Chuyên gia răng miệng giải đáp thắc mắc

9 328 0
Chuyên gia răng miệng giải đáp thắc mắc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyên gia răng miệng giải đáp thắc mắc Chăm sóc răng xinh trắng đều tăm tắp không hề đơn giản, bạn sẽ đối diện với hàng đống vấn đề như chảy máu chân răng, răng vàng xỉn màu, nhức răng . Hãy nghe chuyên gia giải đáp nhé! Hỏi: Dạo này mỗi khi đánh răng, bạn thường hay bị chảy máu chân răng, thấy lợi đỏ và hơi sưng? Đáp: Bạn bị viêm lợi rồi, phải đến bác sĩ nha khoa sớm nhé! Để lợi và răng khoẻ mạnh thì nhớ bổ sung thêm vitamin C (có rất nhiều trong cam, bưởi, chanh…) mỗi ngày. Lợi đỏ và sưng như vậy bạn không nên ăn đồ cay, nóng, hãy bổ sung các loại hoa quả tươi mát nhé! Hỏi: Răng bạn không được trắng lắm dù ngày nào cũng chải răng 2 lần đều đặn. Đáp: Không phải cứ chăm đánh răngrăng trắng đâu! Có người răng không được trắng, nhưng lại rất chắc khỏe Có người răng trắng nhưng lại không được chắc khoẻ. Mách nhỏ bạn là sau khi đánh răng hãy súc miệng với một cốc nước muối rồi lấy một cọng chỉ tơ nha khoa “chui” vào từng ngóc ngách kẽ răng mà làm vệ sinh thì cứ vô tư cười tươi đi nhé! Hỏi: Bạn thường đánh răng 2 lần/ ngày nhưng chẳng hiểu sao răng tớ vẫn bị lung lay? Đáp: Bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống nhé. Cơ thể bạn đang bị thiếu canxi đấy. Bạn nên uống sữa có chứa canxi và các nguyên tố kim loại khác sẽ giúp răng vững chắc và đỡ sâu hơn đấy. Ngoài ra, bạn không nên ăn nhiều kẹo, đặc biệt là chocolate, không nên nhai, cắn các vật cứng, không dùng các vật cứng, nhọn hoặc sắc để cà lên răng. Khi ăn, hãy nhai chậm rãi, từ tốn, nghiền thức ăn càng nhỏ càng tốt rồi mới nuốt nhé. Hỏi: Cáu giận nhiều sẽ gây ra . đau răng phải không? Đáp: Chuyện này có thật. Nếu bạn cáu nhặng xị thường xuyên, bạn sẽ đánh răng súc miệng không được kỹ như bình thường. Đã thế stress còn làm suy giảm hệ miễn dịch, từ đó tăng nguy cơ phát triển bệnh răng lợi. Hỏi: Bạn thường sử dụng nước súc miệng đóng chai liên tục trong ngày vì nghĩ nó có tác dụng chữa sâu răng, nhưng thắc mắc không biết làm vậy có đúng vậy không? Đáp: Nước súc miệng đóng chai là chế phẩm có tác dụng sát khuẩn nhẹ và ngừa sâu răng đối với những người chưa mắc bệnh chứ không có tác dụng chữa sâu răng. Việc dùng quá nhiều lần trong ngày nước súc miệng đem lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng nhưng sẽ gây khô miệng do nồng độ cồn trong nước súc miệng khá cao, lâu ngày có thể dẫn đến chứng hôi miệng do niêm mạc bị tổn thương. Lạm dụng nước súc miệng còn khiến khoang miệng bị khô dẫn đến việc vi khuẩn dễ xâm nhập gây các bệnh về răng miệng. Do đó, để nước súc miệng phát huy tối đa hiệu quả chỉ nên dùng không quá 3 lần một ngày sau đánh răng. Ngậm nước súc miệng trong miệng 20 - 30 giây để các hoạt chất phát huy tác dụng. Còn việc chữa sâu răng, cách tốt nhất là đến gặp nha sĩ bạn nhé! Hỏi: Răng bạn có những chấm đen? Đáp: Chuyện đi lấy cao răng chưa thực sự phổ biến, nhưng thực tế nó giúp răng có lớp “vỏ bọc” sáng và khoẻ mạnh hơn. Nên lấy cao răng 6 tháng/lần, bạn nhé. Hỏi: Bạn bị mắc chứng hơi thở “rau mùi”. Có liên quan gì đến răng không? Đáp: Chứng hôi miệng là do thực phẩm giắt lại trong răng, miệng khô hay cơ thể bạn đang không được khoẻ. Để ngăn ngừa hiện tượng khó chịu này, bạn nên đánh răng hoặc sử dụng nước súc miệng sau khi ăn, khi đánh răng cần kết hợp với việc nạo lưỡi vào phía trong má. Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch các kẽ răng ít nhất là 1 lần trong ngày để loại bỏ hoàn toàn các mảnh vụn thực phẩm bám vào răng. Uống nước thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng bởi khi miệng bị khô, nước bọt không đủ tiết ra để rửa sạch những "vật thể lạ" trong răng miệng. Bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Không ăn những loại thực phẩm như hành hay tỏi bởi chúng chính là nguyên nhân dẫn đến hơi thở hôi. Tại sao vậy? Đó chính là do chúng có chứa dầu, chúng sẽ ám vào phổi rồi từ đó tỏa mùi. Chăm sóc cho hàm răng khoẻ mạnh Phần lớn những trường hợp nhiễm khuẩn của răng bị gây ra bởi vi khuẩn nằm giữa kẽ răng và nằm trong lợi. Những vấn đề răng miêng phổ biến nhất với hơn một nửa dân số thế giới phải chịu hậu quả là mồm hôi, sưng lợi và chảy máu chân răng, nhiệt, và răng trở nên vô cùng nhạy cảm. Một số triệu chứng thông thường chỉ ra các vấn đề về nha khoa đó là đau lợi, chảy máu chân răng, mồm hôi trong thời gian lâu dài, răng biến màu, các kẽ chân răng bị đẩy xa, và sự nhạy cảm của răng trước nóng cũng như lạnh. Việc đi khám bác sĩ nha khoa là điều chắc chắn cần thiết khi bạn bị trải nghiệm bất cứ triệu chứng nào trong những trường hợp kể trên, nhưng đồng thời khi bạn không biểu hiện bất cứ triệu chứng gì bạn vẫn cần phải hiểu được tại sao phần lớn các vấn đề nha khoa này xảy ra và làm sao có thể chống lại chúng. Ngăn ngừa từ bên trong Dù việc răng miệng bị nhiễm khuẩn phần lớn là do việc chăm sóc vệ sinh răng miệng không tốt, việc làm này khiến cho hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu và tự đó gây ra các vấn đề nghiêm trọng về răng miêng, vi khuẩn dễ xâm nhập và tồn tại trong một thời gian lâu dài. Ngoài lí do trên, vấn đề răng miệng của bạn cũng có thể là hâụ quả của việc gan làm việc quá sức. Khi gan của bạn phải làm việc nhiều hơn, nó sản xuất ra một lượng nhiệt thừa và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong đường tiêu hoá. Một số lí do khiến gan phải làm việc quá sức là do ăn đồ ăn cay và đồ rán, hút thuốc, tiêu thụ đồ uống có cồn quá nhiều, sử dụng thuốc tránh thai và một số loại hình điều trị khác. Cả hai đặc điểm trên đều nói về tầm quan trọng của sức khoẻ chung của bản thân bạn, vì vậy nếu bạn muốn tránh các vấn đề về nha khoa, thói quen ăn uống của bạn là điều quan trọng nhất, giữ cho hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh và tránh cho gan làm việc quá sức. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý đến việc chăm sóc răng miệng thường xuyên bao gồm việc đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tránh các đồ uống có cacbon, hạn chế ăn đồ ngọt, súc miệng sau mỗi bữa ăn, sử dụng nước súc miệng khi cần thiết. . Chuyên gia răng miệng giải đáp thắc mắc Chăm sóc răng xinh trắng đều tăm tắp không hề đơn giản, bạn. máu chân răng, răng vàng xỉn màu, nhức răng. Hãy nghe chuyên gia giải đáp nhé! Hỏi: Dạo này mỗi khi đánh răng, bạn thường hay bị chảy máu chân răng, thấy

Ngày đăng: 24/10/2013, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan