là những thông tin đáng mừng cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam nhưng lại là đáng lo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước bởi từ lúc này sự cạnh tranh sẽ gay gắt hơn bao giờ hết. Các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài như Metro của Đức, Casino của Pháp, Parkson . đều đã có mặt ở Việt Nam. Một tập đoàn bán lẻ của Canada cũng đã công bố kế hoạch khai trương chuỗi cửa hàng tiện lợi mang tên Circle K ở Việt Nam. Thế mạnh của các nhà bán lẻ Việt Nam:  Số lượng tăng nhanh chóng  Lớp DN mới, trẻ, được đào tạo tốt;  Năng động, sáng tạo; đa dạng hoạt động  Tiềm năng phát triển và cơ hội  Được quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và Hiệp hội ngành hàng  Hiểu biết về văn hóa, truyền thống, tâm lý của người tiêu dùng  Phản ứng kịp thời, nhanh nhạy trước biến động của thị trường.  Bước đầu sử dụng có hiệu quả các hoạt động. Số lượng các DN nước ngoài và DN mới tham gia vào thị trường bán lẻ đã và sẽ tăng lên: có cơ hội hợp tác, chia sẻ công nghệ, thông tin, kinh nghiệm. Khi phát triển song song hai mô hình bán lẻ truyền thống và hiện đại:  Tiềm năng phát triển mạnh mẽ của bán lẻ hiện đại: phong cách sống mới; thu nhập và tiêu dùng tăng lên; người tiêu dùng Việt Nam trong thời đại hội nhập; đa dạng các loại hình bán lẻ hiện đại (từ siêu thị, đại siêu thị, chuỗi cửa hàng chuyên doanh, tiện lợi… đến trung tâm thương mại tổng hợp) vv …  Sức sống và sự thu hút của bán lẻ truyền thống ở Việt Nam: nét văn hoá riêng, phong cách “cổ điển”, sản phẩm tươi mới và giá cả cạnh tranh, người tiêu dùng ở khu vực nông thôn vv …  Hội nhập kinh tế quốc tế: Ứng dụng công nghệ thông tin; Thương mại điện tử; Các phương thức bán hàng qua điện thoại, qua mạng… Thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam Bà Vũ Thị Nga, Trưởng ban Bảo vệ người tiêu dùng, cho biết: “Nhiều doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc nên không thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Một số doanh nghiệp lại thực hiện nghĩa vụ bảo hành không đầy đủ như, vi phạm thời gian sửa chữa, bắt người tiêu dùng phải chịu chi phí sửa chữa, vận chuyển…” Thị trường kinh doanh bán lẻ dù đang phát triển nhanh chóng nhưng phần lớn vẫn chỉ tập trung ở khu vực thành thị. Loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại vẫn chưa đến được nhiều với người tiêu dùng Việt Nam. Tác dụng hỗ trợ nông dân, các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp sản xuất lớn thay đổi cung cách sản xuất theo hướng bài bản chỉ là một phần nhỏ, mà bên cạnh đó, việc các hệ thống siêu thị của nước ngoài đang và sẽ “làm mưa làm gió” trên thị trường tiêu dùng trong nước là một điều hết sức nguy hại. Thay mặt Hiệp hội bán lẻ Việt Nam, bà Loan khẳng định: “Trong thời gian tới, phân phối bán lẻ truyền thống sẽ thu dần phạm vi hoạt động, vẫn tồn tại chợ truyền thống, cửa hiệu tạp hóa, nhưng số lượng sẽ ít đi. Đồng thời phát triển các loại hình kinh doanh mới cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin". Một vài chuyên gia đang dự đoán rằng suy thoái kinh tế sẽ “nghèo hóa” hàng triệu người Việt Nam những người vừa thoát khỏi đói nghèo gần đây nhờ vào quá trình phát triển và đô thị hóa nhanh chóng. Ở phương diện người tiêu dùng, thu nhập trung bình mỗi hộ dân đang gia tăng và trong khi những người giàu ngày càng giàu hơn thì có một tầng lớp trung lưu mới nổi được hình thành. Theo số liệu của ACNielsen, tổng giá trị tăng trưởng của ngành hàng tiêu dùng nhanh là 20% trong tháng 12/2008 so với trước đó một năm và tỉ lệ tăng trưởng 4% cách đây một năm. Lạc quan về viễn cảnh việc làm, giá cả thức ăn và năng lượng cho 6 tháng tới có thể nói đang ngày càng phân cực và những người đi mua sắm ngày càng thắt lưng buộc bụng hơn trong một vài tháng đầu năm 2009 theo Nielsen Vietnam Omnibus tháng 1-2/2009, chi tiêu dịp Tết trong năm nay đã giảm so với cùng kỳ năm trước với hầu như 50% trong tổng số cho biết họ đã cắt giảm chi tiêu ít hơn trong Tết này so với Tết năm ngoái. Có một điều thú vị là 10% cho biết họ chi tiêu nhiều hơn trong những ngày nghỉ lễ Tết năm nay. Và 40% số người Việt Nam được khảo sát cho biết họ quan tâm tới giá cả hơn so với trước. Người tiêu dùng nói rằng mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn và họ có ít tiền mặt hơn để tiêu xài cho dịp Tết vừa qua. 1/3 người dân chi tiêu giảm xuống đối với những ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) ngoại trừ thực phẩm và nói rằng họ giảm chi tiêu ở tất các các kênh mua sắm siêu thị, chợ và tiệm tạp hóa. Người tiêu dùng Việt Nam còn cho biết trong vòng 6 tháng tới, họ sẽ giảm mức chi tiêu đối với những ngành hàng không phải ăn uống như đồ dùng trong nhà, hàng điện tử, hàng chăm sóc mặt và quần áo và cả các hoạt động giải trí. Hơn phân nửa số người được khảo sát nói rằng họ sẽ giảm chi tiêu tiền điện thoại, tiền điện, xăng dầu và chi phí sinh hoạt nói chung. Hơn một nửa có ý định sẽ giảm chi tiêu trong 6 tháng tới với ngành hàng thức ăn nhanh và nước ngọt có ga. (Vneconomy.vn) Trong thời gian qua, chúng ta có giảm thiểu một chút do lạm phát nhưng về lâu dài, thị trường Việt Nam vẫn là thị trường nóng bỏng. Thương mại thế giới sẽ suy giảm xuống mức gần 9%, theo dự báo của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bị tác động mạnh mẽ nhất sẽ là các nước phát triển, thương mại sẽ bị rơi xuống 10%. Các nước nghèo xuất khẩu sẽ giảm 2-3%, WTO cảnh báo tình trạng suy thoái kinh tế sẽ còn tiếp tục suy sụp, nhưng những quyết định thương mại sẽ là “một công cụ tiềm năng” để phục hồi, tổng giám đốc WTO, Pascal Lamy nhận định: Đây là lần suy giảm thương mại lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời ông kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn thế giới đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ. Thương mại là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu được thảo luận tại cuộc họp của các quan chức chính phủ các nước G20 tại London vào ngày 2.3 vừa qua. Ngài Lamy cảnh báo rằng việc sử dụng biện pháp bảo hộ đã tăng lên, với những hậu quả nguy hiểm: “ hàng nghìn việc làm liên quan đến thương mại đã bị mất. Chính phủ phải tránh để đưa tình trạng này trở nên tồi tệ hơn khi trở lại với phương pháp bảo hộ, một phương pháp không thật sự bảo vệ được quốc gia nào và đe dọa nghiêm trọng hơn tới việc làm” 2. Thực tế thị trường bán lẻ Việt Nam Nhận định về các doanh nghiệp bán lẻ trong nước Việt Nam mới chỉ có một số đơn vị có phương thức kinh doanh và phân phối tương đối chuyên nghiệp như: Tổng công ty Thương mại Sài Gòn Satra với 40 doanh nghiệp (DN) trực thuộc, Tổng công ty thương mại Hà Nội, chuỗi siêu thị Citimax, Fivimart, hệ thống Maxi Mart, CoopMart . Thực tế cho thấy các đơn vị bán lẻ trong nước còn chưa nhiều, lại thiếu tính chuyên nghiệp và vốn ít; hệ thống hậu cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc, thiếu đồng bộ và chưa đạt chuẩn; hạ tầng giao thông kém .Hầu hết các nhà phân phối bán lẻ đều ở quy mô nhỏ, yếu về năng lực, hạn chế về mặt hàng phục vụ, nguồn nhân lực chưa được đào tạo cơ bản .Vì thế, việc mở thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài với trình độ văn minh thương mại cao là một thách thức rất lớn để tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, Chính phủ hầu như chưa phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Điển hình là việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài nhìn lại ta sẽ thấy hầu hết những siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài đều chọn được những vị trí đẹp nhất, gần vị trí trung tâm, nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng. Khó khăn đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam đó là năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp yếu vì đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản lý lạc hậu, phương thức kinh doanh chưa tiên tiến, cơ sở hạ tầng kinh doanh chưa hiện đại, chiến lược kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm trong đào tạo, tổ chức cung ứng… Đồng thời, tính liên kết giữa các doanh nghiệp yếu như: liên kết dọc giữa nhà sản xuất-nhà bán buôn-nhà bán lẻ; liên kết ngang giữa nhà bán buôn với nhà bán buôn, nhà bán lẻ với nhà bán lẻ; liên kết giữa nhà phân phối với các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng… Đối với DN bán lẻ Việt Nam trong những năm qua, chúng ta rất tiến bộ và tăng trưởng đáng khích lệ. Cụ thể, từ hình thức bán lẻ truyền thống chúng ta đã bắt nhịp hình thức bán lẻ hiện đại thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, các chuỗi cửa hàng mang tính chuyên ngành như may mặc, điện máy, nội thất . Trong những hình thức như vậy thì các DN Việt Nam cũng cần nỗ lực phấn đấu hết sức để làm sao học tập những điểm mạnh, ưu điểm của hệ thống phân phối của các nhà bán lẻ nước ngoài. Với phẩm chất của DN Việt Nam, trong thời kỳ hội nhập với rất nhiều doanh nhân trẻ, năng động, được đào tạo bài bản và với một quyết tâm cùng với sự khéo léo. Đặc biệt đối với DN bán lẻ chúng ta có lợi thế là hiểu biết về văn hóa, lịch sử, truyền thống cũng như tập quán mua sắm, tiêu dùng của người Việt Nam cùng sự linh hoạt của các DN vừa và nhỏ trong lĩnh vực này. Mặc dù sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức rất lớn nhưng DN trong nước sẽ khẳng định được mình. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài lại phải tìm đến các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài như Diethlem, Metro, Big C, Lotte, v.v. thay vì các đối tác trong nước? Câu trả lời đó chính là chất lượng và hiệu quả phân phối. Các doanh nghiệp này đã thực hiện chuyên nghiệp và hữu hiệu các chức năng cơ bảnquan trọng của kênh phân phối đó là nghiên cứu, chiêu thị, tiếp xúc, làm thích ứng, đàm phán, kho vận, đầu tư và chấp nhận rủi ro. Ngoài ra, các nhà phân phối và bán lẻ này sở hữu 3 chữ E rất quan trọng đó là sự thông thạo (expertise), vốn (equity) và kinh nghiệm toàn cầu (experience) trong lãnh vực phân phối và bán lẻ. Các nhà phân phối và bán lẻ Việt Nam chỉ phân phối và bán lẻ trong lãnh thổ Việt Nam do vậy thiếu sự thông thạo về các mô hình phân phối và bán lẻ đã và đang áp dụng trên thế giới. Cùng với sự thiếu thông thạo là sự thiếu hiểu biết về thông tin của các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài. So với các đồng nghiệp nước ngoài, các nhà phân phối và bán lẻ Việt Nam không có tiềm lực tài chính đủ mạnh vì chỉ tham gia phân phối và bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Mặc khác, họ lại hoạt động độc lập và thiếu sự liên kết do vậy không huy động được nguồn tài chính đủ mạnh để cạnh tranh. Cuối cùng đó là thiếu kinh nghiệm trong quản lý phân phối và bán lẻ cũng như trình độ nhân lực phục vụ cho ngành phân phối và bán lẻ còn yếu kém. Nhìn bề ngoài ta có thể nhận thấy sự bùng nổ của các nhà phân phối và bán lẻ Việt Nam với sự gia tăng với tốc độ chóng mặt về số lượng các cửa hiệu (stores) của CoopMart, Vinatex, Hapro, G7, Citimart, v.v. nhằm chiếm lĩnh những mặt bằng tốt chuẩn bị đón đầu với làn sóng của các nhà phân phối và bán lẻ nước ngoài tuy nhiên sẽ là chưa đủ và không hiệu quả nếu các doanh nghiệp này không hoàn thiện thực chất các yếu tố 3E kể trên. Nếu không nhìn vào tên, có lẽ chẳng ai nhận ra sự khác biệt giữa các siêu thị Co.op Mart, Big C hoặc Citimart…Nhỏ hơn một chút là các hệ thống: Hapro, Maximark… Tuy nhiên, những hệ thống này cũng chưa cho thấy lý do để thuyết phục khách hàng đến với họ mà không phải là những siêu thị khác. Dường như những siêu thị của Việt Nam chỉ đơn thuần tạo nên nơi mua sắm có gắn máy lạnh, nhiều hàng hoá và… phải xếp hàng khi thanh toán. Thấp hơn một chút nữa là các cửa hàng tiện dụng. Tại Việt Nam, chúng ta biết đến các hệ thống như Shop & Go, Fresh Mart (Tập đoàn CP, Thái Lan), G7 Mart… Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam tồn tại những mô hình bán lẻ theo kiểu chuyên biệt: Nguyễn Kim, Best Caring, Viễn Thông A…Đây có thể là một xu hướng khả dĩ để đương đầu với sự cạnh tranh khốc liệt. Bởi chính độ chuyên biệt đã xác định rõ nhóm khách hàng. Chẳng hạn, tới Nguyễn Kim nghĩa là khách hàng muốn mua hàng điện máy gia dụng. Sự chuyên biệt hoá sẽ góp phần hình thành chân dung khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, dường như sự khác biệt giữa các đối thủ cùng phân khúc này cũng thật sự chưa rõ ràng. Một loại hình nữa là: trung tâm thương mại. Với nhữngn tên tuổi: Diamond Plaza, Zen Plaza, Parkson… tập trung vào nhóm khách hàng cao cấp ở những đô thị lớn. Chính nhóm này sẽ cạnh tranh quyết liệt với nhau để tồn tại. Đây là nhóm có đội quản lý chuyên nghiệp, chất lượng, dịch vụ và thương hiệu lớn. Bản thân nhóm này cũng có nhiều chiêu thức marketing để thu hút khách hàng mục tiêu của mình. Trong khi đó, Metro Cash & Carry có thể được xem là mô hình cung cấp sỉ những mặt hàng thiết yếu khác biệt nhất hiện nay ở Việt Nam. Metro làm marketing bài bản, chuẩn mực. Họ xác định nhóm khách hàng của mình rất rõ ràng bằng cách xác lập 90.000 hội viên. Đây là nhóm khách hàng có thu nhập trung bình cao. Quan trọng là Metro kết hợp với nhà cung cấp để có mực giá rẻ nhất có thể. Đó là lý do mà Metro dường như không có đối thủ tại Việt Nam. Tóm lại, các nhà bán lẻ Việt Nam ít nhiều cũng đã có sự chuẩn bị về công tác marketing. Tuy nhiên, những chuẩn bị của họ dường như chưa đủ mà chỉ cần nhìn vào cách định vị khách hàng cũng có thể nhận thấy nhiều nỗi lo. Điểm yếu của các DN phân phối ở Việt Nam là tính chuyên nghiệp chưa cao, do chỉ có khoảng 4-5% nhân lực được đào tạo chuyên ngành. 60-70% DN phân phối chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý và khoảng 20% đơn vị mới xây dựng website với nội dung đơn giản, ít được cập nhật. Theo một nghiên cứu mới đây của Tập đoàn IBM, thách thức lớn nhất mà ngành bán lẻ VN đang phải đối mặt là sự xuất hiện của nhật kí điện tử (blog), diễn đàn trực tuyến và thế giới ảo…Cụ thể, ông Andrew Ma, Giám đốc phụ trách Giải pháp ngành bán lẻ của IBM Châu Á - Thái Bình Dương trong một hội thảo về ngành bán lẻ VN mới đây đã cho hay, với sự xuất hiện của blog, diễn đàn trực tuyến, internet…đã làm cho phạm vi và cách thức tiếp xúc khách hàng của doanh nghiệp (DN) bán lẻ trở nên đa dạng và rộng hơn - sự thuận tiện mọi lúc mọi nơi và công nghệ ảo hóa đã và đang tác động mạnh đến ngành bán lẻ VN, tương lai của ngành nằm ở khả năng hợp nhất thực tế và môi trường ảo của DN để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nói về tác động của internet tới ngành bán lẻ ông Andrew Ma cho biết hiện tại trên thế giới đã có nhiều DN áp dụng công nghệ ảo hóa vào kinh doanh, tiến hành tạo mẫu và phát triển sản phẩm trên nền sản phẩm Cuộc sống thứ hai (Second Life) như thiết lập mạng internet 3 chiều, khởi động mạng internet 3D, kinh doanh ảo EBO và các môi trường ảo khác. Theo đó, ban đầu chỉ có vài DN gia nhập thế giới ảo như Sony, Reebok, Nissan… nhưng đến nay đã có rất nhiều hãng áp dụng thành công công nghệ ảo hóa vào kinh doanh bán lẻ, tăng cao lợi nhuận như Sears, Adidas, American Apparel, Apple và Samsung. Tại VN, theo khảo sát của IBM, các hệ thống bán lẻ lớn như Metro CashCary, Big C, Parkson… đã vận hành các giải pháp công nghệ tiến tiến dành cho ngành bán lẻ, còn các DN VN hiện chỉ có một số tiến hành dùng thí điểm. Riêng đối với việc gia nhập kinh doanh trong thế giới ảo thì vẫn còn xa lạ tại thị trường VN. “Chúng tôi cho rằng đây là thời điểm để DN bán lẻ VN đánh giá lại thị trường, xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai để kịp thời chọn các giải pháp kinh doanh theo xu hướng bán lẻ hiện đại” - ông Andrew Ma nói. “Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức mới của DN, bởi đối thủ cạnh tranh bây giờ có thể là bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu. Khách hàng ngày càng có nhiều thông tin, đòi hỏi cao hơn và có sức mạnh lớn hơn” - ông Andrew Ma cho biết thêm. Bên cạnh đó, IBM cho rằng sự xuất hiện các chuỗi cửa hàng chuyên biệt và sự có mặt của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu tại thị trường VN cũng góp phần thay đổi diện mạo thị trường. Các cửa hàng VN muốn cạnh tranh buộc phải cải tiến dây chuyền cung ứng, cải tiến qui trình kinh doanh để nâng cao năng suất, hiệu quả. DN bán lẻ nước ngoài có tính chuyên nghiệp rất cao. Họ sử dụng công nghệ hiện đại, có tiềm lực về tài chính mạnh, có hệ thống hỗ trợ tốt . Thuận lợi và khó khăn của nghành bán lẻ Việt Nam. Thuận lợi. Hiện kênh phân phối truyền thống đang chiếm khoảng trên 85% lưu chuyển hàng hóa bán lẻ. Về dài hạn, tỷ lệ này giảm dần nhưng về tuyệt đối sẽ tăng lên. Đây là dư địa cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh Việt Nam vì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu vào khai thác thị trường thông qua kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, đại siêu thị, siêu thị…). Đặc điểm của phân phối (nhất là bán lẻ) là tính phân tán cao và gắn với địa điểm bán lẻ cụ thể, với địa bàn dân cư cụ thể. Với mạng lưới các điểm bán lẻ khá dày đặc, phân bố khắp nơi đang trở thành một lợi thế cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam. Hơn ai hết, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam gắn bó về văn hóa, hiểu biết về tập quán, nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam và có cơ hội để học tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, phương thức kinh doanh hiện đại cũng như có thêm động lực trong việc đổi mới và phát triển kinh doanh. Hơn nữa, trong cam kết, để có thời gian cho doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị, Chính phủ đã thực hiện việc mở cửa theo lộ trình, áp dụng kiểm tra nhu cầu kinh tế khi cấp phép từ cơ sở bán lẻ thứ hai trở lên đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không mở cửa hoặc mở cửa theo lộ trình đối với một số hàng hóa. Để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các DN, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã ra mắt vào ngày 5/10/2007 với khoảng 130 DN tham gia. Vai trò của Hiệp hội là đảm bảo môi trường kinh doanh cho các nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các nhà bán lẻ, bảo vệ quyền và ích chính đáng cho DN hội viên; bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng . Khó khăn của các doanh nghiệp nước ngoài: Thị trường bán lẻ Việt Nam với quy mô khoảng 20 tỷ USD và thu nhập đầu người dưới 1.000 USD/năm; Quy mô thị trường nhỏ, thời gian thu hồi vốn chậm sẽ cản bước tiến của những doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến sức mua sụt giảm mạnh trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Các doanh nghiệp phân phối lớn hiện phải đối phó với những khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính đưa lại và sẽ không để mắt đến những thị trường mới trong một vài năm tới. Thông thường hệ thống bán lẻ muốn phát triển phải có vị trí kinh doanh thuận tiện là mặt đường đồng nghĩa với việc phải có tiềm lực tài chính rất mạnh, đó là chưa kể các nhà bán lẻ nước ngoài muốn thiết lập các chuỗi siêu thị tại Việt Nam. Vấn đề này thật không đơn giản vì phân bổ đất đai cho hạ tầng thương mại của Việt Nam còn chật hẹp, giá thuê lại quá cao . Tại các tòa nhà thương mại cao cấp ở trung tâm với giá thuê dao động 65 - 150 USD/m2/tháng, tại các vị trí không trung tâm có giá thuê khoảng 25 - 60 USD/m2/tháng. Phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam Một loạt sự kiện trong nước và thế giới đang diễn ra khẳng định một điều: người bán lẻ, người tiêu dùng Việt Nam đang là tâm điểm của thế giới kinh doanh hiện nay. Nhiều nhà đầu tư đang nhắm đến Việt Nam… Ngày 01.01.2009 là thời điểm mà Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam. Dư luận "đồn đoán" nhiều về số phận của các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ trong nước sẽ bị ảnh hưởng, khi các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia thương mại trong và ngoài nước cho thấy sẽ không có biến động lớn trên thị trường ngay sau ngày mở cửa. Các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ trong nước nói chung, có lợi thế rất lớn về "sân nhà" với sự thông thuộc, am hiểu một cách sâu sắc văn hóa, thói quen tiêu dùng của người địa phương, trong khi "nhập gia tùy tục" không phải là chuyện đơn giản mà những "vị khách lạ" có thể làm tốt trong ngày một ngày hai; ngoài ra các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều không gian để phát triển khi mà các đại gia bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào những tỉnh, thành phố lớn. Vì vậy, nếu biết tận dụng thế mạnh này, liên tục tiếp cận, nắm bắt nhu cầu ngày càng cao và khắt khe của khách hàng, tiến hành đồng bộ các giải pháp để trang bị những điều kiện cần thiết có thể thỏa mãn được những nhu cầu đó, thì các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ Việt Nam hoàn toàn có cơ hội và khả năng thích ứng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ Việt Nam có lợi thế vượt trội khi phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi; còn các doanh nghiệp nước ngoài khó có khả năng thao túng phân khúc thị trường này do có nhiều hạn chế từ hiểu biết về tập quán, về thị hiếu, thu nhập đến thời gian đầu tư và thu hồi vốn, địa điểm bán lẻ, . trong khi các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ Việt Nam lại rất dễ thực hiện thông qua việc cải tạo, mua đứt, thuê hoặc sáp nhập cửa hàng, kể cả các bà buôn thúng, bán mẹt, chỉ cần cải tạo các cơ sở đó thành điểm bán lẻ tiện lợi đã có mạng lưới bán lẻ rộng khắp, do đó tương lai các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ Việt Nam có nhiều thuận lợi để tồn tại và phát triển. Kết quả khảo sát người tiêu dùng tại Hà Nội và TPHCM của AGROINFO cho thấy, các nhà bán lẻ trong nước đang đáp ứng tốt hơn sự kỳ vọng của người tiêu dùng trong một số tiêu chí. Trường hợp của chuỗi siêu thị Co.opMart là một ví dụ điển hình. Chuỗi siêu thị Co.opMart được người tiêu dùng đánh giá khá cao khi đáp ứng được phần lớn các tiêu chí mà họ kỳ vọng nhiều như giá cả cạnh tranh, thanh toán nhanh gọn, gần nhà và thuận tiện về giao thông so với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là Metro Cash & Carry và Big C. Điều này rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng cho ngành kinh doanh bán lẻ của Việt Nam trong bối cảnh thị trường sắp tới. 2.2.2.2 Khó khăn. Khó khăn đối với doanh nghiệp và hộ kinh doanh Việt Nam đó là năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp yếu vì đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ quản lý lạc hậu, phương thức kinh doanh chưa tiên tiến, cơ sở hạ tầng kinh doanh chưa hiện đại, chiến lược kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời, tính liên kết giữa các doanh nghiệp yếu như: liên kết dọc giữa nhà sản xuất-nhà bán buôn-nhà bán lẻ; liên kết ngang giữa nhà bán buôn với nhà bán buôn, nhà bán lẻ với nhà bán lẻ; liên kết giữa nhà phân phối với các nhà cung ứng dịch vụ ngân hàng…trong đó các doanh nghiệp Việt Nam có 3 điểm yếu lớn sau: Tài chính: Đây là yếu tố không cần bàn cãi nhiều. Hậu cần (logistics): Kinh doanh siêu thị hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp. Tổng giám đốc của Metro Cash&Carry cho biết Metro đã chi gần 20-25 triệu euro trang bị hệ thống cung ứng hàng (kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa .) theo chuẩn của Metro toàn cầu và chi gần 800.000 euro cho công tác huấn luyện. Trong khi đó, ở các siêu thị của Việt Nam, các giám đốc siêu thị vẫn còn tranh cãi với nhau về việc trung tâm phân phối hoặc nhà cung cấp không giao đủ hàng bán trong dịp lễ, Tết mà chưa có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này. Việc điều phối các xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành, quản lý khá đơn giản. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý. Tính chuyên nghiệp: Kinh doanh bán lẻ hiện đại đòi hỏi nhà quản lý có những công cụ hỗ trợ để đưa ra các quyết định. Đối với một hệ thống siêu thị, bộ phận mua hàng đóng vai trò khá quan trọng. Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp có thể điều đình với nhà cung cấp trên tất cả mọi phương diện từ giá cả, số lượng, thời gian giao nhận hàng, các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quy cách bao bì, đóng gói . Thậm chí họ có thể tư vấn lại cho nhà cung cấp nên sản xuất hàng như thế nào, tiếp thị, quảng bá ra sao . Tuy nhiên, ở khâu này, dường như các chuyên viên mua hàng của các nhà bán lẻ nước ngoài tỏ ra lấn lướt. Giám đốc một doanh nghiệp dệt may kể rằng ông chào hàng ở Metro, bộ phận mua hàng ở đây trình bày cho ông xem tất cả những quy chuẩn của ngành hàng, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, phần trăm cho tiếp thị quảng cáo, những điều khoản hỗ trợ của bên mua và những yêu cầu với nhà cung cấp . Tất cả được vi tính hóa, cập nhật và trình bày rõ ràng, minh bạch cho nhà cung cấp tham khảo. Trong khi đó, khi ông làm việc với các siêu thị Việt Nam, quá trình thương lượng diễn ra rất sơ sài. Cho nên khi bộ phận mua hàng từ chối bán hàng của doanh nghiệp, ông hoàn toàn cảm thấy không thể nào “tâm phục, khẩu phục”. Từ ba điểm yếu lớn nhất này của hệ thống bán lẻ Việt Nam, có thể thấy trong một tương lai không xa, việc doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam bị chi phối và mất dần thị phần về tay các nhà bán lẻ nước ngoài là điều khó tránh khỏi. Sự đổ bộ của các doanh nghiệp nước ngoài: Tập đoàn Best Denki, một trong 5 “đại gia” bán lẻ điện máy lớn nhất Nhật Bản đã “tăm tia” thị trường Việt Nam. Best Denki hiện sở hữu 570 chuỗi siêu thị tại Nhật và 40 siêu thị ở Singapore, Malaysia, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, .Với kinh nghiệm 55 năm thành lập và gần hai năm hoạt động theo phương thức nhượng quyền thương mại với một DN Việt Nam, Best Denki đã sẵn sàng liên doanh để trực tiếp tham gia thị trường này. Ông C.J. Raij, Giám đốc bộ phận kinh doanh tiếp thị và phát triển thị trường nước ngoài của Best Denki cho biết, với mong muốn trực tiếp đầu tư và được tham gia kinh doanh tại thị trường bán lẻ điện máy ở Việt Nam, Best Denki và các đối tác vừa kết thúc giai đoạn đàm phán và đang hoàn tất thủ tục, chuẩn bị thành lập liên doanh trong lĩnh vực này. Ngoài ra, không thể không kể đến những tên tuổi đã có mặt và chiếm thị phần đáng kể ở thị trường bán lẻ Việt Nam như: South Asia Investments Pte (Singapore), hệ thống siêu thị Big C (Pháp), Metro Cash & Carry (Đức), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc), Parkson (Tập đoàn Lion, Malaysia), . Các tập đoàn này không chỉ tập trung tại các thành phố có sức mua lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội mà còn mở rộng phạm vi hoạt động đến các tỉnh thành tại miền Trung, miền Tây . Metro Cash & Carry - nhà phân phối lớn thứ 5 thế giới, một trong hai tập đoàn phân phối có mặt đầu tiên tại Việt Nam - mới đây đã đưa 2 trung tâm phân phối tại Hải Phòng và Đà Nẵng vào hoạt động, nâng tổng số trung tâm phân phối của tập đoàn này tại VN lên con số 7. Big C sau khi khai trương siêu thị ở Hà Nội cũng đang tiếp tục kế hoạch đầu tư 120 triệu USD để mở các siêu thị tại Cần Thơ, Đà Nẵng và mở thêm nhiều siêu thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Tập đoàn Parkson cũng có dự định xây dựng 10 trung tâm mua sắm . Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đã đến khảo sát thị trường và bày tỏ ý định đầu tư vào Việt Nam, trong đó có tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới với doanh số gần 40 tỷ USD là Tesco (Anh). Ngoài ra, hai nhà bán lẻ nổi tiếng là WalMart và Carrefoul cũng đang “lăm le” đầu tư. Theo ông Tham Tuck Choy, Tổng giám đốc Parkson tại Việt Nam: “Với hơn 80 triệu dân, trong đó đa phần là giới trẻ, thu nhập của người dân ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng đa dạng ., Việt Nam luôn được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng”. 2. PHÂN TÍCH 4 MÔ HÌNH BÁN LẺ ĐẶC TRƯNG TẠI VIỆT NAM 1. Siêu thị - siêu thị Coop Mart Sơ lược về Coop Mart Theo Bộ Công Thương, hoạt động dịch vụ phân phối, bán lẻ, đóng góp khoảng 15% GDP cả nước hàng năm. Với hơn 90 triệu dân và hàng chục triệu du khách mỗi năm, thị trường bán lẻ Việt Nam khá lớn và hấp dẫn đối với các nhà phân phối nước ngoài. Hệ thống Co.opMart là chuỗi siêu thị bán lẻ trực thuộc Saigon Co.op, đơn vị này hiện đang sở hữu 47 siêu thị bao gồm 22 siêu thị tại TP.HCM và và 25 siêu thị tại các tỉnh, thành phố lớn khác trong cả nước. Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. Có thể ví Saigon Co-op và chuỗi siêu thị Co.opMart như một cô gái được mến thương, không vì nhan sắc lộng lẫy, gia tài kết sù, học vấn siêu hạng, nhưng là nét bình dị, duyên dáng, đảm đang, ân cần, đầy tình người, đượm phong cách VN, Thương hiệu Co.opMart đã trở thành một trong những thương hiệu có tên tuổi trên thị trường hệ thống bán lẻ bởi việc luôn cố gắng hoàn thiện để đem đến sự phục vụ tốt hơn cho khách hàng. Với gam màu xanh đỏ trắng (Mart màu đỏ, nhỏ nổi bật trên nền màu xanh của chữ Co.op, hai chữ ấy kết hợp hài hòa trên nền màu trắng) tạo nên một phong cách riêng,độcđáo cho thương hiệu. Ngoài ra, với slogan (khẩu hiệu): “Bạn của mọi nhà" và "Nơi mua sắm đáng tin cậy" nó đã trở nên có sức sống thật sự, tồn tại trong "bộ nhớ" của người tiêu dùng chứ không chỉ trên băng rôn, tờ bướm quảng cáo hay các bản tin hàng hoá thông thường. Sản phẩm kinh doanh Hệ thống siêu thị Co.op Mart kinh doanh gần 30.000 mặt hàng, bao gồm: Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng, đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi nhà” là kênh thông tin phản hồi nhanh diễn biến giá cả thị trường cho các cơ quan điều hành thành phố, trở thành nhà bán lẻ chuyên nghiệp nhất trong hệ thống bán lẻ Việt Nam. Các siêu thị của Co.opMart đều mang đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến [...]... tư vào Việt Nam là đầu tư lâu dài Cho đến thời điểm này, tổng đầu tư của chúng tôi vào thị trường Việt Nam là 300 triệu USD Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư thêm nữa vì đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng” – ông Pascal Billaud khẳng định Big C nỗ lực trong chiến lược quảng bá hàng Việt Ngay từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, là một trong những nhà phân phối lớn của thị trường bán lẻ hiện... nhiệm và đang từng bước vươn ra chiếm lĩnh thị trường trong cả nước, đã khẳng định được vị trí Nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam liên tiếp năm năm liền; nằm trong Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương 6 năm liền (2004-2009)theo bình chọn của Tạp chí Bán lẻ châu Á Đây là niềm tự hào của hệ thống siêu thị HTX thành phố Hồ Chí Minh và phong trào HTX Việt Nam Thời gian tới nỗ lực và thử thách... nhà và thuận tiện về giao thông so với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài là Metro Cash & Carry và Big C Điều này rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng cho ngành kinh doanh bán lẻ của Việt Nam trong bối cảnh thị trường sắp tới Nắm bắt được thói quen, thị hiếu của người tiêu dùng, chuỗi siêu thị Co.opMart không cần một diện tích kinh doanh lớn như Metro hay Big C Do vậy việc bố trí các siêu thị gần khu dân cư... nhà bán lẻ đúng nghĩa Còn chuỗi cửa hàng thực phẩm Co.op Food là một sáng tạo rất đáng chú ý trong lĩnh vực bán lẻ Việt Nam Đây là mô hình lai giữa siêu thị- cửa hàng tiện lợi: kinh nghiệm và năng lực của siêu thị Co.opMart được kết hợp với khả năng đi sâu vào các khu dân cư, chuyên doanh về hàng thực phẩm Sự ra đời của Coop Food nhằm: Hỗ trợ thống bán lẻ thực phẩm truyền thống; Phục vụ lối sống quan. .. Sự ra đời của Công ty phân phối Việt Nam (VDC) trong năm 2007 là kết quả của liên doanh giữa 4 đại gia phân phối – bán lẻ lớn: Satra, Hapro, Saigon Coop và Phú Thái Đây được coi là một bước đi mạnh mẽ của các nhà phân phối, bán lẻ trong nước để ứng phó với sự cạnh tranh của các nhà phân phối, bán lẻ nước ngoài đã có hiện diện tại Việt Nam hoặc chuẩn bị tham gia thị trường Xu hướng này sẽ ngày càng... siêu thị Co.op Mart khách hàng chỉ có hai sự lựa chọn: tiêu sọ hoặc tiêu đen đóng gói sẵn Co.opMart đã chứng tỏ mình xứng đáng là một hệ thống bán lẻ hàng đầu Việt Nam Với mục tiêu là chuộng hàng nội, thúc đẩy tinh thần Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, dùng hàng nội để thay thế cho hàng ngoại nhập cho nên khoảng 80% trong số hơn 20.000 mặt hàng thường xuyên có trong chuỗi siêu thị là hàng Việt Nam. .. thúc đẩy tinh thần Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, hệ thống Co.opMart là cầu nối uy tín giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng Tự hào là thương hiệu bán lẻ Việt Nam hoạt động với tinh thần nhân văn của tổ chức hợp tác xã, Saigon Co.op luôn ý thức vai trò và trách nhiệm của mình trong quảng bá thương hiệu và sản phẩm sản xuất tại Việt Nam Thông qua chương trình “Tự hào hàng Việt năm 2010, Saigon Co.op... nay nằm trong TOP 500 nhà bán lẻ hàng đầu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là nhà bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam Về mặt quảng cáo, Coopmark đầu tư về quảng cáo rộng rãi hơn, hầu hết các trạm xe buýt đều có bảng quảng cáo coopmark nơi mua sấm của mọi nhà Không chỉ quan tâm phục vụ khách hàng đến mua sắm tại hệ thống siêu thị Co.opMart, Saigon Co.op còn tổ chức các chuyến bán hàng lưu động phục vụ... với vị trí là doanh nghiệp siêu thị bán lẻ hàng đầu tại địa bàn đã kịp thời huy động hơn 6.000 cán bộ công nhân viên tỏa ra các tỉnh, tìm kiếm nguồn hàng cung ứng cho thị trường Trong lúc giá thị trường lúc đó lên đến 25.000 đồng/kg, Co-op Mart vẫn duy trì giá bán 10.300 đồng/kg Và chỉ sau 3 ngày, Saigon Co-op đã dập tắt cơn sốt gạo, ổn định giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường Hay vừa rồi, sau khi Chính... có giá cả hợp lý để giữ vững được niềm tin của người tiêu dùng Để từ đó người tiêu dùng Việt Nam sẽ ngày càng sử dụng hàng sản xuất trong nước nhiều hơn Cũng theo bà Hạnh:” Việc các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh có thể nói là rất gay gắt đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, trong đó có SaiGon Co.op Chính vì vậy mà ngay từ rất lâu rồi chúng tôi . TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 1. Cơ hội và thách thức của thị trường bán lẻ Việt Nam Cơ hội của thị trường bán lẻ Việt Nam Sức thu hút của thị. và bán lẻ. Các nhà phân phối và bán lẻ Việt Nam chỉ phân phối và bán lẻ trong lãnh thổ Việt Nam do vậy thiếu sự thông thạo về các mô hình phân phối và bán

Ngày đăng: 24/10/2013, 09:20

Hình ảnh liên quan

- Trần Bìn h- Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe thu tiền điện theo hình thức khoán sử dụng - TỔNG QUAN  VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM

r.

ần Bìn h- Lê Tấn Kế - Phan Văn Khỏe thu tiền điện theo hình thức khoán sử dụng Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan