THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN

34 332 0
THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở HẢI PHÒNG 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng tác động đến vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động. 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế -xã hội của Hải Phòng. 2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên: - Vị trí địa lý: Hải Phòng là một thành phố ven biển, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 102 Km về phía đông nam. Về ranh giới hành chính, Hải Phòng tiếp giáp với Quảng Ninh ở phía Bắc; Hải Dương ở phía tây; Thái bình ở phía nam và với Biển Đông ở phía đông. Thành phố Hải Phòng có diện tích 1.519,2 km 2 , dân số 1.793.038 người, mật độ dân số 1.180 người/km 2 và mức tăng dân số bình quân là 1,1%/năm. Thành phố có 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 218 đơn vị hành chính cấp xã; trong đó gồm: 5 quận nội thành, 1 thị xã, 5 huyện ngoại thành, 2 huyện đảo, 152 xã, 57 phường, 9 thị trấn. Hải Phòng là một trong 3 cực tam giác tăng trưởng kinh tế năng động nhất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, lại nằm trong khu vực 2 hành lang, 1 vành đai kinh tế của 6 quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), nên Hải Phòng có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật, văn hóa xã hội để phát triển. - Khí hậu: Hải Phòng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Khí hậu Hải Phòng chia 2 mùa rõ rệt: mùa nóng (mưa) từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh (khô) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 20 đến 23 độ C, chênh lệch nhiệt độ giữa nóng nhất và lạnh nhất có thể tới 12,9độ C. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-1800mm, tập trung tới 85% vào mùa mưa. Đặc điểm về khí hậu này là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi, nhất là một số sản phẩm được coi là thế mạnh cho chế biến bảo quản và xuất khẩu của Hải Phòng, như rau quả thực phẩm, hoa cây cảnh, lúa gạo, cây công nghiệp, lợn và gia cầm, nuôi trồng thủy sản. - Tài nguyên đất: Hải Phòng nằm trong vùng hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình, có địa hình biến đổi, không bằng phẳng và bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi. Hải Phòng có diện tích đất tự nhiên 1519,2Km2, trong đó đất nông nghiệp 866,8Km2. Nếu chia theo địa hình thì đất đồng bằng chiếm 69%, đất đồi núi chiếm 15%, còn lại đất đồi ven sông biển là 16%. Hải Phòng có trên 100.000 km2 thềm lục địa. - Tài nguyên nước: Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình từ 0,6- 0,8km/km2. Thành phố có 6 sông chính là: Sông Đá Bạch- Bạch Đằng dài hơn 32 km, đổ ra biển ở cửa Nam Triệu; Sông Cấm dài trên 30 km, đổ ra biển ở Cửa Cấm; Sông Lạch Tray dài 45 km; đổ ra biển bằng cửa Lạch Tray; Sông Thái Bình dài 35 km, đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình; Sông Văn Úc; Sông Hóa, là ranh giới giữa Hải Phòng và Thái Bình. Hệ thống sông có ý nghĩa rất lớn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và giao thông đường thủy. - Tài nguyên thủy sản: Vùng biển của Hải Phòng nằm ở vị trí trung tâm vịnh Bắc Bộ, tiếp giáp với 3 ngư trường lớn, nên việc khai thác tại đây rất thuận lợi. Ngư trường Bạch Long Vĩ (diện tích 1500 hải lý vuông), độ sâu 35-55m, nơi đây là bãi cá đáy và cá nổi tầng trên. Đây là khu vực sản xuất của nghề khơi với các nghề lưới vây, lưới kéo, lưới rê và nghề câu. Ngư trường Long Châu-Ba Đạt (diện tích 400 hải lý vuông) độ sâu 25-35m, phân bố ở phía nam các đảo Long Châu đối với loại cá trích ở tầng trên, cá hồng, cá phèn ở tầng đáy. Ngư trường Cát Bà (diện tích 450 hải lý vuông) có triển vọng về khai thác tôm. Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng, vùng biển Hải Phòng có 135 loài thực vật nổi tiếng, 138 loại rong, 23 loại cây nước mặn, 500 loại động vật đáy vùng triều, 160 loài san hô, 189 loài cá, tôm. Tổng trữ lượng cá vùng vịnh Bắc Bộ khoảng 680.000 tấn, trong đó 390.000 tấn cá nổi và 290.000 tấn cá đáy. - Tài nguyên khoáng sản: + Đá vôi: Có ở nhiều nơi (Tràng Kênh, Cát Bà, Phi Liệt, Phà Đụn .) nhưng tập trung chủ yếu ở Tràng Kênh, trữ lượng hơn 185 triệu tấn, Puzơlan có ở Pháp Cổ với trữ lượng trên 71 triệu tấn. Trữ lượng và chất lượng đa vôi Hải Phòng cho phép phát triển công nghiệp sản xuất xi măng với quy mô khoảng 4- 5 triệu tấn/năm. Đá vôi là khoáng sản quan trọng có lợi thế đáng kể về sản xuất vật liệu xây dựng của Hải Phòng so với nhiều địa phương khác trong vùng. - Tài nguyên du lịch: Hải Phòng có nhiều thắng cảnh đẹp như: Bán đảo Đồ Sơn, đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ và có nhiều nơi thuận tiện cho việc nghỉ dưỡng như núi Đèo (huyện Thủy Nguyên), núi Đối (huyện Kiến Thụy), núi Voi (huyên An Lão), núi Thiên Văn (quận Kiến An). Hệ thống các điểm du lịch của Hải Phòng gắn liền với Hạ Long của Quảng Ninh và Đồng Châu-Thái Bình, tạo thành các tuyến du lịch ven biển đẹp, đa dạng có sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Cùng với các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, Hải Phòng còn có nhiều làng nghề truyền thống như: đúc đồng, sơn mài, điêu khắc, thêu . cũng có sức thu hút thăm quan, du lịch. 2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế: Kinh tế Hải Phòng giai đoạn 2000-2005 đạt mức tăng trưởng khá cao; tổng giá trị GDP (tính theo giá cố định năm 1994) tăng từ 8313,7 tỷ đồng năm 2000 lên 14071,9 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,1%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản; tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ. Tổng sản phẩm (GDP) năm 2005 tăng gấp 1,7 lần so với năm 2000, trong đó: ngành nông, lâm, thủy sản tăng gấp 1,26 lần; công nghiệp-xây dựng tăng 1,96 lần, dịch vụ tăng 1,63 lần. Những năm gần đây, thu ngân sách trên địa bàn thành phố có xu hướng tăng khá; năm 2000 tổng thu ngân sách trên địa bàn là: 4.591,5 tỷ đồng, năm 2005 đạt 11.200 tỷ đồng (tăng 2,44 lần), tốc độ tăng bình quân là 19,5%/năm. 2.1.1.3. Đặc điểm về xã hội: - Dân số Hải Phòng năm 2005 có: 1.793.038 người, chiếm 2,1% dân số cả nước và 13,1% dân số vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tốc độ tăng dân số bình quân 1,1%/năm, mật độ dân số 1.180 người/Km2. dự báo đến năm 2010, dân số Hải Phòng sẽ là: 1,9 triệu người và năm 2020 là 2,1 triệu người. - Lao động: Năm 2005 có 970.200 người, trong đó 40,4% dân số sống ở khu vực thành thị, 59,6% dân số sống ở khu vực nông thôn, 50,8% dân số hoạt động trong nông nghiệp và 49,2 dân số hoạt động trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Hàng năm, nguồn lao động của Hải Phòng được bổ sung hơn 2 vạn lao động. Về chất lượng dân số và lao động, Hải Phòng được đánh giá là khá hơn so với mức trung bình của cả nước, trí lực của dân số cao, tỷ lệ huy động học sinh các cấp đạt 78,2% (chỉ sau Hà Nội và Đà Nẵng). Tỷ lệ biết chữ của người lớn 95,4%, chỉ xếp sau Hà Nội, Thể lực của dân số tốt, tuổi thọ trung bình 73,4 tuổi. Mức sống người dân ngày càng được cải thiện, năm 2005 đạt trung bình 11 triệu đồng trên một đầu người, cao hơn mức trung bình của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo là: 2,3%. Tóm lại, Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội ở Hải Phòng, có tác động mạnh mẽ đến thị trường sức lao động của Hải Phòng, đòi hỏi thị trường sức lao động phải phát triển cả về số lượng và chất lượng, quy mô, cơ cấu . Do đó, chính quyền thành phố Hải Phòng cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường sức lao động trên địa bàn một cách đầy đủ, đúng đắn, để có phương hướng và những giải pháp hiệu quả để phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.1.2. Tình hình thị trường sức lao động ở Hải Phòng những năm gần đây. 2.1.2.1. Tình hình cung sức lao động. *. Về số lượng lao động. Tính đến ngày 31/12/2005, dân số trên địa bàn thành phố là 1.793.038 người; bao gồm 49,3% dân số là nữ, 50,7% dân số là nam; 40,4% dân số sống ở khu vực thành thị, 59,6% dân số sống ở khu vực nông thôn; 50,8% dân số hoạt động trong nông nghiệp và 49,2 dân số hoạt động trong khu vực kinh tế phi nông nghiệp; mật độ dân số thành phố là 1.180 người/km 2 , tăng 5,5% so với mật độ dân số thành phố vào năm 2000 (1.119 người/ km 2 ); dân số thành phố có mức tăng tương đối đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng dân số của thành phố chủ yếu là tăng tự nhiên, trung bình trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 tốc độ tăng này là 1,14%/năm. Đối với bộ phận dân số tăng cơ học của thành phố chủ yếu là dân số trong độ tuổi lao động, di cư từ các tỉnh lân cận đến Hải Phòng nhằm mục đích tìm kiếm việc làm. Số lao động ngoại tỉnh nhập cư vào thành phố dẫn đến sự thay đổi trong vấn đề nguồn lao động của thành phố. Với những người lao động nhập cư có trình độ tay nghề thấp, họ làm việc và tìm kiếm việc làm chủ yếu ở các ngành nghề may mặc, da giày, xây dựng và một bộ phận có tay nghề khá tìm kiếm việc làm ở các khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố. Khu vực nội thành có xu hướng tăng dân số nhanh hơn khu vực ngoại thành; nguyên nhân là người dân từ khu vực ngoại thành di cư vào khu vực nội thành để tìm kiếm việc làm và tìm đến nơi có điều kiện sống tốt hơn. Mặt khác, do vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở các địa bàn ven đô và các huyện ngoại thành làm cho một bộ phận lớn người lao động ở đó không còn tư liệu sản xuất (đất nông nghiệp) nên phải vào các quận nội thành để kiếm sống. Việc gia tăng dân số của thành phố đã tác động mạnh tới tổng cung của thị trường sức lao động, tạo ra sức ép lớn về việc làm và các vấn đề xã hội khác cho thành phố. Biểu 2.1: Dân số, lực lượng lao động của thành phố giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005: Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện 2001 2002 2003 2004 2005 Dân số 1.000 người 1.723, 5 1.743,4 1.754,2 1.770,8 1.793,0 Lực lượng lao động 1.000 người 891,2 906,3 935,1 958,0 970,2 Tỷ lệ lực lượng lao động so với dân số % 51,71 51,98 53,31 54,10 54,11 Tổng số lao động có việc làm 1.000 người 850,6 864,1 911,9 935,0 944,8 Lao động cần giải quyết việc làm 1.000 người 40,6 42,2 23,2 23,0 25,4 Tỷ lệ lao động cần giải quyết việc làm % 4,56 4,66 2,48 2,40 2,62 so với người lực lượng lao động Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị % 3,21 7,13 6,96 6,19 5,78 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng năm 2003, 2005; Thực trạng Lao động – việc làm thành phố Hải Phòng từ năm 2001 đến 2005) Đặc điểm cung lao động Hải Phòng có thể khái quát như sau: - Cung lao động tăng khá nhanh qua các năm. Tốc độ tăng cung lao động lớn hơn tốc độ tăng dân số và lớn hơn so với một số nước trong khu vực Đông Nam á và Châu á như: Trung Quốc (tăng 1,5%/năm), Thái Lan (tăng 2,1%/năm). - Số người bước vào tuổi lao động hàng năm cao, khoảng trên 20.000 người/năm và số lao động dôi dư, mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lớn. - Nguồn lao động trẻ, phân bố không đều. *. Về chất lượng cung sức lao động. Lực lượng lao động của Hải Phòng tăng dần qua các năm, năm 2001 lao động xã hội từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên là 891.199 người chiếm tỷ trọng 51,71% dân số, đến năm 2005 lao động xã hội từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên là 970.220 người chiếm tỷ trọng 54,11% dân số. Điều này cho thấy lực lượng lao động có tốc độ cao hơn dân số do đại bộ phận dân nhập cư là người trong độ tuổi lao động. Lao động có trình độ văn hoá phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng dần qua các năm. Kết quả điều tra lao động-việc làm năm 2005, lực lượng lao động có trình văn hoá phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật như sau: Biểu 2.2: Trình độ văn hoá phổ thông: Đơn vị: % Trình độ học vấn Toàn thành phố Thành thị Nông thôn 2001 2005 2001 2005 2001 2005 - Chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học 6,41 3,70 1,30 1,92 8,76 4,90 - Đã tốt nghiệp tiểu học 18,95 15,63 8,31 10,26 23,86 18,73 - Đã tốt nghiệp THCS 45,97 47,53 40,16 35,74 52,24 54,34 - Đã tốt nghiệp PTTH 28,68 33,03 50,23 52,08 15,14 18,94 (Nguồn: Thực trạng Lao động – Việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005) Kết quả trên cho thấy, trình độ văn hoá phổ thông nói chung của thành phố tiếp tục được nâng cao, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ không biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học của lực lượng lao động thành phố đã giảm từ 6,41% năm 2001 xuống còn 3,70% năm 2005 (nông thôn giảm từ 8,76% xuống 4,90%). Tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học giảm từ 18,95% năm 2001 xuống 15,63% năm 2005 (nông thôn giảm nhiều từ 23,86% xuống còn 18,73%). Lực lượng lao động tốt nghiệp phổ thông cơ sở tăng qua các năm và khu vực nông thôn tăng nhanh hơn khu vực thành thị. Trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học của lực lượng lao động có mức tăng cao nhất so với các trình độ dưới (từ 28,68% năm 2001 lên 33,03% năm 2005) và tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Đây là một lợi thế của thành phố, vì trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học là trình độ cơ bản để tiếp cận học nghề, học chuyên môn tiếp sau bậc học phổ thông, một điều kiện thuận lợi để tham gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động. Tuy nhiên, vẫn còn sự cách khá lớn về trình độ văn hoá phổ thông giữa thành thị và nông thôn. Khu vực thành thị, cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì có 52 người đã tốt nghiệp phổ thông, gấp 3 lần so với chỉ số này ở khu vực nông thôn. Biểu 2.3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Đơn vị: %. Trình độ chuyên môn kỹ thuật Toàn thành phố Thành thị Nông thôn - Không có trình độ CMKT 57,50 39,76 67,73 - Đã qua đào tạo nghề và tương đương 30,00 36,62 26,18 - Trung học chuyên nghiệp trở lên 12,50 23,63 6,09 (Nguồn: Thực trạng Lao động – Việc làm thành phố Hải Phòng năm 2005) Kết quả trên có thể đưa ra quan hệ về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động năm 2005 là cứ 100 người thuộc lực lượng lao động thì có 58 người chưa qua đào tạo, 30 người đã qua đào tạo nghề, 12 người có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên. Mối quan hệ 6-3-1 này là tương đối tích cực trong điều kiện thị trường lao động hiện nay. Lực lượng lao động ở khu vực thành thị có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn ở khu vực nông thôn, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ cao. Khu vực thành thị, trong 100 người thuộc lực lượng lao động có 24 người có trình độ cao, gấp 4 lần so với khu vực nông thôn. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá, nhưng cũng là thách thức lớn trong vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn. Năm 2005 so với năm 2004, số người thuộc lực lượng lao động đã qua đào tạo đã tăng cả tuyệt đối và tương đối. Riêng lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, năm 2004 có 337,9 nghìn người đã qua đào tạo, với tỷ lệ 37,42%, năm 2005 là 411,3 nghìn người, với tỷ lệ 44,22%. Như vậy, về số lượng người đã qua đào tạo, tăng thêm 73,4 nghìn người, tỷ lệ đã qua đào tạo tăng thêm 6,80%. Trong đó lao động nữ tăng thấp hơn nam, lao động nữ năm 2005 có 165,3 nghìn người đã qua đào tạo tăng thêm 4,7%. Các số liệu này nói lên công tác đào tạo nghề của Hải Phòng đã có những kết quả cao trong thời gian ngắn. *. Hạn chế của cung sức lao động:. - Cung sức lao động lớn và tăng khá cao. Tuy chất lượng lao động ở mức cao so với mặt bằng chung của cả nước, nhưng cơ cấu lao động qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thiếu lao động chất lượng cao cho các ngành mũi nhọn (công nghiệp đóng tàu, phục vụ khu công nghiệp…). - Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn ở mức cao (57,5%). Một bộ phận lao động kỹ thuật có kỹ năng yếu, thiếu thích nghi, thể lực kém, kỷ luật lao động, tác phong làm việc công nghiệp cơ bản chưa tốt nên khả năng cạnh tranh yếu. 2.1.2.2 Tình hình cầu sức lao động. *. Quy mô cầu sức lao động. Quy mô cầu về sức lao động có xu hướng tăng do chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cao. Số người làm việc của Thành phố tăng đều qua các năm từ 2001 đến 2005 và đạt gần 945 nghìn lao động năm 2005, chiếm 68,24% tổng số lao động xã hội. Cơ cấu lao động chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và giảm lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp qua các năm do quá trình đô thị hoá nhanh khu vực ngoại thành, đặc biệt là khu vực ven đô thị. Mặt khác, tốc độ tăng cầu sức lao động cao hơn tốc độ tăng cung lao động (giai đoạn 2001-2005, cung lao động tăng 1,77%/năm, trong khi cầu lao động tăng 2,22%/năm), dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp của thành phố giảm xuống còn 5,78% vào năm 2005. + Cầu sức lao động theo hình thức sở hữu. Nhu cầu sử dụng lao động của các loại hình kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng: loại hình kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể thu hút ngày càng nhiều lao động; loại hình kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể có xu hướng giảm. Biểu 2.4: Lao động trong các loại hình kinh tế. Loại hình kinh tế Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng số Ngườ i 850.550 864.118 911.860 934.956 944.84 3 Kinh tế Nhà nước Ngườ i 129.076 135.977 140.690 136.661 135.16 4 % so với tổng số % 15,18 15,74 15,43 14,62 14,31 Kinh tế tập thể Ngườ i 589.692 487.431 288.504 154.959 100.73 7 % so với tổng số % 69,33 56,41 31,64 16,57 10,66 Kinh tế tư nhân Ngườ 62.008 70.022 81.851 80.913 105.36 [...]... Tiền lương, tiền công chưa thực sự là đòn bẩy kích thích lao động sản xuất, chưa phản ánh đúng giá trị sức lao động 2.2 Tình hình thực hiện vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở thành phố Hải Phòng: 2.2.1 Những thành tựu đạt được và nguyên nhân 2.2.1.1 Những thành tựu đạt được: - Thành tựu nổi bật của vai trò nhà nước thành phố Hải Phòng trong phát triển thị trường sức lao động... chương trình phát triển kinh tế - xã hội: Các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế-xã hội đã góp phần quan trọng, tích cực giảm sức ép việc làm, tạo thêm nhiều cho làm việc mới cho lao động thành phố, đặc biệt là các chương trình dự án phát triển kinh tế trọng điểm như chương trình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình phát triển doanh nghiệp... phát triển, thiếu độ tin cậy và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường sức lao động ở Hải Phòng còn nhiều yếu kém 2.2.2.2 Những hạn chế trên do các nguyên nhân sau: - Vai trò nhà nước ở Hải Phòng trong việc quản lý, tác động, điều tiết thị trường sức lao động còn kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường này, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. .. sách khuyến khích phát triển kinh tế chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, thủ tục hành chính còn rườm rà, cản trở sự phát triển; Nhiều chính sách mới tập trung chủ yếu cho khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài; các doanh nghiệp lớn, các khu vực kinh tế khác đã được đề cập nhưng chưa thoả đáng đã hạn chế sự phát triển của thị trường sức lao động + Vai trò điều tiết và quản... dù đã có nhiều chính sách điều tiết phát triển thị trường sức lao động của nhà nước và của địa phương (như Bộ luật Lao động, chính sách khuyến khích đầu tư trong nướcnước ngoài, chính sách đào tạo…) nhưng nhìn chung các chính sách này mới chỉ nhằm phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, chưa đi sâu vào thiết kế và áp dụng để phát triển thị trường sức lao động Chính... khác thông qua các cơ chế, chính sách của nhà nước và của thành phố, đã góp phần tích cực vào việc đáp ứng cung-cầu lao động trên thị trường sức lao động, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn 2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2.2.2.1 Những hạn chế: Như đã phân tích ở phần trên, vai trò nhà nước ở thành phố Hải Phòng đối với phát triển thị trường sức lao động tuy đã đạt... thành phố Hải Phòng còn thiếu các chính sách đồng bộ và hài hòa trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội, dường như những vấn đề xã hội được giải quuyết chỉ là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế Song về lý luận và thực tiễn đã chứng minh, một xã hội muốn phát triển mạnh và bền vững khi và chỉ khi giải quyết tốt cả vấn đề phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội Các cơ quan quản lý về lao... của các cấp, các ngành đối với thị trường lao động hiệu quả còn thấp Tóm lại : Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém về vai trò nhà nước trong phát triển thị trường sức lao động ở Hải Phòng có nhiều Song, tựu chung lại có thể thấy: Đất nước ta nói chung, Hải Phòng nói riêng đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng... người mua Việc hình thành các tổ chức giới thiệu việc làm trên chủ yếu xuất phát từ yêu cầu của chính các đơn vị, thành phố Hải Phòng chưa thực sự quan tâm để phát triển các tổ chức này Do đó, các tổ chức giới thiệu việc làm của Hải Phòng vừa thiếu, vừa yếu, không đáp ứng được vai trò quan trọng của nó là một kênh quan trong trong giao dịch trên thị trường sức lao động + Chính quyền thành phố Hải Phòng... nước ngoài vào làm việc tại thành phố Hải Phòng cần sớm thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực này Hướng cải cách tốt nhất cho công tác này là thực hiện cơ chế một cửa, thực hiện liên thông giữa các ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Tư Pháp, Y tế; trong đó ngành Lao động Thương binh và Xã hội và cơ quan thường trực trong việc cấp phép này, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nước . THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở HẢI PHÒNG 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hải Phòng tác động đến vai. dự án phát triển kinh tế trọng điểm như chương trình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển công nghiệp, dịch vụ; Chương trình phát triển

Ngày đăng: 23/10/2013, 06:20

Hình ảnh liên quan

+ Cầu sức lao động theo hình thức sở hữu. - THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC TRONG PHÁT TRIỂN

u.

sức lao động theo hình thức sở hữu Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan