Những thách thức cho một thương hiệu phần 1

5 330 0
Những thách thức cho một thương hiệu phần 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những thách thức cho một thương hiệu phần 1 Việc xây dựng một thương hiệu trong môi trường kinh doanh hiện nay là không dễ dàng. Hình ảnh những nhà quản lý nỗ lực xây dựng một thương hiệu mạnh giống như người chơi golf trên một sân chơi gồ ghề với những bể lắng cát sâu, những khúc quanh đầy góc cạnh và những vùng nước cản rộng lớn. Thật khó có thể đánh trúng được bóng trong điều kiện như vậy. Ngoài ra, những người tạo dựng thương hiệu còn có thể bị vấp phải những rào cản, những áp lực lớn cả từ bên trong lẫn bên ngoài. Để phát triển hiệu quả các chiến lược thương hiệu, cần phải hiểu biết về những áp lực và rào cản này. Để đạt được điều này, cần phải xem xét 8 nhân tố khác nhau dẫn đến việc tạo dựng thương hiệu trở nên khó khăn. Nhân tố thứ nhất là áp lực cạnh tranh về giá có ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ xây dựng thương hiệu. Nhân tố thứ hai là sự phát triển nhanh chóng của các đối thủ cạnh tranh dẫn đến giảm sự lựa chọn định vị thị trường và khiến việc thực hiện trở nên kém hiệu quả hơn. Nhân tố thứ ba và thứ tư là sự phân tán của truyền thông, thị trường, sự phong phú và đa dạng của nhiều thương hiệu và sản phẩm. Những thách thức đối với việc tạo dựng một thương hiệu có giá trị • Thị trường hầu hết các sản phẩm đang ở xu hướng bão hòa • Cạnh tranh ngày càng gia tăng và phức tạp • Khó khăn trong việc tạo ra khác biệt • Mức độ trung thành ngày càng giảm trong nhiều chủng loại sản phẩm • Thế mạnh thương mại của hệ thống phân phối ngày càng gia tăng • Các kênh truyền thông, quảng cáo ngày càng phân tán • Sức ép tìm kiếm lợi ích ngắn hạn cho tổ chức • Chi phí dành cho xúc tiến bán hàng ngày càng tăng Những nhân tố còn lại phản ánh những áp lực cản trờ từ bên trong tổ chức đối với việc tạo dựng thương hiệu. Nhân tố thứ năm là mong muốn thay đổi chiến lược thương hiệu mạnh. Việc này là một việc làm âm thầm và lâu dài vì về mặt quản lý nó giống như hành động tự bắn vào chân mình. Nhân tố thứ sáu và thứ bảy là những thành kiến về việc tổ chức chống lại sự đổi mới và những áp lực về chi phí đầu tư. Đây là những thách thức thực sự to lớn đối với việc tạo dựng thương hiệu mạnh. Chúng có thể là kết quả của sự thiếu tầm nhìn dài hạn và kiến thức về quản trị giá trị thương hiệu. Lý do cuối cùng là áp lực tạo ra những kết quả ngắn hạn về doanh thu và lợi nhuận theo từng tháng, quý, năm có thể là một rào cản đối với việc tạo dựng và phát triển thương hiệu, một việc cần có chiến lược, kế hoạch dài hạn với những nỗ lực không ngừng nghỉ. Do đó có một nghịch lý là những vấn đề nghiêm trọng mà các nhà tạo dựng thương hiệu hiện phài đối mặt lại xuất phát từ các thế lực bên trong và từ những thành kiến trong tổ chức quản lý. Trên thực tế, nhiều thương hiệu không thành công trong việc phát huy những tiềm năng hay duy trì giá trị của mình bởi không nhận diện và vượt vượt qua được những áp lực và rào cản này. Áp lực cạnh tranh về giá Hầu hết mọi công ty đều chịu áp lực cạnh tranh về giá. Trong tất cả các ngành công nghiệp - từ máy tính đến ô tô, nhà hàng, hàng không đến đồ uống - bức tranh về thị trường đến nay vẫn thế: cạnh tranh về giá vẫn đóng vai trò trung tâm, chịu tác động và sức ép từ lực lượng bán lẻ, những nhóm khách hàng nhạy cảm về giá, sự suy thoái thị trường (thường do những tác nhân mới xuất hiện hay các đối thủ cạnh tranh). Trong một cuộc thảo luận về giá trị thương hiệu, các giám đốc điều hành được yêu cầu giơ tay nếu ngành của họ là một trong những ngành mà sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả không phải là thông lệ hay chưa phải là một thông lệ. Trong số hàng ngàn giám đốc điều hành tham dự các cuộc giải trình ngày hôm đó chỉ có một người giơ tay – đó là giám đốc Kênh đào Panama! Các nhà bán lẻ đang ngày càng trở nên hùng mạnh theo thời gian và họ đã sử dụng thế mạnh này để gây áp lực về giá. Một thập kỷ trước, thông tin phần lớn được các nhà sản xuất quản lý. Trong khi đó, các nhà bán lẻ hiện nay đang thu thập được rất nhiều thông tin và phát triển các mô hình sử dụng những thông tin này. Các nhà cung cấp, đặc biệt là những người đứng thứ ba hay thứ tư trong số những người có tỷ lệ thị phần với cấp độ trung thành thương hiệu trung bình, là những người chịu áp lực lớn nhất về giá hàng hóa. Xúc tiến bán hàng vừa là một tác nhân vừa là một dấu hiệu về tập trung giá cả. Trong những năm 1950, khoảng 10% của hoạt động quảng cáo được dành cho các hoạt động tăng giá hàng hóa. Trong những ngày đó, hoạt động phân phối rất đơn giản, các nhà bán lẻ quan tâm nhiều đến việc xây thêm kho hàng hơn là quan tâm đến lợi nhuận cận biên. Khi đó, thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng. Ngày nay, khi mà hầu hết các thị trường sản phẩm đều bước vào giai đoạn bão hòa thì hơn 75% số tiền dành cho chi phí tiếp thị được dùng cho các hoạt động xúc tiến bán hàng. Thực tế trong kinh doanh đã chứng tỏ rằng nhân tố thiết yếu để đạt được sự thành công là duy trì được chi phí thấp. Do đó, các công ty thường xuyên phải tìm cách cắt giảm biên chế, giảm quy mô và cắt giảm toàn bộ các chi phí không cần thiết khác. Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra với những người ủng hộ việc đầu tư cho thương hiệu dưới hình thức nghiên cứu thị trường và các hoạt động xây dựng thương hiệu? Những người này chắc chắn sẽ bị chỉ trích bởi cái gọi là văn hóa “tiết kiệm” chi phí của công ty vì việc đầu tư vào giá trị thương hiệu luôn được coi là hết sức tốn kém. Sự sinh sôi của các đối thủ cạnh tranh Những đối thủ cạnh tranh đáng gờm thâm nhập vào thị trường từ mọi phía. Các đối thủ mới không chỉ tạo sức ép về giá, thị trường có nhiều thương hiệu hơn, điều đó có nghĩa là việc tìm được chỗ đứng cho thương hiệu trở nên khó khăn hơn. Theo đó, mỗi thương hiệu có xu hướng bị đặt vào những vị trí nhỏ hẹp hơn. Các thị trường được nhắm đến trở nên nhò hơn và những thị trường không nhắm tới được lại phình to hơn. Những nỗ lực để tìm thấy một đoạn thị trường rộng lớn trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh các thương hiệu tràn ngập trên thị trường. Hơn nữa, một số đối thủ cạnh tranh sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tìm phương thức hoạt động mới. Hậu quả có thể dẫn đến sự mất ổn định của môi trường cạnh tranh. Bên cạnh đó, trên thị trường cũng xuất hiện một xu hướng là các đối thủ sẽ bắt chước bất cứ phương thức hoạt động nào đang đạt được sự thành công. . Những thách thức cho một thương hiệu phần 1 Việc xây dựng một thương hiệu trong môi trường kinh doanh hiện nay là không dễ dàng. Hình ảnh những nhà. sẽ xảy ra với những người ủng hộ việc đầu tư cho thương hiệu dưới hình thức nghiên cứu thị trường và các hoạt động xây dựng thương hiệu? Những người này

Ngày đăng: 24/10/2013, 03:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan