GIÁO án THEO CHUYÊN đề SINH 11 HK1

45 105 2
GIÁO án THEO CHUYÊN đề SINH 11 HK1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề 1: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở THỰC VẬT Giới thiệu chung về chuyên đề: Chuyên đề hình thành trên cơ sở các bài học trong sgk, theo mạch kiến thức: Sự hấp thụ nước và muối khoáng. Vận chuyển các chất trong cây. Thoát hơi nước Vai trò của các nguyên tố khoáng. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật. Thực hành: Thí nghiệm thoát hơi nước Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 7 tiết (Tiết 17: 6 LT + 1 TH) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ + Kiến thức:Học sinh nắm được Cơ chế trao đổi nước ở thực vật gồm 3 quá trình liên tiếp: Hấp thụ nước, vận chuyển nước và thoát hơi nước; ý nghĩa của thoát hơi nước với đời sống của thực vật Sự cân bằng nước cần được duy trì bằng tưới tiêu hợp lí mới đảm bảo cho sự sinh trưởng của cây trồng. Sự trao đổi nước ở thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Vai trò của chất khoáng ở thực vật. Phân biệt được các nguyên tố khoáng đại lượng và vi lượng. Phân biệt được 2 cơ chế trao đổi chất khoáng (thụ động và chủ động) ở thực vật. Con đường Vận chuyển nước và nguyên tố khoáng: qua không bào, qua tế bào chất, và gian bào. Vai trò của nitơ, sự chuyển hóa các dạng nitơ trong đất và nitơ tự do (N2) trong khí quyển. Bón phân hợp lí tạo năng suất cao của cây trồng. + Kĩ năng: Rèn các kỹ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, thực hành, liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh, tranh vẽ + Thái độ: Tin tưởng vào khoa học; tự tin vào bản thân; có ý thức tự giác trong việc sử dụng nguồn nước và bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường; Thân thiện và tích cực trong hoạt động nhóm; yêu thích thiên nhiên, yêu thích bộ môn thông qua hoạt động thí nghiệm, thực hành 2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự học Năng lực giải quyết vấn đề Vận dụng kiến thức về hấp thụ nước, khoáng, ở thực vật vào việc phân bố cây trồng, bón phân, tưới nước hợp lý để nâng cao năng suất cây trồng Năng lực sử dụng ngôn ngữ + Thuyết trình, giới thiệu về chế độ tưới nước, phân bố mật độ cây trồng và mối quan hệ giữa chế độ tưới nước và năng suất. + Phiếu học tập + Viết báo cáo 2.2 Năng lực chuyên biệt Năng lực quan sát : Quan sát hình dạng , cấu tạo mạch gỗ, mạch rây, cấu tạo khí khổng. Năng lực xác định mối liên hệ Dự đoán được các mối quan hệ có thể có giữa tưới nước,bón phân với năng suất cây trồng Năng lực xử lý thông tin Thu thập, xử lý và trình bày số liệu rõ ràng, dễ hiểu, logic về điều tra chế độ tưới nước bón phân ảnh hưởng đến năng suất II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: Các tài liệu, câu hỏi, bài tập, tranh ảnh sgk, video có liên quan đến các nội dung trong chuyên đề Phiếu học tập Mẫu vật, hóa chất dụng cụ thí nghiệm Làm trước các thí nghiệm: chứng minh sự thoát hơi nước, vai trò của phân bón 2. Học sinh: Sách giáo khoa Các đồ dùng: Bảng phụ bằng giấy A0, bút lông (theo nhóm). Mẫu vật: hạt nẩy mầm,… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động tình huống xuất phát (15 phút) Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Giới thiệu khái quát các nội dung của chuyên đề HS ghi nhớ logic các nội dung của chuyên đề sự trao đổi nước và muối khoáng trong hoạt động trao đổi chất và năng lượng của thực vật bao gồm: Hấp thụ, vận chuyển, thoát nước. Hấp thụ các ion khoáng theo các cơ chế mang tính quy luật, sử dụng các ion khoáng và nước lấy vào để tổng hợp các chất mới trong cây và tạo ra các sản phẩm mới.. Những ứng dụng trong thực tiễn sản suất có liên quan đến các kiến thức của chuyên đề. Từ đó hình thành các kỹ năng cơ bản, có thái độ hiểu biết đúng đắn với việc học tập và GV có điều kiện thực hiện việc hướng nghiệp các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, khởi tạo sự húng thú học tập bộ môn.. GV giới tiệu trình tự các nội dung của chuyên đề thông qua một số hoạt động: Chuẩn bị trước thí nghiệm chứng minh vai trò của nước đối với cây: 1 chậu cây trồng tưới đầy đủ nước và phân bón 1 chậu cây trồng không được tưới nước đầy đủ và phân bón ( hoặc 1 cây nhổ lên khỏi mặt đất) Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và trả lời các câu hỏi: Hình thái, màu sắc của cây trong 2 chậu như thế nào? HS dễ dàng thấy được cây tưới đủ nước và phân bón sinh trưởng xanh tốt, còn cây trồng trong chậu thiếu nước sinh trưởng kém, vàng lá. GV đặt vấn đề: Cây lấy nước và phân bón nhờ cơ quan nào? theo những cơ chế nào? nước và ion khoáng vận chuyển trong cây theo những con đường nào? Nước thoát ra khỏi cây qua bộ phận nào ? Sự thoát hơi nước của cây có vai trò gì đối với cây và môi trường? Những ion khoáng cây lấy vào rễ nằm ở dạng nào ? các nhóm ion khoáng trong cây có những vai trò gì ? . … Những vấn đề nêu trên sẽ được lần lượt làm rõ trong các nội dung của chuyên đề GV: ghi lên bảng ( chiếu lên màn hình) thứ tự các nội dung của chuyên đề và thời gian thực hiện chuyên đề Mô tả được hình thái, màu sắc của cây trồng trong 2 thí nghiệm. Xác định được cây sinh trưởng và phát triển tốt trong chậu có đủ nước và phân bón là nhờ có phân bón. Ghi lại được thứ tự các tiêu đề của các nội dung Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 245 phút ) Mục tiêu hoạt động Nội dung, Phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Giới thiệu sơ lược cơ quan hấp thụ nước và khoáng chủ yếu là rễ Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ. Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ trong quá trình hấp thụ nước và ion khoáng. Hình thành các kỹ năng: So sánh, tổng hợp, tư duy suy luận, quan sát, phân tích hình ảnh, liên hệ thực tế cuộc sống. Qua nội dung 2: HS cần phải mô tả đươc: + Các con đường vận chuyển các chất trong cây: dòng vận chuyên lên ( dòng mạch gỗ); dòng vận chuyển xuống (dong mạc rây) bao gồm: sơ lược cấu tạo mạch gỗ. Thành phần dịch vận chuyển. động lực thúc đẩy + Hình thành các kỹ năng: giao tiếp, hợp tác, suy luận , phân tích, so sánh, tổng hợp. + có thái độ tự tin năng lực cá nhân trước tập thể + Qua nội dung 3 HS cần phải: Nêu được vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật. Biết được lá là cơ quan thích nghi với chức năng thoát hơi nước của cây. Nêu được cơ chế điều tiết độ mở khí khổng và các tác nhân ảnh hưởng đế sự thoát hơi nước. + Hình thành các kỹ năng: liên hệ thực tế, phân tích, phát hiện vấn đề, tự học tự nghiên cứu. Xác định được thái độ tôn trọng khoa học tự nhiên, tự giác bảo vệ cây xanh… Nêu được các khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Trình bày được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu. Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón cây hấp thụ được. + Hình thành các kỹ năng: giải quyết vấn đề; phân tích hình ảnh, bảng, biểu đồ; liên hệ thực tế. + có thái độ nhận định đúng tác hại của việc bón phân không hợp lý đối với cây trồng và con người. Học xong nội dung 5 HS cần phải: + Nêu được vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ, các dạng nitơ cây sử dụng được và các nguồn cung cấp nitơ cho cây. Trình bày được các con đường chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ sinh học có lợi cho cây. Nêu được mối quan hệ giữ phân bón với năng suất cây trồng và môi trường. + Hình thài các kỹ năng : phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích hình ảnh, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và liên hệ thực tế. + Có thái độ yêu thích thiên nhiên, tin tưởng vào khoa học và có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường. a). Nội dung 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây a.Phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. 1. GV: yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình 1.1 và 1.2 trang 6, 7sgk ban cơ bản và nêu vấn đề: rễ cây có những đặc điểm nào thích nghi với sự hấp thụ nước và ion khoáng? Những cây ở môi trường nước hấp thụ nước nhờ bộ phận nào? HS làm việc độc lập với sgk và giải quyết vấn đề GV nêu ra: 2. GV: giao cho HS PHT phần phụ lục(kẽ lên bảng mẫu), tổ chức hoạt động nhóm nhỏ(mỗi nhóm 1 bàn), hướng dẫn HS làm việc sgk hoàn thành PHT(3 phút), sau đó gọi đại diện 23 nhóm nộp sản phẩm và trình bày trước lớp, các nhóm còn lại bổ sung, cuối cùng GV hoàn thiện PHT, đánh giá cho điểm và yêu cầu HS ghi nội dung PHT1 vào vở. 3. GV cho HS quan sát tranh vẽ hình 1.3 trang 8sgk nêu vấn đề: nước và ion khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ bằng những con đường nào?. HS: làm việc độc lập và nêu được 2 con đường dạng sơ đồ b.Nội dung: I. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây 1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và iôn khoáng Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, lan tỏa đến nguồn nước trong đất, sinh trưởng liên tục, hình thành rất nhiều lông hút giúp cây hút được nhiều nước và ion khoáng 2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút a. Hấp thụ nước: Theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) : Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn). b. Hấp thụ ion khoáng Hấp thụ muối khoáng theo 2 cơ chế: + Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng + Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng 3. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ 2 con đường: + Con đường gian bào: Từ lông hút →qua thành tế bào→gian bào →Mạch gỗ. + Con đường tế bào chất: Từ lông hút→qua chất nguyên sinh→ không bào→Mạch gỗ II. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. a. Phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. GV: yêu cầu HS thực hiện lệnh của mục III.1 sgk: Hãy kể tên các tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lông hút và qua đó giải thích sự ảnh hưởng của môi trường đối với qua trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây. HS suy luận từ kiến thức đã học ở mục I và kiến thức thực tế nêu câu trả lời. GV dùng kỷ thuật động não hỗ trợ khi HS suy nghĩ bằng cách nêu vấn đề bổ trợ: trong thực tế khi nào cây không hút được nước?... b. Nội dung. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng như: Độ thẩm thấu, độ pH, Lượng oxi(độ thoáng của đất)... b).Nội dung2:VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY a. Phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. GV: dùng PHT2 và yêu cầu HS là việc sgk theo nhóm Các nội dung Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Sơ lược cấu tạo mạch Thành phần dịch vận chuyển Động lực thú đẩy GV Thực hiện theo tiến trình sau: Phân nhóm, nêu ra các yêu cầu làm việc, phát PHT trống trên giấy A4 (2 phút) Cho các nhóm hoạt động(57 phút) Các nhóm nộp sản phẩm và báo cáo, HS góp ý( 10 phút) GV: hoàn chính nội dung các sản phẩm của HS ( GV chuẩn bị nội dung PHT có đủ nội dung bẳng bảng phụ hoặc chiếu lên màng hình, nhận xét, cho điểm các nhóm có sản phẩm tốt. b. Nội dung: HS ghi(sửa chữa) vào PHT gắn vào vở học Các nội dung Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Sơ lược cấu tạo mạch Hệ thống các tế bào chết là mạch ống và quản bào nối nhau thành ống nối tiếp từ rễ lên lá, giữa các ống có các lỗ bên thông nhau. Hệ thống các tế bào sống là ống rây và TB kèm.. Thành phần dịch vận chuyển Chủ yếu là nước, các ion khoáng, các chất hữ cơ được tổng hợp từ rễ(a.amin, vitamin…) Chủ yếu là các chất hữu cơ tổng hợp từ lá ( đường, axit amin, hoocmon. ATP…) và một số ion khoáng sử dụng còn lại. Động lực thúc đẩy Sự kết hợp 3 lực: Lực đẩy do áp suất rễ tạo nên. Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn(lá) và các cơ quan chứa( củ, quả, hạt…) c). Nội dung 3: THOÁT HƠI NƯỚC a. Phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. I. GV: Yêu cầu HS làm đọc mục I trong sgk, quan sát hình vẽ 3.1 và dùng hệ thống các câu hỏi tái hiện kiến thức cũ: Lượng nước cây hút vào sử dụng để làm gì ? Sự thoát hơi nước qua tán lá của cây có vai trò gì ? Tại sao , trời nắng gắt cây vẫn không bị cháy lá? Tại sao chúng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát mẻ hơn ? Cây lấy khí CO2 vào lá dùng cho quang hợp bằng con đường nào? HS: làm việc sgk, trao đổi nhóm nhỏ, suy luận, nhớ lại kiến thức cũ trả lời các câu hỏi GV đưa ra. II. GV: yêu cầu HS đọc mục II.1 và nêu câu hỏi: Lá cây có những đặc điểm nào giúp cây thoát nước ? Sự thoát nước qua lá bằng 2 con đường: khí khổng và cutin, chủ yếu là qua khí khổng vì sao? Sự điều tiết sự đóng mở khí khổng diễn ra như thế nào? HS: làm việc độc lập với sgk và tra lời được các nội dung và trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng bằng sơ đồ. GV: giải thích thêm về sự thích nghi trong cấu tạo của khí khổng với cơ chế đóng mở khí khổng. III. GV dùng hệ thống các câu hỏi có vấn đề, tạo tình huống liên hệ thực tế: Sự thoát hơi nước ở lá phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tai sao trong thực tế các loài cây vào giai đoạn ra lá non, nếu gặp phải trời nắng gắt, nhiệt độ cao sẽ bị cháy lá ? Trong thực tế người ta thường sử dụng các lọa phân bón nào làm tăng tính chống chịu hạn cho cây? IV. Cân bằng nước là gì ? tạo sao cây bị mất nước hoặc thừa nước cũng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường? Trong sản xuất nông nghiệp cần có những biện pháp nào để tưới tiêu hợp lý cho cây trồng? HS: suy luận, liên hệ thực tế, làm việc sgk trả lời các vấn đề GV nêu ra. b. Nội dung: I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước. 98% lượng nước cây lấy vào được thoát qua lá, sự thoát hơi nước ở lá có các vai trò : Tạo lực hút , hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác trên mặt đất của cây. Giúp hạ nhiệt độ của lá cây, chống lại sự đốt nóng lá Làm khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp II. Thoát hơi nước qua lá 1. Lá là cơ quan thoát hơi nước. Lá cây có các đặc điểm thích nghi với chức năng thoát hơi nước: Lớp biểu bì lá có lớp cutin và chứa nhiều khí khổng. Khí khổng ở lớp biểu bì lá được tạo bỡi 2 tế bào hình hạt đậu ghép lại 2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin. + Thoát nước chủ yếu qua khí khổng và mạnh hơn ở mặt dưới của lá do mặt dưới lá có nhiều khí khổng hơn mặt trên. + Nước thoát qua khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào hạt đậu. Khi tế bào hạt đậu no nướckhí khổng mởnước thoát ra mạnh. Khi tế bào hạt đậu mất nướckhí khổng khépnước thoát ra yếu. III. Tác nhân ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước Nước: độ đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào khí khổng và độ ẩm không khí. Ánh sáng: Cường độ ánh sáng càng tăng sự thoát nước càng mạnh Nhiệt độ, gió và một số ion khoáng IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lý cho cây trồng Trong cây luôn có một cơ chế điều hòa lượng nước cây hút qua rễ và thoát qua lá. Phá vỡ cân bằng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của cây, do đó cần thực hiện viếc tưới tiêu hợp lý cho cây trồng d). Nội dung 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG a. Phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh. I. GV: yêu cầu HS đọc mục I và nêu vấn đề: (?) Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì ? Gồm có những nguyên tố nào ? Nếu thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu thì cây trồng có các biểu hiện nào HS: độc lập nghiên cứu mục I ( có thể thảo luận nhóm 2 người ) giải quyết các vấn đề GV nêu ra. GV: minh họa thêm cho HS một số ví dụ thực tế khác. II. GV: yêu cầu HS đọc nội dung bảng 4 trang 22 sgk và giải quyết câu lệnh . Trong khi HS làm việc sgk để định hướng HS nắm được các vai trò cơ bản của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng, GV cần nêu các câu hỏi phụ: về vai trò cấu trúc, vai trò điều tiết.. III. GV yêu cầu HS độc lập đọc mục III sgk nêu các vấn đề: Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây có từ đâu ? Dựa vào đồ thị hình 4.3 hãy rút ra nhận xét về liều lượng phân bón hợp lý để đảm bảo cho cây sinh trưởng tốt nhất mà không gây ô nhiễm ? Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay việc lạm dụng phân bón hóa học đã gây ra những tác hại gì? b. Nội dung: I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là : + Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. + Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. + Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm : + Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. + Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. Thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá. II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây Tham gia cấu tạo chất sống. Điều tiết quá trình trao đổi chất, các hoạt động sinh lý trong cây: + Thay đổi đặc tính lý hóa của keo nguyên sinh chất. + Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất. + Điều chỉnh quá trình sinh trưởng của cây. Tăng tính chống chịu của cây trồng III.Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây 1. Đất là nguồn chủ yếu cuang cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây. Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: Hòa tan và không hòa tan Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan. 2. Phân bón cho cây trồng Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng Bón không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ: + Gây độc cho cây. + Ô nhiễm nông sản. + Ô nhiễm môi trường đất, nước… Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp. e). Nội dung 5: DINH DƯỠNG NI TƠ Ở THỰC VẬT a. Phương thức tổ chức hoạt động học tập cảu học sinh. I.GV: Cho HS quan sát hình 5.1, 5.2, trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả thí nghiệm, từ đó rút ra nhận xét về vai trò của nitơ đối với sự phát triển của cây? HS: Quan sát hình → trả lời câu hỏi. GV: đưa thêm một số hình ảnh sưu tầm thực tế về biểu hiện hình thái của các loài cây trồng bị thiếu nitơ như: lúa, ngô , cây hoa cảnh… II.GV : Cho nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi: Hãy nêu các dạng Nitơ chủ yếu trên Trái đất? Yêu cầu HS độc lập hoàn thành PHT Dạng nitơ Đặc điểm Khả năng hấp thụ của cây Nitơ khoáng Nitơ hữu cơ HS : Nghiên cứu mục III → hoàn thành nhiệm vụ. GV : Kiểm tra PHT một số HS ; nhận xét, bổ sung → kết luận. Liên hệ thực tếgiáo dục môi trường : các dạng nitơ không khí (NO, NO2) , nitơ hữu cơ từ các chất thải chăn nuôi, công nghệ thực phẩm gây ô nhiễm môi trường, gây độc cho cây III.GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục IV, quan sát hình 6.2 → dùng kỹ thuật động não, nêu hệ thống các câu hỏi: nêu các con đường chuyển hóa nitơ hữu cơ trong đất thành các dạng nitơ khoáng ? Nêu con đường sinh học cố định N2 xảy ra trong đất và sản phẩm của nó ? Giải thích tại sao sau những cơn mưa giống cây trồng sẽ xanh tốt hơn ? Tại sao trong thực tế khi trồng các loại cây họ đậu ( đậu xanh, đen, đậu tương..) người nông dân không bón phân đạm mà chỉ bón phan lân và kali ? HS : Nghiên cứ sgk, quan sát sơ đồ, liên hệ thực tế suy luận trả lời các câu hỏi. IV.GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục V, trả lời câu hỏi : Thế nào là bón phân hợp lí ? Phương pháp bón phân ? HS: Nghiên cứu mục V → trả lời câu hỏi. GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận, liên hệ thực tế ; giáo dục môi trường... b. Nội dung: I. Vai trò sinh lý của nguyên tố nitơ: Vai trò chung: Nitơ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của prôtêin, enzim, côenzim axit nucleic, diệp lục, ATP… trong cơ thể thực vật. Vai trò điều tiết : Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử II. Nguồn cung cấp ni tơ tự nhiên cho cây: Ni tơ không khí. Ni tơ trong đất: Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: + Nitơ khoáng(NO3 và NH4+) cây hấp thụ trực tiếp. + Nitơ hữu cơ (xác sinh vật) cây không hấp thụ trực tiếp được, nhờ VSV đất khoáng hóa thành NO3 và NH4+. III. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ: 1. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất: Gồm 2 quá trình: Quá trình amon hóa: Nitơ hữu cơ VK amon hóa NH4+ Quá trình nitrat hóa: NH4+ VK nitrat hóa NO3 Trong đất còn xảy ra quá trình phản nitrat hóa gây mất nitơ trong đất. NO3 VK phản nitrat hóa N2 2. Quá trình cố định nitơ phân tử Cố định nitơ là quá trình liên kết nitơ và hidro tạo NH3: N2 + H2 → NH3 Con đường sinh học cố định nitơ: do các VSV thực hiện. + Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam. + Nhóm VSV sống cộng sinh: các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium… IV. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường: 1. Bón phân hợp lý và năng suất cây trồng Bón phân: Đúng loại, đủ lượng, đúng nhu cầu của giống, đúng thời điểm, đúng cách, có tác dung làm tăng năng suất cây trồng. 2. Các phương pháp bón phân. Bón qua rễ: Bón lót, bón thúc. Bón qua lá. 3. Phân bón và môi trường Lượng phân bón dư thừa  thay đổi tính chất lí hóa của đất, ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường. Nêu được các đặc điểm thích nghi: sinh trưởng nhanh về chiều sâu, lan tỏa đến nguồn nước trong đất, sinh trưởng liên tục, hình thành rất nhiều lông hút Hợp tác nhóm và ghi chép được cơ chế thẩm thấu: nước từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp. Nêu được 2 cơ chế thụ động và chủ động. Nêu được sơ đồ 2 con đượng vận chuyển nước và ion khoang: + Con đường gian bào: Từ lông hút →qua thành tế bào→gian bào→Mạch gỗ. + Con đường tế bào chất: Từ lông hút→qua chất nguyên sinh→ không bào→Mạch gỗ HS nêu được ảnh hưởng của các yêu tố: áp suất thẩm thấu, độ pH, độ thoáng của đất. Các nhóm HS hoàn thành được các nội dung trong PHT và trình bày chính xác được các nội dung: sơ lược mạch gỗ( hệ thống các tế bào chết là mạch ống và quản bào nối nhau thành ống nối tiếp từ rễ lên lá, giữa các ống có các lỗ bên thông nhau. Mạch rây : gồm hệ thống các tế bào sống là ống rây và TB kèm.. I. HS: trả lời được các ý sau: Cây chỉ sử dụng 2% tổng lượng nước hút vào để tổng hợp các chất sống… Sự thoát nước giúp cây chống được sự đốt nóng lá. tạo động lực giúp cây hút nước. Giúp khí khổng mở tạo điều kiện CO2 vào lá để quang hợp. tạo hơi nước điều hòa nhiệt độ môi trường II. HS nêu được: lá có chứa nhiều khí khổng và sự đóng mở khí khổng, số lượng tế bào khí khổng quyết định lượng nước thoát qua lá III. HS tra lời được các nội dung: Thoát nước phụ thuộc và các yếu tố: nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió, một số ion khoáng. IV. HS trả lời được: Nước hút vào = nước thoát ra  cân bằng. dùng nhiều biện pháp chống hạn, chống úng trong sản xuất nông nghiệp I. HS: Nêu được khái niệm. nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có 3 dấu hiệu như sgk: Phân biệt đúng các nguyên tố đa lượng và vi lương. Giải quyết được câu lệnh trong sgk. II. HS nêu được: Vai trò cấu trúc: tham gia câu tạo nên các chất sống… Vai trò điều tiết: cáu tạo nên các enzim, hoocmon điều tiết các hoạt đọng sống của cây. III. HS nêu đúng 2 nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng cho cây: đất và phân bón. nêu được các nguyên tắc bón phân hợp lý và tác hại của sự bón phân không hợp lý. Liên hệ giải thích được các hiện tượng thực tế I.HS: Nêu được vai trò chung, vai trò cấu trúc và vai trò điều tiết và nêu được một số ví dụ cụ thể II.HS: Trả lời được 2 dạng nitơ trong tự nhiên cung cấp cho cây Hoàn thành được nội dung PHT III.HS: Nêu đực 3 con đường chuyển hóa nitơ trong đất dạng sơ đồ chuyển hóa: Amon hóa; nitrat hóa, phản nitrat hóa. Nêu được sơ đồ cố định N2 trong đất nhờ các vi sinh vật cố định đạm: vi khuần nốt sần rễ đậu… IV.HS: Nêu được: Bón phân hợp lý làm tăng năng suất cây trồng. Các phương pháp bón phân: qua rễ , qua lá, bón thúc, bón lót.. tác hại của việc bón phân không hợp lý: gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất, nước… f)Nội dung 6: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC Mục tiêu hoạt động Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động +Sau khi học xong nội dung 6 học sinh cần: Sử dụng giấy côban clorua để phát hiện tốc độ thoát hơi nước khác nhau ở 2 mặt lá. + Hình thành được các kỹ năng: thực hành, quản lý tổ chức thí nghiệm; nghiên cứu khoa học. +Rèn thái độ cẩn thận, trung thực trong công việc nghiên cứu I.GV: Chuẩn bị trước giờ thực hành các nội dung sau: +Phòng thực hành: vệ sinh, kiểm tra bàn ghế, dụng cụ, hóa chất… có liên quan đến các nội dung thí nghiệm. + Mẫu vật, dụng cụ, hóa chất. 1. Thí nghiệm 1: Cây có lá nguyên vẹn. Cặp nhựa hoặc gỗ. Giấy lọc. Đồng hồ bấm tay. Dung dịch coban clorua 5 %. bình hút ẩm. + Tổ chức lớp học tại phòng thực hành: phân nhóm, giao nhiệm vụ cho HS:(5 phút) Phân lớp HS thành 4 nhóm, phân công nhiệm vụ các nhóm, nêu các yêu cầu nội quy phòng thí nghiệm mà HS cần tuân thủ trong giờ học, Chú ý vị trí dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, vệ sinh… + GV: làm trước thí nghiệm 1 mẫu, trình diễn trước lớp cho HS quan sát, sau đó yêu cầu HS tiến hành các thí nghiệm(5 phút) + GV: kiểm tra nhắc nhở trong khi HS tiến hành thí nghiệm +Tổng kết giao nhiệm vụ cho các nhóm viết thu hoạch ở nhà(5 phút) 3. Nội dung: 1. Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát hơi nước ở hai mặt lá. Dùng 2 miếng giấy có tẩm coban clorua đã sấy khô đạt lên mặt trên và mặt đưới của lá. Đặt tiếp 2 lam kính lên cả mặt trên và mặt đưới của lá, dùng kẹp, kẹp lại. Bấm đồng hồ để tính thời gian giấy chuyển từ màu xanh sang màu hồng. 3.Thu hoạch: Mỗi HS làm một bản tường trình, theo nội dung sau: 1. Thí nghiệm 1: Bảng ghi tốc độ thoát hơi nước của lá tính theo thời gian Nhóm Ngày, giờ Tên cây, vị trí của lá Thời gian chuyển màu của giấy coban clorua Mặt trên Mặt dưới Giải thích vì sao có sự khác nhau giữa 2 mặt lá + HS: tiến hành thí nghiệm: Thí nghiệm 1: làm ngoài sân trường (2024phút). Hoạt động 3: Luyện tập ( 25 phút) Mục tiêu hoạt động Nội dung, Phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Củng cố kiến thức 5 nội dung: hấp thụ nước và ion khoáng. vận chuyển các chất trong cây. Sự thoát hơi nước. Vai các nguyên tố dinh dưỡng khoáng. Dinh dưỡn ni tơ GV dùng hệ thống các câu hỏi, vấn đáp tái hiện kiến thức: 1. Nội dung1: Cây hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cơ quan nào ? Theo những cơ chế nào và bằng những con đường nào? Phân biệt cơ chế hấp thụ nước và hấp thụ ion khoáng ở rễ? 2. Nội dung 2: Trong cây nước và các chất hòa tan trong nước vận chuyển theo mấy con đường ? Trình bày thành phần các chất vận chuyển, động lực thúc đấy mỗi con đường ? 3.Nội dung 3: 98% lượng nước cây hút vào từ rễ được thoát ra ngoài qua lá bằng những con đường nào? con đường nào quan trọng nhất vì sao ? Sự thoát hơi nước qua lá có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường ? Nêu cơ chế đóng mở khí khổng? 4. Nội dung 4: Thế nào là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ? Thực vật cần những nhóm nguyên tố nào? Nêu vai trò sinh lý của một số nguyên tố khoáng phổ biến đối với cây? 5. Nội dung 5: Nêu vai trò của nguyên tố ni tơ đối với thực vât ? Cây lấy ni tơ ở dạng nào ? Trong đất tồn tại các dạng ni tơ nào ? Trình bày sự chuyển hóa nitơ trong đất và quá trình cố định nitơ ? HS: nhớ lại kiến thức đã học trả lời được các vấn đề GV nêu. Kết quả đạt được tùy thuộc vào năng lực của HS ở các lớp khác nhau Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tòi mở rộng ( 30 phút ) Mục tiêu hoạt động Nội dung, Phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động HS vận dụng được kiến thức đã học trong chuyên đề giải thích được một số hiện tượng thực tế tự nhiên và ứng dụng trong ngành trồng trọt. GV: sử dụng hệ thống các câu hỏi động não, kích thích khả năng tư duy của HS để giải thích một số hiện tượng thực tế và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu các tài liêu và thực tế trả lời nộp sản phẩm cho GV: Tại sao cây trồng ở cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ héo dần và chết? Tại sao ở đồng bằng Nam bộ bị ngập mặn do nước triều dâng lên bị héo là và chết ? Tại sao cây trồng trong chậu, nếu bón phân quá liều lượng sẽ chết ? Tại sao khi ta cắt ngang thân của một cây thân thảo sẽ có nhựa cây chảy ra ở vết căt? Tại sao đứng dưới tán cây xanh thì mát mẻ dễ chịu hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng và lúc trời nắng gắt ? Hãy liên hệ thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ với cây Thế nào là bón phân hợp lý và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường. Hoàn thành nội dung mục IV HS: nghiên cứ tài liệu vận dụng lý thuyết, suy luân giải quyết được các câu hỏi ở nhà IV. CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỞNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC . 1. Mức độ nhận biết: Câu 1: Trong các bộ phận của rễ, bộ phận nào quan trọng nhất? A. Miền lông hút hút nước và muối khoáng cho cây. B. Miền bần che chở cho các phần bên trong của rễ. C. Chóp rễ che chở cho rễ. D. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra. Câu 2: Rễ thực vật ở cạn có đặc điểm hình thái thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ H2O và ion khoáng là: A. Số lượng tế bào lông hút lớn. B. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả, tăng nhanh về số lượng lông hút. C. Sinh trưởng nhanh, đâm sâu, lan toả. D. Số lượng rễ bên nhiều Câu 3: Quá trình hấp thụ các ion khoáng ở rễ theo các hình thức cơ bản nào A. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ. B. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu C. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động. D. Điện li và hút bám trao đổi. Câu 4: Nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo các con đường nào? A. Xuyên qua tế bào chất của của các tế bào vỏ rễ vào mạch gỗ. B. Con đường tế bào chất và con đường gian bào. C. Qua lông hút vào tế bào nhu mô vỏ, sau đó vào trung trụ. D. Đi theo khoảng không gian giữa các tế bào vào mạch gỗ Câu 5: Động lực giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét là A. lực đẩy (động lực đầu dưới ) lực hút (do sự thoát hơi nước) lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau, với thành mạch gỗ B. lực hút và lực liên kết (giữa các phần tử H20 với nhau). C. lực đẩy (động lực đầu dưới), lực hút do sự thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên). D. lực đẩy và lực liên kết (giữa các phần tử H20 với thành mạch). Câu 6: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là A. nhiệt độ. B. ánh sáng. C. hàm lượng nước. D. ion khoáng. Câu 7: CO2 được hấp thụ vào cây trong trường hợp A. cây cần CO2 để quang hợp. B. cây hấp thụ nhiều nước. C. cây mở khí khổng để thoát hơi nước. D. cây hô hấp ở lá mạnh. Câu 8: Nguyên tố vi lượng cần cho cây với một lượng rất nhỏ vì A. phần lớn chúng đã có trong cây. B. chức năng chính của chúng là hoạt hóa enzim. C. phần lớn chúng được cung cấp từ hạt. D. chúng chỉ cần trong một số pha sinh trưởng nhất định. Câu 9: Thực vật không thể tự cố định nitơ khí quyển vì A. nitơ đã có rất nhiều trong đất. B. thực vật không có enzim nitrogenaza. C. quá trình cố định nitơ cần rất nhiều ATP. D. tiêu tốn H+ rất có hại cho thực vật. 2. Mức độ thông hiểu: Câu 1: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào? 1. Năng lượng là ATP 2. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất 3. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gôngi 4. Enzim hoạt tải (chất mang) A. 1, 4 B. 2, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 3, 4 Câu 2: Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm: I. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải. II. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao sang tế bào rễ có nồng độ thấp. III. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ. IV. Không cần tiêu tốn năng lượng. Số đặc điểm đúng là: A. 2 B. 1 C. 4 D. 3 Câu 3: Căn cứ vào đâu để tưới nước hợp lí cho cây trồng? 1. Căn cứ vào chế độ nước của cây. 2. Căn cứ vào nhu cầu nước của từng loại cây. 3. Căn cứ vào số khí khổng có trong lá. 4. Căn cứ vào nhóm cây trồng khác nhau. 5. Căn cứ vào tính chất vật lí, hóa học của đất. 6. Căn cứ vào sự đóng mở khí khổng. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4, 5. C. 2, 3, 4, 5. D. 3, 4, 5, 6. Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng? 1. Trời lạnh sức hút nước của cây giảm. 2. Sức hút nước của cây mạnh hay yếu không phụ thuộc vào độ nhớt của chất nguyên sinh. 3. Độ nhớt của chất nguyên sinh tăng sẽ gây khó khăn cho sự chuyển dịch của nước, làm giảm khả năng hút nước của rễ. 4. Một trong các nguyên nhân rụng lá mùa đông là do cây tiết kiệm nước vì hút nước được ít. A. 1, 3. B. 1, 2, 3. C. 3, 4. D. 1, 3, 4. 3. Mức độ vận dụng thấp: Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai? 1. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm. 2. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu. 3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất 4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây A. 2 B. 3, 4 C. 1, 3 D. 3 Câu 2: Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước? A. Vì áp suất thẩm thấu của rễ giảm. B. Vì áp suất thẩm thấu của rễ tăng. C. Vì áp suất thẩm thấu của đất giảm. D. Vì áp suất thẩm thấu của đất tăng. Câu 1: Vì sao khi chuyển một cây gỗ to đi trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt đi rất nhiều lá? A. Để giảm bớt khối lượng cho dễ vận chuyển. B. Để giảm đến mức tối đa lượng nước thoát, tránh cho cây mất nhiều nước. C. Để cành khỏi gãy khi di chuyển. D. Để khỏi làm hỏng bộ lá khi di chuyển. Câu 4: Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hạn hán sinh lý? 1. Trời nắng gay gắt kéo dài 2. Cây bị ngập úng nước trong thời gian dài 3. Rễ cây bị tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn 4. Cây bị thiếu phân A. 2, 4 B. 2, 3 C. 3, 4 D. 1, 3 4. Mức độ vận dụng cao: Câu 1: Không nên tưới nước cho cây vào buổi trưa nắng gắt vì 1. làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây. 2. giọt nước đọng trên lá sau khi tưới trở thành thấu kính hôi tu, hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo. 3. lúc này khí khổng đang đóng, dù được tưới nước nhưng cây vẫn không hút được nước 4. đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá. A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 2, 3. D. 2, 4. Câu 2: Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do A. các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút. B. nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu. C. thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hóa của keo đất. D. làm cho cây nóng và héo lá. Tự luận : 1. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? Đáp án: Đối với cây trên cạn, khi bị ngập úng thì rễ cây thiếu oxi  phá hoại tiến trình hô hấp bình thường của rễ, tích lũy các chất độc hại đối với tế bào và làm lông hút chết  cây không hấp thụ được nước  cây chết. V. PHỤ LỤC PHT 1: phân biệt cơ chế hấp thụ nước và cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ Cơ chế hấp thụ nước ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Cơ chế hấp thụ ion khoáng: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... PHT2: So sánh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây Các nội dung Dòng mạch gỗ Dòng mạch rây Sơ lược cấu tạo mạch Hệ thống các tế bào chết là mạch ống và quản bào nối nhau thành ống nối tiếp từ rễ lên lá, giữa các ống có các lỗ bên thông nhau. Hệ thống các tế bào sống là ống rây và TB kèm.. Thành phần dịch vận chuyển Chủ yếu là nước, các ion khoáng, các chất hữ cơ được tổng hợp từ rễ(a.amin, vitamin…) Chủ yếu là các chất hữu cơ tổng hợp từ lá ( đường, axit amin, hoocmon. ATP…) và một số ion khoáng sử dụng còn lại. Động lực thúc đẩy Sự kết hợp 3 lực: Lực đẩy do áp suất rễ tạo nên. Lực hút do sự thoát hơi nước ở lá Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn(lá) và các cơ quan chứa( củ, quả, hạt…) PHT3: phân biệt các dạng nitơ trong đất Dạng nitơ Đặc điểm Khả năng hấp thụ của cây Nitơ khoáng Tồn tại dạng muối khoáng : NH4+ và NO3 Cây dễ hấp thụ, tác dụng nhanh Nitơ hữu cơ Xác bã thực vật, động vật Khó hấp thụ, phải có quá trình khoáng hóa, tác dụng chậm

Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ Chuyên đề 1: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở THỰC VẬT Giới thiệu chung chuyên đề: Chuyên đề hình thành sở học sgk, theo mạch kiến thức: - Sự hấp thụ nước muối khoáng - Vận chuyển chất - Thoát nước - Vai trị ngun tố khống - Dinh dưỡng nitơ thực vật - Thực hành: Thí nghiệm nước Thời lượng dự kiến thực chủ đề: tiết (Tiết 1-7: LT + TH) I MỤC TIÊU: Kiến thức, kĩ năng, thái độ + Kiến thức:Học sinh nắm - Cơ chế trao đổi nước thực vật gồm trình liên tiếp: Hấp thụ nước, vận chuyển nước thoát nước; ý nghĩa thoát nước với đời sống thực vật - Sự cân nước cần trì tưới tiêu hợp lí đảm bảo cho sinh trưởng trồng - Sự trao đổi nước thực vật phụ thuộc vào điều kiện môi trường - Vai trị chất khống thực vật Phân biệt nguyên tố khoáng đại lượng vi lượng - Phân biệt chế trao đổi chất khoáng (thụ động chủ động) thực vật - Con đường Vận chuyển nước nguyên tố khoáng: qua không bào, qua tế bào chất, gian bào - Vai trị nitơ, chuyển hóa dạng nitơ đất nitơ tự (N2) khí - Bón phân hợp lí tạo suất cao trồng + Kĩ năng: - Rèn kỹ phân tích, so sánh, tổng hợp, thực hành, liên hệ thực tế, quan sát hình ảnh, tranh vẽ + Thái độ: - Tin tưởng vào khoa học; tự tin vào thân; có ý thức tự giác việc sử dụng nguồn nước bảo vệ xanh, bảo vệ mơi trường; Thân thiện tích cực hoạt động nhóm; u thích thiên nhiên, u thích mơn thơng qua hoạt động thí nghiệm, thực hành Định hướng lực hình thành phát triển: 2.1 Năng lực chung -Năng lực tự học - Năng lực giải vấn đề Vận dụng kiến thức hấp thụ nước, khoáng, thực vật vào việc phân bố trồng, bón phân, tưới nước hợp lý để nâng cao suất trồng -Năng lực sử dụng ngơn ngữ + Thuyết trình, giới thiệu chế độ tưới nước, phân bố mật độ trồng mối quan hệ chế độ tưới nước suất + Phiếu học tập + Viết báo cáo 2.2 Năng lực chuyên biệt -Năng lực quan sát : Quan sát hình dạng , cấu tạo mạch gỗ, mạch rây, cấu tạo khí khổng -Năng lực xác định mối liên hệ Dự đốn mối quan hệ có tưới nước,bón phân với suất trồng -Năng lực xử lý thông tin Thu thập, xử lý trình bày số liệu rõ ràng, dễ hiểu, logic điều tra chế độ tưới nước bón phân ảnh hưởng đến suất II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Giáo viên: - Các tài liệu, câu hỏi, tập, tranh ảnh sgk, video có liên quan đến nội dung chuyên đề Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ - Phiếu học tập - Mẫu vật, hóa chất dụng cụ thí nghiệm - Làm trước thí nghiệm: chứng minh nước, vai trị phân bón Học sinh: - Sách giáo khoa - Các đồ dùng: Bảng phụ giấy A0, bút lơng (theo nhóm) - Mẫu vật: hạt nẩy mầm,… III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động/ tình xuất phát (15 phút) Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập học sinh Mục tiêu hoạt động - Giới thiệu khái quát nội dung chuyên đề - HS ghi nhớ logic nội dung chuyên đề trao đổi nước muối khoáng hoạt động trao đổi chất lượng thực vật bao gồm: Hấp thụ, vận chuyển, thoát nước - Hấp thụ ion khoáng theo chế mang tính quy luật, sử dụng ion khoáng nước lấy vào để tổng hợp chất tạo sản phẩm - Những ứng dụng thực tiễn sản suất có liên quan đến kiến thức chuyên đề - Từ hình thành kỹ bản, có thái độ hiểu biết đắn với việc học tập GV có điều kiện thực việc hướng nghiệp ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, khởi tạo húng thú học tập môn Mục tiêu hoạt động - GV giới tiệu trình tự nội dung chuyên đề thông qua số hoạt động: - Chuẩn bị trước thí nghiệm chứng minh vai trị nước cây: chậu trồng tưới đầy đủ nước phân bón chậu trồng khơng tưới nước đầy đủ phân bón ( nhổ lên khỏi mặt đất) - Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm trả lời câu hỏi: - Hình thái, màu sắc chậu nào? HS dễ dàng thấy tưới đủ nước phân bón sinh trưởng xanh tốt, cịn trồng chậu thiếu nước sinh trưởng kém, vàng GV đặt vấn đề: - Cây lấy nước phân bón nhờ quan nào? theo chế nào? nước ion khoáng vận chuyển theo đường nào? - Nước thoát khỏi qua phận ? Sự thoát nước có vai trị mơi trường? - Những ion khoáng lấy vào rễ nằm dạng ? nhóm ion khống có vai trị ? … - Những vấn đề nêu làm rõ nội dung chuyên đề GV: ghi lên bảng ( chiếu lên hình) thứ tự nội dung chuyên đề thời gian thực chuyên đề Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 245 phút ) Nội dung, Phương thức tổ chức hoạt động học tập học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết hoạt động - Mô tả hình thái, màu sắc trồng thí nghiệm - Xác định sinh trưởng phát triển tốt chậu có đủ nước phân bón nhờ có phân bón - Ghi lại thứ tự tiêu đề nội dung Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết hoạt động Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 - Giới thiệu sơ lược quan hấp thụ nước khoáng chủ yếu rễ - Phân biệt chế hấp thụ nước ion khoáng rễ - Trình bày mối tương tác mơi trường rễ q trình hấp thụ nước ion khống - Hình thành kỹ năng: So sánh, tổng hợp, tư suy luận, quan sát, phân tích hình ảnh, liên hệ thực tế sống GV: a) Nội dung 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ I Cơ chế hấp thụ nước ion khoáng rễ a.Phương thức tổ chức hoạt động học tập học sinh GV: yêu cầu HS quan sát tranh vẽ hình 1.1 1.2 trang 6, 7sgk ban nêu vấn đề: rễ có đặc điểm thích nghi với hấp thụ nước ion khống? Những mơi trường nước hấp thụ nước nhờ phận nào? - HS làm việc độc lập với sgk giải vấn đề GV nêu ra: GV: giao cho HS PHT phần phụ lục(kẽ lên bảng mẫu), tổ chức hoạt động nhóm nhỏ(mỗi nhóm bàn), hướng dẫn HS làm việc sgk hồn thành PHT(3 phút), sau gọi đại diện 2-3 nhóm nộp sản phẩm trình bày trước lớp, nhóm cịn lại bổ sung, cuối GV hồn thiện PHT, đánh giá cho điểm yêu cầu HS ghi nội dung PHT1 vào GV cho HS quan sát tranh vẽ hình 1.3 trang 8sgk nêu vấn đề: nước ion khống từ mơi trường đất vào mạch gỗ rễ đường nào? HS: làm việc độc lập nêu đường dạng sơ đồ Huỳnh Thế Vĩ -Nêu đặc điểm thích nghi: sinh trưởng nhanh chiều sâu, lan tỏa đến nguồn nước đất, sinh trưởng liên tục, hình thành nhiều lơng hút - Hợp tác nhóm ghi chép chế thẩm thấu: nước từ nơi nước cao đến nơi nước thấp - Nêu chế thụ động chủ động - Nêu sơ đồ đượng vận chuyển nước ion khoang: b.Nội dung: + Con đường gian bào: I Cơ chế hấp thụ nước ion khoáng rễ Từ lông hút →qua Rễ quan hấp thụ nước iơn khống thành tế bào→gian Rễ sinh trưởng nhanh chiều sâu, lan tỏa đến nguồn nước bào→Mạch gỗ đất, sinh trưởng liên tục, hình thành nhiều lơng hút giúp + Con đường tế bào hút nhiều nước ion khống chất: Từ lơng hút→qua Cơ chế hấp thụ nước ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút chất nguyên sinh→ a Hấp thụ nước: không bào→Mạch gỗ Theo chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) : Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) đất vào tế bào lông hút (và tế bào biểu bì cịn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn) b Hấp thụ ion khoáng Hấp thụ muối khoáng theo chế: + Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần lượng + Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần lượng Dòng nước ion khoáng từ đất vào mạch gỗ rễ - đường: + Con đường gian bào: Từ lông hút →qua thành tế bào→gian bào →Mạch gỗ + Con đường tế bào chất: Từ lông hút→qua chất nguyên sinh→ không bào→Mạch gỗ II Ảnh hưởng tác nhân mơi trường q trình hấp thụ nước ion khoáng rễ a Phương thức tổ chức hoạt động học tập học sinh GV: yêu cầu HS thực lệnh mục III.1 sgk: Hãy kể tên tác nhân ngoại cảnh ảnh hưởng đến lơng hút qua giải thích ảnh hưởng mơi trường qua trình hấp thụ nước HS nêu ảnh hưởng yêu tố: ion khoáng rễ Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ HS suy luận từ kiến thức học mục I kiến thức thực tế nêu áp suất thẩm thấu, độ câu trả lời pH, độ thoáng đất GV dùng kỷ thuật động não hỗ trợ HS suy nghĩ cách nêu vấn đề bổ trợ: thực tế không hút nước? b Nội dung Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp thụ nước ion khoáng như: Độ thẩm thấu, độ pH, Lượng oxi(độ thoáng đất) Qua nội dung 2: HS cần phải mô tả đươc: + Các đường vận chuyển chất cây: dòng vận chuyên lên ( dòng mạch gỗ); dòng vận chuyển xuống (dong mạc rây) bao gồm: - sơ lược cấu tạo mạch gỗ - Thành phần dịch vận chuyển - động lực thúc đẩy + Hình thành kỹ năng: - giao tiếp, hợp tác, suy luận , phân tích, so sánh, tổng hợp + có thái độ tự tin lực cá nhân trước tập thể b).Nội dung2:VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY a Phương thức tổ chức hoạt động học tập học sinh - GV: dùng PHT2 yêu cầu HS việc sgk theo nhóm Các nhóm HS hồn thành Các nội dung Dịng mạch gỗ Dòng mạchđược rây nội dung PHT Sơ lược cấu tạo mạch trình bày xác Thành phần dịch vận nội dung: chuyển - sơ lược mạch gỗ( hệ Động lực thú đẩy thống tế bào chết GV Thực theo tiến trình sau: - Phân nhóm, nêu yêu cầu làm việc, phát PHT trống mạch ống quản bào nối thành ống nối giấy A4 (2 phút) tiếp từ rễ lên lá, - Cho nhóm hoạt động(5-7 phút) ống có lỗ bên - Các nhóm nộp sản phẩm báo cáo, HS góp ý( 10 phút) - GV: hồn nội dung sản phẩm HS ( GV chuẩn bị thông nội dung PHT có đủ nội dung bẳng bảng phụ chiếu lên màng - Mạch rây : gồm hệ thống tế bào sống hình, nhận xét, cho điểm nhóm có sản phẩm tốt ống rây TB kèm b Nội dung: HS ghi(sửa chữa) vào PHT gắn vào học Các nội dung Dòng mạch gỗ Sơ lược cấu tạo mạch Hệ thống tế bào chết mạch ống quản bào nối thành ống nối tiếp từ rễ lên lá, ống có lỗ bên thông Hệ thống tế bào sống ống rây TB kèm Thành phần dịch vận chuyển Chủ yếu nước, ion khoáng, chất hữ tổng hợp từ rễ(a.amin, vitamin…) Động lực thúc đẩy Sự kết hợp lực: - Lực đẩy áp suất rễ tạo nên - Lực hút thoát nước - Lực liên kết phân tử nước với với thành mạch gỗ Chủ yếu chất hữu tổng hợp từ ( đường, axit amin, hoocmon ATP…) số ion khống sử dụng cịn lại Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu quan nguồn(lá) quan chứa( củ, quả, hạt…) c) Nội dung 3: THOÁT HƠI NƯỚC a Phương thức tổ chức hoạt động học tập học sinh I GV: Yêu cầu HS làm đọc mục I sgk, quan sát hình vẽ 3.1 dùng hệ thống câu hỏi tái kiến thức cũ: - Lượng nước hút vào sử dụng để làm ? - Sự nước qua tán có vai trị ? - Tại , trời nắng gắt không bị cháy lá? + Qua nội dung - Tại đứng bóng cảm thấy mát mẻ ? HS cần phải: - Cây lấy khí CO2 vào dùng cho quang hợp đường I HS: trả lời ý sau: - Cây sử dụng 2% tổng lượng nước hút Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 - Nêu vai trị q trình nước đời sống thực vật - Biết quan thích nghi với chức thoát nước - Nêu chế điều tiết độ mở khí khổng tác nhân ảnh hưởng đế nước + Hình thành kỹ năng: liên hệ thực tế, phân tích, phát vấn đề, tự học tự nghiên cứu - Xác định thái độ tôn trọng khoa học tự nhiên, tự giác bảo vệ xanh… GV: Huỳnh Thế Vĩ nào? vào để tổng hợp - HS: làm việc sgk, trao đổi nhóm nhỏ, suy luận, nhớ lại kiến thức chất sống… cũ trả lời câu hỏi GV đưa - Sự thoát nước giúp chống đốt nóng II GV: yêu cầu HS đọc mục II.1 nêu câu hỏi: - tạo động lực giúp - Lá có đặc điểm giúp thoát nước ? hút nước - Sự thoát nước qua đường: khí khổng cutin, chủ - Giúp khí khổng mở yếu qua khí khổng sao? tạo điều kiện CO2 vào - Sự điều tiết đóng mở khí khổng diễn nào? để quang hợp HS: làm việc độc lập với sgk tra lời nội dung trình - tạo nước điều hịa bày chế đóng mở khí khổng sơ đồ nhiệt độ mơi trường GV: giải thích thêm thích nghi cấu tạo khí khổng với chế đóng mở khí khổng II HS nêu được: có chứa nhiều khí khổng đóng mở khí III GV dùng hệ thống câu hỏi có vấn đề, tạo tình liên khổng, số lượng tế bào hệ thực tế: khí khổng định - Sự nước phụ thuộc vào yếu tố nào? lượng nước thoát qua - Tai thực tế loài vào giai đoạn non, III HS tra lời gặp phải trời nắng gắt, nhiệt độ cao bị cháy ? nội dung: Thoát nước - Trong thực tế người ta thường sử dụng lọa phân bón làm phụ thuộc yếu tăng tính chống chịu hạn cho cây? tố: nước, ánh sáng, IV Cân nước ? tạo bị nước thừa nước nhiệt độ, gió, số có ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường? ion khống - Trong sản xuất nơng nghiệp cần có biện pháp để tưới IV HS trả lời được: tiêu hợp lý cho trồng? Nước hút vào = nước HS: suy luận, liên hệ thực tế, làm việc sgk trả lời vấn đề GV thoát  cân nêu - dùng nhiều biện pháp b Nội dung: chống hạn, chống úng I Vai trị q trình nước sản xuất nơng 98% lượng nước lấy vào thoát qua lá, thoát nước nghiệp có vai trị : - Tạo lực hút , hút dịng nước ion khống từ rễ lên đến phận khác mặt đất - Giúp hạ nhiệt độ cây, chống lại đốt nóng - Làm khí khổng mở, tạo điều kiện cho khí CO khuếch tán vào cung cấp cho trình quang hợp II Thoát nước qua Lá quan nước Lá có đặc điểm thích nghi với chức nước: - Lớp biểu bì có lớp cutin chứa nhiều khí khổng - Khí khổng lớp biểu bì tạo bỡi tế bào hình hạt đậu ghép lại Hai đường thoát nước: qua khí khổng qua cutin + Thốt nước chủ yếu qua khí khổng mạnh mặt mặt có nhiều khí khổng mặt + Nước qua khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước tế bào hạt đậu - Khi tế bào hạt đậu no nướckhí khổng mởnước Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ mạnh - Khi tế bào hạt đậu nướckhí khổng khépnước yếu III Tác nhân ảnh hưởng đến thoát nước - Nước: độ đóng mở khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước tế bào khí khổng độ ẩm khơng khí - Ánh sáng: Cường độ ánh sáng tăng thoát nước mạnh - Nhiệt độ, gió số ion khống IV Cân nước tưới tiêu hợp lý cho trồng - Trong ln có chế điều hịa lượng nước hút qua rễ thoát qua - Phá vỡ cân ảnh hưởng đến sinh trưởng bình thường cây, cần thực viếc tưới tiêu hợp lý cho trồng - Nêu khái niệm: nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu, nguyên tố đại lượng nguyên tố vi lượng - Trình bày vai trị đặc trưng nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu - Liệt kê nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, dạng phân bón hấp thụ + Hình thành kỹ năng: giải vấn đề; phân tích hình ảnh, bảng, biểu đồ; liên hệ thực tế + có thái độ nhận định tác hại việc bón phân khơng hợp lý trồng người d) Nội dung 4: VAI TRỊ CỦA CÁC NGUN TỐ KHỐNG a Phương thức tổ chức hoạt động học tập học sinh I GV: yêu cầu HS đọc mục I nêu vấn đề: (?) Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ? Gồm có ngun tố ? Nếu thiếu nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trồng có biểu HS: độc lập nghiên cứu mục I ( thảo luận nhóm người ) giải vấn đề GV nêu GV: minh họa thêm cho HS số ví dụ thực tế khác I HS: - Nêu khái niệm nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có dấu hiệu sgk: - Phân biệt nguyên tố đa lượng II GV: yêu cầu HS đọc nội dung bảng trang 22 sgk giải vi lương câu lệnh Trong HS làm việc sgk để định hướng HS Giải câu nắm vai trò nguyên tố dinh dưỡng lệnh sgk khoáng, GV cần nêu câu hỏi phụ: vai trò cấu trúc, vai trò II HS nêu được: điều tiết - Vai trò cấu trúc: tham gia câu tạo nên chất sống… - Vai trò điều tiết: cáu III GV yêu cầu HS độc lập đọc mục III sgk nêu vấn đề: - Nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng khống cho có từ tạo nên enzim, hoocmon điều tiết đâu ? - Dựa vào đồ thị hình 4.3 rút nhận xét liều lượng phân hoạt đọng sống bón hợp lý để đảm bảo cho sinh trưởng tốt mà không gây III HS nêu ô nhiễm ? - Trong sản xuất nông nghiệp việc lạm dụng phân bón nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng cho cây: hóa học gây tác hại gì? đất phân bón - nêu nguyên tắc bón phân hợp lý b Nội dung: tác hại bón phân I Nguyên tố dinh dưỡng khống thiết yếu khơng hợp lý - Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu : + Ngun tố mà thiếu khơng hồn thành chu trình - Liên hệ giải thích tượng sống thực tế + Không thể thay nguyên tố khác + Phải trực tiếp tham gia vào q trình chuyển hóa vật chất Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ thể - Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm : + Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg + Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thường biểu thành dấu hiệu màu sắc đặc trưng II Vai trị ngun tố dinh dưỡng khống thiết yếu - Tham gia cấu tạo chất sống - Điều tiết trình trao đổi chất, hoạt động sinh lý cây: + Thay đổi đặc tính lý hóa keo nguyên sinh chất + Hoạt hóa enzim, làm tăng hoạt động trao đổi chất + Điều chỉnh q trình sinh trưởng - Tăng tính chống chịu trồng III.Nguồn cung cấp nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho Đất nguồn chủ yếu cuang cấp nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho - Trong đất nguyên tố khống tồn dạng: Hịa tan khơng hịa tan - Cây hấp thụ muối khống dạng hịa tan Phân bón cho trồng - Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho trồng - Bón khơng hợp lí với liều lượng cao mức cần thiết sẽ: + Gây độc cho + Ơ nhiễm nơng sản + Ơ nhiễm mơi trường đất, nước… - Tùy thuộc vào loại phân, giống trồng để bón liều lượng cho phù hợp e) Nội dung 5: DINH DƯỠNG NI TƠ Ở THỰC VẬT a Phương thức tổ chức hoạt động học tập cảu học sinh I.GV: Cho HS quan sát hình 5.1, 5.2, trả lời câu hỏi: - Em mơ tả thí nghiệm, từ rút nhận xét vai trị nitơ phát triển cây? I.HS: Học xong nội dung HS: Quan sát hình → trả lời câu hỏi - Nêu vai trò HS cần phải: GV: đưa thêm số hình ảnh sưu tầm thực tế biểu hình chung, vai trị cấu trúc + Nêu vai trị thái lồi trồng bị thiếu nitơ như: lúa, ngô , hoa vai trò điều tiết sinh lý nguyên cảnh… nêu số ví dụ tố nitơ, dạng cụ thể nitơ sử dụng II.GV : Cho nghiên cứu mục III, trả lời câu hỏi: nguồn - Hãy nêu dạng Nitơ chủ yếu Trái đất? cung cấp nitơ cho - Yêu cầu HS độc lập hồn thành PHT - Trình bày II.HS: đường - Trả lời dạng chuyển hóa nitơ Dạng nitơ Đặc điểm Khả hấpnitơ thụ tự nhiên đất cố Nitơ khoáng cung cấp cho Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 định nitơ sinh học có lợi cho - Nêu mối quan hệ giữ phân bón với suất trồng mơi trường + Hình thài kỹ : phân tích, tổng hợp, so sánh, phân tích hình ảnh, kỹ tự học, tự nghiên cứu liên hệ thực tế + Có thái độ u thích thiên nhiên, tin tưởng vào khoa học có trách nhiệm với việc bảo vệ môi trường GV: Nitơ hữu HS : Nghiên cứu mục III → hoàn thành nhiệm vụ GV : Kiểm tra PHT số HS ; nhận xét, bổ sung → kết luận Liên hệ thực tếgiáo dục môi trường : dạng nitơ không khí (NO, NO2) , nitơ hữu từ chất thải chăn nuôi, công nghệ thực phẩm gây ô nhiễm môi trường, gây độc cho III.GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục IV, quan sát hình 6.2 → dùng kỹ thuật động não, nêu hệ thống câu hỏi: - nêu đường chuyển hóa nitơ hữu đất thành dạng nitơ khoáng ? - Nêu đường sinh học cố định N2 xảy đất sản phẩm ? - Giải thích sau mưa giống trồng xanh tốt ? - Tại thực tế trồng loại họ đậu ( đậu xanh, đen, đậu tương ) người nơng dân khơng bón phân đạm mà bón phan lân kali ? HS : Nghiên sgk, quan sát sơ đồ, liên hệ thực tế suy luận trả lời câu hỏi IV.GV: Yêu cầu HS nghiên cứu mục V, trả lời câu hỏi : - Thế bón phân hợp lí ? - Phương pháp bón phân ? HS: Nghiên cứu mục V → trả lời câu hỏi GV : Nhận xét, bổ sung → kết luận, liên hệ thực tế ; giáo dục môi trường Huỳnh Thế Vĩ - Hoàn thành nội dung PHT III.HS: - Nêu đực đường chuyển hóa nitơ đất dạng sơ đồ chuyển hóa: Amon hóa; nitrat hóa, phản nitrat hóa - Nêu sơ đồ cố định N2 đất nhờ vi sinh vật cố định đạm: vi khuần nốt sần rễ đậu… IV.HS: Nêu được: - Bón phân hợp lý làm tăng suất trồng b Nội dung: -Các phương pháp bón I Vai trị sinh lý nguyên tố nitơ: - Vai trò chung: Nitơ cần cho sinh trưởng phát triển phân: qua rễ , qua lá, - Vai trò cấu trúc: Nitơ thành phần prơtêin, enzim, cơenzim bón thúc, bón lót - tác hại việc bón axit nucleic, diệp lục, ATP… thể thực vật - Vai trò điều tiết : Nitơ tham gia điều tiết q trình trao đổi phân khơng hợp lý: gây chất thể thực vật, cung cấp lượng điều tiết trạng ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất, thái ngậm nước phân tử nước… II Nguồn cung cấp ni tơ tự nhiên cho cây: - Ni tơ khơng khí - Ni tơ đất: Nitơ đất tồn dạng: + Nitơ khoáng(NO3- NH4+) - hấp thụ trực tiếp + Nitơ hữu (xác sinh vật) - không hấp thụ trực tiếp được, nhờ VSV đất khống hóa thành NO3- NH4+ III Q trình chuyển hóa nitơ đất cố định nitơ: Q trình chuyển hóa nitơ đất: Gồm trình: - Quá trình amon hóa: Nitơ hữu VK amon hóa NH4+ - Q trình nitrat hóa: NH4+ VK nitrat hóa NO3* Trong đất cịn xảy q trình phản nitrat hóa gây nitơ Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ đất NO3- VK phản nitrat hóa N2 Q trình cố định nitơ phân tử - Cố định nitơ trình liên kết nitơ hidro tạo NH3: N2 + H2 → NH3 - Con đường sinh học cố định nitơ: VSV thực + Nhóm VSV sống tự do: Vi khuẩn lam + Nhóm VSV sống cộng sinh: vi khuẩn thuộc chi Rhizobium… IV Phân bón với suất trồng mơi trường: Bón phân hợp lý suất trồng Bón phân: Đúng loại, đủ lượng, nhu cầu giống, thời điểm, cách, có tác dung làm tăng suất trồng Các phương pháp bón phân - Bón qua rễ: Bón lót, bón thúc - Bón qua Phân bón mơi trường Lượng phân bón dư thừa  thay đổi tính chất lí hóa đất, ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường Mục tiêu động hoạt +Sau học xong nội dung học sinh cần: Sử dụng giấy côban clorua để phát tốc độ thoát nước khác mặt + Hình thành kỹ năng: thực hành, quản lý tổ chức thí nghiệm; nghiên cứu khoa học +Rèn thái độ cẩn f)Nội dung 6: THỰC HÀNH: THÍ NGHIỆM THỐT HƠI NƯỚC Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập học Dự kiến sản phẩm, sinh đánh giá kết hoạt động I.GV: Chuẩn bị trước thực hành nội dung sau: +Phòng thực hành: vệ sinh, kiểm tra bàn ghế, dụng cụ, hóa chất… có liên quan đến nội dung thí nghiệm + Mẫu vật, dụng cụ, hóa chất Thí nghiệm 1: + HS: tiến hành thí - Cây có nguyên vẹn nghiệm: - Cặp nhựa gỗ - Thí nghiệm 1: làm - Giấy lọc ngồi sân trường (20- Đồng hồ bấm tay 24phút) - Dung dịch coban clorua % - bình hút ẩm + Tổ chức lớp học phịng thực hành: phân nhóm, giao nhiệm vụ cho HS:(5 phút) Phân lớp HS thành nhóm, phân cơng nhiệm vụ nhóm, nêu u cầu nội quy phịng thí nghiệm mà HS cần tn thủ Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 thận, trung thực công việc nghiên cứu GV: Huỳnh Thế Vĩ học, Chú ý vị trí dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, vệ sinh… + GV: làm trước thí nghiệm mẫu, trình diễn trước lớp cho HS quan sát, sau yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm(5 phút) + GV: kiểm tra nhắc nhở HS tiến hành thí nghiệm +Tổng kết giao nhiệm vụ cho nhóm viết thu hoạch nhà(5 phút) Nội dung: Thí nghiệm 1: So sánh tốc độ thoát nước hai mặt - Dùng miếng giấy có tẩm coban clorua sấy khô đạt lên mặt mặt đưới - Đặt tiếp lam kính lên mặt mặt đưới lá, dùng kẹp, kẹp lại - Bấm đồng hồ để tính thời gian giấy chuyển từ màu xanh sang màu hồng 3.Thu hoạch: - Mỗi HS làm tường trình, theo nội dung sau: Thí nghiệm 1: Bảng ghi tốc độ nước tính theo thời gian Tên cây, vị trí Nhóm Ngày, Giải thích có khác mặt Mục tiêu hoạt động Củng cố kiến thức nội dung: - hấp thụ nước ion khoáng - vận chuyển chất - Sự thoát nước Vai nguyên tố dinh dưỡng khoáng Dinh dưỡn ni tơ Hoạt động 3: Luyện tập ( 25 phút) Nội dung, Phương thức tổ chức hoạt động học tập học sinh GV dùng hệ thống câu hỏi, vấn đáp tái kiến thức: Nội dung1: - Cây hấp thụ nước ion khoáng quan ? Theo chế đường nào? - Phân biệt chế hấp thụ nước hấp thụ ion khoáng rễ? Nội dung 2: Trong nước chất hòa tan nước vận chuyển theo đường ? Trình bày thành phần chất vận chuyển, động lực thúc đường ? 3.Nội dung 3: - 98% lượng nước hút vào từ rễ ngồi qua đường nào? đường quan trọng ? - Sự nước qua có vai trị thực vật môi trường ? - Nêu chế đóng mở khí khổng? Nội dung 4: - Thế nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ? Thực vật cần nhóm nguyên tố nào? Nêu vai trị sinh lý số ngun tố khống phổ biến cây? 10 Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết hoạt động HS: nhớ lại kiến thức học trả lời vấn đề GV nêu Kết đạt tùy thuộc vào lực HS lớp khác Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ a/ Lúa, khoai, sắn, đậu b/ Ngơ, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu c/ Dứa, xương rồng, thuốc bỏng d/ Rau dền, kê, loại rau Câu 5: Những thuộc nhóm C3 là: a/ Rau dền, kê, loại rau b/ Mía, ngơ, cỏ lồng vực,cỏ gấu c/ Dứa, xương rồng, thuốc bỏng d/ Lúa, khoai, sắn, đậu Câu 6: Về chất pha sáng trình quang hợp là: a/ Pha ơxy hố nước để sử dụng H+, CO2 điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí b/ Pha ơxy hố nước để sử dụng H+ điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí c/ Pha ơxy hoá nước để sử dụng H+ điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí d/ Pha khử nước để sử dụng H+ điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí Mức vận dụng thấp: Câu 7: Chu trình C3 diễn thuận lợi điều kiện nào? a/ Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao b/ Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường c/ Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao d/ Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp Câu 8: Tác dụng kỹ thuật nhổ đem cấy gì? A Bố trí thời gian thích hợp để cấy B Tận dụng đất gieo ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp C Làm đứt chóp rễ miền sinh trưởng kích thích rễ để hút nhiều nước muối khống cho D Khơng phải tỉa bỏ bớt tiết kiệm giống Mức vận dụng cao: Câu 9: Cho thông tin sau, có thơng tin chưa nói quang hợp thực vật? Hãy sửa lại cho Bào quan thực chức quang hợp diệp lục Trong lá, lục lạp thường có nhiều tế bào biểu bì Diệp lục phân bố màng lục lạp Lá có màu xanh lục hệ sắc tố không hấp thu ánh sáng màu xanh lục Sản phẩm pha sáng dùng pha tối ATP, NADPH O2 Giai đoạn quang hợp thực tạo nên C6H12C6 mía Chu trình C4 pha sáng Sự giống đường CAM đường C4 là: sản phẩm ổn định AOA; chất nhận CO2 PEP; gồm chu trình C4 chu trình CanVin Sự khác đường CAM đường C4 không gian thời gian xảy V PHỤ LỤC ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP: Đặc điểm quang hợp TV C3, C4, CAM Chỉ số so sánh Quang hợp thực vật Nhóm thực vật Quang hợp C3 Đa số thực vật từ tảo → gỗ lớn rừng thực vật C4 Một số thực vật nhiệt đới cận nhiệt đới: mía, rau dễn, ngơ, cao lương 31 Quang hợp thực vật CAM Thực vật mọng nước: long, dứa; xương rồng Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ Ribulozơ - điP PEP (photphoenol - pirurat) PEP (photphoenol - pirurat) Sản phẩm APG (Hợp chất 3C) AOA (Hợp chất 4C) AOA (Hợp chất 4C) Năng suất sinh học Trung bình Cao Thấp Chất nhận CO2 Chuyên đề : HÔ HẤP Ở THỰC VẬT * Giới thiệu chung chuyên đề: Chủ đề gồm Bài 12: Hô hấp thực vật Bài 14: Thực hành : Phát hô hấp thực vật * Thời lượng dự kiến thực hiện: tiết ( Tiết 14+15) I MỤC TIÊU Kiến thức, kĩ năng, thái độ: + Kiến thức: – Nêu chất hô hấp thực vật, viết phương trình tổng qt vai trị hơ hấp thể thực vật – Phân biệt đường hô hấp thực vật liên quan với điều kiện có hay khơng có ơxy – Mơ tả mối quan hệ hô hấp quang hợp – Nêu ví dụ ảnh hưởng nhân tố môi trường hô hấp – Nắm vững kiến thức hô hấp thực vật, phát giải thích hai biểu bên ngồi quan trọng hơ hấp: thải khí CO2 hút O2 – Hiểu rõ sở khoa học cách tiến hành thí nghiệm, tự tiến hành thí nghiệm + Kỹ năng: a Kĩ học tập: – Làm việc độc lập với SGK, thảo luận nhóm, so sánh, phân tích, suy luận khái quát hóa kiến thức – Rèn luyện kĩ, thao tác thực hành, kĩ sử dụng dụng cụ hóa chất thí nghiệm b Kĩ sống: + Kĩ thể tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, trước lớp + Kĩ trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác ; quản lí thời gian đảm nhận trách nhiệm hoạt động nhóm + Kĩ tìm kiếm xử lí thơng tin hơ hấp thực vật + Thái độ: – Thấy được mối quan hệ hơ hấp – quang hợp – mơi trường để có biện pháp tác động phù hợp trình sản xuất bảo quản nơng sản – Có ý thức vệ môi trường Định hướng lực hình thành phát triển – Năng lực phát giải vấn đề – Năng lực ngôn ngữ – Năng lực hợp tác – Năng lực thực phịng thí nghiệm II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên – Kế hoạch học – Phương tiện, thiết bị dạy học: + Hình 12.2 số tranh ảnh sưu tầm có liên quan đến hơ hấp thực vật 32 Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ + Các mẫu vật, dụng cụ hóa chất cần cho 14: Mẫu vật: Hạt đậu (đã ủ cho nhú mầm) Dụng cụ: Bình thủy tinh (mỗi nhóm cái), nút cao su có lỗ khơng có lỗ, ống thủy tinh hình chữ U, phễu thủy tinh, ống nghiệm, cốc thủy tinh Hóa chất: Dung dịch Ca(OH)2 (nước vơi trong), nước sạch, diêm – Phiếu học tập: Phân biệt phân giải kị khí phân giải hiếu khí (phần phụ lục) – Chuẩn bị trước Thí nghiệm: Phát hơ hấp qua thải CO2 (Bài 14) Học sinh + Ôn tập kiến thức hô hấp tế bào Sinh học 10 + Chuẩn bị dụng cụ thực theo yêu cầu GV III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Tình xuất phát/khởi động (7 phút) Mục tiêu hoạt động - Đưa Thí nghiệm hô hấp hạt → Tại nước vôi bị vẩn đục Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS – GV cho HS quan sát Thí nghiệm: Phát qua thải CO2 (Bài 14) GV chuẩn bị trước giúp HS nắm thực vật có hơ hấp→Vào chủ đề Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết hoạt động – Nhiệm vụ HS: Quan sát nêu kết thí nghiệm – Mô tả: Nước vôi bị vẩn đục – Giải thích: CO2 sinh q trình nảy mầm hạt làm đục nước vôi Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (61 phút) Mục tiêu hoạt động – HS nêu chất hô hấp thực vật, viết phương trình tổng quát vai trị hơ hấp thể thực vật Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS a) Nội dung 1: Hô hấp thực vật I Khái quát hô hấp thực vật Hơ hấp thực vật gì? * Gv: Cây lấy oxy vào để làm gì? * Hs : Thảo luận nêu đáp án Nội dung: * Hơ hấp thực vật q trình oxi hóa sinh học (dưới tác động enzim) tế bào sống Trong đó, phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 H2O, đồng thời lượng giải phóng phần lượng tích luỹ ATP Phương trình tổng quát C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 +6 H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP) Vai trị hơ hấp thể thực vật 33 Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết hoạt động – Đại diện HS TL câu hỏi rút khái niệm hô hấp viết PTTQ - Hình thành kỹ năng: phân tích, - HS làm kết thí nghiệm Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: * Yêu cầu HS dựa vào PTTQ hô hấp, kết hợp vốn KT cũ → nêu vai trị hơ hấp * Nhiệm vụ HS: Phải phân tích rút vai trị hơ hấp thực vật Nội dung: * Vai trị hơ hấp – Thải nhiệt: cần thiết để trì hoạt động sống thể thực vật – Cung cấp lượng ATP cho hoạt động sống tế bào, thể – Hình thành sản phẩm trung gian nguyên liệu cho trình tổng hợp chất khác thể – HS phân biệt đường hô hấp thực vật liên quan với điều kiện có hay khơng có xy – HS hiểu khái niệm , điều kiện xảy hô hấp sáng biết đặc điểm hô hấp sáng II Con đường hô hấp thực vật * Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành PHT, * Nhiệm vụ HS: thảo luận theo nhóm, điền vào PHT, Nội dung : – Tùy điều kiện có oxi khơng có oxi phân tử mà xảy q trình: phân giải kị khí phân giải hiếu khí + Nội dung PHT (phần phụ lục) III Hô hấp sáng * Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, cho biết : Hơ hấp sáng gì? Xảy điều kiện nào? Đặc điểm hô hấp sáng * Nhiệm vụ HS: nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi GV Nội dung – Hô hấp sáng q trình hấp thụ O2 giải phóng CO2 ngồi ánh sáng – Hơ hấp sáng xảy thực vật C3, điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều, với tham gia c ba bào quan: Lục lạp → peroxixơm → ty thể - Hơ hấp sáng có đặc điểm: Xảy đồng thời với quang hợp, không tạo ATP, tiêu hao nhiều sản phẩm quang hợp (30 – 50%) 34 Huỳnh Thế Vĩ – HS nêu hô hấp tạo nhiệt ATP – HS nêu vai trị nhiệt độ việc trì hoạt động sống tế bào thể – HS nêu vai trò ATP tế bào thể – HS nắm vai trị hơ hấp hình thành sản phẩm trung gian – HS thảo luận theo nhóm, hồn thành bảng phân biệt phân giải kị khí hơ hấp hiếu khí – HS độc lập nghiên cứu thông tin SGK nêu khái niệm điều kiện hô hấp sáng biết đặc điểm hô hấp sáng Giáo án dạy học theo chun đề - Mơn Sinh 11 – HS trình bày được mối quan hệ hô hấp quang hợp – HS nêu ảnh hưởng nhân tố môi trường hô hấp – HS nắm vững kiến thức hô hấp thực vật, phát giải thích hai biểu bên ngồi quan trọng hơ hấp: thải khí CO2 hút O2 – HS hiểu rõ sở khoa học cách tiến hành thí nghiệm, tự tiến hành thí nghiệm GV: IV Mối quan hệ hô hấp với quang hợp môi trường Mối quan hệ hô hấp quang hợp * GV yêu cầu HS thực lệnh SGK * Nhiệm vụ HS: dựa vào kiến thức quang hợp hô hấp, chứng minh quang hợp tiền đề cho hô hấp ngược lại Nội dung - Quang hợp tích luỹ lượng, tạo chất hữu cơ, oxi ngun liệu cho q trình hơ hấp; - Ngược lại hô hấp tạo lượng cung cấp cho hoạt động sống có tổng hợp chất tham gia vào trình quang hợp (sắc tố, enzim, chất nhận CO ) Mối quan hệ hô hấp với môi trường: nước, nhiệt độ, … * Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, Hãy nêu khái quát ảnh hưởng môi trường q trình hơ hấp xanh? * Nhiệm vụ HS: Làm việc SGK vốn hiểu biết hơ hấp phân tích ảnh hưởng nhân tố Nội dung Hô hấp chịu ảnh hưởng môi trường Điều chỉnh yếu tố môi trường PP bảo quản nông phẩm b) Nội dung 2: Thực hành: Phát hơ hấp thực vật 2.1 Thí nghiệm phát hô hấp qua thải CO2 * GV giới thiệu mẫu vật, dụng cụ hóa chất cần dùng cho thí nghiệm Thơng báo cho HS có thay đổi khâu chuẩn bị - Chia lớp học thành nhóm HS, giao dụng cụ, hóa chất mẫu vật cho nhóm Yêu cầu HS giữ gìn, bảo quản dụng cụ cẩn thận tiến hành thí nghiệm – Hướng dẫn HS thao tác thực lắp đặt thí nghiệm, lưu ý cho HS số điểm làm thí nghiệm → Yêu cầu HS nhận xét tượng xảy dd nước vơi trong, giải thích rút kết luận sau tiến hành thí nghiệm * Nhiệm vụ HS: Thực theo hướng dẫn GV 35 Huỳnh Thế Vĩ – HS chứng minh mối quan hệ hô hấp quang hợp – HS biết yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp thực vật phân tích ảnh hưởng nhân tố – HS biết mẫu vật, dụng cụ hóa chất cần dùng cho thí nghiệm – HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát ghi chép kết thí nghiệm → nhận xét tượng, giải thích kết Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ 2.2 Thí nghiệm phát hơ hấp qua hút O2 * Giới thiệu mẫu vật, dụng cụ cần dùng cho thí nghiệm - Chia lớp học thành nhóm HS,hướng dẫn HS thao tác thực hiện, Lưu ý HS: Đưa nến vào bình phải thật nhanh tránh để O2 từ khơng khí khuếch tán vào bình sau mở nắp, thí nghiệm không thành công → Yêu cầu HS quan sát so sánh tốc độ tắt nến hai bình, giải thích rút kết luận * Nhiệm vụ HS: Thực theo hướng dẫn GV – HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, quan sát ghi chép kết thí nghiệm → nhận xét tượng, giải thích kết Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) Mục tiêu hoạt động HS vận dụng kiến thức học để trả lời câu hỏi mức độ nhận biết thông hiểu, nhằm cố kiến thức, tự đánh giá mức độ hiểu Mục tiêu hoạt động – HS vận dụng kiến thức để giải thích số tượng thực tế Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết hoạt động GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau HS trả lời: Câu hỏi tự luận: Câu 1: Hô hấp 1/ Hô hấp hiếu khí có ưu so với hơ hiếu khí tích lũy hấp kị khí? nhiều lượng Mục đích bảo quản nơng sản? Các biện pháp Câu 2: bảo vệ nông sản? Mục đích: giữ chất lượng khối lượng nơng phẩm Biện pháp: Ngăn chặn nhân tố có lợi cho hoạt động hô hấp: Giảm hàm lượng nước, giảm nhiệt độ, tăng CO2… Hoạt động 4: Vận dụng, tìm tịi mở rộng (17 phút) Dự kiến sản phẩm, Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập đánh giá kết hoạt HS động – Kiến thức khái niệm, – GV đặt câu hỏi: Tại – HS vận dụng chế hô hấp yếu bảo quản nông sản, kiến thức học, ảnh hưởng thực phẩm người ta cần liên hệ suy luận để trì hơ hấp với cường đưa câu trả lời độ thấp? - Kiến thức hệ số hô – Đối với HS –giỏi, – HS tự nghiên cứu tài Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập HS 36 Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 hấp (RQ) GV: GV giới thiệu hệ số hơ hấp (RQ) ý nghĩa (Tham khảo Sinh học 11 nâng cao) Huỳnh Thế Vĩ liệu nhà - Hoàn thành nội dung mục IV IV CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Mức nhận biết Câu Hơ hấp q trình A ơxy hố hợp chất hữu thành CO2 H2O, đồng thời giải phóng lượng cần thiết cho hoạt động thể B ơxy hố hợp chất hữu thành O2 H2O, đồng thời giải phóng lượng cần thiết cho hoạt động thể C ôxy hoá hợp chất hữu thành CO2 H2O, đồng thời tích luỹ lượng cần thiết cho hoạt động thể D khử hợp chất hữu thành CO2 H2O, đồng thời giải phóng lượng cần thiết cho hoạt động thể Câu Phương trình tổng qt hơ hấp thực vật A CO2 + H2O + Năng lượng (ATP) → C6H12O6 + 6O2 B C6H12O6 + O2→6 CO2 + 6H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP) C CO2 + H2O → C6H12O6 + 6O2 + Nhiệt D C6H12O6 + O2 →6CO2 + H2O + Nhiệt Câu Phân giải kị khí phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là: A Chuổi chuyển êlectron B Chu trình crep C Đường phân D Tổng hợp Axetyl – CoA Câu Các giai đoạn phân giải hiếu khí diễn theo trật tự nào? A Chu trình crep  Đường phân  Chuổi chuyền êlectron hô hấp B Đường phân  Chuổi chuyền êlectron hơ hấp  Chu trình crep C Đường phân  Chu trình crep  Chuổi chuyền êlectron hô hấp D Chuổi chuyền êlectron hô hấp  Chu trình crep  Đường phân Câu Hơ hấp sáng xảy với tham gia bào quan theo thứ tự A ti thể → lục lạp → ribôxôm B lục lạp → perôxixôm → ti thể C ti thể → lizôxôm → lục lạp D ti thể → perôxixôm → lục lạp Mức thông hiểu Câu Q trình phân giải kị khí thực vật có đặc điểm sau đây? A Xảy tế bào chất, điều kiện đủ oxy B Giải phóng lượng C Khơng xảy tạo sản phẩm gây độc cho D Bao gồm giai đoạn đường phân, lên men chuỗi truyền điện tử Câu Nói hơ hấp sáng điều sau không đúng: A Enzim cacboxilaza chuyển thành enzim ơxigenaza ơxi hóa ribulơzơ-1,5-điP đến CO2 B Hô hấp sáng làm tăng suất quang hợp 37 Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ C Xảy điều kiện cường độ ánh sáng cao, CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều D Hơ hấp sáng q trình hấp thụ ơxi giải phóng CO2 ngồi ánh sáng Mức vận dụng Câu Để phát hơ hấp thực vật, nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm sau: Dùng bình cách nhiệt giống đánh số thứ tự 1, 2, Cả bình đựng hạt giống lúa: bình1 chứa 1kg hạt nhú mầm, bình chứa 1kg hạt khơ, bình chứa 1kg hạt nhú mầm luộc chín bình chứa 0,5kg hạt nhú mầm Đậy kín nắp bình để Biết điều kiện khác bình phù hợp với thí nghiệm Theo lí thuyết, có dự đốn sau kết thí nghiệm? I Nhiệt độ bình tăng II Nhiệt độ bình cao III Nồng độ O2 bình bình giảm IV Nồng độ O2 bình tăng A B C D V PHỤ LỤC Điểm phân biệt Các giai đoạn Nơi xảy Nhu cầu oxy Sản phẩm Hiệu lượng ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP: PHÂN BIỆT PHÂN GIẢI KỊ KHÍ VÀ PHÂN GIẢI HIẾU KHÍ Phân giải kị khí Phân giải hiếu khí Đường phân lên men Đường phân, chu trình Crep chuỗi chuyển elctron Tế bào chất Tế bào chất (đường phân) ti thể (chu trình Crep chuỗi chuyền electron) Khơng có oxy Có oxy phân tử Rượu etylic (lên men etilic) axit CO2, H 2O, (36 – 38) ATP, Nhiệt lactic (lên men lactic) Thấp (2ATP/1 phân tử glucôzơ) Cao (36 – 38 ATP/1 phân tử glucôzơ) ÔN TẬP Giới thiệu : Ôn tập nội dung cốt lõi chương Thời lượng dự kiến : tiết ( Tiết 16) I.MỤC TIÊU: Kiến thức, kỹ năng, thái độ: Kiến thức: - Mô tả mối quan hệ dinh dưỡng thể thực vật (trao đổi nước, hấp thụ nước chất dinh dưỡng khoáng, quang hợp vận chuyển vật chất) - Trình bày mối quan hệ gắn bó phụ thuộc lẫn quang hợp hô hấp Kỹ năng: - Rèn kỹ phân tích, tổng hợp - Vận dụng kiến thức vào thực tế Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ cho thân người xung quanh Định hướng lực hình thành phát triển Số Năng lực Các kỹ 38 Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ TT Năng lực giải Học sinh thảo luận giải vấn đề giáo viên đưa vấn đề Năng lực sử dụng Trình bày đúng, đủ xác ngơn ngữ Năng lực hợp tác Thảo luận nhóm Năng lực chuyên biệt: Số Năng lực Các kỹ TT Năng lực quan sát Quan sát tranh, ảnh, bảng biểu Năng lực xác định Xác định mối liên hệ hệ quan mối liên hệ Năng lực tiên đoán Dự đoán kết tình II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: - Tranh vẽ sơ đồ hình: 22.1- 22.2 - Hệ thống hóa kiến thức Học sinh: - Đọc bài, ôn tập chương - Xem lại câu hỏi cuối chương III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Tình xuất phát/ khởi động (9 phút) Mục tiêu Mô tả mối quan hệ dinh dưỡng thể thực vật Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập học sinh - Gọi Hs lên bảng hồn thành tập thích cho H22.1 - Cho Hs khác nhận xét bổ sung (?) Giữa q trình có MQH với nào? - Đại diện Hs lên bảng hoàn thành tập Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết hoạt động - Nêu : Nước Ion khoáng theo mạch gỗ vận chuyển lên cung cấp nguyên liệu cho Quang hợp thoát qua để điều hoà nhiệt độ cho , qua tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán qua khí khổng - Các Hs khác góp ý , bổ sung vào bên cung cấp cho Quang hợp Đường Quang - Nhận xét phần trình bày học sinh hợp sinh theo mạch rây vận chuyển ngược xuống rễ sử dụng dự trữ O2 sinh khuến tán vào khơng khí điều hồ khí Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút) 39 Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Trình bày Nội dung:MQH Quang hợp Hô hấp mối thực vật quan hệ gắn - Yêu cầu Hs quan sát H22.2 Điền chất cần bó phụ thiết vào (?) thuộc lẫn quang hợp hô hấp - Đại diện học sinh trình bày MQH theo sơ đồ : Sản phẩm trình nguyên liệu trình ngược lại - Học sinh Quan sát H22.2 , thảo luận , vận dụng kiến thức học Quang hợp Hơ hấp , đại diện hồn thành tập , Hs khác góp ý , bổ sung Nội dung : O2+ C6H12O6 CO2+ H2O ADP + Pi (H3PO4) ATP Hoạt động 3: Luyện tập (21 phút) Học sinh Gv: Yêu cầu Hs giải câu hỏi mục IV vận dụng Hs: Đại diện trả lời kiến thức Gv: Nhận xét, thông báo đáp án giải câu hỏi Nêu đáp án IV CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Mức nhận biết: A Tự luận : Câu : Cơ chế hấp thụ nước khoáng rễ ? B Trắc nghiệm: Câu 1: Những thuộc nhóm thực vật C4 là: A Lúa, khoai, sắn, đậu B Dứa, xương rồng, thuốc bỏng C Rau dền, kê, loại rau D Mía, ngơ, cỏ lồng vực, cỏ gấu Câu 2: Chất tách thành CO2 vào chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là: A APG (axit phốtphoglixêric) B AlPG (anđêhit photphoglixêric) C AM (axitmalic) D RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat) Mức thông hiểu: A Tự luận : 40 Huỳnh Thế Vĩ Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ Câu : Các đường thoát nước qua Con đường chủ yếu ? Vì ? B Trắc nghiệm : Câu 1: Pha tối quang hợp hợp nhóm hay nhóm thực vật xảy chu trình canvin? A Nhóm thực vật C3 B Nhóm thực vật C3, C4 CAM C Nhóm thực vật CAM D Nhóm thực vật C4 Mức vận dụng thấp: A Tự luận : Câu 1: Những điểm khác quang hợp hô hấp hiếu khí : Nơi xảy , đơn vị thực , nguyên liệu , sp , phản ứng , điều kiện thực ? V PHỤ LỤC: Tranh ÔN TẬP Giới thiệu : Ôn tập nội dung cốt lõi học kì Thời lượng dự kiến : tiết ( Tiết 17) I.MỤC TIÊU: * Kiến thức: Chuyển hóa vật chất lượng thực vật * Kĩ năng: Rèn kỹ khái quát, tổng hợp kiến thức * Thái độ: Giáo dục ý thức học tập nghiêm túc *Định hướng lực hình thành phát triển: - Năng lực phát giải vấn đề - Năng lực tổng hợp kiến thức Định hướng lực hình thành phát triển Năng lực tự làm tập trắc nghiệm II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm rải chương I Học sinh: Xem lại kiến thức chương I III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Tình xuất phát/ khởi động (2phút) 41 Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Mục tiêu Huỳnh Thế Vĩ Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động Dự kiến sản phẩm, đánh giá học tập học sinh kết hoạt động Nhận đề trắc Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học Nhận phiếu, kiểm tra độ rõ nét, nghiệm sinh số lượng câu u cầu học sinh hồn thành vịng 30 phút cách độc lập Học sinh nhận phiếu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (43 phút) Giải Gọi học sinh trình bày kết khoảng câu Suy nghĩ hoàn thành phiếu trả lời câu trắc Học sinh trả lời theo làm Giáo viên nhận xét, thơng báo đáp án nghiệm Giáo viên cho điểm học sinh làm tốt CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Nêu đáp án Khoanh tròn vào đáp án cho câu ( Phần phụ lục) trắc nghiệm Câu 1: Điều sau không với dạng nước tự do? A/ Là dạng nước chứa khoảng gian bào B/ Là dạng nước chứa bị hút phân tử tích điện C/ Là dạng nước chứa mạch dẫn D/ Là dạng nước chứa thành phần tế bào Câu 2: Nơi nước chất hoà tan qua trước vào mạch gỗ rễ là: A/ Tế bào lông hút B/ Tế bào nội bì C/ Tế bào biểu bì D/ Tế bào vỏ Câu 3: Ý sau không với đóng mở khí khổng? A/ Một số thiếu nước ngồi sáng khí khổng đóng lại B/ Một số sống điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hồn tồn vào ban ngày C/ Ánh sáng nguyên nhân gây nên việc mở khí khổng D Ln mở Câu 4: Điều sau khơng với vai trị dạng nước tự do? A/ Tham gia vào trình trao đổi chất B/ Làm giảm độ nhớt chất nguyên sinh C/ Giúp cho trình trao đổi chất diễn bình thường thể D/ Làm dung mơi, làm giảm nhiệt độ thoát nước Câu 5: Khi tế bào khí khổng trương nước thì: A/ Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở B/ Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng 42 Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: theo nên khổng mở C/ Vách dày căng làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở D/ Vách mỏng căng làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở Câu 6: Để tổng hợp gam chất khô, khác cần khoảng gam nước? A/ Từ 100 gam đến 400 gam B/ Từ 600 gam đến 1000 gam C/ Từ 200 gam đến 600 gam D/ Từ 400 gam đến 800 gam Câu 7: Cứ hấp thụ 1000 gam giữ lại thể: A/ 60 gam nước B/ 90 gam nước C/ 10 gam nước D/ 30 gam nước Câu 8: Phần lớn chất khoáng hấp thụ vào theo cách chủ động diễn theo phương thức ? A/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp rể cần lượng B/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp rể C/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao rể không cần tiêu hao lượng D/ Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao rể cần tiêu hao lượng Câu 9: Nhiệt độ có ảnh hưởng: A/ Chỉ đến vận chuyển nước thân B/ Chỉ đến trình hấp thụ nước rể C/ Chỉ đến q trình nước D/ Đến hai trình hấp thụ nước rể thoát nước Câu 10: Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm: A/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe B/ C, H, O, N, P, K, S, Ca,Mg C/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn D/ C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu Câu 11: Độ ẩm khơng khí liên quan đến q trình nước nào? A/ Độ ẩm khơng khí cao, nước khơng diễn B/ Độ ẩm khơng khí thấp, nước yếu C/ Độ ẩm khơng khí thấp, nước mạnh D/ Độ ẩm khơng khí cao, thoát nước mạnh 43 Huỳnh Thế Vĩ Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Câu 12: Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến trình hấp thụ nước rễ nào? A/ Độ ẩm đất khí thấp, hấp thụ nước lớn B/ Độ đất thấp, hấp thụ nước bị ngừng C/ Độ ẩm đất cao, hấp thụ nước lớn D/ Độ ẩm đất cao, hấp thụ nước Câu 13: Nguyên nhân trước tiên làm cho không ưa mặn khả sinh trưởng đất có độ mặn cao là: A/ Các phân tử muối sát bề mặt đất gây khó khăn cho xuyên qua mặt đất B/ Các ion khoáng độc hại C/ Thế nước đất thấp D/ Hàm lượng oxy đất thấp Câu 14: Vai trò Nitơ thực vật là: A/ Thành phần axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ B/ Chủ yếu giữ cân nước ion tế bào, hoạt hố enzim, mở khí khổng C/ Thành phần thành tế bào, màng tế bào, hoạt hố enzim D/ Thành phần prơtêin axít nuclêic Câu 15: Kết sau không đưa sáng, lục lạp tế bào khí khổng tiến hành quang hợp? A/ Làm tăng hàm lượng đường B/ Làm thay đổi nồng độ CO2 pH C/ Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước khí khổng mở D/ Làm giảm áp suất thẩm thấu tế bào Câu 16: Ý không với hấp thu thụ động ion khoáng rễ? A/ Các ion khoáng hồ tan nước vào rễ theo dịng nước B/ Các ion khoáng hút bám bề mặt keo đất bề mặt rễ trao đổi với có tiếp xúc rễ dung dịch đất (hút bám trao đổi) C/ Các ion khoáng thẩm thấu theo chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp D/ Các ion khoáng khuếch tán theo chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp Câu 17: Biện pháp quan trọng giúp cho rễ phát triển? A/ Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ 44 Huỳnh Thế Vĩ Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ B/ Tưới nước đầy đủ bón phân hữu cho đất C/ Vun gốc xới xáo cho D/ Tất biện pháp Câu 18: Vì sau bón phân, khó hấp thụ nước? A/ Vì áp suất thẩm thấu đất giảm B/ Vì áp suất thẩm thấu rễ tăng C/ Vì áp suất thẩm thấu đất tăng D/ Vì áp suất thẩm thấu rễ giảm Câu 19: Sự thoát nước qua có ý nghĩa cây? A/ Làm cho khơng khí ẩm dịu mát llà ngày nắng nóng B/ Làm cho dịu mát không bị đốt cháy ánh mặt trời C/ Tạo sức hút để vận chuyển nước muối khoáng từ rễ lên D/ Làm cho dịu mát không bị đốt cháy ánh mặt trời tạo sức hút để vận chuyển nước muối khoáng từ rễ lên Câu 20: Những thuộc nhóm C3 là: A/ Rau dền, kê, loại rau B/ Mía, ngơ, cỏ lồng vực,cỏ gấu C/ Dứa, xương rồng, thuốc bỏng D/ Lúa, khoai, sắn, đậu Hoạt động 3: Luyện tập ( Đã đưa vào hoạt động 2) IV CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Mức nhận biết: 2.Mức thông hiểu: 3.Mức vận dụng thấp: V PHỤ LỤC: Đáp án câu trắc nghiệm Câu – 10 11 – 20 B C C C C C B D D D 45 C C C D D C D D 10 B D ... lời Tìm hiểu hệ sắc tố QH - Hấp thu lượng ánh sáng có chọn lọc - Hấp thu màu quang phổ ánh sáng trắng … Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 Giáo dục ý thức bảo vệ rừng khai thác tài... phát triển Số Năng lực Các kỹ 38 Giáo án dạy học theo chuyên đề - Môn Sinh 11 GV: Huỳnh Thế Vĩ TT Năng lực giải Học sinh thảo luận giải vấn đề giáo viên đưa vấn đề Năng lực sử dụng Trình bày đúng,... học sinh hợp sinh theo mạch rây vận chuyển ngược xuống rễ sử dụng dự trữ O2 sinh khuến tán vào khơng khí điều hồ khí Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15 phút) 39 Giáo án dạy học theo chuyên đề

Ngày đăng: 03/11/2020, 20:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan