đề cương ôn thi tốt nghiệp- lsvn

29 383 0
đề cương ôn thi tốt nghiệp- lsvn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập thi tốt nghiệp môn Sử Câu ho ̉ i va ̀ gợi ý trả lời Câu 1: Nguyên nhân và mục đích của thực dân Pháp khi tiến hành khai thác thuộc địa lần 2 ở Đông Dương (1919-1929)? *Nguyên nhân: - Pháp cần khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh: + Sau chiến tranh thế giới thứ 1, tuy là nước thắng trận nhưng Pháp bị thiệt hại nặng: 1.5 triệu người chết, thiệt hại về vật chất :200 tỷ Fran. + Pháp mất 14 tỷ USD cho Nga hoàng vay hồi trước cách mạng tháng Mười. - Đông dương là 1 thuộc địa giàu nhất trong các thuộc địa của Pháp. *Mục đích: - Kinh tế: Vơ vét tài nguyên thiên nhiên, sức người sức của của Đông Dương. -> khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. - Chính trị: + Củng cố chế độ thuộc địa ở Đông Dương . + Khẳng định vai trò, vị trí của nước Pháp trong thế giới TBCN. Câu 2: Nội dung của chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của Pháp ở Đông Dương. *Kinh tế: Pháp đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn: - Nông nghiệp: Cướp đất lập đồn điền, đầu tư chủ yếu vào đồn điền cao su. - Công nghiệp: + Chú trọng khai mỏ, nhất là mỏ than. + Mở một số ngành công nghiệp chế biến: dệt, muối, xay xát… - Thương nghiệp: + Nội thương được đẩy mạnh. + Ngoại thương có bước phát triển mới. -Tài chính: + Tăng thuế cũ, thêm thuế mới. + Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương. -> Kinh tế VN phát triển mất cân đối, lạc hậu, nghèo nàn, lệ thuộc chặt chẽ vào kinh tế Pháp. VN là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp. *Chính trị: - Tăng cường chính sách cai trị bằng bộ máy quân sự, cảnh sát, mật thám, nhà tù. - Đưa thêm người Việt vào các công sở. *Văn hoá, giáo dục: - Mở rộng hệ thống giáo dục -> đào tạo tay sai - Sách báo được xuất bản ngày càng nhiều, phục vụ những mưu đồ chính trị riêng. Câu 3: Sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX và thái độ của mỗi giai cấp đối với cách mạng. Do tác động của chương trình khai thác thuộc đia lần thứ 2 của Pháp, xã hội Việt Nam phân hóa ngày thêm sâu sắc, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới. - Giai cấp địa chủ: + Đại địa chủ: Là tay sai của Pháp, là kẻ thù của cách mạng. 1 + Một bộ phận trung- tiểu địa chủ có tinh thần dân tộc-> Cách mạng có thể trung lập hoặc lôi kéo họ về phía mình. - Giai cấp nông dân: Bị đế quốc, phong kiến tướt đoạt ruộng đất, bóc lột nặng nề ->bị bần cùng hóa ngày càng nhiều -> là lực lượng cách mạng to lớn. - Giai cấp tiểu tư sản: + Phát triển nhanh về số lượng. + Gồm học sinh, sinh viên, công chức, nhà văn, nhà báo, những người buôn bán nhỏ ->có tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến tay sai-là lực lượng quan trọng của cách mạng - Giai cấp tư sản: + Ra đời sau chiến tranh. + Bị tư bản Pháp cạnh tranh, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu. + Phân hoá thành 2 bộ phận: • Tư sản mại bản: Có quyền lợi gắn chặt với đế quốc-> là kẻ thù của cách mạng . • Tư sản dân tộc: Có xu hướng kinh doanh độc lập, bị tư sản Pháp và tư sản mại bản chèn ép-> có tinh thần dân tộc .Cách mạng có thể trung lập hoặc lôi kéo họ về phía mình. - Giai cấp công nhân: + Sau chiến tranh phát triển nhanh (1929: trên 29 vạn), + Bị 3 tầng áp bức, bóc lột nặng nề. + Có quan hệ gắn bó với nông dân. + Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. + Sớm được tiếp thu chư nghĩa Mac- Lênin. ->là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam Câu 4:Trình bày về phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ công khai (1919-1926) *Phong trào của Tư sản dân tộc - Kinh tế: Phong trào: + “Chấn hưng nội hoá bài trừ ngoại hoá” -1919 + Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ-1923 - Chính trị: Thành lập một số tổ chức chính trị như Đảng lập hiến (1923), Nam Phong, Trung Bắc tân văn. - Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. -> chỉ đấu tranh cho các mục tiêu kinh tế, vì quyền lợi của giai cấp mình-> khi Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi thì sẵn sàng thỏa hiệp. *Phong trào của Tiểu tư sản: - Thành lập một số tổ chức: Việt Nam Nghĩa Đoàn, Phục Việt, Đảng Thanh niên…Hoạt động với nhiều hình thức phong phú, sôi nổi. - Lập1 số nhà xuất bản, xuất bản sách báo tiến bộ. - Tiêu biểu nhất có cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925), đám tang Phan Châu Trinh (1926). Câu 5: Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1919-1930 và nêu những công lao đầu tiên của Người đối với dân tộc ta. a.Những hoạt động cứu nước: 2 *Tại Pháp(1919-1923): - 6/1919: Gửii Bản yêu sách 8 điểm đến hội nghị Vecxai. Đòi các quyền cơ bản cho nhân dân ta. - 7/1920: Đọc bản Sơ thảo luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin- xác định con đường giải phóng dân tộc: CMVS. - 12/1920: Dự đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành QTCS và tham gia thành lập ĐCS Pháp. - 1921: Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. - Ra báo Người cùng khổ; viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân; và đặc biệt là viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp. *Tại Liên Xô(1923-1924) - 6/1923: + Sang Liên Xô- tìm hiểu thực tế nước Nga. + Dự hội nghị Quốc tế nông dân và Đại hội QTCS lần V (1924). -Viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế… *Tại Trung Quốc( 1924-1927: dầu 1930) - 11/1924: về Quảng Châu – Trung Quốc: Tìm hiểu Tâm tâm xã. - 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: + Ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận. + Mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng. + Xuất bản tác phẩm Đường cách mệnh. - 7/1925: Thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. - 1927: Rời Trung Quốc. - Đầu 1930: Trở lại Trung Quốc: Tổ chức hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản-> thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. b. Những công lao đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc: - Tìm thấy con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam: con đường CMVS. - Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của ĐCS VN. - Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Câu 6: Sự thành lập và những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng. a. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. *Sự thành lập: - Sau khi về đén Quảng Châu Trung Quốc, NAQ đã chọn những thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã lập ra nhóm Cộng sản đoàn(2/19250 - 6/1925: Người phát triển Cộng sản đoàn, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống Pháp và tay sai. *Hoạt động va ̀ tô ̉ chư ́ c: - 1925: Ra báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận - 1927: Xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh. ->Trang bị lý luận cách cho cán bộ Hội. - 1929: hội có gần 300 hội viên, 1929 có 1700 hội viên - Hội có cơ sở ở cả trong và ngoài nước 3 - Cuối 1928 thực hiện chủ trương vô sản hóa: nhiều cán bộ hội thâm nhập vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. b. Tân Việt cách mạng đảng. *Sự thành lập: - Năm 1925 1 số tù chính trị ở trung kì và nhóm sinh viên trường CĐSP Hà Nội lập hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, đến 1928 lấy tên là Tân Việt cách mạng đảng (Đảng Tân Việt) *Hoạt động: - Gồm các thanh niên, trí thức trẻ yêu nước - Chủ trương lãnh đạo quần chúng nhân dân, liên lạc với các dân tộc bị áp bức đánh đổ CNĐQ và thành lập 1 xã hội công bằng, bác ái. - Hoạt động chủ yếu ở Trung Kì - Đảng này ra đời và hoạt động khi hội VNCMN đang phát triển mạnh nên đảng này bị phân hóa mạnh mẽ. c.Việt Nam Quốc dân đảng. *Sự thành lập: - Hạt nhân đầu tiên của dảng là Nam đòng thư xã- một nhà xuất bản tiến bộ do Phạm Tuấn Tài thành lập. - 1927:Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Phó Đức Chính . thành lập Việt Nam Quốc dân đảng *Hoạt động: - Chủ trương dùng bạo lực, ám sát cá nhân để đánh đổ ngôi vua, đánh đuổi thực dân Pháp , thiết lập dân quyền. - Thành phần rất phức tạp, ít cơ sở trong quần chúng, hoạt động chủ yếu ở Bắc Kỳ. Khởi nghĩa Yên Bái là hoạt động nổi bật nhất của đảng này. Diễn biến Khởi nghĩa Yên Bái: - 2/1929: VNQDĐ tổ chức ám sát trùm mộ phu Badanh nhưng không thành công-> Pháp đàn áp dã man. - Bị động trước tình hình trên, đảng này quyết định khởi nghĩa vơi tinh thần “ không thành công cũng thành nhân”. - Đêm 9/2/1930 khởi nghĩa nổ ra đầu tiên ở Yên Bái sau đó lan sang Phú Thọ, Sơn Tây . nhưng nhanh chóng thất bại. Ý nghĩa: - Tiếp nối truyền thống yêu nước của dân tộc. - Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Chấm dứt vai trò của VNQDĐ với tư cách là 1 chính đảng của nước ta. 4 Câu 7: Trình bày hoàn cảnh lịch sử , quá trình thành lập, ý nghĩa của sự ra đời 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam( nửa sau năm 1929). *Hoàn cảnh lịch sử - Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài cùng những hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã tác động mạnh đến phong trào công nhân. - Phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh ở nước ta-> yêu cầu cần phải có 1 tổ chức Đảng để lãnh đạo. - Nội bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Vệt cách mạng đảng bị phân hóa. *Quá trình thành lập - 3/1929: 1 số hội viên của Hội VNCMTN ở Bắc Kỳ đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại Hà Nội. - 5/1929: Tại Đại hội lần 1 của hhội VNCMTN, đại biểu Bắc Kỳ đề nghị thành lập ngay 1 đảng cộng sản nhưng không được chấp nhân.Họ bỏ đại hội ra về ->thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng (6/1929) - thông qua tuyên ngôn, điều lệ, ra báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn luận. - 8/1929: Bộ phận còn lại của Hội VNCMTN cải tổ thành An Nam Cộng Sản Đảng hoạt động chủ yếu ở Nam Kỳ -báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận. - 9/1929: Những đảng viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng cũng cải tổ thành Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn, hoạt động chủ yếu ở Trung Kỳ. *Ý nghĩa: - Đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử VN. - Chứng tỏ xu thế cách mạng vô sản đang thắng thế ở VN. - Là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng Cộng sản VN. Câu 8: - Trình bày hoàn cảnh, nội dung của hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Sự ra đời của Đảng có ý nghĩa như thế nào? *Hoàn cảnh: - Ba tổ chức cộng sản ra đời trong nửa sau năm 1929 chung mục tiêu, chung nền tảng tư tưởng chính trị nhưng hoạt động riêng rẽ, công kích nhau…ảnh hưởng xấu đến phong trào chung. - Quốc tế Cộng sản chỉ thị cho Nguyễn Ái Quốc phải hợp nhất 3 tổ chức cộng sản. - 6/1/1930->8/2/1930, NAQ chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long (Hương Cảng-TQ). -Thành phần: NAQ+ đại diện của ĐDCSĐ và ANCSĐ. *Nội dung: - Thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. - Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt do NAQ soạn thảo. - Bầu Ban chấp hành trung ương lâm thời. *Ý nghĩa của sự thành lập Đảng: - Là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc ở Việt Nam, là sự lựa chọn của lịch sử. - Là sản phẩm tất yếu của sự kết hợp CN Mác-Lênin +PTCN + PT yêu nước. - Tạo ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử CMVN: + Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. + Từ đây CMVN có đường lối đúng đắn, khoa học, sáng tạo. 5 - Đưa CMVN trở thành bộ phận khắng khít của CMTG. - Là bước chuẩn bị đầu tiên quyết định mọi thắng lợi của cách mạng VN trong giai đoạn sau. Câu 9: Nội dung cơ bản của cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - Đường lối: CMVN trải qua 2 giai đoạn: “TS DQvà thổ địa CM để đi tới xã hội CS”. - Nhiệm vụ: Đánh đổ đế quốc Pháp+ PK +TS phản CM làm cho nước VN độc lập tự do. - Lực lượng: Công, nông, TTS, trí thức còn phú nông, trung tiểu địa chủ và TS thì lợi dụng hoặc trung lập, đồng thời liên lạc với các dân tộc bị áp bức và VS thế giới. - Lãnh đạo: ĐCSVN – đội tiên phong của GCVS. => Là cương lĩnh CMGPDT sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp.Độc lập tự do là tư tưởng cót lõi của cương lĩnh này. Câu 10: -Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa phong trào cách mạng 1930-1931. *Nguyên nhân. - Kinh tế: Tác động của khủng hoảng KT 1929 – 1933 làm cho đời sống của mọi tầng lớp nhân điêu đứng. - Chính trị: + Thực dân Pháp tăng cường đàn áp, khủng bố. + Đảng CSVN ra đời đầu 1930: lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống Pháp và phong kiến tay sai. *Diễn biến, kết quả: - 2 – 4/1930: Nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân. - 5/1930: Trên phạm vi cả nước, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày QT lao động. - 6,7,8 /1930: Liên tiếp nổ ra các cuộc đầu tranh. - 9/1930: Phong trào lên cao, nhất ở Nghệ An-Hà Tĩnh, nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ-> chính quyền địch ở các thôn xã tan vỡ, các “Xô viết” được thành lập. *Ý nghĩa - Khẳng định quyền lãnh đạo của GCCN đối với cách mạng VN - Đảng được thử nghiệm đường lối lãnh đạo trong thực tế. - Khối liên minh công – nông được hình thành. - Để lại nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất, về tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh.  là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng KN tháng Tám sau này. Câu 11: -Trình bày sự thành lập chính quyền Xô Viết Nghệ Tĩnh. -Tại sao nói đây là chính quyền của dân, do dân, vì dân. * Sự thành lập: - 9/1930: Phong trào ở Nghệ - Tĩnh phát triển đến đỉnh cao -> chính quyền địch ở các thôn xã tan vỡ. - Đảng lãnh đạo quần chúng thành lập các “xô viết”. * Chính sách: - Chính trị: + Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. + Thành lập đội tự vệ đỏ để bảo vệ xóm làng. + Thành lập tào án nhân dân. - Kinh tế: + Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo. + Bãi bỏ các thứ thuế của đế quốc. + Xóa nợ cho người nghèo. 6 - Văn hoá – xã hội: + Mở lớp dạy chữ quốc ngữ. + Xóa bỏ các tệ nạn xã hội. + Xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ. -> Những chính sách trên đem lại lợi ích cho nhân dân lao động . Điều đó tỏ rõ bản chất ưu việt của một chính quyền mới – chính quyền của dân, do dân, vì dân. Câu 12: Phong trào Dân chủ (1936- 1939) diễn ra trong bối cảnh nào? Chủ trương của Đảng ta trong giai đoạn này? a. Bối cảnh lịch sử *Tình hình thế giới - CNPX xuất hiện và nắm chính quyền ở Đức, Ý, Nhật ráo riết chạy đua vũ trang để chuẩn bị chiến tranh thế giới. - Đại hội VII QTCS (7/1935) đề ra chủ trương thành lập MTND các nước chống phát xít, chiến tranh. - Tháng 6/1936 Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền ở Pháp đã cho thực hiện một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa. *Trong nước: - Chính trị + Chính phủ Pháp cử đại diện sang điều tra tình hình Đông Dương. + Thay Toàn quyền mới. + Ân xá 1 số tù chính trị. - Kinh tế : Pháp tiếp tục khai thác thuộc địa. - Xã hội: Đời sống nhân dân vẫn đang gặp nhiều khó khăn. b.Chủ trương của Đảng Tháng 7/1939: Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng họp ở Thương Hải (Trung Quốc) do Lê Hồng Phong chủ trì, xác định: - Nhiệm vụ chiến lược: Chống đế quốc, chống phong kiến. Nhiệm vụ trước mắt: chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình. - Phương pháp đấu tranh: Kết hợp công khai và bí mật hợp pháp và bất hợp pháp. - Lực lượng: Chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ ĐD) Câu 13: Diễn biến chính của phong trào 1936-1939? - Đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ + Phong trào ĐD đại hội (1936) + Phong trào đón Gô- Đa (1937) + Cuộc mitting lớn tại Hà Nội (1. 5. 1938) - Đấu tranh nghị trường: Đảng đưa người ra tranh cử vào Viện Dân biểu ở Trung và Bắc Kỳ,Hội đồng Quản hạt Nam kỳ. - Đấu tranh trên lĩnh vực sách báo: 7 + Xuất bản các tờ báo công khai: Tiền Phong, Lao động.,Tin tức…nhiều sách chính trị- lý luận. + Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán…được xuất bản. Câu 14: Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phongtrào dân chủ 1936- 1939 * Ý nghĩa: - Đây là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, do Đảng lãnh đạo. - Chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh dân chủ. - Quần chúng được giác ngộ, tham gia vào mặt trận, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của CM. Đội ngũ cán bộ,đảng viên được rèn luyện,trưởng thành. * Bài học kinh nghiệm: - Tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai.  Là cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này Câu 15: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của hội nghị TW Đảng tháng 11/1939 *Hoàn cảnh: -Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập tại Bà Điểm- Hooc Môn-Gia Định-Sài Gòn do Nguyễn Văn Cừ chủ trì. *Nội dung hội nghị: - Xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc, làm cho ĐD hoàn tòan độc lập. . - Tạm gác khẩu hiệu: CMRĐ, thành lập chính quyền Xô viết. - Đề ra khẩu hiệu :Tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ, chống tô cao, lãi nặng Thành lập Chính phủ dân chủ cộng hòa. - Phương pháp đấu tranh: + Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ đế quốc và tay sai. + Từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật. - Lực lượng: Thành lập MTDTTNPDĐD thay cho MTDCDD. * Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược, thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực lãnh đạo của Đảng. Câu 16: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương? a. Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940): - Nguyên nhân: + Ngày 22 – 9/1940, Nhật nhảy vào Lạng Sơn, thực dân Pháp thua rút chạy qua châu Bắc Sơn. + Nhân cơ hội đó, Đảng bộ Bắc Sơn lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa. - Diễn biến: + Ngày 27/9/1940: Nhân dân nổi dậy chặn đánh thực dân Pháp, lập chính quyền cách mạng, đội du kích Bắc Sơn thành lập. + Nhật – Pháp cấu kết với nhau, Pháp quay lại đàn áp khởi nghĩa. 8 -Kết quả: Thất bại. - Ý nghĩa: + Mở đầu thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc. + Để lại nhiều bài học kinh nghiệm. b. Khởi nghĩa Nam Kì (23/11/1940) - Nguyên nhân: + Pháp bắt binh lính và thanh niên Nam Kì đi làm bia đỡ đạn, chống lại quân Xiêm. Nhân dân Nam Kì. Phản đối. + Xứ ủy Nam Kì chuẩn bị phát động khởi nghĩa. - Diễn biến: +Bùng nổ ngày 23/11/1940, lan rộng từ miền Đông đến miền Tây Nam Bộ. - Kết quả - ý nghĩa: + Do kế hoạch bị bại lộ, thực dân Pháp kịp thời đối phó nên khởi nghĩa thất bại. + Thể hiện tinh thần yêu nước, sẵn sàng đấu tranh của nhân dân Nam Bộ. c. Binh biến Đô Lương (13/1/1941) - Nguyên nhân: Do binh lính người Việt trong quân đội Pháp bất bình vì bị đưa sang Lào làm bia đỡ đạn. -Diễn biến: + 13/1/1941: Binh lính đồn chợ Rạng nổi dậy chiếm đồn Đô lương vạch kế hoạch đánh thành Vinh nhưng thất bại. -Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức giác ngộ của binh lính. Câu 17: - Hoàn cảnh, nội dung của hội nghị TW Đảng tháng 5/1941 - Tại sao nói hội nghị này đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng nước ta? * Hoàn cảnh : - Chiến tranh thế giới 2 bước sang năm thứ 3, phát xít Đức chuẩn bị tấn công LX. - 9/1940: Phát xít Nhật vào Đông Dương, câu kết với Pháp bóc lột dân ta. - 1/1941: Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng. - 10 đến 19/5/1941: Người chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Pắc Bó (Hà Quảng- Cao Bằng). *Nội dung của Hội nghị: - Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc. - Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu “giảm tô, giảm thuế, thành lập chính phủ nhân dân”. - Chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh). - Xác định hình thức của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa, kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa vũ trang. - Coi chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. *Ý nghĩa: - Hội nghị đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939: + Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu. + Kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa vũ trang. 9 Quyết định đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945. Câu 18: Hoàn cảnh ra đời, những hoạt động chính và vai trò của mặt trận Việt Minh đối với thành công của cách mạng tháng Tám 1945? *Hoàn cảnh: - Hội nghị TW tháng 5/1941 do NAQ chủ trì đã quyết định thah lập mặt trận Việt Minh. -19/5/1941: Mặt trận Việt Minh chính thức ra đời, gồm các tổ chức quần chúng có tên là Hội Cứu quốc *Những hoạt động - Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các hội Cứu quốc. - 1942: Ủy ban VM tỉnh Cao Bằng và UBVM lâm thời Cao- Bắc- Lạng được thành lập - 1943: Lập 19 ban xung phong Nam tiến, phát triển lực lượng xuống miền xuôi, nối liền với căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai. - 1943: Đảng đưa ra Đề cương ăn hóa Việt Nam - 1944: Đảng vận động thành lập Hội văn hóa cứu quốc, đảng Dân chủ Việt Nam, ra chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” , tăng cường tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng - 22/12/1944: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời ,đẩy mạnh chiến tranh du kích,mở rộng căn cứ địa - 6/1945: Khu giải phóng Việt Bắc- hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam sau này được thành lập - 8/1945: Cùng với Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa giành chính quyền. *Vai trò: - Đã tập hợp đông đảo quần chúng hình thành lực lượng chính trị hùng hậu. - Thực hiện chính sách đại doàn kết dân tộc , phân hpá và co lập được kẻ thù. - Lực lượng vũ trang từng bước hình thành và phát triển tạo nên sức mạnh tổng hợp để kịp thời tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. - Chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt cho sự ra đời của một nước Việt Nam mới. - Để lại nhiều bài học quý trong công tác xây dựng mặt trận trong giai đoạn sau. Câu 19: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng( 1960) *Hoàn cảnh: - Miền Bắc: cách mạng XHCN đang giành được nhiều thành tựu quan trọng. - Miền Nam phong trào Đồng khởi nổ ra và giành thắng lợi, cách mạng chuyển sang thế tiến công. - Trên thế giới phong trào giải phóng dân tọc dang cao. Công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đạt nhiều thành tựu. ->Từ 5 – 10/9/1960 đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội. *NộI dung: - Đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. - Thông qua báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng và thông qua kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965). - Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới của Đảng, bầu Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu lại làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Tổng Bí thư Đảng *Ý nghĩa: 10 [...]... hoà bình ở Đông Dương *Hoàn cảnh - Từ cuối 1953: Ta đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao - 8/5/1954,Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương - 21/7/1954 Hiệp định Giơnevơ về vấn đề Đông Dương được kí kết *Nội dung: - Các nước tham dự cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, không can thi p vào công việc nội bộ của 3 nước - Các nước không được đưa... miền Bắc có trên 85% nông hộ, 70% ruộng đất được đưa vào nông nghiệp, 87% thợ thủ công, 45% thương nhân và hợp tác xã, một bộ phận chuyển sang vào mậu dịch viên, 95% hộ tư bản vào công ti hợp doanh - Văn hóa, giáo dục, y tế có bước phát triển *Hạn chế : - Đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể - Vi phạm nguyên tắc tự nguyện, thi u công bằng, dân chủ, không phát huy được những... vận”, thi t xa vận” *Những chiến công của quân dân ta trong chiến đấu chống “chiến tranh đặc biệt” Trên mặt trận quân sự : - 2-1-1963: Quân dân ta giành thắng lợi vang dội ở trận Ấp Bắc (Mỹ Tho) + Chứng tỏ quân dân miền Nam đử đức đánh bại chiến tranh đặc biệt của Mỹ + Làm dấy lên phong trào thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công 19 - Đông xuân 1964-1965: Ta mở các chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam... Hoa Kỳ phải: - Tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam - Chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc - Rút hết quân của mình và quân các nước đồng minh, hủy các căn cứ quân sự - Không dính líu về quân sự, không can thi p vào công việc nội bộ của miềnNam - Góp phần hàn gắn vết thương ở Việt Nam và Đông Dương Miền Nam: - Tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển... *Những thành tựu: - Nông nghiệp : + Khuyến khíchsản xuất, chăn nuôi ,đưa chăn nuôi thành ngành chính + Áp dụng thâm canh, tăng vụ + Nhiều hợp tác xã đạt 5 tấn thóc/ha, có nơi đạt đến 6 – 7 tấn/ha - Công nghiệp: Nhiều cơ sở công nghiệp Trung ương – địa phương được khôi phục Sản lượng công nghiệp tăng nhanh - Giao thông vận tải: Được khẩn trương khôi phục nhất là các tuyến giao thông chiến lược - VH-... hoặc cuối 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975” *Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 Chiến dịch Tây Nguyên (04/3 – 24/3) - 4/3: Ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Plâycu 21 - 10/3: Ta tiến công Buôn Ma Thuật giành thắng lợi - 12/ 3: địch phản công để chiếm lại Buôn Mê Thuột nhưng thất bại - 14/3: tổng thống Thi u ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ duyên hải miền Trung - 24/3 : ta... ra sức phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thi n đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội * Kết quả - Nhiều hợp tác xã đạt, vượt 5 tấn/ha - Sản lượng công nghiệp năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960 - 1961- 1965 hàng trăm cơ sở công nghiệp mới được xây dựng - Công nghiệp quốc doanh... cách (1 đợt trong kháng chiến) đã tịch thu, trưng thu, trưng mua khoảng 81 vạn ha ruộng đất, 10 vạn trâu bò, 1,5 triệu nông cụ chia cho nông dân 22 + Cuối 1957, sản lượng nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh - Công nghiệp : Năm 1957, miền Bắc có 97 nhà máy do nhà nước quản lí - Giao thông vận tải : Khôi phục 700 km đường sắt, khôi phục sửa chữa hàng nghìn km đường ôtô - Văn hóa, giáo dục, y tế được đẩy... của nước ngoài Câu 27:Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947? *Âm mưu của Pháp : Thu đông 1947 Pháp tấn công lên Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh *Chủ trương của ta : “Phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp” *Diễn biến : Pháp : - Ngày 7/10/1947 Pháp: + Cho quân dù nhảy xuống Bắc Kạn, chợ Mới, chơ ̣ Đồ n + Một... viên quân sự, vũ khí vào Đông Dương; không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương - Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn cõi Đông Dương - Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời - Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tuyển cử tự do vào tháng 7/1956 - Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về . tế. - Khối liên minh công – nông được hình thành. - Để lại nhiều bài học quý báu về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân. Làm dấy lên phong trào thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công. 19 - Đông xuân 1964-1965: Ta mở các chiến dịch tấn công địch ở miền Đông Nam bộ với chiến thắng

Ngày đăng: 22/10/2013, 03:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan