Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia

14 691 0
Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng quan về thương mại quốc tế và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia 1.1 Tổng quan về thương mại quốc tế 1.1.1 Khái quát chung về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế được hiểu theo nghĩa chung là các hoạt động trao đổi luân chuyển hàng hóa dịch vụ giữa các quốc gia vùng lãnh thổ với Các chủ thể của thương mại hiện ngày càng đa dạng Các chủ thể lớn có thể từ các chủ thể là các quốc gia, các vùng lãnh thổ tới các tổ chức đa quốc gia, các công ty các tập đoàn đa quốc gia Các chủ thể nhỏ nằm lãnh thổ một quốc gia có thể là các tổ chức kinh tế nước các công ty, các xí nghiệp… Đối tượng của thương mại cũng ngày càng đa dạng và phức tạp, có thể là các hàng hóa hữu hình hoặc các hàng hóa vô hình Về mặt pháp lý, các hiệp ước,các công ước, các điều lệ về thương mại nhanh chóng được soạn thảo nhằm tạo khuôn khổ pháp lý chung cho các hoạt động thương mại quốc tế Chúng ta có thể nêu tên một số sự kiện pháp lý quan trọng với nền thương mại toàn cầu sự đời của hiệp ước chung về thuế quan và thương mại GATT năm 1948, sự thành lập tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm 1995 Các khu vực mậu dịch tự cũng nhanh chóng đời EEC ( là EU ) ở châu Âu, khối NAFTA ở bắc Mỹ, khối ASEAN ở đông nam Á… đã góp phần tạo điều kiện cho trao đổi thương mại giữa các quốc gia ngày càng thuận lợi Theo cùng những diễn biến đó, về mặt lượng, tổng giá trị trao đổi thương mại của giữa các quốc gia thế giới cũng tăng lên nhanh chóng Chỉ tính riêng thời gian từ năm 1970 tới 1999, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ trao đổi của các quốc gia tăng lên 21 lần, từ 643 tỷ USD lên 11.400 tỷ USD ( gấp 21 lần vòng 30 năm ), bất chấp khó khăn chồng chất với nền kinh tế thế giới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1973 hay tình trạng chiến tranh lạnh căng thẳng giữa Liên Xô và Hoa Kỳ…Tốc độ tăng trưởng của trao đổi thương mại quốc tế cũng thường xuyên cao tốc độ tăng trưởng nền kinh tế thế giới Trong giai đoạn 2000 tới 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ giao động quanh khoảng 2,5% tới 4% thì tốc độ tăng trưởng của thương mại thế giới thường 7% Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, một những động lực quan trọng nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới chính là sự phát triển mạnh mẽ của nền thương mại quốc tế Không thể phủ nhận một thực tế rằng, nền sản xuất của các quốc gia thế giới hiện hoạt động không chỉ đề phục vụ nhu cầu nội địa mà một phần vô cùng quan trọng chính là phục vụ cho nhu cầu của thế giới, đặc biệt là đối với các nền kinh tế có độ mở cửa cao Một ví dụ điển hình là Hoa Kỳ Biểu đồ sau cho ta biết phần trăm giá trị sản lượng của Hoa Kỳ và thế giới là trực tiếp phục vụ cho xuất khẩu Hình 1.1.1.1: Tỷ lệ phần trăm hàng hóa xuất khẩu GNP của Hoa kỳ và Thế giới Không có số liệu dự báo cho thương mại thế giới năm 2025 Nguồn: World Bank, World Development Indicators 1999 and WEFA Forecast, 2000 Số liệu từ: World and US forecast GDP source info Một ví dụ khác là Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới hiện Theo số liệu thống kê của chính phủ nước này, tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu GDP đã không ngừng tăng lên từ 1978 tới Ta cùng xem xét biểu đồ sau Hình1.1.1.2:Tương quan giũa kim ngach xuất nhập khẩu so với GDP Trung Quốc giai đoạn 1978 tới 2006 Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê Trung Quốc Rõ ràng, thương mại quốc tế ngày càng phát triển và ngày cang quan trọng hơn.Chính nhờ nhu cầu về hàng hóa của thế giới ngày càng tăng nên nền sản xuất của các quốc gia mới được có hội mở rộng và tăng sản lượng, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Có thể nói, thương mại chính là một những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng kinh tế, cũng thúc đẩy tiến bộ xã hội Xét về các chủ thể nền thương mại thế giới, không thể không nhắc tới Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và Eu – những chủ thể lớn nhất nền thương mại toàn cầu Các chủ thể cũng là nơi phát sinh phần lớn nhu cầu hàng hóa và phần lớn nguồn cung cho hoạt động thương mại Hay nói một cách khác, các chủ thể chính là các cực đẩy và cực hút nền thương mại quốc tế Biểu đồ sau cho thấy vai trò to lớn của các chủ thể này nền thương mại toàn cầu thông qua tỷ trọng thương mại cấu thương mại của thế giới Hình 1.1.1.3: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại một số quốc gia thương mại thế giới Nguồn: Ngân hàng thế giới ADB 2008 Qua đồ thị trên, ta thấy tổng giá trị thương mại của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước liên minh châu Âu EU đã chiếm tới gần 80% tổng giá trị của thương mại toàn cầu Trong đó, xét về quy mô dân số, các quốc gia chỉ chiếm khoảng 30% dân số thế giới Rõ ràng, thương mại quốc tế cũng có những đầu tàu của riêng nó và cũng dựa đồ thị trên, ta thấy rõ ràng một xu thế đó là đóng góp vào thương mại toàn cầu của các nướcphát triển có xu hướng giảm dần về mặt tương đối, điển hình là Hoa Kỳ Trong đó vai trò của Trung Quốc nổi lên rõ rệt, Năm 2009, Trung Quốc đã vượt Đức vương lên trở thành quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới với tổng giá trị xuất khẩu đạt 1200 tỷ USD, Cũng cùng năm này, Trung Quốc trở thành quốc gia đứng thứ thế giới về tổng kim ngạch thương mại Rõ ràng, có sự đổi top những nước có nền thương mại phát triển nhất thế giới và sự vươn lên của Trung Quốc dường là không có gì ngăn cản nổi 1.1.2 Thương mại đối với các nước phát triển Gần đây, bộ phận không nhỏ người dân thế giới phản đối những mặt trái của xu thế toàn cầu hóa và nhất thể hóa nền kinh tế thế giới Họ cho rằng chính sự tự thương mại bị chi phối bởi các nước giàu là một những nhân tố chính gây nên mặt trái của toàn cầu hóa và đó cực lực phản đối quá trình tự hóa thương mại hiện Điển hình là tại diễn đàn kinh tế thế giới Davos tháng năm 2009 tại Geneve, những người biểu tình từ khắp nới thế giới đã liên tục mít tinh phản đối tự hóa thương mại và cho rằng: tự hóa thương mại chỉ mang lại lợi ích cho những nước giàu, phần thua thiệt và nghèo đói sẽ thuộc về những nước phát triển Thực tế, không chỉ những người biểu tình mà còn rất nhiều người khác phản đối một nền thương mại “tự do” bị các nước lớn chi phối Bi quan hơn, một bộ phận người dân thế giới thậm chí phản đối cả tự hóa thương mại Quan điểm của họ liệu có hoàn toàn đúng? Đầu tiên, chúng ta phải khẳng định rằng, tham gia thương mại quốc tế là đường lên đúng đắn cho các nước phát triển Chúng ta đều biết rằng các nước và chậm phát triển là những quốc gia nghèo thế giới và dễ tổn thương nhất tham gia thương mại Sự bất hợp lý về cấu ngành kinh tế, sự lạc hậu về trình độ khoa học công nghệ chính là những yếu tố chính tạo nên tính dễ tổn thương của các nền kinh tế Tuy nhiên, sâu xa mà nói, chính sự thiếu quyết đoán của các nước đó tham gia vào sân chơi chung – nền thương mại toàn cầu – mới là nguyên nhân bản nhất Vào những năm 50 của thế kỷ trước, Hàn Quốc, Malaysia là những quốc gia mới thoát khỏi ách đô họ của ngoại bang, nền kinh tế với xuất phát điểm rất thấp ( thực tế là không gì so với nước thế giới thứ ) Tuy nhiên điểm khác biệt bản là ngày nay, nước đó đã trở thành những nước có trình độ phát triển khá thế giới, Hàn Quốc thậm chí vươn lên trở thành nước công nghiệp mới ( NIC ), các nước khác của thế giới thứ tiếp tục lấn sâu vào đường tụt hậu Liệu có phải tự hóa thương mại đã làm cho các nước nghèo tiếp tục nghèo thêm? Thực tế, Hàn Quốc hay Malaysia là hai quốc gia có mức độ mở cửa kinh tế từ rất sớm và cũng là một những quốc gia “nhiệt tình” nhất tham gia vào thương mại toàn cầu Sau 50 năm tham gia vào nền thương mại tự mà nhiều người cho là bất công ấy, họ đã thành công việc phát triển đất nước mình Một bài học thực tế rút là, chính những nước không dám tham gia vào thương mại toàn cầu, hoặc tham gia với mức độ “khiêm tốn”, hạn chế mới là những quốc gia nghèo nàn lạc hậu và yếu kém nhất Tất nhiên là tham gia cuộc chơi mang tên International Trade, bắt tay với các nước giàu, các nước nghèo thường sẽ bị thua thiệt hoặc bất lợi một số khía cạnh nào đấy, thực tế đã là cuộc chơi thì sẽ có rủi ro – vấn đề chỉ là ở chỗ – nước đó có dám tham gia không và tham gia thế nào mà Khi tham gia sâu rộng vào nền thương mại toàn cầu vốn ngày càng tự hóa, các nước nghèo vẫn sẽ là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất mặc dù thế giới cũng đã có những ưu đãi nhất định cho họ các ưu đãi về thuế quan; về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa… Bên cạnh đó,, không thể phủ nhận rằng các nước nghèo bao giờ cũng có những lợi thế của “người sau” Rất nhiều quốc gia đã thực sự vươn lên và từng bước thoát nghèo Những bài học Hàn Quốc, Malaysia ngày một dài thêm Thế giới ngày càng xuất hiện nhiều “ngôi sao” lên Việt Nam, Braxin, Ấn Độ và đặc biệt là Trung Quốc 1.1.3 Thương mại đối với sự phát triển của Trung Quốc Trong những bài học thành công tham gia thương mai quốc tế, không thể không nhắc tới Trung Quốc Trước cải cách và mở cửa nền kinh tế năm 1979, Trung Quốc là một quốc gia nghèo đói và đứng trước nhiều nguy bấn ổn chính trị Sau 30 năm, công cuôc cải cách của Trung Quốc có thể đánh giá là tương đối thành công với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân rất cao, khoảng 10%/năm Quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã gấp nhiều lần so với trước mở cửa Bên cạnh đó, quy mô của nền ngoại thương Trung Quốc cũng có bước tiến thần kỳ Giá trị xuất khẩu từ 9.75 tỷ USD năm 1978 tăng lên 1218.6 tỷ USD năm 2007 Nghiên cứu sâu về sự phụ thuộc của GDP vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc, ta thiếp lập hàm số biểu thị sự phụ thuộc của GDP vào yếu tố, đó giá trị xuất khẩu chỉ là một biến Các biến đó là - Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI được thực hiện ( biến INV ) Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ ( biến EX ) Tổng chi tiêu chính phủ ( biến GX ) Chọn hàm số là dạng mũ sau: GDP = C*GXβ1*INVβ2*EXβ3 Loga hóa hai vế ta được Ln(GDP) = Ln(C) + β1*Ln(GX) + β2*Ln(INV) + β3*Ln(EX) Với số liệu thu thập được từ năm 1978 tới 2007 gồm 30 quan sát, ta có bảng số liệu sau Nguồn số liệu: Taiwan Institute of Economic Research - Chinese Taipei APEC Study Center (CTASC) Website www.ctasc.org.tw Tiến hành hồi quy bằng phần mềm Eview 4.0, ta được bảng kết quả sau: Eview Report 12/02/2010 No213/3 Dependent Variable: LOG(GDP) Method: Least Squares Date: 03/20/10 Time: 06:21 Sample(adjusted): 1983 2007 Included observations: 25 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob C 2.597149173710 0.1022857481670 25.3911147961 3.02571156147e-17 LOG(GX) 0.322235876111 0.1005933692360 Từ kết quả ta thấy mô hình hồi quy và hàm hồi quy đều phù hợp; kết quả hoàn toàn hợp lý về mặt toán học với sai số cho phép là 5% Thực hiện một số các kiểm định khác về sự phù hợp của hàm hồi quy, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi… cho thấy hàm hồi quy phù hợp về mặt toán học Về mặt kinh tế, ta rút một số kết luận: - Tổng của β1+ β2 + β3 = 0.93 < : Theo mô hình hồi quy thì sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc không tăng trưởng hiệu quả nếu chỉ - tăng đại lượng Trong yếu tố là chi tiêu chính phủ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu thì GDP Trung Quốc phụ thuộc nhiều nhất vào chi tiêu chính phủ Điều này phù hợp với nghiên cứu của nhiều học giả kết luận rằng chi tiêu công ở Trung Quốc đóng vai trò cực kỳ quan trọng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế vì nó đã dẫn dắt và định hướng cho phát triển kinh tế ở Trung Quốc, tạo dựng phần lớn sở hạ tầng và tạo niềm tin - cho các nhà đầu tư Yếu tố xuất khẩu là nhân tố đáng chú ý nhất toàn bộ hoạt động thương mại của Trung Quốc Trong 30 năm trở lại đây, Trung Quốc thường xuyên xuất siêu và thặng dư thương mại ngày càng tăng Xuất khẩu không chỉ là một bộ phận của thương mại mà còn được xem là một nhân tố quan trọng đối với sự gia tăng sản lượng cho nền kinh tế Kết quả hồi quy cho thấy đúng là GDP của Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu nếu mở rộng biến số EX cho cả hoạt động nhập khẩu, tức là kinh ngạch xuất nhập khẩu, thì sản lượng của nền kinh tế Trung Quốc sẽ phụ thuộc nhiều nữa vào biến số này Từ đó ta kết luận rằng, sử dụng mô hình dạng hàm mũ GDP = C*GXβ1*INVβ2*EXβ3 Cho kết quả là GDP phụ thuộc rất nhiều vào giá trị xuất khẩu vì chênh lệch tuyệt đối về số mũ của cả ba biến chính đều không nhiều, đó xuất khẩu 30 quan sát là đại lượng thay đổi nhiều nhất Do đó có thể kết luận một cách tương đối rằng GDP của Trung Quốc phụ thuộc hết sức chặt chẽ vào hoạt động xuất khẩu Đi sâu một bước nữa, ta tìm hiểu về thực trạng của nền sản xuất và xuất khẩu của Trung Quốc, ta thấy rằng hàng hóa Trung Quốc có lợi thế so sánh rất lớn trước hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh Nhân tố làm nên 80% sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc chính là yếu tố giá rẻ Hàng hóa Trung Quốc thực sự quá rẻ tới mức người tiêu dùng không thể tưởng tượng nó sẽ rẻ thế và người bán tất nhiên cũng không thể làm ngơ về khoản lời kếch xù bán những loại hàng hóa “Made in China” Cả thế giới dường quay cuồng bão hàng giá rẻ của Trung Quốc; các phương tiện truyền thông cũng thường xuyên đưa tin về việc hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thành công thị trường ở một quốc gia nào đó Việt Nam, Yemen… Trung Quốc đã từng bước vươn lên vững chắc và trở thành công xưởng của thế giới Do đó, nếu nghiên cứu nắm bắt được những kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc việc sản xuất và đặc biệt là bán hàng giá rẻ thì có thể nói ta đã giải mã một phần quan trọng nhân tố sự thành công của nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất hành tinh này, đồng thời rút những bài hoc kinh nghiệm cho các nước sau học tập và áp dụng 1.2 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia và áp dụng với trường hợp Trung Quốc M.Porter, tên đầy đủ Michael Eugene Porter, là giáo sư trường đại học Havard Ơng là mợt những nhà kinh tế nổi tiếng nhất thế giới và là cha đẻ của lý thuyết “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” Đây là lý thuyết được nhiều quốc gia xem xét,vận dụng và tỏ rất hiệu quả thực tiên Phần viết dưới sẽ trình bày một số nội dung chính của lý thuyết và áp dụng phân tích cho trường hợp của Trung Quốc Lý thuyết này cũng sẽ được vận dụng xuyên suốt bài viết để giải thích lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc vấn đề sản xuất và bán hàng giá rẻ “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” thực chất là một lý thuyết kinh tế hiện đại bắt nguồn từ lý thuyết lợi thế so sánh Trong điều kiện toàn cầu hóa và nhất thể hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, mỗi quốc gia đều trở thành một chủ thể của nền kinh tế thế giới và vai trò của quốc gia, theo quan điểm của Porter, ngày càng trở nên quan trọng chứ không hề giảm Khi các công ty sức cạnh tranh với các đối thủ, vai trò của quốc gia với tư cách là chủ thể chính cung cấp các lợi thế, môi trường và điều kiện phát triển doanh nghiệp sẽ càng rõ ràng và quan trọng Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã khiến không một quốc gia, một chính phủ nào có thể đứng ngoài cuộc Và một lẽ tất yếu, muốn giành thắng được cuộc cạnh tranh đó, quốc gia phải ý thức được về những lợi thế của mình và cách thức để tự mình tao những lợi thế Porter viết “…không quốc gia hay có khả cạnh tranh hay chí phần lớn ngành Cuối cùng, nước thành công ngành cụ thể mơi trường nội địa nước hướng tương lai nhất, động thách thức ” chiến thắng của mỗi quốc gia, đó, có thể được minh chứng bằng các lĩnh vực, các ngành sản xuất mà quốc đó thành công Nội dung bản của lý thuyết của Porter có thể được minh họa ngắn gọn qua sơ đồ sau Bốn yếu tố quan chủ đạo làm nên lợi thế cạnh tranh của một quốc gia gồm: các điều kiện nhân tố sản xuất, các điều kiện cầu, cấu, chiến lược và sự cạnh tranh của các công ty,các ngành hỗ trợ và liên quan Ngoài ra, hai nhân tố có vai trò thúc đẩy và tác động gian tiếp tới lợi thế cạnh tranh quốc gia bao gồm: chính phủ, các thời cơ/cơ hội Ta biết rằng, một ngành sản xuất muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có các nhân tố sản xuất ( đầu vào ) Các nhân tố sản xuất bao gồm lao động, nguyên nhiên liệu,đất đai, vốn, khoa học kỹ thuật… nếu các yếu tố đầu vào càng thuận lợi, bảo đảm và ổn định thì sản xuất sẽ càng có điều kiện cạnh tranh bấy nhiêu và ngược lại Thứ hai là các điều kiện về nhu cầu Sản xuất bao giờ cũng sẽ có đầu và hoạt động sản xuất đó muốn tồn tại được thì tất yếu đầu của nó phải được thị trường chấp nhận và tiêu thụ Nếu không có cầu thì chắc chắn quá trình sản xuất đó sẽ bị gián đoạn và không có tái sản xuất, ngành sản xuất đó sẽ không tồn tại Thứ ba là chiến lược, cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp, bản thân nó là người đứng tổ chức quá trình sản xuất và bảo đảm tái sản xuất được thực hiện Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với quá trình sản xuất và các vòng quay của tái sản xuất được lặp lặp lại Nếu bản thân doanh nghiệp không thể bảo đảm về cấu, đề các chiến lược, và thực hành cạnh tranh với đối thủ, nó sẽ bị loại khỏi nền kinh tế Hay nói đơn giản hơn, nó phải tự chăm sóc lấy sức khỏe cho mình cố gắng vận hành cỗ máy tái sản xuất Thứ tư là các ngành hộ trợ và có liên quan Doanh nghiệp muốn bảo đảm quá trình tái sản xuất diễn bình thường thì ngoài ba yếu tó nó còn cần sự hỗ trợ từ bên ngoài ( các yếu tố hỗ trợ theo chế thị trường ) Các ngành phụ trợ hoặc có liên quan bảo đảm cho đầu ra, đầu vào và sự vận hành của cỗ máy doanh nghiệp diễn thông suốt và thuận lợi Do đó, nó cũng được coi là một những yếu tố quan trọng nhất làm nên sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Ngoài bốn yếu tố chính kể trên, chính phủ với vai trò là đại diện cho lợi ích của quôcs gia và các ngành/các doanh nghiệp sản xuất là một chủ thể rất quan trọng Vai trò lớn nhất của chính phủ được thể hiện rõ nhất các chính sách, biện pháp quản lý vĩ mô và đó chính phủ có thể tác động lên cả bốn yếu tố chính Trong lý thuyết của Porter cũng đề cập tới các hội một phần làm nên lợi thế cạnh tranh cho dù đó là yếu tố phi thị trường và gần người không thể chủ động tạo được Cơ hội thường chỉ mang tín chất ngắn hạn và ngâu nhiên mà Một ngành sản xuất thường bao gồm nhiều doanh nghiệp Bản thân các doanh nghiệp riêng lẻ nếu có được lợi thế cạnh tranh thì nghành đó, với tư cách là tổng thể, cũng có lợi thế cạnh tranh Nếu ngành đó có được các lợi thế cạnh tranh, thì quốc gia gia đó cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh lĩnh vực của ngành đó Các phân tích tiếp theo sẽ phân tích lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc so với các quốc gia khác, biểu hiện là sự lớn mạnh của nền thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng Lơi thế cạnh tranh lơn nhất của hàng hóa Trung Quốc là yếu tố giá rẻ Nó là kết quả của việc Trung Quốc đã nâng cao được lợi thế cạnh tranh của mình một loạt các lĩnh vưc Mô hình của M.Porter có thể giải thích hoàn toàn hợp lý cho trường hợp Trung Quốc Trung Quốc có được cả tất cả các nhân tố Họ có các điều kiện các yếu tố đầu vào ( trình bày ở phần Mục II ) Họ có điều kiện cầu ( được đề cập ở chương III ) Họ cũng có các nhân tố liên quan tới cấu, chiến lược, cạnh tranh ( chủ yếu đề cập ở phần 2,3,4 mục II ) Các ngành phụ trợ cũng được đề cập tới ở phần mục II) Ngoài ra, vai trò của chính phủ cũng các hội đến với nền sản Trung Quốc sẽ được đề cập đan xen ở tất cả các phần và sẽ được khái quát ở chương IV ... đó, với tư cách là tổng thể, cũng có lợi thế cạnh tranh Nếu ngành đó có được các lợi thế cạnh tranh, thì quốc gia gia đó cũng sẽ có lợi thế cạnh tranh lĩnh vực của... Quốc vấn đề sản xuất và bán hàng gia? ? rẻ ? ?Lợi thế cạnh tranh quốc gia? ?? thực chất là một lý thuyết kinh tế hiện đại bắt nguồn từ lý thuyết lợi thế so sánh Trong điều... này nền thương mại toàn cầu thông qua tỷ trọng thương mại cấu thương mại của thế giới Hình 1.1.1.3: Tỷ trọng tổng kim ngạch thương mại một số quốc gia thương mại thế giới

Ngày đăng: 23/10/2013, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan