LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

15 1.9K 10
LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3.1. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM SAU: Lập kế hoạch tài chính là mô tả chiến lược tài chính, dự đoán thành quả tương lai bằng cách sử dụng bảng cân đối kế toán , báo cáo thu nhập , báo cáo nguồn và sử dụng nguồn theo qui ước. Để có thể lập được các báo cáo tài chính cho năm 2010, ta bắt đầu bằng việc tổng hợp lại báo cáo tài chính năm 2009, báo cáo nguồn và sử dụng nguồn, bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009 của công ty. Bảng 3.1: BÁO CÁO THU NHẬP NĂM 2009 Doanh thu 40.037 Chi phí 38.287 EBIT 1.750 Lãi vay 442 Lãi trước thuế 1.308 Thuế TNDN ( 25%) 327 Lãi ròng 981 Đơn vò tính: triệu đồng. Bảng 3.2: BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN Nguồn vốn Sử dụng nguồn Lãi ròng 981Tăng vốn luân chuyển 765 Khấ Khấu hao 195 Đầu tư 696 Dòng tiền hoạt động 1.137Trả nợ dài hạn 178 Bổ sung vốn CSH 463 Tổng nguồn 1.639 Tổng sử dụng nguồn 1.639 Đơn vò tính: triệu đồng. 1 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương Bảng 3.3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2008 2009 Thay đổi Tài sản Vốn luân chuyển 9,198 9,963 765 Tài sản cố đònh 9,575 10,076 501 Tổng tài sản 18,773 20,039 1,266 Nợ và vốn CSH Nợ dài hạn 295 117 (178) Vốn CSH 18,478 19,922 1,444 Tổng nợ và vốn CSH 18,773 20,039 1,266 Đơn vò tính: triệu đồng. 3.1.1. Mô hình lập kế hoạch tài chính : Dự kiến : - REV : Doanh thu tăng 10% so với năm 2009 - CGS : Giá vốn hàng bán 95% doanh thu. - Lãi suất nợ vay: công ty có khoản nợ dài hạn là 117 triệu, nhưng không phải trả lãi. Do đo nếu vay thêm thì lãi vay = 12% của nợ vay ∆D. - EBIT : Lợi nhuận trước thuế và lãi vay. - TAX : Thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. - DEP : Khấu hao cơ bản 20% . - ∆ NWC : Vốn luân chuyển tăng thêm, tương ứng với sự gia tăng của thu nhập, tăng 10%. - ∆ D hạng mục cân đối, công ty phải vay thêm nếu dòng tiền không đủ để trang trãi cho chi tiêu dự kiến. - FA : Tài sản cố đònh, công ty sẽ mua thêm 2 xe ép rác và 3 xe chuyên dùng phục vụ thi công xây dựng với giá trò là 1.200 triệu. Việc mua sắm sẽ bắt đầu từ đầu năm. - INV : đầu tư phải trang trải cho khấu hao với gia tăng TSCĐ Thiết lập mô hình : Các phương trình báo cáo thu nhập: (1) REV = REV(-1) (1+ a 1 ) = 40.037 x 1.1 = 44.040,7 REV(-1) = 40.037 a 1 = 0.1 (2) CGS = a 2 REV a 2 = 0.95 2 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương = 0.95 x 44.040,7 = 41.838,7 (3) INT = a 3 ∆ D = 0.12 ∆ D = 97.7 a 3 = 0.12 (4) TAX = a 4 (REV – CGS – INT) =0.25 (44.040,7 – 41.838,7 – 0.12∆ D ) = 551.25 – 0.03 ∆ D = 526.1 a 4 = 0.25 (5) NET = REV – CGS - INT - TAX = 44.040,7 - 41.838,7 - 0.12∆ D - (551.25 – 0.03 ∆ D) = 1.653,75 – 0.09∆D = 1.578,2 Các phương trình báo cáo nguồn và sử dụng nguồn. (6) DEP = DEP(-1) + a 5 ∆ FA = 195 + 240 = 435 a 5 = 0.2 DEP(-1) = 195. ∆ FA = 1.200 (7) ∆D = ∆NWC + INV +DIV –NET – DEP = 996,3 + 1200 + 661,5 – 0,036∆ D – 1653,75 + 0,09 ∆ D - 435 = 814.4 (8) SI = 0 (9) ∆NWC = NWC (-1) x a 1 = 9.963 x 0.1= 996.3 NWC (-1) = 9.963 (10) INV = FA – FA(-1) + DEP = 10.841 – 10.076 + 435 = 1.200 (11) DIV = a 6 NET = 0.4 x (1653,75 + 0.09 ∆ D) = 661,5 – 0,036∆ D = 631.3 a 6 = 0.4 Các phương trình bảng cân đối kế toán (12) NWC = NWC(-1) +∆ NWC = 9.963 + 996.3 3 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương = 10.959,3 (13) FA = FA(-1) + ∆ FA -DEP = 10.076 + 1.200 – 435 = 10.841 FA(-1) = 10.076 (14) D = D(-1) + ∆D = 117 + 814,4 = 931,4 (15) E = E(-1) + NET – DIV + SI = 19.922 + 1.578,2– 631,3 + 0 = 20.868,9 E(-1) = 19.922 3.1.2. Dự kiến báo cáo tài chính năm 2010: Bảng 3.4: BÁO CÁO THU NHẬP DỰ KIẾN NĂM 2010 Doanh thu 44.040,7 Chi phí 41.838,7 EBIT 2.202 Lãi vay 97,7 Lãi trước thuế 2.104,3 Thuế TNDN ( 25%) 526,1 Lãi ròng 1.578,2 Bảng 3.5: BÁO CÁO NGUỒN VÀ SỬ DỤNG NGUỒN DỰ KIẾN 2010 Nguồn vốn Sử dụng nguồn Lãi ròng 1.578,2 Tăng vốn luân chuyển 996,3 Khấu hao 435 Đầu tư 1.200 Dòng tiền hoạt động 2013,2 Chi trả CT, phúc lợi 631,3 Vay thêm 814.4 Tổng nguồn 2.827.6 Tổng sử dụng nguồn 2.827.6 Bảng 3.6: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN NĂM 2010 2009 2010 Thay đổi Tài sản Vốn luân chuyển 9.963 10.959,3 996,3 Tài sản cố đònh 10.076 10.841 765 4 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương Tổng tài sản 20.039 21.801,3 1.761,3 Nợ và vốn CSH Nợ dài hạn 117 931,4 814,4 Vốn CSH 19.922 20.868,9 946,9 Tổng nợ và vốn CSH 20.039 21.801,3 1.761,3 3.2. NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY: 3.2.1. Nhận xét: Từ kết quả phân tích trên, ta phần nào thấy được thực trạng tài chính của công ty. Một lần nữa cùng nhìn lại những mặt mạnh mặt yếu để tìm giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa tình hình tài chính của công ty. Năm 2009 tài sản của công ty đã tăng lên một lượng đáng kể, từ con số 64.843 triệu ở năm 2008, nay đã tăng lên thành 84.916 triệu. Kết quả kinh doanh của công ty cũng đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Doanh thu, lợi nhuận đều tăng. Doanh lợi chủ sở hữu đã tăng 43,38% so với cùng kỳ. Quản lý sản xuất cũng như quản lý vốn vay đã được cải thiện. Tỷ trọng chi phí trong doanh thu đã giảm 2,03%. Lãi vay của công ty hạ mặc dù công ty đã tăng hạn mức vay từ 2,9 tỷ lên 12,84 tỷ. Điều này đã tích cực làm cho hiệu quả hoạt động của công ty tăng lên. Các công trình công ty thi công luôn đảm bảo chất lượng, và kòp tiến độ thi công nên đã tạo được niềm tin từ phía khách hàng, thể hiện là khách hàng đã ứng vốn cho công ty ngày càng nhiều hơn. Đây cũng là thế mạnh của công ty. Với nguồn vốn ứng trước không phải trả lãi vay đã giúp công ty bù đắp được vốn thiếu hụt phần nào.  Bên cạnh những mặt tích cực, vẫn còn nhiều hạn chế mà công ty cần phải khắc phục để đem lại hiệu quả trong kinh doanh nhiều hơn. Vấn đề nổi cộm nhất là tình hình thanh toán của công ty có những biến chuyển không thuận lợi. + Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 32,85%, một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của công ty và đã tăng mạnh trong năm 2009, 15,73% gấp 3 lần tốc độ tăng của doanh thu. Như vậy, vốn bò chiếm dụng của công ty là khá lớn (27.897 triệu / 84.916 triệu). Nguyên nhân là do công ty chưa xây dựng được một chính sách tín dụng rõ ràng, công tác thu hồi công nợ vẫn còn nhiều yếu kém, chưa thực sự chủ động và có biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi công nợ mà hoàn toàn dựa vào thiện chí của khách hàng. 5 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương + Các khoản phải trả, mà chủ yếu là nợ ngắn hạn đã tăng mạnh, đến cuối năm con số này là 64.994 triệu, tăng 32,21% so với năm 2008. Trong đó: nợ vay là 12.840 triệu, một còn số kỷ lục đối với công ty tính đến thời điểm này (cao nhất là 7 tỷ) tăng 9,92 tỷ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 339,56%, nợ vay tăng một khoản khá lớn như vậy sẽ gây áp lực về lãi vay cho công ty khá nhiều và với tỷ trọng nợ trên tổng tài sản quá cao (76,54% ) ngân hàng có thể sẽ không tăng hạn mức vay cho đơn vò nữa. Ngoài ra công ty cũng đã chiếm dụng 52.037 triệu từ khoản người mua trả trước, phải trả người bán, phải trả cán bộ công nhân viên, thuế và các khoản nộp nhà nước và phải trả khác. Khoản chiếm dụng này tạo vốn không phải trả lãi vay cho công ty. Do qui mô sản xuất ngày càng mở rộng, mà vốn chủ sở hữu lại quá ít. Nếu trừ nguồn vốn từ q nhà thuộc sở hữu nhà nước thì công ty chỉ còn một lượng vốn chủ sở hữu khá nhỏ (9.597/84.916 = 11,30%) phục vụ cho hoạt động SXKD chính của mình. Và vì thế việc chiếm dụng và đi vay một khoản tiền lớn như vậy cũng là điều hợp lý. Nhưng điều đó sẽ gây áp lực rất lớn cho công ty trong vấn đề thanh toán. Và với tình hình hiện nay việc thanh toán các khoản nợ của công ty đã không còn thuận lợi so với năm trước. Điều đó được thể hiện qua các tỷ số về khả năng thanh toán của công ty không cao mà còn giảm. Các dấu hiệu khó khăn tài chính đã hình thành. Bảng 3.7: BẢNG SO SÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁN NĂM 2008, 2009 Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Giảm - Khả năng thanh toán hiện hành 1.37 1.31 (0.07) - Khả năng thanh toán hiện hành 1.19 1.15 (0.03) - Khả năng thanh toán hiện hành 0.09 0.06 (0.03) • Một vấn đề nữa cần nhắc đến việc sử dụng vốn lưu động của công ty kém hiệu quả hơn, điều đó đã gây lãng phí 11.900 triệu một số tiền gần tương đương với số nợ vay của ngân hàng. Nguyên nhân lớn nhất là do vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ (SPDD) và khâu thanh toán ( khoản phải thu) của công ty quá lâu và nhiều . Các công trình của công ty thường có giá trò không lớn, thời gian thi công không dài. Nhưng kết quả tìm hiểu từ việc phân đoạn các công trình dở dang lại cho thấy hơn 30% công trình từ trước năm 2007 và 30% công trình từ năm 2008 vẫn còn treo dở dang, chiếm 23.727 triệu so với 39.175 giá trò công trình dở dang của công ty ở năm 2009. Thanh quyết toán chậm đã làm cho HTK chậm được giải phóng. Chỉ tính riêng vốn phân bổ ở 2 khâu dự trữ và thanh toán của doanh nghiệp lên tới 79,18% (46.33 % + 32,85%) trên tổng số vốn của doanh nghiệp. Việc quay vòng chậm đã làm cho tình trạng thiếu vốn của công ty đã trầm trọng lại càng trầm trọng hơn. 6 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương • Ngoài ra công ty cũng cần phải xem xét việc công ty đã chưa đầu tư đúng mức cho tài sản cố đònh. Trang thiết bò phụïc vụ sản xuất phần lớn đã cũ kỹ, lạc hậu. Qui trình công nghệ chậm được cải tiến, hầu như là lao động thủ công. Loại trừ tài sản cố đònh là nhà thuộc sở hữu nhà nước, thì tài sản dùng cho sản xuất kinh doanh chính của công ty có giá trò khá nhỏ, chiếm tỷ trọng 2,79 trên tổng tài sản (2,36 tỷ /84,816 tỷ). Trong khi hoạt động cuả công ty không ngừng mở rộng, với khối lượng TSCĐ chiếm tỷ trọng cực nhỏ như vậy có đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất hay không?. Xu hướng ngày nay là thi công cơ giới hoá, hiện đại hoá đem lại hiệu quả cao hơn trong SXKD. Những yếu tố trên làm giảm khả năng cạng tranh, đấu thầu của công ty. Như vậy, khó khăn lớn nhất của công ty là thiếu vốn hoat động, nhu cầu vốn dùng cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp khá cao nhưng nguồn vốn chủ sở hữu lại quá ít ỏi. Hoạt động của công ty chủ yếu dựa trên nợ vay và các khoản chiếm dụng. Tính tự chủ về tài chính không cao. Từ những mặt mạnh yếu trên đây công ty cần chú trọng xem xét, khai thác những mặt mạnh tìm ra các giải pháp để hoàn thiện tình hình tài chính của mình. Đúc kết từ quá trình phân tích trên bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp sau: 3.2.2. Các giải pháp đề xuất :  Giải pháp 1 : Tăng doanh thu: Xem xét kết cấu doanh thu năm 2009, ta thấy: Doanh thu các mặt hoạt động của công ty đều tăng, nhưng riêng hoạt động sà lan lại giảm doanh thu một lượng khá lớn. Năm 2008 là 6.667 triệu, năm 2009 tụt xuống còn 2.941 triệu. Dường như công ty chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động này, vì thế công ty đã bỏ phí một cơ hội . • Giả đònh năm 2009 công ty đã tác động để doanh thu xưởng salan không giảm, khi đó doanh thu tăng thêm sẽ là: 3.726 triệu. Để thúc đẩy doanh thu tăng công ty có thể áp dụng chính sách chi hoa hồng cho người môi giới, chiết khấu cho khách hàng đặt đóng tàu với giá trò lớn. Giả sử doanh nghiệp áp dụng chính sách hoa hồng cho người môi giới 2% trên doanh thu, và nếu khách hàng nào đặt đóng tàu với giá trò trên 2 tỷ đến 4 tỷ sẽ được hưởng chiết khấu 1% . Như vậy chi phí hoa hồng 75 triệu và chiết khấu thương mại 37 triệu. EBIT tăng thêm = 3.726 x { 1- (89.9 + 3%)} = 265 triệu. Bên cạnh đó công ty cũng cần tiếp tục phát triển hoạt động thi công công trình : đây là hoạt động chủ yếu nhất của công ty trong suốt quá trình sản xuất kinh 7 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương doanh.Vì thế để đảm bảo hoạt động này không ngừng phát triển cần xem xét một số vấn đề sau: - Đẩy mạnh việc tăng doanh thu các công trình được đầu tư bằng vốn nhà nước, vì có nhiều lợi thế như ổn đònh về mặt pháp lý, thanh toán nhanh chóng. - Tích cực tìm kiếm đối tác mới, mở rộng thò trường hoạt động ra khỏi đòa bàn bằng cách cũng cố năng lực và uy tín của mình.Không ngừng nâng cao chất lượng vì chất lượng là yếu tố hàng đầu trong lựa chọn của khách hàng. - Xây dựng chính sách giá thầu hợp lý, mềm hoá giá thầu là điều kiện tiên quyết giúp công ty thành công trong việc đấu thầu, muốn vậy thì công ty phải chú trọng trong việc quản lý chi phí, phải làm thế nào để tối thiểu hoá chi phí.  Giải pháp 2: Giảm chi phí: Xem xét tỷ trọng biến phí và đònh phí qua các năm ta thấy công tác quản lý chi phí của công đã có sự chuyển biến tích cực, năm 2009 biến phí đã giảm được tỷ trọng 2,54%, tuy nhiên đònh phí lại tăng với tốc độ tăng khá cao. Trong đó: đònh phí không bắt buộc là 2.018 triệu, tăng 757 triệu. Giả sử đơn vò cắt giảm được đònh phí không bắt buộc và nếu có tăng thì cũng chỉ tăng bằng tốc độ tăng của doanh thu, khi đó ta sẽ có. - Đònh phí bắt buộc năm 2009 = 1.261 x (1+4,51%) = 1.318, giảm 700 triệu Như vậy: EBIT công ty sẽ tăng 700 triệu. - Theo như phân tích cơ cấu điểm hoà vốn và rủi ro tổng hợp của doanh nghiệp ở trên thì khi đònh phí giảm đơn vò sẽ dễ dàng đạt doanh thu hoà vốn hơn, rủi ro về kinh doanh của đơn vò hạ và từ đó doanh nghiệp có thể gia tăng đòn bẩy tài chính, giải quyết tình trạng thiếu vốn và tăng doanh lợi cho chủ sở hữu. - Điểm quan trọng nhất trong vấn đề quản lý đònh phí là doanh nghiệp phải giảm đònh phí không bắt buộc nếu thấy không cần thiết. - Làm thế nào để tiết kiệm được chi phí quản lý nhất: có thể dùng chính sách khoán chi phí quản lý, khoán biên chế cho các phòng ban, làm tốt công tác cán bộ như điều động nhân sự từ phòng ban thừa sang nơi thiếu, chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, tiết kiệm chi phí điện thoại, điện tiền nước. v.v. - Tăng đònh phí bắt buộc có nghóa là cần gia tăng đầu tư vào tài sản cố đònh tiếp tục mua sắm trang thiết bò. Việc lựa chọn các quyết đònh đầu tư mới máy móc thiết bò sẽ trực tiếp làm gia tăng đònh phí, và cũng sẽ làm cho chi phí thuê xe máy giảm xuống, năng suất lao động tăng lên, chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu trên một sản phẩm sẽ giảm , và như thế sẽ tác động làm cho tỷ trọng biến phí giảm, lợi nhuận tăng. 8 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương - Phấn đấu giảm thiểu biến phí : Như đã phân tích ở trên , cấu trúc chi phí của doanh nghiệp thiên về biến phí, vì vậy chỉ cần một thay đổi nhỏ trong tỷ trọng của biến phí đã làm cho lợi nhuận của công ty tăng một lượng tuyệt đối đáng kể. Để giảm thiểu biến phí công ty nên cân nhắc kỹ trong khâu mua hàng. Mua hàng phải đúng với yêu cầu của sản xuất, phải tìm những nhà cung cấp lớn có uy tín giá cả thấp. Cung cấp vật tư kòp thời cho thi công tránh tình trạng người chờ việc,việc chờ người. Phần lớn vật tư của công ty được mua và xuất thẳng tới công trình,vì vậy phải tổ chức công tác tiếp nhận cũng như việc sử dụng vật tư hợp lý nhưng phải thật chặt chẽ tránh lãng phí cũng như thất thoát. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát năng suất lao động, chất lượng công trình, tìm cách tăng năng suất lao động lên tối đa bằng cách phân bố lao động hợp lý, phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người. Thanh toán tiền lương đầy đủ kòp thời, chú trọng sử dụng đòn bẩy tiền lương tiền thưởng hợp lý nhằm kích thích tăng năng suất lao động, kòp thời khen thưởng gương lao động tốt, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật. - Bộ phận kỹ thuật nên chú trọng lập kế hoạch đònh mức, tiêu hao nguyên liệu, thường xuyên đối chiếu với tình hình sản xuất thực tế để sớm phát hiện ra những lảng phí nguyên vật liệu và tìm nguyên hạn chế mức thấp nhất sản phẩm hỏng. Đây là giải pháp mang tính chủ động nhất, vòệc giảm chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng là điều kiện tiên quyết giúp đơn vò có thể cạnh tranh, thắng thầu.  Giải pháp 3 : Đẩy nhanh thu hồi công nợ Nợ phải thu dây dưa là nhân tố lớn nhất kìm hảm vòng quay vốn của công ty. Phải đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ hiện nay là vấn đề cấp thiết đối với công ty. - Năm 2009, nợ phải thu của công ty tăng 15,73%. Giả sử đơn vò làm tốt công tác nợ phải thu, không tăng nợ phải thu và nếu có tăng cũng chỉ tăng = với tốc độ tăng của doanh thu , khi đó nợ phải thu của đơn vò chỉ tăng : 179 triệu ( = 3.791* 4.51%). Như vậy công nợ được giải toả sẽ là 3.612 triệu, khoản phải thu cuối năm 2009 còn 24.285 triệu ( = 27897 – 3.612). Doanh nghiệp có tiền để quay vòng vốn và giảm bớt hạn mức vay. Muốn đẩy mạnh việc thu hồi cộng nợ công ty có thế áp dụng các biện pháp sau: • Phải xây dựng được chính sách tín dụng hợp lý, khuyến khích người mua thanh toán bằng cách cho hưởng chiết khấu nếu thanh toán đủ tiền trong vòng 5-10 ngày. Qui đònh thời hạn nợ rõ ràng, phạt khi khách hàng trả chậm. • Phải tổ chức công tác theo dõi nợ theo hạn tuổi, thường xuyên nhắc nhở đôn đốc thu hồi các khoản công nợ nhất là các khoản nợ đã quá hạn bằng cách gởi thơ thông báo tới khách hàng nhắc nhở tình trạng không trả nợ đúng hạn, liên hệ điện thoại trực tiếp hối thúc khách hàng, thuê một đại diện dòi nợ thay cho doanh nghiệp. 9 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương • Đối với các khách hàng không trả nợ đúng hạn, công ty cần ngừng cấp tín dụng cho đến khi họ thanh toán xong nợ cũ. Đối với các khoản nợ dây dưa cần có biện pháp cứng rắn, nếu cần có thể nhờ pháp luật can thiệp. • Một giải pháp ngăn ngừa mà doanh nghiệp cũng cần phải lưu tâm là nên tìm hiếu kỹ về khách hàng khi giao dòch, xem khách hàng có thể trả được nợ hay không. Dấu hiệu rõ ràng nhất là họ thanh toán nhanh chóng trong thời gian vừa qua không.  Giải pháp 4 : Giải toả hàng tồn kho Một lượng vốn khá lớn của công ty nằm trong hàng tồn kho. Vì vậy giải phóng hàng tồn kho được xem là giải pháp khá quan trọng đối với công ty. Giả như trong năm 2008 công ty tích cực trong việc giải quyết dứt điểm khâu thanh quyết toán công trình, làm cho chi phí dở dang của các công trình từ năm 2007 trở về trước giảm, lượng hàng tồn kho được giải phóng sẽ là 11.807 triệu. Giá trò hàng tồn kho chỉ còn 27.536 triệu. Tăng số lần giải phóng hàng tồn kho để tạo ra doanh thu, giảm lượng vốn ứ đọng trong khâu dự trữ. Công ty có thêm tiền để quay vòng vốn. Để giải toả hàng tồn kho cần chú trọng đẩy nhanh tiến độ thi công sớm đưa công trình vào nghiệm thu bàn giao. Muốn vậy cần phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến qui trình công nghệ theo hướng cơ giới hoá hiện đại hoá. Tăng cường giáo dục trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn cho đội ngũ công nhân. Phải đẩy mạnh công tác thanh quyết toán công trình. Việc lập hồ sơ quyết toán công trình của công ty khá nhanh, nhưng công ty lại thiếu sự nhắc nhở đeo bám, hồ sơ vướng mắc tháo gỡ giải quyết rất chậm. Đây là điểm yếu nhất của công ty. Thiết nghó chấn chỉnh công tác này là điều không khó nếu công ty có sự phân công và qui trách nhiệm rõ ràng. Với những công trình đã lâu không thể thanh quyết toán, nếu khoản chi phí không được bên A chấp nhận thanh toán nhỏ, công ty có thể bỏ qua để nhanh thu hồi vốn. Chúng ta cũng biết, tiền có giá trò theo thời gian, 1 đồng hôm nay không giống 1 đồng ngày mai. Linh động trong quyết toán là vấn đề công ty nên cân nhắc. Giả sử tổng quyết toán các công trình được giải phóng có tỷ lệ biến phí trên doanh thu vẫn là 89,9% ( lương quản lý 6% x doanh thu), trong chi phí dở dang này có khoảng 2% chi phí đang vướng làm cho công trình không được thanh quyết toán và công ty sẽ thu được 30% số còn phải thanh toán sau khi quyết toán công trình được duyệt. Khi đó: - Doanh thu các công trình giải phóng = 11.807 : (89,9 % - 6%) = 14.073 triệu. - Chi phí còn vướng doanh nghiệp có thể bỏ qua = 11.807 x 2% =236 triệu. - Số tiền thu được từ việc quyết toán công trình = 14.073 triệu x 30% = 4.222 triệu. Công ty có tiền để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không phải vay thêm từ phía ngân hàng. 10 SVTT : Phạm Hoàng Sơn . Lớp 05QT21 10 [...]... hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ( vốn lưu động) Do tài sản lưu động của công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kết cấu vốn của công ty cho nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động sẽ có tác động tích cực đến toàn bộ tài sản của công ty Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cần tiếp tục tăng cường cải tiến các phương pháp quản lý tài sản, rút ngắn thời gian luân chuyển của tài sản bằng việc... mà công ty hoạt động rộng mở Nhưng để khai thác được tiềm năng này thì một trong những điều kiện tiên quyết là năng lực về tài chính của doanh nghiệp phải mạnh Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy rằng tiềm lực tài chính của công ty còn yếu Ngay thời điểm thành lập vốn điều lệ của công ty có 19.2 tỷ nhưng chủ yếu là q nhà nhà nước Đến nay, vốn điều lệ của công ty là 19,9 tỷ Trong khi... Ngô Ngọc DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Ngô Kim Phượng, Lê Thò Thanh Hà, Lê Mạnh Hưng, Lê Hoàng Vinh, “Phân tích tài chính doanh nghiệp”, NXB ĐH Quốc gia, năm 2009 - Võ Thanh Thu, Nguyễn Thò Hải Xuân, “Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại”, NXB Lao động xã hội, năm 2006 - Nguyễn Văn Thuận, “Quản trò tài chính , NXB Thống kê, năm 2003 - Nguyễn Hải Sản, “Quản trò tài chính doanh nghiệp”,... Thống kê, năm 2003 - Nguyễn Hải Sản, “Quản trò tài chính doanh nghiệp”, NXB Thống kê, năm 2001 - Võ Thanh Thu, Kế toán và phân tích hoạt động doanh nghiệp”, NXB Thống - Nghiêm Văn Dónh, “Kinh tế xây dựng giao thông”, NXB GTVT, năm 1997 - Các báo cáo thống kê, báo cáo kế hoạch, báo cáo tài chính thực hiện các năm từ năm 2005 đến 2009 của công ty Công trình Giao thông đô thò & Quản lý nhà Thủ Đức 15... bản trên, nếu thực hiện tốt tình hình tài chính của công ty sẽ được cải thiện rất nhiều Doanh thu tăng, chi phí giảm, các khoản phải thu giảm, giải phóng hàng tồn kho tất các những giải pháp này sẽ kéo theo hàng loạt sự thay đổi tích cực đối với doanh nghiệp Vòng quay vốn nhanh, đơn vò sẽ có tiền để đưa thêm vào sản xuất, trả các khoản nợ, cải thiện các tỷ số tài chính, từ đó mang lại lợi nhuận cho đơn... buộc trong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp nhà nước là “ tổng mức dư nợ không được vượt quá vốn điều lệ tại thời điểm công bố gần nhất” thì đây quả là một khó khăn quá lớn của doanh nghiệp Công ty Công trình Giao thông Đô thò & Quản lý nhà Thủ Đức- doanh nghiệp nhà nước duy nhất còn lại của quận Thủ đức Để làm tốt nhiệm vụ, để công ty có sự chủ động hơn trong các quyết đònh tài chính của mình... chủ sở hữu, tăng khả năng tự chủ về tài chính của mình  Về lâu dài công ty cần phải chú trọng các vấn đề: • Tăng nguồn vốn kinh doanh : nguồn vốn kinh doanh của đơn vò hiện nay chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn của công ty (20,24 % nhà đã chiếm 12,16% chí còn 8,08%) vì thế doanh nghiệp cần tiếp tục tăng cường nguồn vốn kinh doanh, tăng cường khả năng tự tài trợ thông qua việc khai thác triệt... như tăng cường khả năng tự chủ của doanh nghiệp Bên cạnh đó, ta cũng thấy kết cấu nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp thì nợ dài hạn chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể như vậy doanh nghiệp đã bỏ qua tác động tích cực của việc sử dụng nợ dài hạn để tăng khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu thông qua tác động của đòn bẩy tài chính Mặc dù vay dài hạn có chi phí sử dụng vốn cao hơn vay ngắn hạn nhưng... luận tốt nghiệp Cương GVHD : ThS Ngô Ngọc - EBIT tăng thêm = 14.073 x ( 1- 89.9%) = 1.421 triệu - EBIT giảm = 236 triệu - Tổng EBIT tăng = 1.185 triệu  Tác động từ các giải pháp cải thiện tình hình tài chính mang lại cho công ty: - Tăng doanh thu từ hoạt động sà lan = 3.726 triệu - Tăng doanh thu từ việc thúc đẩy thanh quyết toán công trình giải phóng hàng tồn kho = 14.073 triệu - Tổng doanh thu tăng... Lớp 05QT21 12 Khóa luận tốt nghiệp Cương GVHD : ThS Ngô Ngọc vốn tối ưu trong đó có đïc kết hợp hợp lý tương đối về tỷ trọng giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn Và điều này sẽ giúp công ty tận dụng tối đa các nguồn lực bên trong bên ngoài để phục vụ cho mục tiêu phát triển của mình • Tăng cường đầu tư cho tài sản cố đònh : Vốn cố đònh của công ty như đã trình bày ở trên là chưa ngang tầm với qui . GVHD : ThS Ngô Ngọc Cương LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 3.1. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM SAU: Lập kế hoạch tài chính là mô tả chiến lược tài chính, dự đoán thành quả. quyết là năng lực về tài chính của doanh nghiệp phải mạnh. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy rằng tiềm lực tài chính của công ty còn

Ngày đăng: 24/10/2013, 06:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 3.3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN - LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Bảng 3.3.

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Xem tại trang 2 của tài liệu.
Các phương trình bảng cân đối kế toán - LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

c.

phương trình bảng cân đối kế toán Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 3.4: BÁO CÁO THU NHẬP DỰ KIẾN NĂM 2010 - LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Bảng 3.4.

BÁO CÁO THU NHẬP DỰ KIẾN NĂM 2010 Xem tại trang 4 của tài liệu.
3.2. NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY: - LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

3.2..

NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY: Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan