THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO

40 584 0
THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO . 1.1.Tổng quan về thị trường bán lẻ: Khái niệm về phân phối: Hoạt động phân phối có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau: Đối với người sản xuất, phân phối là những cách thức tổ chức giúp họ đưa sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng. Đối với người tiêu dùng, hoạt động phân phối chủ yếu được thể hiện tại các cửa hàng bán lẻ, nó thể hiện quá trình vận động của hàng hoá bao gồm quá trình vận chuyển, dự trữ biến đổi và đưa hàng hoá đến phục vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. Đối với bản thân các nhà phân phối, hoạt động phân phối là một lĩnh vực kinh tế riêng biệt có chức năng trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy, phân phối có thể hiểu là toàn bộ những hoạt động cách thức để đưa hàng hoá từ nhà sản xuất, chế tạo tới tay người tiêu dùng. Các hoạt động cách thức này có thể là đóng gói, vận chuyển, dự trữ, bán lẻ Hoạt động phân phối có thể coi là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng dù có thể người sản xuất tự cung cấp hàng hoá hay cung cấp hàng hoá qua trung gian tới người tiêu dùng. Thông qua hoạt động phân phối hàng hoá có thể lưu thông trên phạm vi toàn xã hội để đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của người tiêu dùng. 1.1.1 Định nghĩa về thị trường bán lẻ: Bán lẻ là hoạt động bán các sản phẩm hoàn chỉnh và dịch vụ cho người tiêu thụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình. Nói cách khác, bán lẻ gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc bán hàng hóa trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân, không kinh doanh. Người bán lẻcác cá nhân hay tổ chức làm công việc bán lẻ thông qua các hình thức đa dạng như bán hàng trực tiếp, bán qua điện thoại, bán hàng qua internet… Thị trường bán lẻthị trường ở đó diễn ra hoạt động bán lẻ. Những người bán lẻ và người tiêu dùng là hai tác nhân chính của thị trường. Những người bán lẻ (cá nhân, tổ chức) và người tiêu dùng tiến hành hoạt động mua bán hàng hóa trong một khuôn khổ khung pháp lý nhất định. 1.1.2. Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ: Sơ đồ 1.1. Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ. * Dù hàng hoá được phân phối như thế nào thì kênh phân phối của thị trường bán lẻ về cơ bản bao gồm 3 thành viên: người sản xuất, người trung gian và người tiêu dùng cuối cùng. - Người sản xuất: là người trực tiếp sản xuất ra hàng hoá đó. Đôi khi người sản xuất cũng là người bán thẳng hàng hoá đó tới tay người tiêu dùng không cần qua trung gian. - Người trung gian: là những người tham gia vào việc phân phối hàng hoá tới người tiêu dùng. Người trung gian có thể gồm: đại lý môi giới, người bán buôn, người bán lẻ (cửa hàng tiện dụng, siêu thị và đại siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng đại hạ giá, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm thương mại .). Sơ đồ 1.2 : Minh hoạ cho các cửa hàng làm người trung gian bán lẻ Người tiêu dùng Người trung gian Người sản xuất Môi giới CH nhượng quyền CH Bán và giới thiệu sản phẩm CH bán lẻ độc lập - Người tiêu dùng: là cuối cùng nhận được hàng hoá đó. Họ nhận hàng hoá đó với mục đích để tiêu dùng. * Do sự đa dạng của khâu trung gian mà hàng hoá có thể đến tay của người tiêu dùng theo nhiều con đường dài ngắn khác nhau: - Người sản xuất trực tiếp đưa hàng hoá của mình tới tận tay người tiêu dùng mà không qua một khâu trung gian nào khác. Hàng hoá được bán tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của mình hoặc qua điện thoại, qua mạng, qua đơn đặt hàng . + Ưu điểm: Ưu điểm của trường hợp này là hàng hoá tiêu thụ nhanh chóng. Vì hàng hoá đến thẳng tay người tiêu dùng nên giá cả hợp lý hơn. Đồng thời, do không phải qua khâu trung gian nên nhà sản xuất có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đặc biệt, ưu điểm lớn nhất đó là nhà sản xuất có thể dễ dàng nắm bắt, nhận biết nhu cầu của khách hàng. Người tiêu dùng Người sản xuất Các loại hình khác:CH đại lý, CH của HTX bán lẻ . +Nhược điểm: Để thực hiện đưa hàng hoá theo con đường này và đảm bảo được nguyên tắc lợi nhuận thì người tiêu dùng ở đây phải là người có nhu cầu tiêu thụ lớn và ổn định. Trên thực tế, rất khó doanh nghiệp có thể tìm kiếm được những người tiêu dùng đáp ứng được yêu cầu đó. + Ứng dụng: Con đường trực tiếp thường được áp dụng trong trường hợp bán những hàng hoá có giá trị lớn, những hàng hoá có tính chất thương phẩm đặc biệt (hàng tươi sống, hàng lâu bền) . Ví dụ: bán ô tô, cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm. - Người sản xuất đưa hàng hoá của mình tới tay người tiêu dùng thông qua khâu trung gian là những nhà bán lẻ hoặc là thông qua nhà bán buôn rồi đến người bán lẻ cuối cùng là đến người tiêu dùng. Trường hợp hàng hoá theo con đường ngắn chỉ có một người trung gian là người bán lẻ: + Ưu điểm: Trong trường hợp này thì người sản xuất có thể tận dụng được vị trí bán hàng, hệ thống phân phối của người bán lẻ. Qua đó, nhà sản xuất có thể tăng được uy tín của hàng hoá. Ngoài ra, người sản xuất cũng dễ dàng điều chỉnh hoạt động bán hàng của mình. + Nhược điểm: Rõ ràng trong trường hợp này lợi nhuận đã bị phân chia một phần cho nhà bán lẻ. Người sản xuất cũng khó điều phối hàng hoá của mình do các địa điểm bán hàng thuộc sở hữu nhiều người bán lẻ khác nhau. + Ứng dụng: Các người sản xuất có quy mô nhỏ nên thường kiêm cả hoạt động bán buôn thì áp dụng trường hợp này. Các người bán lẻ cần phải đáp ứng được yêu cầu là phải có vốn lớn và mạng lưới rộng rãi. Trường hợp hàng hoá theo con đường trung bình là qua người bán buôn đến người bán lẻ rồi đến người tiêu dùng. + Ưu điểm: Để mở rộng được thị trường của mình thì người sản xuất cần phải có vốn lớn, quan hệ rộng rãi, có bí quyết trong sản xuất, phân phối, bảo quản hàng hoá. Không phải người sản xuất nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu đó. Khi đó, để mở rộng thị trường thì những người sản xuất này sẽ nhờ đến vai trò của người bán buôn. + Nhược điểm: Chi phí sản xuất hàng hoá chắc chắn sẽ tăng lên, từ dó người sản xuất bị chia sẻ lợi nhuận nhiều hơn. Người sản xuất cũng không thể tự mình điều chỉnh được thị trường phân phối của mình do còn phải phụ thuộc vào người bán buôn. + Ứng dụng: Mở rộng thị trường phân phối hàng hoá. - Ngoài ra, hàng hoá có thể đến tay người tiêu dùng qua những con đường dài hơn. Hàng hoá đi từ nhà môi giới đến những nhà bán buôn rồi đến những nhà bán lẻ cuối cùng mới là người tiêu dùng. + Ưu điểm: Trong trường hợp này người sản xuất có thể chuyên tâm vào sản xuất, khâu phân phối được giao phối các người môi giới. + Nhược điểm: Chi phí tăng lên rất nhiều. + Ứng dụng: Trường hợp này áp dụng khi hàng hoá phải thâm nhập vào những thị trường có những luật lệ quy tắc khó khăn hoặc là những thị trường đầu tiên mà người sản xuất bán hàng hoá của mình. Tại những thị trường này, để có thể bán được hàng hoá thì cần những người am hiểu sâu sắc thị trường, có mối quan hệ tốt với các người bán buôn. Người đó chính là người môi giới. Cụ thể phân tích trên thành sơ đồ như sau: Sơ đồ 1.3: Các kênh phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng Người sản xuất Người tiêu dùng Người sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng Người sản xuất Người bán buôn Người tiêu dùng Người bán lẻ Trên thực tế, người sản xuất không chỉ áp dụng duy nhất một con đường để đưa hàng hoá của mình tới tay người tiêu dùng. Họ có thể bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng thông qua các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, bán buôn cho những người bán lẻ để phân phối được nhiều sản phẩm, đồng thời họ có thể bán hàng thông qua môi giới khi đưa hàng hoá của mình sang thị trường nước ngoài. Kết hợp nhiều con đường phân phối khác nhau giúp người sản xuất vừa am hiểu nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn. Khi lựa chọn các con đường phân phối hàng hoá của mình thì người sản xuất cần căn cứ vào: + Nhu cầu của thị trường: Nhu cầu của thị trường được xem xét trên các góc độ sau: số lượng của hàng hoá thị trường cần nhiều hay ít; quy mô, những khu vực có nhu cầu đối với sản phẩm hàng hoá; chu kỳ sống của sản phẩm. + Điều kiện của người sản xuất: Điều kiện ở đây là thực tế về vốn, về mạng lưới phân phối của người sản xuất. Điều kiện cũng có thể hiểu đó là người sản xuất muốn tung ra sản phẩm mới hay là mở rộng thị trường. + Chiến lược phân phối hàng hoá của người sản xuất. 1.1.3. Các loại hình bán lẻ: Các loại hình bán lẻ vô cùng phong phú và đa dạng. Dựa trên các tiêu chí khác nhau người ta có thể phân loại ra nhiều loại hình bán lẻ khác nhau. Ví dụ phân loại theo quy mô thì các loại hình bán lẻcác cơ sở bán lẻ lớn, vừa và nhỏ. Hay phân loại theo các chủ thể tham gia bán lẻ thì các loại hình bán lẻ gồm có doanh nghiệp bán lẻ, hợp tác xã bán lẻ, cá thể hộ gia đình . Tuy nhiên, phổ biến và dễ hiểu nhất thì người ta thường phân loại thị trường bán lẻ theo tiêu thức cách thức bán hàng và hàng hoá kinh doanh. Theo đó, trong thị trường bán lẻ các loại hình bán lẻ gồm có bán lẻ tại cửa hàng, bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ: Người sản xuất Người tiêu dùng Người bán buôn Người bán lẻ Người môi giới - Bán lẻ tại cửa hàng: Đây là loại hình bán lẻ phổ biến nhất hiện nay. Theo loại bán lẻ này, các tổ chức hay cá nhân bán lẻ có một địa điểm kinh doanh cố định. Tại đây, người ta tổ chức trưng bày hàng hoá và người tiêu dùng tới đây để mua và thanh toán trực tiếp. Các địa điểm bán hàng này tuỳ theo quy mô, tính chất của từng loại cửa hàng mà người ta phân loại ra các loại cửa hàng khác nhau. Hiện nay có các loại cửa hàng bán lẻ như sau: Chợ: Chợ là một loại hình bán lẻ truyền thống lâu đời và phổ biến khắp nơi trên thế giới. Chợ có thể hiểu là một nơi quy tụ nhiều người bán lẻ và người tiêu dùng để tiêu thụ các loại hàng hoá khác nhau. Hoạt động buôn bán của chợ có thể diễn ra hàng ngày hoặc định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định. Siêu thị: Siêu thị là một loại hình bán lẻ hiện đại, mới xuất hiện tại Việt Nam. Siêu thị được hiểu là một cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo phương thức tự phục vụ, được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại, bày bán nhiều mặt hàng đáp ứng nhu cầu phong phú của người dân. Giá cả tại siêu thị thường cố định theo sự ấn định của người kinh doanh không linh hoạt như giá cả tại chợ là kết quả thương lượng giữa người bán và người mua. Siêu thị thường phải đáp ứng được một số quy định nhất định về cơ sở vật chất: quy mô, địa điểm, kho . Quy định này tuỳ thuộc vào cơ quan quản lý của siêu thị này. Cửa hàng bán lẻ độc lập: Loại hình bán lẻ này tồn tại rất phổ biến. Các cửa hàng này thường thuộc sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình. Nó tồn tại dưới hình thức các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ tại các mặt phố, khu dân cư. Các loại hàng hoá tại các cửa hàng này thường là các hàng tiêu dùng, dân dụng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Cửa hàng bán lẻ dạng hợp tác xã: Hợp tác xã bán lẻ được hình thành bởi một nhóm người bán lẻ liên kết với nhau để cùng buôn bán, phân phối hàng hoá. Sự liên kết này dựa trên sự tự nguyện, đồng thời các thành viên có quyền tự do gia nhập tách khỏi hợp tác xã và tự cung ứng hàng hoá từ các nguồn ngoài hợp tác xã. Cửa hàng bách hoá: Đây là loại hình cửa hàng lớn cả về quy mô và số lượng hàng hoá. Các cửa hàng bách hoá thường được xây dựng tại các khu dân cư tập trung đông đúc. Hàng hoá tại đây phong phú về chủng loại và mẫu mã nên thường được bày bán chuyên biệt tại các khu vực riêng của cửa hàng Cửa hàng đại lý: Các cửa hàng này được người sản xuất hoặc người phân phối trung gian cho việc tiêu thụ hàng hoá trên cơ sở hợp đồng đại lý. Hoạt động của các cửa hàng này thường độc lập và hưởng một khoản hoa hồng nhất định. Cửa hàng nhượng quyền thương mại: Đây là một hình thức mới mẻ, nó bắt đầu xuất hiện tại Mỹ từ đầu thế kỷ 20 và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cửa hàng này thường được kí hợp đồng để được nhượng quyền kinh doanh một loại hàng hoá dịch vụ nhất định từ nhà sản xuất. Các cửa hàng nhượng quyền là các cửa hàng có vốn sẵn và địa điểm kinh doanh. Các cửa hàng này kinh doanh dựa vào thương hiệu của một hãng đã nổi tiếng trên thị trường. Ngoài ra, các cửa hàng này cũng nhận được sự tư vấn, cung cấp bí quyết về marketing, tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực .từ đơn vị trao quyền kinh doanh. Để đổi được điều đó, thì ngoài số tiền đóng lúc đầu ,các cửa hàng còn phải đóng thêm một khoản phí nhất định. Cửa hàng chuyên doanh: Đây là hình cửa hàng kinh doanh chuyên sâu. Nó chỉ cung cấp một hay một nhóm hàng hoá nhất định hay chỉ phục vụ một nhóm người tiêu dùng nhất định. Ví dụ:cửa hàng chuyên doanh có thể là cửa hàng chỉ bán một loại hàng hoá như quần áo, giày dép .hay một nhóm sản phẩm như hàng tươi sống, hàng đông lạnh; cửa hàng chuyên bán hàng cho trẻ em, người già . Cửa hàng giảm giá, hạ giá: Cửa hàng này bán các loại hàng hoá với giá thấp hơn với giá bán lẻ theo yêu cầu của người sản xuất hoặc tính chất của sản phẩm. Cửa hàng kho: Cửa hàng này mang tính chất như một kho hàng. Các cửa hàng này thường không trưng bày hàng hoá, không quảng cáo tận dụng được diện tích và chi phí. Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: Cửa hàng thuộc sở hữu của người sản xuất. Đây là kênh phân phối của trực tiếp của người sản xuất tới người tiêu dùng. - Bán lẻ không qua cửa hàng: Theo đó các tổ chức và cá nhân bán lẻ không cần thiết phải có một địa điểm bán hang cố định. Người ta có thể bán hàng tận nhà bán hàng qua bưu điện, bán hàng qua mạng… - Bán lẻ dịch vụ: Tức là, ở đây hàng hoá là dịch vụ chứ không phải là hàng hoá đơn thuân. Các loại hình bán lẻ dịch vụ như: cho thuê phòng ở, giặt là, cho thuê phương tiện… Mặc dù, các cửa hàng bán lẻ vẫn còn phổ biến nhưng cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các loại hình bán lẻ không qua cửa hàng và bán lẻ dịch vụ cũng ngày càng phổ biến hơn. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, công nghệ viễn thông đặc biệt là mạng internet thì hiện nay hoạt động thương mại điện tử (giới thiệu, bán hàng và thanh toán qua mạng) đang rất phát triển. Đồng thời, thu nhập của người tiêu dùng tăng lên dẫn tới nhu cầu di lại, nghỉ ngơi, ăn uống . tăng lên kéo theo các loại hình dịch vụ tăng lên không ngừng. 1.1.4. Vai trò của hoạt động bán lẻ: Khi hoạt động bán lẻ phát triển tốt, lành mạnh thì nhờ đó sản xuất tăng, phục vụ được nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt động bán lẻ có vai trò điều tiết hàng hoá. Nó điều tiết hàng hoá từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng. Nó điều tiết hàng hoá ở tất cả các vùng miền từ thành phố, nông thôn, vùng sâu vùng xa bất kể nơi đâu có nhu cầu. Hoạt động bán lẻ phát triển nó đảm bảo cung cấp hàng hoá công bằng cho mọi người dân trên khắp các vùng trên cả nước. Do vậy, hoạt động bán lẻ cũng có vai trò góp phần vào việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực. Cơ cấu thương mại có những biến đổi sâu sắc khi mà hoạt động bán lẻ phát triển. Khi đó thị trường ngày càng lành mạnh, cạnh tranh hiệu quả hơn. Sự phát triển của hoạt động bán lẻ cũng tăng cường khả năng tự điều tiết ít chịu ảnh hưởng của Nhà nước của thị trường hơn. Khi hoạt động bán lẻ phát triển tức là hàng hoá phong phú và với nhiều nhà phân phối cộng với các quy định cạnh tranh lành mạnh thì chắc chắn người tiêu dùng sẽ nhận được những hàng hoá tốt nhất với giá cả hợp lý nhất. Trong nền sản xuất hàng hoá kinh tế thị trường có xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa một nền sản xuất hàng hoá lớn và nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sở dĩ có mâu thuẫn đó là do vô số người tiêu dùng khác nhau lại có những nhu cầu, sở thích khác nhau. Khi xã hội càng phát triển thì sự đa dạng của những nhu cầu này ngày càng tăng. Trong khi đó các doanh nghiệp phải tăng quy mô sản xuất để tối đa hoá lợi nhuận. Và hoạt động bán lẻ có vai trò giải quyết được mâu thuẫn cơ bản đó. 1.1.5. Chức năng của hoạt động bán lẻ: Hoạt động bán lẻ có rất nhiều chức năng. Nhưng các chức năng chính của bán lẻ là mua, bán, vận chuyển, lưu kho, phân loại, tài chính, chịu rủi ro và thông tin thị trường. - Chức năng cơ bản nhất của hoạt động bán lẻ là chức năng mua và bán: Chức năng mua tức là tìm kiếm, đánh giá, so sánh giá trị các loại hàng hoá dịch vụ. Chức năng bán là tiêu thụ, phân phối các loại sản phẩm này. Lợi nhuận của các nhà bán lẻ chính là nhờ vào sự chênh lệch giữa giá hàng hoá bán ra và mua vào. Do đó để tối đa hoá lợi nhuận các nhà bán lẻ cố gắng mua hàng với giá rẻ và bán ra với số lượng lớn và giá cao. - Chức năng cung cấp tài chính: Chức năng này thể hiện ở việc các nhà bán lẻ cung cấp tài chính tín dụng cần thiết cho một hoạt động sản xuất hàng hoá nào đó. Có thể nhà bán lẻ cung cấp tài chính trước một phần để nhà sản xuất. Việc thực hiện chức năng này tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của nhà bán lẻ và mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. - Chức năng thông tin: Chức năng thông tin của hoạt động bán lẻ được thể hiện ở hai chiều. Thông qua các hoạt động quảng bá, marketing của các nhà bán lẻ thì các thông tin về sản phẩm được giới thiệu tới người tiêu dùng. Đồng thời, qua hoạt động bán lẻ các nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Họ là những người hiểu rõ nhu cầu, thị hiếu, thu nhập của người tiêu dùng nhất. Qua đó, nhà bán lẻ sẽ cung cấp những thông tin phản hồi tới nhà sản xuất để nhà sản xuất có thể điều chỉnh sản xuất để đưa ra những sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. - Chức năng vận tải: dựa vào việc mua bán hàng hoá của nhà sản xuất để bán cho người tiêu dùng thì nhà bán lẻ có thể tự mình thực hiện chức năng vận tải hàng hoá trong hệ thống phân phối của mình. - Chức năng phân loại và tiêu chuẩn hoá các loại hàng hoá: Người tiêu dùng có nhu cầu, thu nhập rất đa dạng. Người tiêu dùng ở nông thôn có thu nhập khác với người tiêu dùng ở thành thị. Người trẻ có yêu cầu về mẫu mã chất lượng hàng hoá khác với người già. Hoạt động bán lẻ đã thực hiện chức năng sắp xếp, phân loại số lượng hàng hoá gần nhất với nhu cầu của người tiêu dùng. Tiêu chuẩn hoá là công việc tìm kiếm những sản phẩm đồng nhất giữa các nhà sản xuất có thể thay thế cho nhau. [...]... bật nhất của thị trường bán lẻ để phản ánh chính xác, chân thực thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam Ngoài ra, chương 1 cũng đưa ra những cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ nhận được gì, sẽ mất gì khi gia nhập WTO và những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế cần đáp ứng của thị trường bán lẻ Việt nam cũng được giới thiệu Thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ có cơ... động đến thị trường bán lẻ: Trình độ trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế Mức độ đầu tư khoa học công nghệ và tốc độ triển khai của ứng dụng mới trên nền kinh tế Chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật của quốc gia 1.2 Thị trường bán lẻ Việt Nam theo các cam kết gia nhập WTO: 1.2.1 Các cam kết trong WTO của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ: Trong cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở... tranh của các doanh nghiệp trên thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới sẽ vô cùng gay gắt khốc liệt Mặt khác, cũng theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam thì các hàng hóa nhập khẩu sẽ bị xóa bỏ dần dần theo một lộ trình Như vậy, trong thời gian ngắn tới thì lượng hàng hóa 3.2.2 Các đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đứng trước một sức ép rất lớn Hiện tại ở Việt Nam đã... phương thức hoạt động của thị trường bán lẻ Hiện nay, chính sách của Nhà nước Việt Namthị trường bán lẻ phát triển theo kiểu kinh tế thị trường có quản lý Chính sách của Nhà nước cũng thể hiện định hướng, chiến lược phát triển thị trường bán lẻ theo từng nhóm hàng; nhóm đối tượng tham gia vào thị trường Ví dụ như tại Việt Nam các chính sách liên quan tới thị trường bán lẻ đều có những quy định... đổi đó, đòi hỏi thị trường bán lẻ Việt Nam cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa Đặc biệt với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào ngày 1-12009 của Việt Nam thì thị trường bán lẻ Việt Nam cần có những yêu cầu nhiệm vụ mới Bởi lẽ, các tổ chức cá nhân bán lẻ Việt Nam sẽ không còn được nhận những bảo trợ của Nhà nước nữa mà phải cạnh tranh trực tiếp, công bằng với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài Với... thách thức khi gia nhập WTO của thị trường bán lẻ Việt Nam: Thông qua những phân tích và dự đoán ở trên, dưới đây đề tài xin tóm tắt lại những cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam khi gia nhập WTO: Cơ hội: Đây là một thời điểm thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển có rất nhiều cơ hội để phát triển: - Các chính sách của Việt Nam ngày càng minh bạch hoá: Các chính sách luật pháp luôn... đó cũng góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển Thực tiễn cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng từ khi Chính phủ thực hiện chủ trương mở cửa và hội nhập nền kinh tế quốc tế Nhiều phương thức bán lẻ đặc biệt là các siêu thị đã phát triển rộng khắp, phổ biến tại hầu hết các tỉnh, thành phố Các sàn giao dịch hàng hoá đang dần xuất hiện và có cơ hội để phát... Minh bạch hoá các chính sách pháp luât; đảm bảo nền thương mại phát triển bền vững; nâng cao khả năng thích ứng của các doanh nghiệp; ổn định các chỉ số giá cả trên thị trường 3.5 Đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới: 3.5.1.Quy hoạch tổng thể thị trường: 3.5.1.1 Quy hoạch mạng lưới bán lẻ: Trong điều kiện phát triển bùng nổ của thị trường bán lẻ hiện nay thì... khích các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam: Trong giai đoạn đầu của quá trình mở cửa thị trường bán lẻ thì các doanh nghiệp nội địa được dự báo là rất dễ bị “đè bẹp” trước các đại gia nước ngoài Do vậy, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa rất cần sự giúp đỡ từ phía Nhà nước.Thế nhưng, với những cam kết gia nhập WTO thì việc trợ cấp các doanh nghiệp gần như xoá bỏ hết Các doanh nghiệp trong nước không được hỗ... và phát triển các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ trong nước Các chính sách của Nhà nước còn có vai trò trong việc tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các nhóm đối tượng tham gia vào thị trường bán lẻ Các thị trường bán lẻ càng phát triển thị các chính sách của Nhà nước càng có xu hướng thông thoáng và tạo ra môi trường kinh doanh công bằng hơn Ngoài ra, các chính sách của Nhà nước cũng thể hiện mức độ can . quốc gia. 1.2. Thị trường bán lẻ Việt Nam theo các cam kết gia nhập WTO: 1.2.1. Các cam kết trong WTO của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ: Trong cam kết. THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO . 1.1.Tổng quan về thị trường bán lẻ: Khái niệm về phân

Ngày đăng: 23/10/2013, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan