KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

39 323 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

KẾT QUẢ HIỆU QUẢ ĐẦU CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 2.1.TÌNH HÌNH KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 2.1.1. Tình hình tổ chức thực hiện 2.1.1.1. Tình hình chỉ đạo thực hiện của trung ương a) Việc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện Quyết định 134 Sau hội nghị quán triệt triển khai Quyết định 134/2004/QĐ TTg ngày 20 – 21/9/2004 tại thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành Trung ương đã gấp rút triển khai theo công việc, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công của Quyết định 134 tại văn bản số 1401/CP – NN ngày 28/9/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Liên bộ: Ủy ban Dân tộc, Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã xây dựng ban hành Thông liên tịch số 819/2004/TTLT/UBDT-KHĐT-XD-NNPTNT ngày 10/11/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định 134 . Bộ Tài chính đã ban hành thông số 121/2004/TT – BTC ngày 16/12/2004 về việc hướng dẫn công tác lập dự toán, quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Quyết định 134 ;Quyêt định sô 146/2005/QĐ – TTg ngày 15/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao khoán cho hộ đồng bào dân tộc thiểu sô nghèo; Thông số 111/2004/TT – BTC ngày 19/11/2005 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2005; Thông số 100/2005/TT – BTC ngày 17/11/2005 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2006; Văn bản số 4348 TC/NSNN ngày 14/4/2005 về thực hiện chế độ báo cáo ở các địa phương. Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã ban hành Quyết định số 03/2005/QĐ – BNN ngày 7/1/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn ban hành Quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định 134; Dự thảo quyết định của Thủ tướng về việc bổ sung chính sách thay thế chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đối với các địa phương không còn quỹ đất sản xuất nông, lâm nghiệp, đã trình Thủ tướng Chính phủ. Với vai trò là cơ quan chủ trì theo dõi tình hình thực hiện Quyết định 134 , Ủy ban Dân tộc đã ban hành công văn số 118/UBDT – CSDT ngày 25/2/2005 về việc báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 134 ; Công văn số 438/UBDT – CSDT ngày 9/6/2005 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện Quyết định 134 ; Công văn số 982/UBDT – CSDT ngày 5/12/2005 đề nghị báo cáo tình hình 1 năm thực hiện Quyết định 134; Công văn số 13/UBDT – CSDT ngày 9/1/2006 về việc rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện lại nội dung Đề án 134. Trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định 134 đều có sự tham gia, thống nhất với các Bộ, ngành liên quan. Việc triển khai thực hiện chính sách theo Quyết định 134 có nhiều vấn đề phức tạp , đòi hỏi ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo có liên quan đã được các Bộ, ngành chủ động, quan tâm giải quyết. Riêng về chính sách đất cho đồng bào Khơ me khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đến nay chưa được ban hành được vì các địa phương chua làm tốt công tác khảo sát, điều tra, thiếu cơ sở thông tin để xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ . b) Công tác rà soát tổng hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định 134 Do công tác xây dựng đề án của các địa phương chưa đúng theo yêu cầu hướng dân của các nội dung chính sách, tháng 12/2005, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch Đẩu tư, Xây dựng, Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Tài nguyên Môi trường rà soát các bươc một Đề án thực hiện Quyết định 134 của các địa phương. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, tháng 3/2006, Liên bộ đã làm việc với 21 tỉnh trọng điểm về nội dung các đề án rà soát, tổng hợp, nhu cầu đề án 53 tỉnh để báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ . Về công tác kiểm tra tình hình thực hiện ở các địa phương, trong năm 2004 2005, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức các đoàn kiểm tra, khảo sát tại các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắc Lắc, Gia Lai, Hà Giang, Quảng Nam Ninh Thuận. Năm 2006, đã chủ trì đoàn công tác liên Bộ: Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Tài nguyên Môi trường, Văn Phòng chính phủ làm việc tại các tỉnh: khu vực Đông Bắc – Cao Bằng, Lạng Sơn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long – Đồng Nai, Vĩnh Long, Kiên Giang, Thanh Hóa, Nghệ An Lai Châu. Hội đồng Dân tộc của Quốc hội với vai trò là cơ quan giám sát trong quí I II năm 2006 đã trực tiếp khảo sát nắm tình hình kết quả thực hiện tại 20 tỉnh, riêng khu vực Tây Nguyên khảo sát ở 5 tỉnh, 11 huyện, 18 xã, 6 đơn vị doanh nghiệp. Ngay sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI, tổ chức 5 đoàn khảo sát ở 9 tỉnh, 21 huyện. Đối với các địa phương không trực tiếp giám sát, đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân tiến hành tự giám sát báo cáo kết quả. 2.1.1.2. Tình hình tổ chức thực hiện ở các địa phương Theo chỉ đạo của Quyết định 134, ở các địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có đối tượng đồng bào thuộc diện được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 134 chịu trách nhiệm trực tiếp toàn diện trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào nghèo. Cụ thể: Ủy ban nhân dân tỉnh công bố công khai tiêu chuẩn, đối tượng điều tra lập danh sách các hộ đồng bào được hỗ trợ; lập phê duyệt đề án thực hiện Quyết định 134 ở địa bàn tỉnh mình; chỉ đạo các cơ quan có liên quan, các cấp chính quyền địa phương phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tổ chức hiệu quả các chính sách hỗ trợ; kiểm tra việc thực hiện, đảm bảo các chính sách đến được hộ đồng bào dân tộc. Trên cơ sở chỉ đạo của Trung Ương, các tỉnh đã triển khai thực hiện, lập ban chỉ đạo các cấp tỉnh, huyện, xã theo mô hình: ở cấp tỉnh, thành lập ban chỉ đạo 134 do phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh làm trưởng ban, trưởng ban dân tộc làm phó ban thường trực đồng thời lãnh đạo các sở ban ngành làm thành viên ban chỉ đạo; ở cấp huyện thành lập ban chỉ đạo huyện (một số địa phương lồng ghép cùng với Chương trình 135); ở cấp xã thành lập tổ công tác hoặc lồng ghép vào với chương trình khác như Xoá đói giảm nghèo, Chương trình 135. Việc tổ chức triển khai như trên đã tạo cơ chế chỉ đạo, quản lý thống nhất giữa các cấp chính quyền tỉnh - huyện – xã, đồng thời cho phép phối hợp đồng bộ, linh hoạt giữa các ban ngành liên quan. Để có thể thực hiện chương trình một cách tốt nhất, việc huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể cũng hết sức quan trọng. Các địa phương đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể các cấp tuyên truyền, giải thích rõ về mục đích của Chương trình đến tận người dân được nhân dân nhiệt tỉnh hưởng ứng. Thông qua Chương trình, đồng bào đã nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, tăng cường tình đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau hạn chế tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Đảng Nhà nước. Nhiều hộ đã tự nguyện tham gia đóng góp ngày công hoặc chủ động vận động anh em trong dòng tộc tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khai hoang ruộng nước, làm công trình nước sinh hoạt, xây dựng bể chứa nước, đổi công trong việc làm nhà, lợp nhà…. Về vấn đề xây dựng đề án, do yêu cầu về thời gian tính phức tạp của nội dung chính sách nên đề án của các địa phương lập giai đoạn đầu nhìn chung chưa thật đầy đủ chuẩn xác, thời gian chậm, tổng nhu cầu vốn rất cao, một số tỉnh đề án làm lại nhiều lần. Một số tỉnh thực hiện rất sớm nghiêm túc việc lập đề án như Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Nam. Bên cạnh đó cũng có những địa phương mới hoàn thành đề án vào tháng 1/2006 như Tây Ninh, Bạc Liêu, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc… Cá biệt có những tỉnh không chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương. Đến tháng 5/2006, cả nước đã có 53 tỉnh xây dựng xong đề án, có cả đề án điều chỉnh. 2.1.2. Tình hình huy động sử dụng vốn 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn a) Nhu cầu vốn cho Chương trình 134 Theo tiêu chuẩn hỗ trợ quy định tại quyết định thông hướng dẫn của các Bộ, Ngành trung ương, Ủy ban nhân dân các địa phương tổng hợp nhu cầu, xây dựng phê duyệt đề án để có căn cứ bố trí vốn ngân sách hàng năm. Các địa phương đã chỉ đạo hướng dẫn các huyện, xã tiến hành khảo sát điều tra xây dựng đề án. Việc bình xét được tiến hành từ cấp xã tổng hợp lên cấp huyện, cấp tỉnh để đưa vào đề án. Đến nay đã có 54 tỉnh, thành phố xây dựng xong đề án gửi về Ủy ban Dân tộc để phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp. Theo các đề án được duyệt, nhu cầu thực hiện Quyết định 134 như sau: Tổng số hộ trong diện đối tượng 134 là 475.408 hộ với nhu cầu vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 3.948,1 tỷ đồng, trong đó: o Số hộ cần hỗ trợ nhà ở là 333.313 hộ, nhu cầu vốn từ ngân sách trung ương là 1.655,9 tỷ đồng o Sô hộ cần hỗ trợ đất ở là 83.984 hộ với diện tích 1.884 ha, nhu cầu vốn từ ngân sách trung ương là 11,2 tỷ đồng o Số hộ cần hỗ trợ đất sản xuất là 237.616 hộ với diện tích 73.535 ha, nhu cầu vốn từ ngân sách trung ương là 431,8 tỷ đồng o Số hộ cẫn hỗ trợ nước sinh hoạt là 280.944 hộ, nhu cầu vốn từ ngân sách trung ương là 107,5 tỷ đồng o Số công trình nước tập trung là 7.398 công trình, nhu cầu vốn từ ngân sách trung ương là 1.741,7 tỷ đồng. b) Lượng vốn đã huy động Theo Quyết định 134, nguồn vốn cho chương trình 134 được huy động từ ngân sách trung ương để bảo đảm cho các khoản chi theo định mức hỗ trợ quy định. Đồng thời, các địa phương có trách nhiệm bố trí kinh phí không dưới 20% so với số vốn Ngân sách Trung ương bảo đảm huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác. Trong 2 năm 2005 – 2006, tổng vốn đầu cho Chương trình 134 như sau: - Ngân sách Trung ương cho các địa phương để thực hiện quyết định là 1610 tỷ đồng - Ngân sách địa phương là 292 tỷ đồng - Huy động khác 0,121 triệu đồng Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Biểu đồ 2.1 cho thấy nguồn vốn cho Chương trình 134 chủ yếu là vốn ngân sách trung ương, phần còn lại là vốn ngân sách địa phương một phần rất nhỏ là huy động từ các nguồn khác. Nguồn vốn ngân sách trung ương cấp năm 2005 qua 2 đợt là 780 tỷ đồng cho 44 tỉnh, năm 2006 là 800 tỷ đồng cho 51 tỉnh bổ sung 30 tỷ đồng từ nguồn vượt chi ngân sách. Tuy vậy, nguồn vốn nói trên so với nhu cầu của các địa phương vẫn còn thấp, trung bình đạt khoảng 41% nhu cầu của các tỉnh. Về nguồn vốn ngân sách địa phương, tính bình quân trên cả nước, nguồn vốn địa phương đã đạt yêu cầu gần 20% vốn ngân sách trung ương. Có những địa phương đã tích cực triển khai, chủ động vận dụng nhiều giải pháp tích cực, phù hợp tình hình cụ thể của địa phương để đảm bảo nguồn vốn đối ứng theo quy định như Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Bình Dương…Nhiều địa phương đã huy động được nguồn lực cộng đồng, dòng họ để hỗ trợ làm nhà, san nhượng đất ở, đất sản xuất. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiểu tỉnh nguồn vốn đối ứng không đáp ứng đủ 20% vốn ngân sách. 2.1.2.1. Sử dụng vốn a) Phân bổ vốn ngân sách cho các địa phương Sau 2 năm thực hiện, lượng vốn từ Ngân sách Trung ương cấp là 1610 tỷ đồng cho 51 tỉnh thành trong cả nước. Việc phân bổ vốn không được chia đều mà có sự khác nhau giữa các địa phương. Khu vực Tây Nguyên, các tỉnh trọng điểm ở Tây Bắc, Tây Nam Bộ được ưu tiên bố trí nguồn vốn lớn.Khu vực Tây Nguyên: Đắc Lắc 84 tỷ đồng, Gia Lai 88 tỷ đồng, Kon Tum 72 tỷ đồng, Đắc Nông 70 tỷ đồng. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: Trà Vinh 65 tỷ đồng, Sóc Trăng 70 tỷ đồng. Các khu vưc khác: Lai Châu 52 tỷ đồng, Thanh Hóa 57 tỷ đồng, Ninh Thuận 48 tỷ đồng… các tỉnh còn lại được phân bổ ít hơn chỉ đạt 20 – 35% kế hoạch. b) Sử dụng vốn theo các mục tiêu của chương trình b1) Hỗ trợ nhà ở: Nhà ở là mục tiêu được ưu tiên của nhiều địa phương để giải quyết nhu cầu thiết yếu cấp bách cho đồng bào, do đó lượng vốn phân bổ cho mục tiêu hỗ trợ nhà ở đạt cao nhất là 691 tỷ đồng, đạt 42 % kế hoạch. Trong đó các tỉnh Tây Nguyên Tây Bắc chiếm trên 50 % lượng vốn đầu vì đây là vùng có miền núi có nhiều hộ đồng bào thuộc đối tượng hỗ trợ của Chương trình. Tính riêng trong các tỉnh miền núi phía Bắc được đầu hỗ trợ thì Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai là những tỉnh được đầu nhiều nhất, chiếm 72% vốn đầu cho vùng này, còn các tỉnh như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh do kinh tế xã hội phát triển hơn nên mức đầu thấp hơn. Miền Đông Nam Bộ do có trình độ phát triển cao hơn lại là vùng đồng bằng do đó được đầu ít vốn hơn. Bảng 2.1: Vốn đầu thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhà ở với các vùng trên cả nước Vùng Kinh phí đã thực hiện(tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành(%) Tổng số 691.642 42 Đông Bắc 108.252 37 Tây Bắc 68.353 24 Đồng bằng sông Hồng - - Bắc trung bộ 95.906 39 Duyên hải miền Trung 108.023 58 Tây Nguyên 169.245 67 Đông Nam Bộ 4.256 12 Đồng bằng Sông Cửu Long 137.607 40 Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Các hộ đồng bào được hỗ trợ nhà ở, mức thanh toán tối đa không quá mức quy định hỗ trợ của Nhà nước đối với từng hộ dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt ( Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 6 triệu đồng trong đó ngân sách trung ương hỗ trợ 5 triệu đồng, ngân sách địa phương hỗ trợ tối thiểu 1 triệu đồng nguồn huy động khác). Một số địa phương đã thực hiện rất tốt mục tiêu này, đã đảm bảo vượt mức tối thiểu 20% vốn đối ứng, tiêu biểu là Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Quảng Nam, Đắc Nông…Trong đó Thừa Thiên Huế bố trí ngân sách tỉnh hỗ trợ nhà ở với mức 10 triệu đồng /nhà; Ninh Thuận 3 triệu đồng/nhà; Quảng Nam cho phép khai thác hỗ trợ 10m 3 gỗ/nhà. b2) Hỗ trợ đất sản xuất Ngược lại với mục tiêu hỗ trợ nhà ở, mục tiêu hỗ trợ đất ở được thực hiện chậm hơn, hiệu quả thấp hơn. Kinh phí hỗ trợ đất sản xuất là 42,8 tỷ đồng, đạt 9% so với kế hoạch. Cụ thể ở các vùng miền như sau: Bảng 2.2 : Vốn đầu thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất với các vùng trên cả nước Vùng Kinh phí đã thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành(%) Tổng số 42,835 9 Đông Bắc 12,328 22 Tây Bắc 6,412 14 Đồng bằng Sông Hồng - - Bắc trung bộ 3,292 9 Duyên hải miền Trung 8,149 9 Tây Nguyên 7,442 15 Đông Nam Bộ 5,212 28 Đồng bằng Sông Cửu Long - - Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Như vậy tính trong cả nước, khu vực Đông Bắc Đông Nam Bộ thực hiện tốt nhất mục tiêu này với tỷ lệ hoàn thành lần lượt là 22% 28%. Tuy nhiên con số này vẫn còn rất thấp so với mục tiêu đặt ra là “đến cuối năm 2006 phải cơ bản thực hiện xong mục tiêu”. Riêng đối với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cho đến nay vẫn chưa thực hiện được việc giao đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vì chưa có chính sách. b3) Hỗ trợ nước sinh hoạt Cùng với mục tiêu hỗ trợ nhà ở, mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt cũng được các địa phương ưu tiên đạt kết quả tốt. Nước sinh hoạt hỗ trợ cho các hộ đồng bào gồm 2 loại công trình: công trình nước sinh hoạt tập trung công trình nước sinh hoạt phân tán. Sau 2 năm thực hiện, Chương trình đã hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung cho 52.805 hộ với số vốn đầu là 41,2 tỷ đồng đạt tỷ lệ hoàn thành 38 %. Với công trình nước sinh hoạt tập trung, Chương trình đã hoàn thành được 1.652 công trình, kinh phí thực hiện là 222 tỷ đồng, hoàn thành 13% so với kế hoạch. Bảng 2.3: Vốn đầu thực hiện mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt với các vùng trên cả nước Vùng Nước phân tán Nước tập trung Kinh phí đã thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành(%) Kinh phí đã thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành(%) Tổng số 41,2 38 222,039 13 Đông Bắc 17,069 53 88,009 15 Tây Bắc 5,061 19 14,977 6 Đồng bằng sông Hồng - - 1,000 3 Bắc trung bộ 0,655 6 10,515 5 Duyên hải miền Trung 1,838 35 22,584 9 Tây Nguyên 10,560 75 60,166 28 Đông Nam Bộ 188 6 2,318 10 Đồng bằng sông Cửu Long 5,889 45 22,470 12 Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT b4)Hỗ trợ đất ở Mục tiêu hỗ trợ đất ở là mục tiêu mà kinh phí thực hiện là ít nhất, sau 2 năm là 1,14 tỷ đồng, đạt tỷ lệ hoàn thành 9%. Bảng 2.4: Vốn đầu thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất ở với các vùng trên cả nước Vùng Kinh phí đã thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ hoàn thành(%) Tổng số 1,14 9 Đông Bắc 0.130 11 Tây Bắc - - Đồng bằng sông Hồng - - Bắc trung bộ - - Duyên hải miền Trung 0,637 12 Tây Nguyên 0,373 20 Đông Nam Bộ - - Đồng bằng Sông Cửu Long - - Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Trong 8 vùng trên cả nước thì chỉ có 3 vùng thực hiện có con số báo cáo, tuy nhiên lượng vốn hỗ trợ là rất ít. 5 vùng còn lại không đưa đất ở vào mục tiêu cần hỗ trợ mà địa phương sẽ tự giải quyết. b5) So sánh vốn thực hiện giữa các mục tiêu Như vậy, sau 2 năm thực hiện Chương trình 134 , tình hình phân bổ vốn theo các mục tiêu so với kế hoạch như sau: Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Nhà ở nước sinh hoạt là những nhu cầu thiết yếu với cuộc sống nhân dân đã được các tỉnh ưu tiên tập trung thực hiện. Bên cạnh đó, 2 mục tiêu này người dân có thể nhận hỗ trợ tự tiến hành làm không phải phụ thuộc chờ đợi do đó 2 mục tiêu này được thực hiện tốt hơn cả giải ngân được nhiều nhất so với kế hoạch. 2.1.3. Tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương trình 2.1.3.1. Hỗ trợ nhà ở Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người. Cải thiện chỗ ở ngày một tốt hơn là yêu cầu cấp bách để nâng cao mức sống nhân dân. Trong điều kiện nước ta là một quốc gia đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp thì việc tự tạo cho mình một chỗ ở tương đối khang trang ổn định là vấn đề khó khăn đối với nhiều hộ gia đình ở nước ta, đặc biệt là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, [...]... điều tra Chương trình 134 - UBDT 2.2 HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 Chương trình 134 ra đời là một chính sách đúng đắn, kịp thời rất hợp lòng dân Chương trình đã giải quyết được những nhu cầu cấp bách, những khó khăn bức xúc nhất của đồng bào đó là vấn đề nhà ở, đất ở, đất sản xuất nước sinh hoạt Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình đã đem lại những thành quả quan trọng trong... 3.355 - (%) 7 9 4 30 22 - (tỷ đồng) 1,14 0.130 0,637 0,373 - (%) 9 11 12 20 - Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/ 2004/ QD-TTg ngày 20/7 /2004 của Thủ ng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Tình hình thực hiện mục tiêu này kém hơn nhiều so với 3 mục tiêu còn lại Nếu nhìn vào bảng trên ta thấy tổng số vốn thực hiện mới có 1,4 tỷ đồng nhiều... rất hợp lòng dân Trước Chương trình 134 đã có rất nhiều chính sách đầu phát triển để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc miền núi như Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi vùng sâu vùng xa (Chương trình 135), Chương trình giao thông nông thôn, Chương trình nước sạch vệ sinh môi trường, Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng… Các chương trình này đã có hiệu quả. .. liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/ 2004/ QD-TTg ngày 20/7 /2004 của Thủ ng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Qua bảng 2.6 ta có thể thấy các khu vực Đông Bắc, Tây Nguyên Đồng bằng Sông Cửu Long có số hộ được hỗ trợ lớn nhất tỷ lệ hoàn thành cũng cao hơn cả Sở dĩ các vùng này có nhiều đối ng được hỗ trợ vì Đông Bắc Tây Nguyên là vùng núi... 13 (công trình) Nguồn: Báo cáo điều tra Chương trình 134 - UBDT Mặc dù Chương trình 134 đã đạt được những thành quả đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bào dân tộc miền núi nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được cũng không tránh khỏi những tồn tại cần được phát hiện giải quyết kịp thời 2.3.1 Tổ chức thực hiện 2.3.1.1 Đối ng đầu a) Ưu điểm: Đối ng được... thực hiện Quyết định 134 Vùng Đông Bắc Tây Nguyên Tây Bắc Bắc Trung Bộ Duyên hải Nam Trung Bộ Đông Nam Bộ Số hộ(%) 32 31 16 7 6 10 Diện tích(%) 30 33 13 9 12 17 Kinh phí(%) 20 15 14 16 9 28 Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/ 2004/ QD-TTg ngày 20/7 /2004 của Thủ ng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Một số địa phương đạt kết quả cao về việc giải... 12 40 Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/ 2004/ QD-TTg ngày 20/7 /2004 của Thủ ng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Ngoài mức hỗ trợ của Nhà nước, nhiều địa phương đã hỗ trợ thêm từ nguồn ngân sách địa phương huy động thêm sự hỗ trợ của cộng đồng nên nhiều gia đình đã xây dựng được những căn nhà ng đối khang trang, chắc chắn Qua kiểm... núi, vùng sâu,vùng xa 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐẦU CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 20042006 Sau 2 năm thực hiện, Chương trình 134 đã hỗ trợ giải quyết được phần nào những khó khăn của đồng bào vùng dân tộc miền núi, tạo điều kiện để đồng bào thoát khỏi nghèo đói, nâng cao chất lượng cuộc sống của mình Bảng 2.12 : Tổng hợp mức độ hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 134 Mục tiêu Nhà ở Đất ở Đất SX Nước phân... hiện ng tăng số lượng đối ng thụ hưởng vì địa phương nào cũng muốn nguồn vốn ngân sách rót về nhiều hơn Điều này gây mất công bằng giữa các hộ đồng bào với nhau, làm diện đầu mở rộng, tạo gánh nặng cho ngân sách giảm hiệu quả của chương trình Cụ thể sau khi tiến hành rà soát lại đề án ở cả Trung ương địa phương, qua nhiều bước kết quả tổng hợp như sau: Tổng số hộ trong diện đối ng... Quốc tế tham gia Nguyên nhân là do: - Sự chậm chễ trong việc lập đề án, xác định đối ng thụ hưởng của các địa phương dẫn tới công tác giải ngân chậm, số vốn đầu ít hơn so với dự kiến Nguyên nhân chính là do tính phức tạp của Chương trình do trình độ cán bộ ở các vùng còn - yếu Các nhà tài trợ e ngại chưa đầu cho chương trình do chưa có công tác vận động, quảng bá kêu gọi các tổ chức quốc . KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 2.1.TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 2.1.1 15.275 - - - - ĐB SHồng 643 - - - - Bắc T Bộ 8.216 337 4 - - DHM Trung 5.175 1.548 30 0,637 12 Tây Nguyên 15.052 3.355 22 0,373 20 ĐNam Bộ 7.295 - - - - ĐBSCLong

Ngày đăng: 21/10/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.1: Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhà ở với các vùng trên cả nước - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Bảng 2.1.

Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhà ở với các vùng trên cả nước Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 2.3: Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt với các vùng trên cả nước - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Bảng 2.3.

Vốn đầu tư thực hiện mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt với các vùng trên cả nước Xem tại trang 9 của tài liệu.
Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT  - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

gu.

ồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Xem tại trang 9 của tài liệu.
Nguồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT  - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

gu.

ồn: Tài liệu hội nghị toàn quốc sơ kết tình hình thực hiện Quyết định 134/2004/QD-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2004 – 2006) – UBDT – Bộ NNPTNT Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2.5 : Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhà ở  trong giai đoạn 2004 - 2006 - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Bảng 2.5.

Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ nhà ở trong giai đoạn 2004 - 2006 Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt phân tán trong giai đoạn 2004 – 2006 - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Bảng 2.6.

Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt phân tán trong giai đoạn 2004 – 2006 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.7 : Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung trong giai đoạn 2004 – 2006 - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Bảng 2.7.

Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ công trình nước sinh hoạt tập trung trong giai đoạn 2004 – 2006 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2.8 : Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất ở trong giai đoạn 2004 – 2006 - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Bảng 2.8.

Tổng hợp tình hình thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất ở trong giai đoạn 2004 – 2006 Xem tại trang 17 của tài liệu.
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất của các vùng trên cả nước sau 2 năm thực hiện Quyết định 134 - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Bảng 2.9.

Kết quả thực hiện mục tiêu hỗ trợ đất sản xuất của các vùng trên cả nước sau 2 năm thực hiện Quyết định 134 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.10: Tổng hợp kết quả mô hình thí điểm giao rừng cho đồng bào dân tộc thuộc đối tượng 134 tại Tây Nguyên đến hết năm 2006 - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Bảng 2.10.

Tổng hợp kết quả mô hình thí điểm giao rừng cho đồng bào dân tộc thuộc đối tượng 134 tại Tây Nguyên đến hết năm 2006 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 2.12 : Tổng hợp mức độ hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 134 - KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦACHƯƠNG TRÌNH 134 GIAI ĐOẠN 2004 - 2006

Bảng 2.12.

Tổng hợp mức độ hoàn thành các mục tiêu của Chương trình 134 Xem tại trang 29 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan