LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

36 547 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM). 1.1 Khái niệm & sự cần thiết của bảo đảm tiền vay bằng tài sản. 1.1.1 Khái niệm. Hoạt động ngân hànghoạt động kinh doanh đặc biệt, đi vay để cho vay. Sự hoàn trả đủ và đúng hạn cả gốc và lãi của khách hàng, của doanh nghiệp vay vốn có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của mỗi ngân hàng, đảm bảo luân chuyển vốn của TCTD tuần hoàn liên tục và sinh lời. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh khách hàng luôn phải đối mặt với vô vàn rủi ro không báo trước dẫn đến mất khả năng trả nợ cho ngân hàng hay nói cách khác dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Do đó, việc áp dụng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là cần thiết, được coi là biện pháp nhằm phòng ngừa với rủi ro không thể loại bỏ như rủi ro tín dụng. Vậy, bảo đảm tiền vay bằng tài sản là gì? “Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là việc các TCTD yêu cầu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có tài sản nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho khách hàng”. Tài sản được dùng làm bảo đảm có thể là tài sản của khách hàng vay, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng vay hoặc tài sản của bên thứ ba đứng ra bảo lãnh. Tùy vào từng loại tài sản, mà ngân hàng có thể nhận thế chấp hoặc cầm cố. Khi cung cấp một khoản tín dụng cho khách hàng, ngân hàng luôn kì vọng khách hàng sẽ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này để tạo ra thu nhâp làm nguồn trả nợ cho ngân hàng. Đây được coi là khoản vay có hiệu quả, đạt được mục tiêu cho vay của Ngân hàng. Có thể gặp khó khăn trong kinh doanh hoặc do chủ định lừa đảo mà khách hàng đã không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình, lúc đó, ngân hàng sẽ tiến hành xử Tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khách hàng để thu hồi nợ. 1 1 Việc thu hồi nợ thông qua xử TSBĐ chỉ là giải pháp cuối cùng, là điều ngân hàng không hề mong đợi, nhằm hỗ trợ cho việc thu hồi nợ của ngân hàng Như vậy, bảo đảm tiền vay bằng tài sản là biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của người cho vay, được coi là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất là nguồn từ thu nhập do chính khoản vay tạo ra không được thực hiện. 1.1.2 Sự cần thiết của Bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong NHTM bao gồm hai mặt: Sinh lời và rủi ro. Rủi ro càng cao, sinh lợi kì vọng càng lớn. Có thể nói, rủi ro từ hoạt động tín dụng là rất lớn. Tổn thất nếu xảy ra sẽ làm giảm thu nhập dự tính và nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản hoặc đổ vỡ ngân hàng và đây thường là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế, chính trị- xã hội. Trong khi đó rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan chỉ có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Vì vậy, trong hoạt động tín dụng, các NHTM phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm hạn chế tối đa tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng. Tùy từng khách hàngngân hàng có thể lựa chọn biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc bảo đảm bằng tín chấp. Bảo đảm bằng tín chấp là việc Ngân hàng tài trợ cho khách hàng dựa hoàn toàn vào uy tín của khách hàng. Uy tín của khách hàng, trên quan điểm của ngân hàng, được cấu thành bởi nhiều yếu tố như: quan hệ lâu dài, thường xuyên, trả nợ sòng phẳng, tình hình tài chính mạnh hoặc dự án có hiệu quả…Mặc dù uy tín có thể được coi là tài sản rất lớn của khách hàng hàng, một khách hàng có thể có nhiều lần trả nợ sòng phẳng song khi gặp bất trắc lớn, có thể vẫn không trả nợ được và lúc đó ngân hàng không thể bán uy tín đó để thu nợ. Như vậy, bảo đảm bằng tín chấp thì uy tín của khách hàng được coi là yếu tố quan trọng để hạn chế rủi ro tín dụng nhưng nó là yếu tố khó định lượng, không dễ dàng xác định và đặc biệt càng khó hơn đối với các nước mà môi trường kinh tế luôn biến động, môi trường pháp chưa đồng bộ, chồng chéo như Việt Nam và do đó rủi ro tín dụng được loại trừ rất ít. Vì vậy, việc cấp tín dụng sẽ cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều nếu nó được 2 2 bảo đảm bằng tài sản, nhất là các loại tài sản có tính thanh khoản và giá trị cao. Việc ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn cũng là lẽ thường tình xuất phát từ hai lí do: Thứ nhất: Cho vayTài sản bảo đảm góp phần nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế tổn thất cho NHTM trong trường hợp các khoản vay quá hạn, khách hàng không trả được nợ, buộc phải xử TSBĐ để thu hồi nợ. Thứ hai: Cho vayTài sản đảm bảo tạo ra động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nếu không có bảo đảm có thể dẫn đến việc lơ là nghĩa vụ trả nợ. Ngược lại, nếu có bảo đảm sẽ tạo động lực tốt hơn cho nghĩa vụ trả nợ, vì nếu không sẽ mất tài sản và tốn kém chi phí nhiều hơn. Mặt khác, bảo đảm tiền vay bằng tài sản còn là rào cản đối với những người đi vay mang dòng máu lừa đảo. Măc dù, TSBĐ có ý nghĩa rất lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng nhưng quá chú trọng yếu tố này cũng chưa hẳn là tốt bởi vì có nhiều trường hợp cán bộ tín dụng xem TSBĐ là cơ sở để quyết định cho vay mà xem nhẹ các yếu tố khác, đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng. Như vậy, bảo đảm tiền vay bằng tài sản chỉ là biện pháp phòng vệ khi gặp các sự cố trong thực hiện hợp đồng tín dụng chứ không phải là cơ sở để quyết định cho vay và không bao giờ coi đó là nguồn trả nợ, mà chỉ là cái gì đó để dựa vào khi nguồn trả nợ dự kiến không thành. Cán bộ tín dụng cần phải dựa vào từng hợp đồng vay mà đặt vai trò của TSĐB cho đúng mức để tránh đánh mất những cơ hội kinh doanh. 1.2 Các hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản. 1.2.1 Cầm cố bằng tài sản của khách hàng vay. Cầm cố là hình thức theo đó người nhận tài trợ của ngân hàng phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. Như vậy, tài sản cầm cố thuộc quyền kiểm soát của ngân hàng. Do đó, ngân hàng là người sở hữu trực tiếp, còn người vay chỉ còn là người sở hữu gián tiếp tài sản cầm cố. Ngân hàng có quyền bán tài sản nếu nợ không 3 3 được trả. Việc cầm cố này phải đảm bảo không những trả đủ nợ, mà còn cả số lãi tiền vaytiền bội ước do không thực hiện được các cam kết. Căn cứ vào tính chất quản lý, tài sản cầm cố được chia ra làm hai loại: có đăng ký quyền sở hữu và không đăng ký quyền sở hữu. Ngân hàng chỉ nhận cầm cố những tài sản thỏa mãn những điều kiện: - Các tài sản này gọn nhẹ, dễ quản lý, bảo quản. - Ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tự nhiên, và đồng thời các tài sảnngân hàng nhận cầm cố không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của người nhận tài trợ. - Tài sản cầm cố có giá trị ổn định, dễ bán trên thị trường. - Tài sản cầm cố phải thuộc sở hữu của khách hàng. Khách hàng không được dùng tài sản đi thuê, mượn hoặc đang tranh chấp quyền sở hữu để cầm cố. Nếu tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản thuộc sở hữu của nhiều người thì phải được sự đồng ý của người đó bằng văn bản. * Về nghĩa vụ của các bên đối với tài sản cầm cố: - Về phía khách hàng vay: Khi cầm cố tài sản phải giao toàn bộ tài sản cầm cố cho ngân hàng. Nếu có giấy chứng nhận quyền sở hữu cầm cố thì cũng phải giao giấy tờ đó. Trường hợp tài sản cầm cố là các loại phương tiện vận tải, đi lại, nếu được ngân hàng thỏa thuận cho khách hàng được sử dụng, trường hợp này ngân hàng giữ bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu có chứng nhận của cơ quan công chứng. Trong trường hợp bên cầm cố vẫn giữ tài sản thì phải bảo quản tài sản, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổi tài sản cầm cố, không được dùng tài sản cầm cố để đảm bảo nghĩa vụ khác, chỉ được sử dụng tài sản cầm cố nếu được sự đồng ý của ngân hàng. - Về phía ngân hàng: Phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, an toàn của vật cầm cố như quyền sở hữu của khách hàng, khả năng chi trả của người cam kết đối với vật cầm cố, giá trị thị trường khi phát mại. Khi nhận giữ tài sản thì ngân hàng phải bảo quản tài sản, không được bán tặng, cho thuê, cho mượn, 4 4 trao đổi và sử dụng tài sản cầm cố. Ngân hàng phải trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu cho bên vay, khi bên vay trả hết nợ gốc và lãi. * Danh mục các tài sản đem cầm cố bao gồm: - Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác. - Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ. - Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền, cổ phiếu do TCTD khác phát hành. - Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ Hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp khác. - Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo qui định của pháp luật. - Tàu biển theo quy định của Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố. - Tài sản được hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch cấm cố và sẽ thuộc sở hữu của các bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, các động sản khác mà bên cầm cố có quyền nhận - Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2 Thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay. Thế chấp là hình thức theo đó người nhận tài trợ phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản đảm bảo sang ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. 5 5 * Phân loại thế chấp tài sản bao gồm:  Thế chấp pháp và công bằng. - Thế chấp pháp là hình thức thế chấp mà trong đó người đi vay (người thế chấp) thoả thuận chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng khi không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ. Theo hình thức này, khi người vay không thanh toán được nợ, ngân hàng được quyền bán tài sản họăc cho thuê với tư cách là người chủ sở hữu mà không cần thực hiện các thủ tục tố tụng để nhờ sự can thiệp của toà án. - Thế chấp công bằng (thế chấp thông thường) là hình thức thế chấp trong đó ngân hàng chỉ nắm giữ giấy chứng nhận sở hữu tài sản hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo đảm cho món vay. Theo hình thức này, khi người vay không thực hiện được nghĩa vụ theo hợp đồng, việc xử tài sản phải dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người cho vay và người đi vay hoặc phải nhờ đến sự can thiệp của toà án, nếu có tranh chấp. Như vậy, so với thế chấp công bằng thì thế chấp pháp là hình thức thế chấp tạo ra tính chủ động cho ngân hàng trong xử TSBĐ và bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng khi không thu hồi được nợ.  Thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai. - Thế chấp thứ nhất là việc thế chấp tài sản để đảm bảo cho món nợ thứ nhất. Đó có thể bảo đảm cho một khoản vay duy nhất hoặc cho khoản vay đầu tiên trong trường hợp một tài sản làm bảo đảm cho nhiều khoản vay. - Thế chấp thứ hai là hình thức thế chấp, trong đó người đi vay sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản nợ thứ nhất được bảo đảm bằng tài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai. Khi quyết định cấp tín dụng cho khoản vay thứ hai cùng được đảm bảo bởi một tài sản thế chấp, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xác định được phần giá trị tài sản thế chấp còn lại và kiểm soát việc sử dụng khoản vay thứ nhất của người vay. 6 6 Trong thế chấp để thực hiện nhiều nghĩa vụ (thế chấp thứ nhất và thứ hai) có một số điểm lưu ý sau: • Trong trường hợp phải xử tài sản thế chấp để thanh toán một khoản nợ đến hạn thì các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn. Như vậy, người đi vay khi dùng một tài sản thế chấp để thực hiện nhiều nghĩa vụ cần phải có kế hoạch sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả, chú ý đến các kì hạn trả nợ và có kế hoạch về nguồn tài chính phòng khi có một khoản vay đến hạn để bổ sung kịp thời, tránh việc cùng có nhiều khoản vay đến hạn cùng một lúc khi có một khoản vay không đựơc hoàn trả. • Thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký thế chấp.  Thế chấp trực tiếp và thế chấp gián tiếp. - Thế chấp trực tiếp hay còn gọi là thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay là hình thức thế chấp mà tài sản thế chấp do vốn vay tạo nên. - Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó tài sản thế chấp và tài sản dùng vốn vay để mua là hai tài sản khác nhau.  Thế chấp toàn bộ và thế chấp một phần bất động sản Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong trường hợp, thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thoả thuận. Riêng đối với thế chấp quyền sử dụng đất, thì nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thoả thuận. Trong thực tế, các ngân hàng thường nhận thế chấp toàn bộ bất động sản. Thế chấp một phần chỉ áp dụng trong trường hợp phần tài sản thế chấp có thể phát mại riêng mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp. * Danh mục các tài sản đem thế chấp bao gồm: - Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất. - Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp. 7 7 - Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được thế chấp. - Các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ Tài sản thế chấp (TSTC) cũng thuộc TSTC, nếu ngân hàng và khách hàng có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định, trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc TSTC. Trong trường hợp, thế chấp một phần bất động sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc TSTC nếu có thoả thuận. Thế chấp được sử dụng phổ biến và được người vay rất ưa thích vì người vay vẫn được phép sử dụng tài sản đảm bảo phục vụ cho hoạt động kinh doanh và do tài sản đảm bảo thường lớn vì vậy, người vay có thể vay ngân hàng với qui mô lớn. Tuy nhiên, do khả năng kiểm soát tài sản đảm bảo của ngân hàng bị hạn chế, khách hàng có thể lợi dụng phân tán, làm giảm giá trị của tài sản, gây thiệt hại cho ngân hàng. Do đó, khi tài trợ dựa trên TSĐB bằng thế chấp, ngân hàng phải xem xét kĩ vật thế chấp. Trong hợp đồng thế chấp, phải có phần mô tả vật thế chấp (diện tích, giấy tờ sở hữu đối với đất, giá trị thị trường, công dụng, loại, công nghệ, quyền sở hữu … đối với máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, năm tuổi, khả năng sinh trưởng … đối với cây trồng, vật nuôi, các sản phẩm gắn với đất…). Như vậy, ngân hàng cần phải có các nhà chuyên môn (hoặc thuê) đủ khả năng đánh giá đảm bảo. Sau khi định giá, ngân hàng và khách hàng phải thoả thuận về nội quy sử dụng đảm bảo, quyền của ngân hàng giám sát đảm bảo, phát mại đảm bảo khi khách hàng vi phạm hợp đồng tài trợ. 1.2.3 Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Là việc bên bảo lãnh cam kết với ngân hàng về việc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu, giá trị quyền sử dụng đất của mình, đối với DNNN là tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách 8 8 hàng vay, nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Hình thức này được các ngân hàng áp dụng trong trường hợp người đi vay không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố hoặc trong trường hợp người đi vaytài sản nhưng việc thế chấp hoặc cầm cố tài sản đó có mức độ an toàn thấp. Trong hình thức bảo lãnh vay vốn này, ngân hàng cho vay gọi là bên nhận bảo lãnh, bên đi vay gọi là bên được bảo lãnh và bên thứ ba chính là bên bảo lãnh. Khi bên được bảo lãnh thực hiện không đúng hoặc không đủ nghĩa vụ thì bên bảo lãnh trở thành con nợ của ngân hàng. Vì có sự tham gia của bên thứ ba - bên bảo lãnh nên rủi ro nảy sinh từ đối tượng này khá cao, xảy ra trong hai trường hợp: - Bên bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết. - Người bảo lãnh chết, hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt hoạt động. Theo quy định của Luật dân sự, trong thế chấp hoặc cầm cố nếu bên thế chấp hoặc cầm cố chấm dứt (cá nhân chết hoặc chấm dứt hoạt động) thì việc thế chấp hoặc cầm cố vẫn có hiệu lực đối với bên chủ nợ. Trái lại, trong bảo lãnh nếu bên bảo lãnh chấm dứt thì chấm dứt việc bảo lãnh. Do đó, để giảm thiểu rủi ro khi lựa chọn hình thức bảo đảm này, cán bộ tín dụng cần phải thẩm định kĩ càng bên bảo lãnh các mặt sau: - Uy tín của bên bảo lãnh. - Về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự. - Về tài sản đảm bảo của bên bảo lãnh để thực hiện bảo đảm tiền vay. Tài sản của bên bảo lãnh cũng được thế chấp hoặc cầm cố tại ngân hàng và danh mục tài sản của bên bảo lãnh cũng giống như của khách hàng vay khi thực hiện cầm cố hoặc thế chấp. Theo phương thức bảo lãnh bằng tài sản như thế này, khi khách hàng vay vốn không trả được nợ thì người bảo 9 9 lãnh sẽ phải trả nợ thay. Trong trường hợp bên bảo lãnh từ chối không thực hiện cam kết như trong hợp đồng bảo lãnh thì ngân hàng cho vay có thể thu hồi nợ vay thông qua việc bán tài sản đã được thế chấp hay cầm cố của bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Bên bảo lãnh có thể là thể nhân hay pháp nhân. Một món vay có thể có nhiều bên tham gia bảo lãnh. Mỗi bên bảo lãnh có thể chấp thuận bảo lãnh một phần hay toàn bộ nợ vay cho bên được bảo lãnh. Mỗi bên bảo lãnh sẽ ký một hợp đồng bảo lãnh độc lập với nhau. Một bên bảo lãnh cũng có thể bảo lãnh cho nhiều khách hàng vay khác nhau. Bên bảo lãnh có quyền được nhận lại giấy tờ của tài sản đã đem cầm cố hay thế chấp để bảo đảm cho bên đi vay khi hợp đồng bảo lãnh chấm dứt, có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh trả lại khoản nợ mà mình đã trả thay. Vì việc bảo lãnh được thực hiện bằng tài sản của bên bảo lãnh dưới hình thức cầm cố hay thế chấp nên ngân hàng cũng sẽ áp dụng mức cho vay như trong trường hợp bảo đảm tiền vay bằng cách cầm cố hay thế chấp tài sản của chính khách hàng vay. 1.2.4 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Là việc khách hàng vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng. Như vậy, tài sản hình thành từ vốn vaytài sản của người vay mà giá trị tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của tổ chức tín dụng. Đây được coi là hình thức bảo đảm mang lại rủi ro hơn so với các hình thức bảo đảm khác bởi tài sản dùng làm bảo đảm vẫn chưa có khi kí hợp đồng bảo đảm và nó được hình thành trong quá trình sử dụng vốn vay. Mặt khác, hình thức bảo đảm này thường áp dụng cho những khoản vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống. Với những khoản vay trung dài hạn thời gian thực hiện dự án kéo dài lại càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn: rủi ro trong kinh doanh của khách hàng, rủi ro xuất 10 10 [...]... tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ + Các chi phí phát sinh trong xử tài sản bảo đảm tiền vay do bên bảo đảm chịu Tiền thu được từ xử tài sản bảo đảm tiền vay sau khi trừ chi phí xử lý, thì tổ chức tín dụng thu nợ theo thứ tự: nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn, các khoản phí khác (nếu có) Tài sản bảo đảm tiền vay sau khi được xử nếu 21 21 không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng. .. nợ và không xử tài sản bảo đảm tiền vay để trả nợ, thì tổ chức tín dụng có quyền xử tài sản để thu hồi nợ - Khách hàng vay được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản, nhưng bên thứ ba không thực hiện đúng cam kết 1.4.2 Các nguyên tắc chung: Việc xử tài sản bảo đảm là điều không đơn giản, liên quan đến lợi ích của cả bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm, vì vậy, việc xử bảo đảm tiền vay phải tuân thủ... vay của khách hàng thì còn phải thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình như sau: 11 11 - Ngân hàng có quyền yêu cầu khách hàng vay phải thông báo về tiến độ hình thành tài sản bảo đảm và sự thay đổi của tài sản bảo đảm tiền vay - Ngân hàng có quyền xử tài sản hình thành từ vốn vay để thu nợ khi khách hàng vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ - Ngân hàng có nghĩa vụ bảo quản tài. .. của khách hàng vay, của bên bảo lãnh, tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay, của bên bảo lãnh là DNNN, tài sản hình thành từ vốn vay Tùy nguồn gốc hình thành nên tài sản, đặc điểm của từng loại tài sản mà có những điều kiện ràng buộc riêng đối với tài sản bảo đảm nhưng tối thiểu phải đáp ứng 4 điều kiện sau: -Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay hoặc bên bảo. .. thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết + Việc xử tài sản bảo đảm tiền vay là biện pháp để thu hồi nợ, không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của tổ chức tín dụng 1.5 Hiệu quả bảo đảm tiền vay 1.5.1 Khái niệm hiệu quả Bảo đảm tiền vay: Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt, kinh doanh tiền tệ và cung ứng các dịch vụ ngân hàng Ngân hàng có vị trí... giá tài sản đảm bảo là một khâu rất quan trọng trong quy trình cho vaybảo đảm bằng tài sản, là cơ sở để ngân hàng xác định mức cho vay Tuy nhiên, đây là công việc phức tạp vì định giá tài sản đảm bảo liên quan đến nhiều yếu tố: công dụng, tính thị trường, loại công nghệ… của tài sản đảm bảo Một yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm tiền vay là phải chắc chắn rằng, nếu cần phải thanh thì số tiền. .. bản chất của nó tức là đi vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo đảm tiền vay bằng tài sản 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả Bảo đảm tiền vay bằng tài sản Hiệu quả bảo đảm tiền vay bằng tài sản đạt được không chỉ có được bởi sự nỗ lực của cán bộ ngân hàng mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào tinh thần hợp tác của khách hàng, môi trường kinh doanh… Việc xác định đúng các nhân tố tác động đến... xác định mức cho vay cho khách hàng, TSBĐ là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất không được thực hiện Vịêc xem xét điều kịên đối với tài sản bảo đảm là khâu đầu tiên của việc lập Hợp đồng bảo đảm, quyết định các khâu tiếp của quy trình cho vaybảo đảm bằng tài sản TSBĐ có thể là tài sản của khách hàng, của bên bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ bao gồm: Tài sản thuộc quyền sở... tài sản hình thành từ vốn vay được cầm cố cũng như phải có nghĩa vụ giữ gìn các giấy tờ liên quan đến tài sản hình thành từ vốn vay được thế chấp tại ngân hàng mình Và ngân hàng phải trả lại giấy tờ có liên quan đến tài sản thế chấp, hoặc trả lại tài sản cầm cố cho khách hàng vay sau khi khách hàng vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ 1.3 Định giá tài sản đảm bảo 1.3.1 Vai trò của định giá tài sản bảo đảm. .. xã hội hóa cao Ngân hàng có vai trò như là “Bà đỡ” đối với các doanh nghiệp, mục tiêu hoạt động cho vay của ngân hàng là phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và rộng ra là phát triển kinh tế chung của mỗi nước Do đó, hiệu quả bảo đảm tiền vay ở phạm vi rộng hơn được thể hiện ở sự phát triển ổn định của doanh nghiệp và sự phát triển chung của cả nền kinh tế Để bảo đảm tiền vay bằng tài sản phát huy . LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (NHTM). 1.1 Khái niệm & sự cần thiết của bảo đảm tiền vay bằng tài. Vậy, bảo đảm tiền vay bằng tài sản là gì? Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là việc các TCTD yêu cầu khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có tài sản nhằm bảo

Ngày đăng: 23/10/2013, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan