MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY

22 1.8K 1
MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY 2.1 ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 2.1.1 Khái niệm Dược phẩm là thuốc các hoạt động liên quan đến thuốc. Thuốc là chất hoá học là thay đổi chức năng của một hay nhiều cơ quan trong cơ thể làm thay đổi tiến trình của một bệnh. Dược phẩm được phân chia thành nhiều loại theo nhiều phương thức khác nhau, trong đó theo cách phân chia để tính thuế của cơ quan hải quan thì dược phẩm được chia thành hai dạng chính là thuốc thực phẩm thuốc. 2.1.2. Dược phẩmhàng hóa đặc biệt, khó bảo quản Dược phẩm là một loại hàng hóa đặc biệt, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm không chỉ đáp ứng mục tiêu lợi nhuận mà phải đáp ứng cả mục tiêu y tế xã hội. Do đặc thù của sản phẩm dược là các sản phẩm khó bảo quản, bắt buộc phải có những biện pháp kiểm nghiệm chất lượng ngay cả trong sau quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm hiện nay đều phải bắt buộc có xưởng đạt tiêu chuẩn gồm các điều kiện bảo quản thuốc tốt. Bên cạnh đó, thuốc cũng là một loại hàng hóa, đã là hàng hóa thì cũng giống như các loại hàng hóa tiêu dùng khác, giá thuốc cũng được điều tiết theo quy luật cung – cầu trên thị trường chịu sự quản lý của nhà nước về giá như niêm yết giá, bán theo giá niêm yếu, chống gian lận thương mại. Nhưng vì thuốc là hàng hóa đặc biệt có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người nên cần phải có các cơ chế quản lý giá đặc biệt: như giá thuốc nhập khẩu không được cao hơn giá CIF thực tế trung bình của các nước, nếu kê khai không đúng, bán không đúng thì cơ quan nhà nước sẽ tạm dừng việc cấp số đăng ký, tạm từng việc cấp đơn hàng nhập khẩu thuốc… 2.1.3.Giá cả cao không đồng nghĩa với chất lượng tốt Việc tăng giá thuốc là một xu thế chung trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hiện tượng này càng phổ biến, nhà thuốc này tăng giá thì nhà thuốc khác cũng tăng giá theo. Tuy nhiên, tăng cao nhất vẫn là những mặt hàng thuốc ngoại. Điều này có nguyên nhân từ tâm lý sính ngoại của nhiều người bệnh, họ cho rằng cứ những loại thuốc đắt tiền là tốt nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại không thể biết được chất lượng thực tế của thuốc. Chẳng hạn, một bệnh nhân tiểu đường điều trị với một đơn thuốc ngoại nhưng bệnh không giảm, thậm chí càng ngày càng tăng với một đơn thuốc tốn kém hơn. Vậy đó là do chất lượng thuốc hay do sự phát triển của tiến trình bệnh lý? Rõ ràng giá thuốc tăng không phản ánh chất lượng thuốc tăng. 2.1.4.Dược phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người Việc sử dụng các mặt hàng dược phẩm hiện nay không thể tránh khỏi gặp các tác dụng phụ không mong muốn. Các tác dụng phụ của dược phẩm được chia làm 3 cấp độ Cấp độ I: Thuốc có khả năng rất lớn gây tử vong hay các vấn đề tác dụng phụ trầm trọng cho sức khỏe. Cấp độ II: Dược phẩm có chứa các chất có thể gây rắc rối cho sức khỏe tạm thời trong quá trình dùng thuốc nhưng tác hại có thể khắc phục được. Cấp độ III: Thuốc có tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe nhưng khả năng xảy ra tác dụng phụ thì không cao. Như vậy, rõ ràng việc sử dụng các mặt hàng dược phẩm sẽ giảm được bệnh tật này nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mắc một số bệnh khác, chính vì thế việc sử dụng thuốc phải luôn luôn kèm theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 2.2.1. Sức cầu về mặt hàng dược phẩm phụ thuộc phần lớn vào bác sĩ kê đơn Thuốc là nhu cầu tất yếu nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống kéo dài tuổi thọ cho con người. Nhưng việc sử dụng thuốc có nét đặc thù: người tiêu dùng không có quyền quyết định mua loại nào, số lượng bao nhiêu, dùng như thế nào, … mà là do thầy thuốc. Vì vậy, sử dụng thuốc hợp lý, phù hợp với mức chi trả của người dân là rất quan trọng – nhất là trong điều kiện mức sống của người dân còn thấp, tiền thuốc bình quân đầu người là 7,6 USD/năm ( so với 40 – 60USD/năm của các nước trên thế giới) thì càng cần phải có định hướng sử dụng thuốc. Hiện nay, tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại còn cao, ngay cả thuốc của các nước trong khu vực có trình độ công nghệ tương đương với thuốc đã sản xuất trong nước. Không chỉ lạm dụng thuốc kháng sinh, biệt dược đắt tiền, mà thuốc bổ sung vitamin, thuốc hỗ trợ điều trị cũng chiếm tỷ lệ cao trong đơn thuốc. Các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, phân phối thuốc vẫn ưu tiên hướng tới mục tiêu kinh tế chứ chưa quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, một số hành vi tiêu cực trong quảng cáo, tiếp thị, chi hoa hồng cho người kê đơn đã làm cho người bệnh thiệt thòi . 2.2.2. Sức cầu hiện nay chủ yếu đối với các mặt hàng ngoại Hiện nay, Việt Nam chưa sản xuất được các dạng bào chế hiện đại với những sản phẩm công nghệ cao như thuốc giải phóng theo chương trình, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc tác dụng đích . Một số doanh nghiệp chỉ đơn thuần bắt chước mẫu mã của nước ngoài, còn việc xây dựng chiến lược mặt hàng, tiếp thị sản phẩm quảng bá thương hiệu chưa được các doanh nghiệp dược Việt Nam chú trọng. Chính vì thế mà theo thống kê hiện nay, lượng thuốc nhập ngoại tiêu thụ trong các bệnh viện luôn chiếm tỷ lệ cao là 65%, thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 35%. 2.2.3. Doanh nghiệp Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế Dược phẩm là loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Để được nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm thì các doanh nghiệp phải được sự cấp phép của cơ quan Nhà nước. Khi hàng về đến các cửa khẩu hải quan, các doanh nghiệp phải xuất trình phiếu kiểm nghiệm gốc của nhà sản xuất, chỉ khi các thông số trên phiếu kiểm nghiệm gốc đạt tiêu chuẩn quy định thì hàng hóa mới được thông quan. Với mỗi lần nhập hàng về, doanh nghiệp đều phải có đơn gửi lên Bộ Y Tế nếu được phê duyệt thì mới tiến hành nhập hàng. Tất cả các mặt hàng thuốc tân dược muốn lưu thông trên thị trường đều phải có giấy phép đăng ký những mặt hàng nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại chỉ thị số 03/1998/CT – BYT ngày 17/02/1998 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế Quy chế Quản lý chất lượng thuốc ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y Tế số 2412/1998/QĐ – BYT ngày 15/9/1998. 2.3. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẢU CỦA THỊ TRƯỜNG DƯỢC PHẨM TRONG NƯỚC THỜI GIAN GẦN ĐÂY 2.4.1. Nhóm các nước cạnh tranh về giá cả Các quốc gia này chủ yếu đến từ các nước như Thái Lan, Đài Loan, Ấn Độ, Banglades, Trung Quốc…Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này cũng là khá mạnh. Hầu hết các sản phẩm từ các quốc gia trên đều là các dạng thuốc thông thường. Các công ty đến từ nhóm các quốc gia này gây ra một áp lực cạnh tranh tương đối lớn bởi chúng ta phải chia sẻ thị phần các loại thuốc Generic vốn đã rất nhỏ. Thông qua một số những loại thuốc do Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia sản xuất, chúng ta có thể thấy được giá của các loại thuốc trên khá thấp. Điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của các sản phẩm đến từ các nước trên là tương đối lớn. Trong khi các loại thuốc do Việt Nam sản xuất cũng ở mức giá thấp, nhưng trình độ sản xuất của chúng ta chưa thực sự đủ mạnh nên đây là một nguy cơ lớn gây sức ép lên các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Nói cách khác khi vẫn còn các hàng rào thuế quan, chúng ta đã phải chịu sức ép cạnh tranh không nhỏ, vậy khi gia nhập WTO chúng ta sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt hơn nhất là từ phía các nước sản xuất dược phẩm giá rẻ, chất lượng trung bình. (Xem bảng 2.1) 2.4.2. Nhóm các nước cạnh tranh chủ yếu về chất lượng. Các quốc gia thuộc nhóm này bao gồm: Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Anh,… chủ yếu là các thành phẩm từ các nước Châu Âu. Sức cạnh tranh của nhóm sản phẩm này là khá lớn, đặc biệt là đối với các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị, các dạng bào chế đặc biệt mà các công ty dược trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng còn hạn chế như các loại kháng sinh liều cao, thuốc tiêu hoá, hạ nhiệt, giảm đau… Tên nhà sx Nước sx Tên thuốc Thành phần Dạng bào chế Giá bán lẻ tại VN Synmedic Laboratories India Cimetidine200mg Viên nén 1,82 USD / 100 viên 210đ/viên Panion & BF Biotech INC. Taiwan Circulon F.C. Tablets 40mg Viên nén bao phim 55.000 đ /hộp 100viên 550đ/viên PT Dexa Medica Indonesia Glucodex 80mg Viên nén 70520 đ /hộp 100 viên 705đ/viên Bảng 2.1- Giá của một số thuốc tân dược trên thị trường (Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam. ) Có thể nói, nhu cầu chữa bệnh của nhân dân là rất lớn trong khi các nhà sản xuất dược phẩm trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu cấp thiết này, đó là một thị trường mở cho các công ty dược nước ngoài. Trong tổng số 59 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của cả nước thì 17 nhà máy là có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này chứng tỏ chất lượng của các loại thuốc ngoại được đảm bảo với độ tin cậy cao. Hơn nữa, về pháp lý, “sản phẩm thuốc chữa bệnh cho người đạt tiêu chuẩn GMP quốc tế” thuộc danh mục khuyến khích đầu tư, theo đó các nhà đầu tư sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% áp dụng 15 năm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi giảm 50% trong 4 năm tiếp theo. Tận dụng được điều này, các công ty dược nước ngoài sẽ có được lợi thế, tăng sức ép cạnh tranh đối với các công ty dược trong nước. 2.4.3. Về số lượng Trước hết chúng ta cần phải biết đối thủ cạnh tranh trực diện của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trực tiếp của chúng ta hiện nay là ai lợi thế cạnh tranh của họ là gì. Hiện nay, các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với các loại dược phẩm trong nước đó là các sản phẩm thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc của các doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở hoạt động tại Việt Nam. Nhìn chung với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng Nhà nước ta, các doanh nghiệp dược nước ngoài đã tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đăng kí hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2008 là Ấn Độ (63 doanh nghiệp), Hàn Quốc (40 doanh nghiệp), Pháp (30 doanh nghiệp). Về số đăng kí thuốc nước ngoài thì các quốc gia này cũng chiếm một số lượng không nhỏ. Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng số lượng số đăng ký của các loại thành phẩm tân dược từ nước ngoài có số lượng tương đối lớn. Trong đó Ấn Độ luôn là nước có số lượng nhóm thuốc đăng ký cao nhất (đạt 28.60% trong tổng số đăng ký thuốc nước ngoài năm 2009 ). Với những con số về số lượng các loại thuốc đăng kí như vậy ta có thể thấy việc các loại thuốc thành phẩm nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam là tương đối lớn với số lượng ngày càng tăng cả về qui mô chủng loại. Không chỉ về số lượng, doanh số nhập khẩu dược phẩm của các nước vào Việt Nam cũng ở mức tương đối lớn. Đây là một điều tất yếu vì Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng vẫn có thể tiếp tục khai thác, trong khi các doanh nghiệp trong nước còn chưa có đủ khả năng cung ứng thuốc đặc trị. Doanh số các loại dược phẩm cho chúng ta thấy khả năng cũng như sức mạnh của các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đối với thị trường dược phẩm trong nước. Theo như biểu đồ 2.1, thì các quốc gia chiếm số lượng doanh số nhập khẩu vào Việt Nam đó là Pháp, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc. Đây chủ yếu là các quốc gia có nền công nghiệp dược tương đối phát triển cũng là những quốc gia chủ yếu xuất khẩu thuốc đặc trị sang Việt Nam ST T Thời điểm Nước sản xuất 31/3/2007 31/3/2008 31/3/2009 SĐK % SĐK % SĐK % 1 Ấn Độ 1244 26.62 1411 28.76 1546 28.60 2 Hàn Quốc 906 19.02 1000 20.38 1071 19.81 3 Pháp 436 9.15 382 7.78 439 8.12 4 Đức 277 4.91 248 5.05 283 5.24 5 Đài Loan 145 3.04 149 3.04 153 2.83 6 Thuỵ Sỹ 135 2.83 112 2.28 126 2.33 7 Italia 130 2.72 110 2.24 127 2.35 8 Hungary 126 2.64 120 2.44 132 2.44 9 Malaysia 121 2.54 160 3.26 163 3.02 10 Thái Lan 117 2.45 93 1.89 114 2.11 11 Các nước khác 662 13.90 1120 22.83 1251 23.15 Tổng Số 4762 100 4905 100 5405 100 Bảng 2.2- Số đăng ký thuốc nước ngoài tính theo nước sản xuất (Nguồn: Cục Quản lý dược Việt Nam) 2.4.4.Tình hình thị trường dược phẩm trong nước những năm gần đây Báo cáo thị trường của công ty Business Monitor International Ltd(BMI) cho biết, thị trường dược phẩm Việt nam sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng trưởng 25% mỗi năm đạt giá trị gần 2 tỷ USD vào năm 2013. Trong thị trường dược phẩm Việt Nam, phân chia làm hai thị trường là thị trường thuốc ngoại thị trường thuốc nội( thuốc sản xuất trong nước), tỷ lệ thuốc ngoại luôn chiếm tỷ lệ cao hơn thuốc sản xuất trong nước. • Thị trường thuốc ngoại Theo thống kê của Cục quản lý dược, Bộ Y tế, tính đến hết năm trước, cả nước có 20.165 số đăng ký thuốc còn hiệu lực, trong đó khoảng một nửa là thuốc xuất xứ nước ngoài. Như vậy, vẫn còn một khoản "sân" khá rộng cho khối doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dược phẩm thì trên thực tế, thuốc ngoại nhập thường xuyên chiếm từ 60-70% thị phần tại Việt Nam có khuynh hướng tăng mạnh. Tại rất nhiều nhà thuốc, các loại thuốc mang mác ngoại được "ưu tiên" hơn hẳn thuốc sản xuất trong nước. Mặc dù thuốc sản xuất trong nước chiếm khoảng 50% nhưng lại không được sử dụng đồng đều mà chỉ tập trung ở các tuyến bệnh viện cấp dưới. Bệnh viên tuyến trên sử dụng thuốc ngoại nhiều hơn. Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, trong tổng giá trị thuốc đấu thầu của các bệnh viện, thuốc nhập khẩu đắt tiền chiếm tới 90%. Đơn cử như Viện bỏng chiếm 92%, Viện Da liễu quốc gia chiếm 96%, Bệnh viện phụ sản Trung ương chiếm 86%, Bệnh viện Bạch Mai chiếm 95% . Một số năm gần đây, khi các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước rơi vào tình trạng khốn đốn, Bộ Y tế đã phải áp dụng một số biện pháp "chữa cháy" để tiết giảm bớt "cơn lũ" thuốc ngoại tràn vào Việt nam. Nhờ đó, khối bệnh viện trong nước mới hạn chế được phần nào cơ số thuốc nhập khẩu. Thế nhưng, chính sách"ưu tiên" này có lúc vẫn phải "chào thua" cơ chế hoa hồng của các hãng dược phẩm nước ngoài. Theo thông lệ, tỷ lệ hoa hồng đối với hợp đồng nhập khẩu thuốc thường từ 0.5-2%, đặc biệt có những trường hợp lên đến 3-5% nếu hợp đồng thực hiện với số lượng nhiều lâu dài. Theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới(WTO) của Việt Nam, từ 1/9/2009, các công ty dược phẩm nước ngoài có quyền mở chi nhánh tại Việt Nam được tham gia nhập khẩu trực tiếp dược phẩm. Thêm vào đó, Việt Nam đang tiếp tục phải giảm thuế cho sản phẩm y tế là 5% 2,5% cho thuốc nhập khẩu trong vòng 5 năm sau khi gia nhập WTO. Như vậy, thị trường dược đang mở rộng cửa cho các công ty nước ngoài, đặc biệt là trong lĩch vực nhập khẩu hậu cần(logistic). Trước đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) trong lĩnh vực dược vào Việt Nam đầu tư nhà máy sản xuất thì nay có khoảng 70%-80% doanh nghiệp FDI này chuyển dần sang lĩnh vực lưu thông phân phối dược phẩm. Theo dự báo của BMI, vào năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thuốc sẽ vượt 1,37 tỷ USD trong khi xuất khẩu dược phẩm chỉ đạt 216 triệu USD. • Thị trường thuốc nội Đến nay, cả nước có trên 170 xí nghiệp dược phẩm tham gia sản xuất thuốc, trong đó gần 80 xí nghiệp đã được cấp chứng chỉ GMP theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới, với kinh phí xây dựng hàng trăm tỷ đồng. Trong sản xuất, nhiều công nghệ mới đã được đưa vào áp dụng, chất lượng, độ ổn định của chế phẩm ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, sản xuất thuốc trong nước hiện cũng còn gặp nhiều khó khăn như kinh phí đầu tư cho nghiên cứu phát triển còn hạn chế, đội ngũ cán bộ kỹ thuật trang thiết bị chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu. Về chất lượng, thuốc mới được đánh giá chủ yếu về các tiêu chí lý hoá, chứ chưa có điều kiện để đánh gia tương đương sinh học khi cần. Chưa hết, tình trạng khá phổ biến là có loại thuốc đã lạc hậu trên thế giới nhưng các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước vẫn đưa vào kế hoạch sản xuất dài hạn coi là mặt hàng thuốc chủ lực. Ngoài ra, sản xuất thuốc trong nước còn có những khó khăn đặc thù như tác động của nóng ẩm nhiệt đới đến độ ổn định tuổi thọ của thuốc, hay quy định phải hạn chế tăng giá đầu ra trong khi giá đầu vào luôn biến động. Do đó, xét về tính khả dụng hoặc với những dạng thuốc ứng dụng công nghệ cao thì chất lượng thuốc sản xuất trong nước có thể chưa tương đương với thuốc nhập khẩu. Những hạn chế trên làm các doanh nghiệp dược phẩm của Việt Nam khó mà nhấc mình lên được, dù chỉ trong hoàn cảnh cạnh tranh bình thường, dĩ nhiên càng khó hơn gấp bội trong một cơ chế cạnh tranh mạnh được, yếu thua. Cho tới nay, bài toán mà các doanh nghiệp dược phẩm quốc doanh phải tìm cách giải đáp chung quy vẫn chỉ xoay quanh các ẩn số: vốn đầu tư, trang thiết bị, giá cả. Với đà tung hoành của dược phẩm nước ngoài như đã đề cập, thật khó có thể xác định bao lâu nữa các mặt hàng thuốc trong nước mới chiếm lĩnh 2.5. THỰC TRẠNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM • Các mặt hàng nhập khẩu của công ty. [...]... kiếm mở rộng các nguồn hàng mới để đáp ứng đủ kịp thời nhu cầu ở trong nước nó cũng làm tăng mối quan hệ kinh tế của công ty với các bạn hàng quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh thương mại quốc tế 2.6 ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ QUAN NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM, LẤY VD TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU Y TẾ VIỆT NAM 2.6.1 Ảnh hưởng của thuế suất nhập khẩu mặt hàng. .. nhập khẩu mặt hàng dược phẩm đối với thị trường dược phẩm • Tác động đến giá cả Việc áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhập khẩu sẻ làm cho giá cả của các mặt hàng nhập khẩu tăng lên Chính sách thuế nhập khẩu dược phẩm, Việt Nam chỉ có ba mức thuế: 0% với thuốc hiếm, 5% với thuốc đặc trị, 10% với thuốc thông thường (trên giá CIF) Việc áp thuế nhập khẩu làm tăng giá cả hàng nhập khẩu là một hình... nhập khẩu nhóm thuốc này giảm hơn so với những nhóm hàng khác Năm 2008, có đến trên 30 thị trường cung cấp thuốc tiêu hóa vào VN trong năm 2009 , nhóm thuốc này nhập vào nước ta từ 27 thị trường • Tác động đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty (lấy ví dụ tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam) Trên cơ sở nhu cầu của thị trường chính sách thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng. .. 04/9 dòng thuế) Việc giảm thuế suất nhập khẩu một số dòng thuế sẻ là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước trong việc canh tranh với thuốc nhập khẩu từ bên ngoài 2.6.3 các tác động khác ảnh hưởng đến thị trường dược phẩm nhập khẩu Việt Nam • Tỷ giá hối đoái Thị trường dược phẩm VN hiện nayđến 90% nguyên liệu trên 50% thuốc thành phẩm phải nhập khẩu trong thời gian qua... quả nhập khẩu theo mặt hàng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (2005-2008) Nguồn:phòng tổng hợp Phải nói rằng hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay Kim ngạch nhập khẩu của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty Năm 2005 nhu cầu về nhập khẩu thuốc tân dược máy móc dụng cụ y tế khá lớn, nguyên nhân là do những mặt. .. cầu về nhập khẩu các hàng hoá khác, giá trị nhập khẩu các loại hàng hoá khác đạt 5.019.331 USD tỷ trọng 46,2% tổng giá trị nhập khẩu Trong đó các mặt hàng nhập chủ yếu là thuốc bắc, cao đơn dầu gió xanh con ó, giá trị đạt 4.762.426 USD các mặt hàng khác như bột PVC, DOP, dầu Siangpure các loại Cao Siangpure Năm 2007 kim ngạch nhập khẩu của công ty giảm nhẹ so với năm 2006, giá trị nhập khẩu. .. chính thức của WTO, ASEAN… điều này đã mở ra các quan hệ song phương giửa Việt Nam các nước trong khu vực chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước trong khu vực này thấp hơn so với các nước ngoài khu vực nên thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam chủ yếu là các nước thành viên trong các tổ chức như WTO, ASEAN…… • Tác động đến loại hàng nhập khẩu Về thuế nhập khẩu dược phẩm, Việt... mục hàng nhập khẩu của công ty khá đa dạng tuỳ thuộc vào nhu cầu của trong nước So với mặt hàng xuất khẩu thì hàng nhập khẩu có chủng loại khá phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước Trong các chủng loại hàng hoá nhập được phân làm ba loại chính, đó là các mặt hàng thuốc tân dược, các máy móc thiết bị y tế hàng hoá khác như: thuốc bắc, cao đơn, hạt nhựa các loại, bột PVC, dầu Siangpure và. .. thành viên thứ 150 của WTO năm 2006 • Các cam kết chủ yếu trong lĩnh vực dược phẩm khi Việt Nam gia nhập WTO  Cam kết về thuế suất nhập khẩu Theo dự kiến mức thuế áp dụng chung cho dược phẩm sẽ chỉ còn 0- 5% so với mức thuế 0- 10% như trước đây Theo cam kết về lộ trình giảm thuế của Việt Nam khi gia nhập WTO, thì phần lớn các mặt hàng dược phẩm sẽ được cắt giảm thuế còn 0% Mức thuế trung bình sẽ là... trực tiếp dược phẩm tại Việt Nam là cam kết vĩnh viễn Cam kết giảm thuế suất đối với tất cả các loại mặt hàng, thuộc mọi lĩnh vực ( trong đó có dược phẩm) nhằm đảm bảo sự thuận lợi dễ dàng trong lưu thong hàng hoá của các nước thành viên • Ảnh hưởng tiêu cực đối với các cam kết trong lĩnh vực dược phẩm khi Việt Nam gia nhập WTO Đối với nguyên liệu nhập khẩu, Việt Nam cam kết giảm thuế nhập khẩu đối . MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY 2.1 ĐẶC ĐIỂM MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM 2.1.1 Khái niệm Dược phẩm là thuốc và. 2.6.1 Ảnh hưởng của thuế suất nhập khẩu mặt hàng dược phẩm đối với thị trường dược phẩm. • Tác động đến giá cả Việc áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm nhập

Ngày đăng: 22/10/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1- Giá của một số thuốc tân dược trên thị trường - MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY

Bảng 2.1.

Giá của một số thuốc tân dược trên thị trường Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2.2- Số đăng ký thuốc nước ngoài tính theo nước sản xuất - MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY

Bảng 2.2.

Số đăng ký thuốc nước ngoài tính theo nước sản xuất Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 2.3: Kết quả nhập khẩu theo mặt hàng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (2005-2008) - MẶT HÀNG DƯỢC PHẨM NHẬP KHẨU VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐẾN MẶT HÀNG NÀY

Bảng 2.3.

Kết quả nhập khẩu theo mặt hàng của công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (2005-2008) Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan