PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN A-C

9 388 1
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN A-C

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN A&C 3.1 Đánh giá thực tế giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ phần Kiểm toán Tư vấn (A&C) sở đánh giá thực tế giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Cổ Phần Kiểm toán Tư vấn A&C là các quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán việc vận dụng các lý luận về bằng chứng kiểm toán, phương pháp thủ tục kiểm toán. 3.1.1 Tiếp cận Báo cáo tài chính theo khoản mục Trong kiểm toán tài chính hai cách đẻ phân chia BCTC thành các phần hành kiểm toán đó là:  Kiểm toán BCTC theo khoản mục.  Kiểm toán BCTC theo chu trình. Công ty Cổ Phần Kiểm toán Tư vấn A&C đã lựa chọn phương pháp kiểm toán theo khoản mục trong quy trình kiểm toán BCTC. Cách tiếp cận này những ưu nhược điểm của riêng nó so với cách tiếp cận BCTC theo chu trình. 3.1.1.1 Ưu điểm Ưu điểm nổi bật của kiểm toán BCTC theo khoản mục so với kiểm toán BCTC theo chu trình đó là cách này đơn giản hơn trong việc nhận diện đối tượng kiểm toán. Nếu đối tượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC theo chu trình liên quan đến nhiều khoản mục khác nhau trong chu trình nghiệp vụ thì đối tượng của kiểm toán theo khoản mục chỉ liên quan đến khoản mục kiểm toán. Do đó, việc thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết sẽ đơn giản hơn dễ thực hiện hơn kiểm toán BCTC theo chu trình. Hơn nữa, thể dễ dàng phân công công việc cho các kiểm toán viên nhằm tiết kiệm thời gian cho công ty kiểm toán khi gặp sức ép từ khách hàng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này còn nhiều những nhược điểm cần phải khắc phục. 3.1.1.2 Hạn chế còn tồn tại Việc phân chia BCTC thành các phần hành kiểm toán là cách phân chia máy móc. Cách phân chia này đơn giản nhưng không hiệu quả do tách biệt những khoản mục ở các vị trí khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ với nhau. Kiểm toán viên không thấy rõ những đặc trưng của phần hành kiểm toán sẽ gặp khó khăn trong việc nhận biết đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán theo khoản mục thường quy mô kiểm tra chi tiết lớn hơn kiểm toán theo chu trình. Do đó, kiểm toán theo chu trình thường hiệu quả lôgic hơn kiểm toán theo khoản mục. 3.1.2 Lập kế hoạch chiến lược Trong giai đoạn lập kế hoạch chiến lược, công ty A&C chưa thực sự chú ý đến việc lập kế hoạch chiến lược kiểm toán. Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về qui mô, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm. Tuy nhiên, A&C chỉ dừng lại công việc này là chỉ đưa ra kế hoạch về thời gian nhân sự cho cuộc kiểm toán. 3.1.3 Lập kế hoạch tổng thể Về bản kế hoạch kiểm toán tổng thể của Công ty A&C đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch tổng thể của A&C đã đảm bảo được các vấn đề về hiểu biết hoạt động của khách hàng, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá mức trọng yếu rủi ro. Kế hoạch tổng thể đã đưa ra được nội dung, lịch trình phạm vi của các thủ tục kiểm toán cũng như sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát kiểm tra, đồng thời xem xét được các vấn đề khác liên quan đến cuộc kiểm toán. Với kinh nghiệm lâu năm, A&C đã chứng tỏ được sự năng động, uy tín cách làm việc khoa học của mình thể hiện qua từng bước công việc trong quy trình kiểm toán BCTC đặc biệt qua giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 3.1.3.1 Giai đoạn trước kiểm toán Hàng năm Công ty A&C đều gửi Thư chào cung cấp dịch vụ tới các khách hàng tiềm năng để giới thiệu về Công ty, các loại hình dịch vụ mà Công ty đã đang cung cấp. Hình thức gửi Thư chào này mang lại hiệu quả lớn nhằm thu hút nhiều khách hàng về Công ty A&C những quyền lợi mà họ sẽ nhận được, đặc biệt với 1 giá phí kiểm toán hợp lý phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Thư chào cung cấp dịch vụ cũng giúp cho Công ty A&C tránh được những bất đồng với khách hàng trong việc thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán. Hiện tại việc ký hợp đồng kiểm toán thể được thực hiện theo hai hình thức: ký hợp đồng trước khi lập kế hoạch kiểm toán, hoặc lập kế hoạch kiểm toán rồi mới ký hợp đồng. Cách thứ hai thể hiện sự thận trọng của Công ty kiểm toán nhưng đòi hỏi phải sự đầu tư về thời gian chi phí trước khi ký hợp đồng kiểm toán. Nhưng với cách thứ hai, khi khách hàng đang phân vân lựa chọn các công ty kiểm toán đặc biệt đối với những khách hàng mới thì cách này đặc biệt mang lại hiệu quả thiết thực, nhờ đó mà khách hàng tin tưởng hơn vào Công ty trước khi ký hợp đồng, Công ty A&C đã sự lựa chọn sáng tạo bằng việc lập 1 kế hoạch kiểm toán dự thảo gửi cho Công ty khách hàng trước khi ký hợp đồng kiểm toán. Sự năng động của A&C đã giải quyết được những mâu thuẫn với khách hàng ngay trong quá trình thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán bằng việc giải thích cặn kẽ các công việc cần tiến hành nên ít xuất hiện bất đồng vì chưa thỏa thuận được giữa hai bên. Với sự năng động trên, A&C đã nâng cao được uy tín khẳng định vị trí của mình trên thị trường kiểm toán Việt Nam. 3.1.3.2 Hợp đồng kiểm toán Hợp đồng kiểm toán đã được lập đúng theo Pháp lệnh về Hợp đồng kiểm toán Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân, thực hiện đúng theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán. 3.1.3.3 Tìm hiểu hệ thống kế toán hệ thống kiểm soát nội bộ Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán , để được hiểu biết sâu sắc về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên A&C đã dựa vào kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực kinh doanh của khách hàng để thu thập các bằng chứng kiểm toán cần thiết. Đặc biệt, nghệ thuật phỏng vấn khách hàng về hệ thống kiểm soát nội bộ quan sát các hoạt động kinh doanh của khách hàng là một điều đáng học hỏi ở các kiểm toán viên A&C. 3.1.3.4 Đánh giá rủi ro kiểm soát Công ty A&C đã đưa ra được mô hình đánh giá rủi ro kiểm toán thực hiện theo đúng các quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro trọng yếu. 3.1.3.5 Ước lượng mức độ trọng yếu chọn mẫu kiểm toán Công ty A&C đã những quy định cụ thể hướng dẫn việc ước lượng mức độ trọng yếu phân bổ cho các khoản mục. Do kinh nghiệm lâu năm, các kiểm toán viên A&C khả năng chọn được những mẫu mang tính đại diện cao cho toàn bộ tổng thể mẫu chọn, các kiểm toán viên A&C đã chứng tỏ được kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như khả năng xét đoán của mình. 3.1.3.6 Phân công phối hợp giữa các kiểm toán viên Công ty A&C đã thực hiện việc lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên phù hợp với mỗi cuộc kiểm toán. Các kiểm toán viên được lựa chọn đều là những người khả năng trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu cao của 1 cuộc kiểm toán. Chính vì điều đó càng chứng minh uy tín của Công ty Cổ Phần Kiểm toán Tư vấn A&C. 3.1.3.7 Đánh giá về tính liên tục hoạt động của khách hàng Công ty đã xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá tính liên tục hoạt động của khách hàng hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này chỉ thể hiện ở 1 công ty bề dày kiểm toán như A&C. 3.2 Phương hướng hoàn thiện giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Cổ phần Kiểm toán Tư vấn (A&C) 3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên Đây quả là một đòi hỏi cấp thiết trong giai đoạn phát triển cạnh tranh mạnh mẽ hiện nay. Bởi kiểm toán viên chính là người trực tiếp thực hiện công việc kiểm toán, vai trò quan trọng quyết định đến kết quả cuộc kiểm toán. Đòi hỏi nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên còn là một trong những mục tiêu chung của ngành kiểm toán Việt Nam hiện nay. Hiện nay, Công ty Cổ Phần Kiểm toán Tư vấn A&C vẫn thường xuyên tạo điều kiện cho các kiểm toán viên theo học thêm về các ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Ngoài các chương trình đào tạo trong nước, kiểm toán viên còn được đi tu nghiệp đào tạo qua các hình thức khảo sát, huấn luyện, thực hành tại nước ngoài do Công ty tổ chức cùng với các chương trình hỗ trợ của Bộ tài chính, EURO TAPVIET các tổ chức nghề nghiệp khác. Hướng đổi mới là cần tập trung đào tạo theo hướng chuyên môn hóa nhằm thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất. Nghĩa là đào tạo theo từng nhóm kiểm toán viên chuyên thực hiện kiểm toán các loại khách hàng cùng ngành nghề kinh doanh. Với sự sắp xếp như vậy sẽ khiến cho công việc kiểm toán được tiến hành nhanh gọn hơn, tránh được rủi ro, giảm thiểu chi phí kiểm toán đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của cty. 3.2.2 Lập kế hoạch chiến lược * sở kiến nghị. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán quy định: “kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán tính chất phức tạp…”. Tuy nhiên, thực tế công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty A&C cho thấy Công ty chưa thực hiện đúng yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán. * Kiến nghị : Đối với ka quy mô không lớn, các cuộc kiểm toán không tính chất phức tạp, công ty thể kết hợp việc lập kế hoạch chiến lược trong quá trình lập kế hoạch tổng thể. Đối với khách hàng quy mô lớn hoạt động kinh doanh phức tạp… Công ty cần chú trọng hơn nữa vai trò của lập kế hoạch chiến lược theo đúng quy định trong Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán. 3.2.3 Đánh giá rủi ro kiểm soát Theo chuẩn mực Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ : “dựa trên hiểu biết về hệ thống kế toán hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên Công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát nội bộ đối với sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu …” Công ty A&C chưa chú trọng đến việc đánh giá các thủ tục kiểm soát cho từng khoản mục cụ thể. * Kiến nghị. Để khắc phục tình trạng này Công ty A&C nên những quy định cụ thể về việc đánh giá rủi ro kiểm soát cho các khoản mục, các chu trình kiểm toán. Đồng thời dựa trên kết quả các thử nghiệm kiểm soát nội bộ. kiểm toán viên phải xác định xem hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát hay không. Nếu thay đổi lớn thì kiểm toán viên phải thay đổi nội dung, lịch trình phạm vy thử nghiệm bản đã dự kiến. 3.2.4 Ước lượng mức độ trọng yếu chọn mẫu kiểm toán * sở kiến nghị. Quy định về ước lượng mức độ trọng yếu chọn mẫu kiểm toán của Công ty A&C thể phù hợp với một số loại hình các doanh nghiệp nhưng đối với một số khách hàng với hoạt động kinh doanh phức tạp thì những quy định này chưa hiệu quả. * Kiến nghị. Để khắc phục tình trạng trên, kiểm toán viên thể tham khảo phương pháp chọn mẫu theo bảng số ngẫu nhiên. 3.2.5 Phân công công việc phối hợp giữa các kiểm toán viên * sở kiến nghị Công ty A&C thực hiện kiểm toán BCTC theo khoản mục. KTV hoặc trợ lý kiểm toán được phân công thực hiện kiểm toán mốtố khoản mục khác nhau. Đối với một số khách hàng thì một KTV thể được phân công kiểm toán các khách hàng không cùng trong một chu trình nghiệp vụ. KTV sẽ không cái nhìn khái quát về chu trình nghiệp vụ đó cũng như không tiết kiệm được thời gian kiểm toán. Công ty chưa thực hiện việc đối chiếu soát xét lại công việc giữa các KTV. Việc đối chiếu soát xét lại công việc kiểm toán giữa các KTV là rất cần thiết bởi thông qua sự phối hợp, đối chiếu trong quá trình kiểm toán, các sai phạm thể dễ nhận diện hơn tạo ra sự phối hợp chặt chẽ trong công việc. * Kiến nghị Để cuộc kiểm toán được tiến hành hiệu quả. Công ty nên phân công KTV kiểm toán các khản mục theo một chu trình nhất định kế hoạch về việc đối chiếu, soát xét công việc giữa các KTV trong quá trình kiểm toán. Các KTV dày dặn kinh nghiệm nên được phân công thực hiện các chu trình nghiệp vụ phức tạp. Điều đó sẽ giúp công ty kiểm toán tiết kiệm được thời gian chi phí cho mỗi cuộc kiểm toán, đồng thời tạo ra sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ trong công việc. 3.2.6. Đánh giá về tính liên tục hoạt động của khách hàng * sở kiến nghị Việc đánh giá về tính liên tục hoạt động của khách hàng được công ty thực hiện ở giai đoạn cuối cùng của công việc lập kế hoạch là chưa phù hợp bởi điều nàycó thể đem lại rủi ro cho Công ty. * Kiến nghị Các KTV cần đánh giá về tính liên tục hoạt động của khách hàng ngay trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Bởi các BCTC được lập dựa trên giá định rằng doanh nghiệp của khách hàng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của mình. Khi KTV nghi ngờ về tính liên tục hoạt động của khách hàng thì cần phải nghiên cứu nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện kiểm toán cho khách hàng tiếp hay không. 3.2.7. Xác định tính đúng đắn của số dư đầu năm tài chính * sở kiến nghị Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510 - Kiếm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính quy định khi thực hiện kiểm toán BCTC năm đầu tiên, KTV phải thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp nhằm đảm bảo: - Số dư đầu năm không sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC năm nay; - Số dư cuối năm tài chính trước được kết chuyển chính xác, hoặc được phân loại một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết; - Chế độ kế toán được áp dụng nhất quan hoặc các thay đổi về chế độ kế toán đã được điều chỉnh trong BCTC trình bày đầy đủ trong phần thuyết minh BCTC. Chuẩn mực này quy định KTV công ty kiểm toán phải tuân thủ những quy định của chuẩn mực này trong quá trình kiểm toán BCTC năm đầu tiên. * Kiến nghị Để đáp ứng đúng theo yêu cầu của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510, KTV công ty kiểm toán nên kế hoạch về việc xác minh tính đúng đắn của số dư đầu năm tài chính. KTV cần xem xét các số dư đầu năm đã được phản ánh theo chế độ kiểm toán được áp dụng trong năm trước được áp dụng nhất quán trong nămnay. Nếu thay đổi chế độ kế toán thì KTV phải xem xét những thay đổi đó cũng như việc thực hiện trình bày trong BCTC năm nay. Khi BCTC năm trước được công ty kiểm toán khác kiểm toán thì KTV thể thu thập bằng chứng kiểm toán về số đầu năm bằng cách xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV năm trước. Trong trường hợp KTV cần lưu ý đến năng lực chuyên môn tính độc lập của KTV năm trước. Nếu báo cáo kiểm toán của KTV năm trước không chấp nhận toàn phần thì KTV phải lưu ý đến những nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của ý kiến kiểm toán năm trước. Khi BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán nhưng KTV cảm thấy không thể tin tưởng vào kết quả kiểm toán thì phải thực hiện các thủ tục kiểm toán sau: - Đối với số dư đầu năm về nợ ngắn hạn tài sản lưu động, KTV thể thu thập được bằng chứng kiểm toán khi thực hiện thủ tục kiểm toán năm nay. Đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn, KTV phải kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm. Trong một số trường hợp nhất định, đối với các khoản đầu tư nợ dài hạn, KTV thể lấy xác nhận về số dư đầu năm từ bên thứ 3 hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung 3.2.8. Kiến nghị chung về chương trình kiểm toán * sở kiến nghị Các KTV thường tiến hành công việc kiểm toán dựa theo kế hoạch về thời gian thực hiện các thử nghiệm kiểm soát thử nghiệm bản đồng thời kết hợp với sự suy đoái của bản thân để tiến hành công việc sao cho nhanh nhất đạt hiệu quả nhất. Tuy nhiên sẽ rất khó khăn cho việc soát xét công việc kiểm toán bởi do hạn chế về thời gian áp lực của công việc nên các KTV thể không ghi sự thay đổi hoặc bổ sung về chương trình kiểm toán áp dụng cho khách hàng đang được kiểm toán. * Kiến nghị Để kế hoạch kiểm toán các chương trình kiểm toán được thực hiện tốt hơn, các KTV nên cụ thể hoá chương trình kiểm toán đã được xây dựng sẵn cho từng khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán các chu trình, các khoản mục cụ thể. Đồng thời ghi lại sự thay đổi hoặc bổ sung đó trên các chương trình kiểm toán để thuận lợi cho việc phối hợp với giám sát công việc giữa các KTV. . PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIAI ĐOẠN LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN A&C 3.1 Đánh giá thực tế giai đoạn lập kế. kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn (A&C) Cơ sở đánh giá thực tế giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty Cổ Phần Kiểm

Ngày đăng: 22/10/2013, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan