Iso 9001: 2008

10 849 11
Iso 9001: 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Iso 9001: 2008

ISO 9001: 2008 I. Giới thiệu chung về ISO: - ISO là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (The International Organization for Standardization). - ISO được thành lập năm 1974. Trụ sở tại Geneva. - Được áp dụng hơn 150 nước. Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977 và hiện nay đã được bầu vào ban chấp hành ISO. II. Giới thiệu ISO 9000 và ISO 9001:2008 1. ISO 9000 và bộ tiêu chuẩn của ISO 9000 ISO 9000 là:  Bộ tiêu chuẩn về quản lí chất lượng.  Đưa ra các nguyên tắc về quản lí.  Tập trung vào việc phòng ngừa, cải tiến.  Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng.  Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt qui mô hay loại hình sản xuất, dịch vụ. Bộ tiêu chuẩn của ISO:  ISO 9000:2005 hệ thống quản lí chất lượng – cơ sở và từ vựng.  ISO 9001:2008 hệ thống quản lí chất lượng – các yêu cầu.  ISO 9004:2000 hệ thống quản lí chất lượng – hướng dẫn.  ISO 19011:2002 hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lí chất lượng và môi trường. 2. Tiêu chuẩn ISO 9001:2008:  ISO 9000:2008 là hệ thống quản lí chất lượng – các yêu cầu. qui định các yêu cầu đối với hệ thống quản lí chất lượng, có thể được sử dụng trong nội bộ tổ chức cho việc chứng nhận hay cho các mục đích hợp đồng. tiêu chuẩn này tập trung vào hiệu lực hệ thống quản lí chất lượng trong việc thỏa mãn yêu cầu khách hàng.  Những tổ chức nào cần xây dựng Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2008.?? - Tổ chức muốn khẳng định khả năng cung cấp các sản phẩm một cách ổn định đáp ứng các yêu cầu khách hàng và các yêu cầu chế định thích hợp. - Tổ chức muốn nâng cao sự thỏa mãn khách hàng. - Tổ chức cần cải tiến liên tục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu. - Tăng lợi nhuận, tăng sản phẩm và giảm sản phẩm hư hỏng, giảm lảng phí. A: Các yêu cầu cần kiểm soát của tiêu chuẩn ISO 9001:2008: 1. Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ: Kiểm soát hệ thống tài liệu nội bộ, tài liệu bên ngoài, và dữ liệu của công ty.  Kiểm soát tài liệu: Hồ sơ chất lượng là một loại tài liệu đặc biệt vì thế tổ chức phải lập một thủ tục dạng văn bản để xác định việc kiểm soát cần thiết nhằm: a. Phê duyệ tài liệu về sự thỏa đáng trước khi ban hành. b. Xem xét, cập nhật khi cần và phê duyệt lại tài liệu. c. Đảm bảo việc nhận biết được cách thay đổi và tình trạng thay đổi hiện hành của tài liệu. d. Đảm bảo các phiên bản của các tài liệu thích hợp sẵn có ở nơi sử dụng. e. Đảm bảo tài liệu luôn rõ ràng và dễ nhận biết. f. Đảm bảo các tài liệu có nguồn gốc bên ngoài mà tổ chức xác định là cần thiết cho việc hoạch định và vận hành hệ thống quản lí chất lượng được nhận biết và việc phân phối chúng được kiểm soát, và g. Ngăn ngừa việc vô tình dử dụng các tài liệu lỗi thời và áp dụng các dấu hiệu nhận biết thích hợp nếu chúng được giữ lại vì bất kì mục đích nào.  Kiểm soát hồ sơ: Phải kiểm soát hồ sơ được thiết lập để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp với các yêu cầu và việc vận hành có hiệu lực của hệ thống quản lí chất lượng. Tổ chức phải lập một thủ tụ bằng văn bản để xác định cách thức kiểm soát cần thiết đối với việc nhận biết, bảo quản, bảo vệ, sử dụng, thời gian lưu trữ và hủy bỏ hồ sơ. Hồ sơ phải luôn rõ rang, dễ nhận biết và dễ sử dụng. 2. Trách nhiệm của lãnh đạo a. Cam kết của lãnh đạo Lãnh đạo cao nhất phải cung cấp bằng chứng về sự cam kết đối với việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lí chất lượng và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống đó bằng cách:  Truyền đạt cho tổ chức về tầm quan trọng của việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của luật định và chế định.  Thiết lập chính sách chất lượng.  Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng,  Tiến hành việc xem xét của lãnh đạo, và  Đảm bảo sẵn có các nguồn lực. b. Định hướng bởi khách hàng: Lãnh đạo phải đảm bảo rằng các yêu cầu của khách hàng được xác định và đáp ứng nhằm nâng cao sự thỏa mãn khách hàng c. Thiết lập chính sách chất lượng, và mục tiêu chất lượng cho các phòng ban.  Lãnh đạo phải đảm bảo rằng chính sách chất lượng:  Phù hợp với mục đích của tổ chức,  Bao gồm việc cam kết đáp ứng các yêu cầu và cải tiến liên tục của hệ thống quản lí chất lượng.  Cung cấp cơ sở cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu chất lượng,  Được truyền đạt và thấu hiểu trong tổ chức, và  Được xem xét để luôn thích hợp.  Mục tiêu chất lượng: Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng các mục tiêu chất lượng bao gồm những điều cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của sản phẩm, được thiết lập tại các cấ, các bộ phận chức năng. Mục tiêu chất lượng phải đo được và nhất quán với chính sách chất lượng. d. Xác định trách nhiệm quyền hạn cho từng chức danh:  Đảm bảo các quá trình cần thiết được thiết lập thực hiện và duy trì;  Báo cáo cho lãnh đạo cao nhất về kết quả hoạt động của hệ thống.  Đảm bảo thúc đẩy toàn bộ tổ chức nhận thức được các yêu cầu khách hành. e. Thiết lập hệ thống trao đổi thông tin nội bộ f. Tiến hành xem xét của lãnh đạo:  Đầu vào của việc xem xét:  Kết quả của cuộc đánh giá  Phản hồi của khách hàng,  Việc thực hiện quá trình và sự phù hợp của sản phẩm,  Tình trạng các hành động khắc phục và phòng ngừa,  Các hành động tiếp theo từ cuộc xem xét của lãnh đạo lần trước,  Những thay đổi có ảnh hưởng đến hệ thống quản lí chất lượng, và  Các kiến nghị về cải tiến.  Đầu ra của việc xem xét:  Việc cải tiến hiệu lực và cải tiến quá trình của hệ thống quản lí chất lượng.  Việc cải tiến sản phẩm liên quan đến các yêu cầu của khách hàng, và  Nhu cầu về nguồn lực. 3. Quản lý nguồn lực  Cung cấp nguồn lực: xác định và cung cấp nguồn lực cần thiết để:  Thực hiện và duy trì hệ thống, cải tiến liên tục hệ thống.  Nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng.  Tuyển dụng: phải phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm, phải có năng lực  Đào tạo:  Tiến hành đào tạo hay những hành động khác để đạt được những năng lực cần thiết.  Đánh giá hiệu lực thực hiện.  Nhận thức được mối liên hệ và tầm quan trọng của các hoạt động của họ  Duy trì hồ sơ thích hợp về giáo dục, đào tạo, kĩ năng và kinh nghiệm.  Cơ sở hạ tầng: cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được sự phù hợp với các yêu cầu sản phẩm. ví dụ như:  nhà cửa, không gian làm việc và các phương tiện kèm theo,  trang thiết bị quá trình (cả phần cứng và phần mềm), và  dịch vụ hỗ trợ (như vận chuyển hoặc traođ ổi thông tin hay hệ thống thông tin).  Môi trường làm việc: xác định và quản lí môi trường làm việc như các điều kiện tiến hành công việc: tiếng ồn. nhiệt độ, độ ẩm, chiếu sáng, thời tiết… phù hợp với các yêu cầu sản phẩm. 4. Tạo sản phẩm :  Hoạch định sản phẩm: khi tổ chức phải nhất quán với các quá trình khác của hệ thống như:  Các mục tiêu chất lượng và yêu cầu đối với sản phẩm.  Nhu cầu thiết lập và tài liệu có liên quan  Các hoạt động kiểm tra xác nhận, theo dõi, kiểm tra, thử nghiệm, xác định các yêu cầu liên quan đến khách hàng đối với các sản phẩm và tiêu chí chấp nhận sản phẩm.  Các hồ sơ cần thiết để cung cấp bằng chứng cho quá trình thực hiện.  Kiểm soát thiết kế: Các thiết kế phải được xem xét, kiểm tra xác nhận và xác nhận giá trị sử dụng một cách thích hợp và được phê duyệt trước khi thực hiện. Việc xem xét các thiết kế phải bao gồm: việc đánh giá tác động của sự thay đổi lên các bộ phận cấu thành và sản phẩm đã được chuyển giao  Kiểm soát mua hàng:  Tổ chức phải lập và thực hiện các hoạt động kiểm tra hoặc các hoạt động khác cần thiết để đảm bảo rằng sản phẩm mua vào đáp ứng các yêu cầu mua hàng đã qui định.  Khi tổ chức hoặc khách hàng có ý định thực hiện các hoạt động kiểm tra xác nhận tại cơ sở của người cung ứng, tổ chức phải công bố việc sắp xếp kiểm tra xác nhận dự kiến và phương pháp thông qua sản phẩm trong thông tin mua hàng.  Thông tin mua hàng phải miêu tả sản phẩm được mua, nếu thích hợp có thể bao gồm:  Yêu cầu về phê duyệt sản phẩm, các thủ tục, quá trình và thiết bị.  Yêu cầu về trình độ con người và  Yêu cầu về hệ thống chất lượng.  Kiểm soát sản xuất và cung cấp dịch vụ: Tổ chức phải lập kế hoạch, tiến hành sản xuất và cung cấp dịch vụ trong điều kiện dịch vụ được kiểm soát. Các điều kiện cầ kiểm soát:  Thông tin mô tả đặc tính của sản phẩm,  Các hướng dẫn công việc khi cần,  Việc sử dụng các thiết bị thích hợp,  Thực hiện theo dõi và đo lường,  Thực hiện các hoạt động thông qua sản phẩm, giao hàng và sau khi giao hàng. Tổ chức phải xác nhận giá trị sử dụng của mọi quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ có kết quả đầu ra.  Kiểm soát thiết bị đo lường: Tổ chức phải xác định việc thực hiện theo dõi và đo lường cần thiết để cung cấp bằng chứng về sự phù hợp của sp với các yêu cầu đã xác định. Vì thế, thiết bị đo lường phải:  Được hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận, hoặc cả hai định kì trước khi sử dụng; dựa trên các chuẩn đo lường được liên kết với chuẩn đo lường quốc gia hay quốc tế; khi không có các chuẩn này thì căn cứ được sử dụng để hiệu chuẩn hoặc kiểm tra xác nhận phải được lưu hồ sơ.  Được hiệu chỉnh, hoặc hiệu chỉnh lại, khi cần,  Có dấu hiệu nhận biết để xác định tình trạng hiệu chuẩn,  Được bảo vệ để tránh hư hỏng hoặc làm suy giảm chất lượg trong khi di chuyển, bảo dưỡng và lưu giữ. Ngoài ra tổ chức còn phải đánh giá và ghi nhận giá trị hiệu lực của các kết quả đo lường trước đó khi thiết bị được phát hiện là không phù hợp với yêu cầu. tổ chức phải tiến hành hành động thích hợp đối với thiết bị đó và bất kì sản phẩm nào bị ảnh hưởng. 5. Đo lường phân tích và cải tiến  Đo lường sự thoả mãn của khách hàng: Tổ chức phải theo dõi các thông tin liên quan đến sự chấp nhận của khách hàng về việc tổ chức có đáp ứng nhu cầu của khách hàng hay không? Sự thỏa mãn của khách hàng, dữ liệu khách hàng về sản phẩm giao nhận, khảo sát ý kiến người sử dụng, phân tích thua lỗ kinh doanh, những khen ngợi, các yêu cầu bảo hành và báo cáo của đại lí.  Đánh giá nội bộ: Đánh giá nội bộ theo định kì để xác định hệ thống quản lí chất lượng có:  Phù hợp với các bố trí sắp xếp được hoạch định đối với các tiêu chuẩn này và với các yêu cầu của hệ thống quản lí chất lượng được tổ chức thiết lập, và  Có được thực hiện và duy trì một cách hiệu lực. Ngoài ra tổ chức phải hoạch định chương trình đánh giá, có chú ý đến tình trạng và tầm quan trọng của các quá trình và các khu vực được đánh giá,cũng như kết quả của cuộc đánh giá trước. Chuẩn mực, phạm vi, tần suất và phương pháp đánh giá phải được xác định. Việc lựa chọn các chuyên gia đánh giá và tiến hành đánh giá phải đảm bảo được tính khách quan và công bằng.  Theo dõi và đo lường các quá trình: Tổ chức phải áp dụng các phương pháp thích hợp cho việc theo dõi và đo lường các quá trình của hệ thống quản lí chất lượng. Để xác định phương pháp thích hợp, tổ chức nên xem xét loại và phạm vi theo dõi hoặc đo lường thích hợp của mỗi quá trình trong mối tương quan với ảnh hưởng của quá trình này tới sự phù hợp với các yêu cầu của sản phẩm cũng như hiệu lực của hệ thống quản lí chất lượng  Theo dõi và đo lường sản phẩm: Tổ chức phải theo dõi và đo lường các đặc tính của sp để kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu của sp được đáp ứng. Việc này phải được tiến hành ở những giai đoạn thích hợp của quá trình tạo sp. Phải duy trì bằng chứng về sự phù hợp với tiêu chí chấp nhận. Hồ sơ phải chỉ ra người có quyền thông qua sp để giao cho khách hàng. Việc thông qua sp và chuyển giao dịch vụ cho KH chỉ được tiến hành khi đã hoàn thành, thỏa đáng theo các hoạt động đã hoạch định, nếu không thì phải được sự phê duyệt của người có thẩm quyền và nếu có thể, của KH.  Kiểm soát sản phẩm không phù hợp: Tổ chức phải đảm bảo rằng sp không phù hợp với các yêu cầu được nhận biết và kiểm soát để phòng ngừa việc sử dụng hoặc chuyển giao ngoài ý kiến. Nếu không thì có các biện pháp xử lí như sau:  Tiến hành loại bỏ sự không phù hợp được phát hiện;  Cho phép sử dụng, thông qua hoặc chấp nhận bởi người có thẩm quyền và có thể bởi KH.  Tiến hành loại bỏ khỏi việc sử dụng hoặc áp dụng dự kiến ban đầu,  Tiến hành hành động thích hợp với những tác động hoặc hậu quả tiềm ẩn của sự không phù hợp nếu sp không phù hợp được phát hiện sau khi chuyển giao hoặc đã bắt đầu sử dụng. Khi sp không phù hợp được khắc phục, chúng ta phải tiến hành kiểm tra xác nhận lại để chứng tỏ sự phù hợp với các yêu cầu.  Phân tích dữ liệu: Tổ chức phải xác định, thu nhập và phân tích các dữ liệu thích hợp để chứng tỏ sự phù hợp và tính hiệu lực của hệ thống quản lí chất lượng và đánh giá xem việc cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống quản lí chất lượng có thể tiến hành ở đâu. Việc phân tích dữ liệu cung cấp thông tin về:  Sự thỏa mãn KH,  Sự phù hợp với các yêu cầu về sp,  Đặc tính và xu hướng của quá trình và sp, kể cả các cơ hội về hành động phòng ngừa, và  Người cung ứng.  Hành động khắc phục: được thực hiện nhằm loại bỏ những nguyên nhân của sự không phù hợp để ngăn ngừa việc tái diễn. Các hành động khắc phục:  Xem xét sự không phù hợp (kể cả các khiếu nại của KH).  Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp  Đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để đảm bảo rằng sự không phù hợp sẽ không tái diễn.  Xác định và thực hiện các hành động cần thiết,  Lưu các kết quả của hành động được thực hiện, và  Xem xét hiệu lực của các hành động khắc phục đã thực hiện.  Hành động phòng ngừa: xác định nhằm loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng. Các hành động phòng ngừa như:  Xác định sự không phù hợp tiềm ẩn và nguyên nhân của chúng.  Đánh giá nhu cầu thực hiện các hành động để phòng ngừa việc xuất hiện sự không phù hợp.  Xác định và thực hiện các hành động cần thiết  Hồ sơ các kết quả của hành động thực hiện.  Xem xét hiệu lực của các hành động phòng ngừa đã thực hiện. B: Lợi ích của ISO 9001:2008: Dưới đây là một số lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng và di trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 1. Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng 2. Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất 3. Lợi nhuận tăng cao hơn do sản xuất hiệu quả, giảm chi phí (giảm lãng phí) 4. Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng 5. Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp. 6. Luôn cải tiến để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng. 7. Tăng uy tín trên thị trường, tăng thị phần trong và ngoài nước 8. Mọi người hiểu rõ hơn vai trò của mình trong công ty, biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc. 9. Nhân viên được đào tạo huấn luyện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. III: Thực tiễn áp dụng ISO 9001:2008 tại Việt Nam: - Các doanh nghiệp áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 còn rất hạn chế, mới chỉ có con số vài trăm doanh nghiệp. - quy mô sản xuất của DN còn nhỏ, chưa đủ lực để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là xuất khẩu ra các nước trên thế giới . - doanh nghiệp còn nhỏ nên việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ làm tăng thêm phần lớn công việc cho lực lượng nhân sự vốn còn hơi “mỏng ” của mình. => Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn rất e dè trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. - Nhiều doanh nghiệp chưa hiểu đúng về vai trò của ISO 9000, cũng có doanh nghiệp đã biết, song không muốn bỏ ra cả trăm triệu đồng mà không lập tức thu lại lợi nhuận và họ bằng lòng với quy mô hoạt động của mình. - sự nhìn nhận một các chủ quan, xem ISO 9001 như là một hệ thống phức tạp gồm vô số thủ tục rườm rà, rắc rối đã làm doanh nghiệp vừa và nhỏ có phần mất thiện chí. - Thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng về sản phẩm, phong phú về chủng loại bên cạnh đó sự lẫn lộn thật giả ngày càng khó phân biệt. Người tiêu dùng ngày càng sâu sắc hơn trong tiêu chí lựa chọn sản phẩm về hình thức, chất lượng, mẫu mã và kể cả vị trí cũng như uy tín của nhà cung cấp được thể hiện trên mỗi sản phẩm. Trong hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài cũng vậy, việc áp dụng HTQLCL là một tiêu chí không thể thiếu. Trên mỗi sản phẩm có thông tin đạt chứng chỉ ISO 9001 sẽ là một thông điệp có giá trị tin cậy mà các đối tác muốn quan tâm và lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Để xây dựng áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong doanh nghiệp là không khó, chỉ cần nhận thức được vai trò của nó với sự phát triển của doanh nghiệp cùng với một tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo trong đường lối phát triển của đơn vị mình. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị hiển nhiên đã và đang từng bước thực hiện theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001. Áp dụng HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO mang lại cho doanh nghiệp giá trị uy tín trên thị trường và ngay cả những người lao động trong đơn vị đó cũng được hưởng những chế độ, sự ưu đãi tốt khiến họ tận tâm, tận lực với công việc hơn, từ đó nhân lên hiệu quả công việc và mang đến thành công cho doanh nghiệp trên bước đường phát triển và hội nhập. Tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ giúp bản thân doanh nghiệp cùng với nền kinh tế Việt Nam cất cánh vượt qua cơn khủng hoảng để tiến lên từng bước vững chắc và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM : 1 : DƯƠNG THỊ MIN DH08TM 08150080 2 : NGUYỄN THỊ CẨM CHI DH08TM 08150013 3 : TRẦN MAI NHÂN DH08TM 08150095 . nay đã được bầu vào ban chấp hành ISO. II. Giới thiệu ISO 9000 và ISO 9001:2 008 1. ISO 9000 và bộ tiêu chuẩn của ISO 9000 ISO 9000 là:  Bộ tiêu chuẩn về. ISO 9001: 2008 I. Giới thiệu chung về ISO: - ISO là tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (The International Organization for Standardization). - ISO

Ngày đăng: 31/10/2012, 11:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan