PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH

3 766 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH 1 Đặc thù ngành :  Mang tính mùa vụ: các tour in-bound &out-bound : tập trung vào các tháng 9, tháng 10, tháng 11; các tour nội địa tập trung vào các tháng còn lại, cao điểm là tết âm lịch và mùa hè.  Bị ảnh hưởng bởi khí hậu: mưa, bão, lũ…  Là ngành kinh tế tổng hợp có tính dịch vụ: nhiều bên cùng tham gia cung ứng sản phẩm, mỗi bên đều có tác động nhất định đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng, vì vậy, một sản phẩm du lịch thành công sẽ có tác dụng tích cực liên ngành và ngược lại.  Mang tính vô hình và không đồng nhất : sản phẩm du lịch là không cụ thể và dễ dàng bị sao chép, khách hàng không thể kiểm tra sản phẩm trước khi mua.  Mang tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng, tính mau hỏng và không dự trữ được. 1. Tốc độ tăng trưởng của ngành Rất nhanh : năm 1990, du lịch mới bắt đầu manh nha, thế giới biết rất ít thông tin về du lịch Việt Nam. Chẳng hạn như địa danh Phan Thiết cũng nằm trong mẫu số chung đó. Từ hiện tượng nhật thực toàn phần năm 1995 ở Bình Thuận, thì thế giới biết nhiều hơn về Phan Thiết, du lịch ở Bình Thuận được phát triển mạnh. Và hiện nay, Bình Thuận đã trở thành thủ phủ của resort của Việt Nam. 2. Nguồn lực của ngành: • Nội lực:  Nguồn nhân sự: dồi dào nhưng thiếu chuyên môn (kiến thức ,nghiệp vụ)  Nguồn vốn: chưa được sử dụng hợp lý,chưa đầu tư hiệu quả.  Cơ sở vật chất: được đầu tư nhưng chưa đúng mức. • Ngoại lực:  Chính sách: nhà nước hiện có nhiều chính sách mở cho du lịch như giảm thuế, chương trình quảng bá quốc gia, khuyến khích phát triển , đầu tư du lịch trong và ngoài nước….  Nhận được nhiều sự ủng hộ của các tổ chức thế giới: unesco ( hội an, mỹ sơn….)  Nhận được cảm tình của nhiều bạn bè, nhiều quốc gia thế giới nên đây là kênh quảng bá ít tốn chi phí nhưng lại mang lại hiệu quả sâu rộng.  Xu hướng hội nhập văn hóa và kinh tế khiến nhu cầu của khách nước ngoài vào Việt Nam tìm hiểu văn hóa rất nhiều: lượng khách du lịch tăng đột biến. 3. Năng lực sản xuất : Vượt bậc, có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn, có nhiều tiềm năng vì giải quyết được ra nhiều việc làm, tận dụng tối đa mọi nguồn lực. Có thể kết hợp liên hoàn nhiều ngành nghề cùng phát triển. Đẩy mạnh các ngành truyền thống của Việt Nam: gốm, dệt, đan, thêu, mộc, sơn mài…. 4. Sự cạnh tranh: Vì du lịchngành tổng hợp, nên không có sự cạnh tranh bên ngoài ngành mà chỉ có cạnh tranh nội bộ ngành. Sự cạnh tranh nội bộ đang diễn ra rất khốc liệt do du lịch khó mở rộng thị trường vì sự trung thành của khách hàng cao (dựa vào khoản hoa hồng và chất lượng công ty); vì tính chất mùa dẫn đến nhu cầu du lịch k đồng đều trong một năm; vì đại bộ phận người dân có thu nhập bình quân chưa cao, kinh tế vẫn còn chịu ảnh hưởng của suy thoái, dẫn đến nhu cầu du lịch chưa tăng tốc mạnh mẽ làm cho việc khai phá thị trường mới trong thời điểm hiện tại là rất khó khăn. 5. Hạn chế của ngành: • Do điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác biệt và nhu cầu khác biệt nên chính sách đầu tư về du lịch được phân bổ không đồng đều : Nha Trang-Phan Thiết-Đà Lạt-Đà Nẵng-Hà Nội được đầu tư mạnh, có khả năng đáp ứng được đủ nhu cầu của khách du lịch & loại hình du lịch tương đối đa dạng. Ngược lại: Ninh Chữ, Buôn Mê Thuột… thì lại thiếu cơ sở hạ tầng: nhà hàng, khách sạn… loại hình du lịch thiếu đa dạng và hấp dẫn. • Thiếu cơ sở vật chất và đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn nghiệp vụ, dịch vụ du lịch kém, người dân bản địa không thể hiện được tinh thần hiếu khách, khiến cho các địa danh nổi tiếng như Động Phong nha, Vịnh Hạ Long là danh thắng đẹp không được đánh giá cao. • Tài nguyên du lịch chưa được đầu tư đúng mức, nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp nhưng không được khai thác có hiệu quả, thiếu ngân sách vốn của chính phủ, người dân chưa được cập nhật kiến thức kinh doanh về du lịch, nguồn vốn tư nhân không được phân bổ hợp lý….dẫn đến việc chưa khai thác được nguồn lực tự nhiên và nguồn nhân lực trẻ. • Cơ sở hạ tầng yếu và kém: giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không chưa thực sự đạt hiệu quả như mong đợi. Hệ thống nhà hàng khách sạn đạt chuẩn quốc tế còn ít. • Việc bảo tồn và phát huy sản phẩm du lịch hiện có mang nhiều yếu kém : Mỹ Sơn, Phong Nha, Lăng tẩm Huế không có chính sách bảo tồn, phục hưng, trùng tu hiệu quả. Việc gìn giữ và tái tạo các di tích lịch sử, các kỳ quan thiên nhiên còn yếu kém. • Do Việt Nam hiện là một nước đang phát triển, nên chưa chú trọng đến những nhu cầu tế nhị và thiết thực của khách du lịch để hoàn thiện thành 1 hệ thống du lịch hoàn chỉnh từ vi mô : nhà vệ sinh, các hệ thống dịch vụ cộng thêm: chụp hình sân bay, hệ thống giá cả ổn định…. 6. Thuận lợi và triển vọng của ngành: • Du lịchngành đạt được hiệu quả kinh tế cao, được gọi là “ngành xuất khẩu vô hình” đem lại nguồn ngoại tệ lớn • Là ngành có sự tăng trưởng vượt bậc: số khách du lịch trên thế giới tăng từ 25 triệu lượt người (năm 1950) lên 69 triệu lượt người (năm 1960) ; 160 triệu lượt người (năm 1970) ; 285 triệu lượt người (năm 1980); 450 triệu lượt người (năm 1991) ; 500 triệu lượt người (năm 1994); Tốc độ phát triển hàng năm của vùng đông nam á, cao gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng hàng năm của thế giới 1 • Mang lại lợi ích vô hình: tác động đến tư duy, tâm trạng, hiệu quả hoạt động … của con người. • Mang lại nhiều tiềm năng vì Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp chưa được khai thác hết • nên du lịchngành đem lại lợi nhuận cao. • Hiện nay nhà nước đang và sẽ thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cho du lịch phát triển, vì thông qua du lịch, có thể đánh giá về sự phát triển của quốc gia, thu hút và mở rộng đầu tư vào các ngành nghề khác. • Du lịch là bộ mặt của quốc gia vì nó phản ánh văn hóa và con người của đất nước. Là kênh quảng bá hình ảnh đất nước hiệu quả và có tác dụng lan truyền nhanh. Làm tăng chỉ số tín nhiệm và ưa thích của quốc gia. • Du lịch đang trong giai đoạn đang phát triển, sẽ còn hướng tới sự hoàn thiện, phát triển mạnh hơn trong tương lai. . PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH 1 Đặc thù ngành :  Mang tính mùa vụ: các tour in-bound &out-bound. vậy, một sản phẩm du lịch thành công sẽ có tác dụng tích cực liên ngành và ngược lại.  Mang tính vô hình và không đồng nhất : sản phẩm du lịch là không cụ

Ngày đăng: 24/10/2013, 06:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan