ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 6 HKI

3 831 7
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 6 HKI

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 6 HKI năm 2010 – 2011 A. CÂU HỎI: I. PHẦN SỐ HỌC: 1. Viết các tập hợp N và N*. Nêu thứ tự trong tập hợp số tự nhiên 2. Viết dạng tổng quát các tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên. 3. Luỹ thừa bậc n của a là gì? 4. Viết công thức nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số 5. Khi nào thì ta nói số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b? 6. Phát biểu và viết dạng tổng quát các tính chất chia hết của một tổng. 7. Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 8. Thế nào là số nguyên tố, hợp số? Cho ví dụ mười số mỗi loại 9. Thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau? Cho ví dụ 10. Ước chung, bội chung của hai hay nhiều số là gì? 11. ƯCLN của hai hay nhiều số là gì? Cách tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng phân tích các số ra thừa số nguyên tố? 12. BCNN của hai hay nhiều số là gì? Cách tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng phân tích các số ra thừa số nguyên tố? 13. Tập hợp các số nguyên bao gồm những loại số gì? Viết tập hợp Z các số nguyên. Trên trục số nằm ngang (chiều từ trái sang phải) khi nào thì ta nói số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b? 14. Trên trục số, các điểm biểu diễn của hai số đối nhau có quan hệ thế nào với điểm 0? Cho ví dụ về hai số đối nhau. Viết số đối của số nguyên a. 15. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì? 16. Phát biểu các quy tắc cộng hai số nguyên (cùng dấu, khác dấu), quy tắc trừ hai số nguyên. 17. Phát biểu các quy tắc dấu ngoặc. II. HÌNH HỌC: 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng? Quan hệ của ba điểm thẳng hàng 2. Phát biểu nhiều cách khác nhau để diễn tả điểm A thuộc đường thẳng a và điểm B không thuộc đường thẳng a. 3. Thế nào là một tia gốc O? 4. Khi nào thì hai tia Ox và Oy là hai tia đối nhau? 5. Đoạn thẳng AB là gì? 6. Khi nào thì AM+MB = AB? Trong ba điểm A, M, B điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu AM+MB = AB? 7. Trên tia Ox, nếu OM = a (đơn vị độ dài); ON = b (đơn vị độ dài) và 0< a < b thì trong ba điểm O, M, N điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? 8. Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì? B. BÀI TẬP: I. PHẦN SỐ HỌC: Bài 1: Cho hai tập hợp A = {0;1;2;3;4;6} và B = { x ∈ N / x < 7 }. a) Viết tập hợp B bằng cách liệt kê các phần tử của tập hợp đó. b) Cho biết số phần tử của mỗi tập hợp A; B. c) Hãy điền các kí hiệu thích hợp vào ô trống sau: 5 ∈  ; 5 ∉ ; 0 B ; 5  A ; B  A ; { 2;3;6 } A. d) Tìm A ∩ B. Bài 2: Cho tập hợp M ={ 4; 6; 8; .; 64; 66}. a) Viết tập hợp M bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. b) Tính số phần tử của M. c) Tính tổng các phần tử của M bằng cách thích hợp. Bài 3: Tính nhẩm: a) 157 + (609+ 43); b) 4.(37.25); c) 28. 39 + 39.72; d) 101.28 Bài 4: Thực hiện các phép tính sau: a) 2.3 3 - 3.4 2 ; b) 39.14 + 86.39 ; c) 12 + 2. [215 - (5 .2 3 - 3 5 : 3 3 )] Bài 5: Tìm các số tự nhiên x, biết: a) (x-35)-120 = 0; b) 124+(118-x) = 217; c) 226 -7(x+1) = 106; d) (5x-10).5 = 5 3 Bài 6: Tìm các số tự nhiên x thoả mãn: a) 12 + 27 + x chia hết cho 3; b) 34 + x + 10 không chia hết cho 2. c) (3.x +10) M 5 d) (2.x +10) M 10 Bài 7: Tìm số tự nhiên nhỏ nhất có sáu chữ số chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9. Bài 8: Liệt kê các phần tử của các tập hợp sau: a) A ={ x ∈ N| x M 12, x M 14 , 0 < x < 100} b) B ={ x ∈ N| 24 M x, 36 M x , 1< x ≤ 3 } Bài 9: Có thể điền các chữ số nào vào dấu * để số 12* chia hết cho 3. Bài 10: Viết các tập hợp sau: Ư(12); B(8). Bài 11: Phân tích mỗi số sau ra thừa số nguyên tố: 24, 30 và 108. Bài 12: Đem chia đều 24 tập vở, 30 bút mực và 18 bút chì màu để làm một số phần thưởng. Số phần thưởng nhiều nhất có thể chia được là bao nhiêu? Bài 13: Một lớp học khi xếp hàng 4, hàng 6, hàng 9 đều vừa đủ. Biết rằng số học sinh của lớp trong khoảng 30 đến 50. Tìm số học sinh của lớp đó. Bài 14: Tổ II có 340 000 đồng để mua vở; biết rằng mỗi ram vở có 20 quyển, mỗi quyển vở giá 3000 đồng . Hỏi Tổ II mua được nhiều nhất mấy ram vở ? Bài 15: Thực hiện các phép tính sau: a) [(-13)+(-15)] + 8 b) (-3-5).(-3+5) c) (-3+6).(-7) 2 -2 3 d) -(-129) +(-119) +12e) | -3| + | 2| g) | -4 |.3 - | 15 | Bài 16: Tìm x ∈ Z, biết: a) | x | = 7 b) | x | = | -3 | c) | x -1 | = 0 d) | x | = -1 II. PHẦN HÌNH HỌC: Bài 1: Cho điểm P, điểm Q và đường thẳng a. Hãy vẽ hình để thể hiện các quan hệ sau đây: a) P ∉ a và Q ∉ a b) P ∉ a và Q ∈ a c) P ∈ a Q ∉ a d) P ∈ a Q ∈ a Bài 2: Cho bốn điểm A, B, C, D trong đó không có bất kì ba điểm nào thẳng hàng. Cứ qua hai điểm thì vẽ được một đường thẳng. Vẽ hình và viết tên các đường thẳng vẽ được. Bài 3: Viết tên tất cả các đoạn thẳng có trong hình 1. Bài 4: Câu nào sau đây không diễn tả tia MN? a) Hình gồm: Hai điểm M, N và các điểm nằm giữa hai điểm M, N. b) Hình gồm: Điểm N và các điểm nằm cùng phía với điểm M đối với điểm N. c) Hình gồm: Điểm M và các điểm nằm cùng phía với điểm N đối với điểm M. d) Hình gồm: Điểm N và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm N. Bài 5: Cho hai đường thẳng xy và zt giao nhau tại điểm O. Lần lượt trên các tia Ox, Oy, Oz, Ot lấy các điểm A, B, C, D sao cho AO = 2cm; CO = DO = 3cm; BO = 2AO. a) Vẽ hình minh hoạ cho đề bài. b) Giải thích tại sao điểm O là trung điểm của đoạn thẳng CD. Bài 6: Cho điểm C nằm giữa hai điểm A và B, biết AB = 6cm . Gọi M và N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng AC và BC. a) Vẽ hình minh hoạ cho đề bài và tính độ dài đoạn thẳng MN. b) Hãy nêu cách chọn điểm C để cho độ dài đoạn thẳng MN gấp 3 lần độ dài đoạn thẳng MC. I./ TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm ) : Khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Số phần tử của tập hợp A= { } 98; .;16;14;12 là: A/ 86 phần tử B/ 87 phần tử C/ 44 phần tử D/ 43 phần tử Câu 2: Cho a = .5.3.2 32 Số a có tất cả bao nhiêu ước? A/ 6 B/ 12 C/ 24 D/ 5 Câu 3: Kết quả của 2 )3.(2 −− là: A/ 12 B/ -12 C/ -18 D/ 18 Câu 4 : I là trung điểm của đoạn thẳng MN khi: Hình 1 A C B D A/ IM = IN B/IM+ IN= MN C/IN = NM = 2 IM D/ IM+ IN= MN và IM = IN II/ TỰ LUẬN: ( 8 điểm ) Bài 1: Thực hiện phép tính (2 điểm) a) 34. 55 +34.66 – 34.21 b) [ ] 02 2010)1519(1402134 +−−− c) ( ) 3.212:144.215 −−−+− Bài 2: (2,5 điểm) i) Tìm x biết (1.5 điểm) a) 315 + (137 – x) = 400 b) 1015 2:216.2 =+ x ii) Cho A = 10099432 44 4444 ++++++ Chứng tỏ rằng A M 5 (1 điểm) Bài 3: (1.5 điểm). Một đội y tế gồm 60 bác sĩ và 252 y tá. Hỏi có thể chia đội y tế đó thành nhiều nhất bao nhiêu tổ để số bác sĩ cũng như số y tá được chia đều vào các tổ. Khi đó, mỗi tổ có bao nhiêu bác sĩ, bao nhiêu y tá? Bài 4: (2 điểm) Trên tia Ox, lấy 2 điểm A và B sao cho OA = 3cm, OB = 5 cm. a) Tính AB b)Trên tia đối của tia OA, vẽ điểm D sao cho AD = 1 cm. Điểm D có là trung điểm của đoạn thẳng nào không? Vì sao? c) Gọi M là trung điểm của OA. Tính MD. . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TOÁN 6 HKI năm 2010 – 2011 A. CÂU HỎI: I. PHẦN SỐ HỌC: 1. Viết các tập hợp N và N*. Nêu thứ tự trong tập hợp số tự nhiên. B. Bài 2: Cho tập hợp M ={ 4; 6; 8; .; 64 ; 66 }. a) Viết tập hợp M bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó. b) Tính số phần

Ngày đăng: 23/10/2013, 03:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan