THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

31 589 0
THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRUNG QUỐC Là hai nước láng giềng gần gũi về nhiều mặt, quan hệ kinh tế giữa Việt NamTrung Quốc trước hết là quan hệ thương mại, là một trong những nền tảng quan trọng để xây dựng và thúc đẩy các mối quan hệ khác. Trong lịch sử hai nước từng có mối quan hệ buôn bán chặt chẽ nhưng đã bị gián đoạn trong một thời gian. Các quan hệ kinh tế hiện nay được khôi phục vào cuối những năm 1980, và từ đó đã không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, theo hướng từng bước tăng cường tính phụ thuộc lẫn nhau, xuất phát từ lợi ích kinh tế chung của cả hai nước. Năm 1992 là bước ngoặt trong quan hệ buôn bán và hợp tác giữa hai nước khi hiệp định Thương Mại được ký kết giữa hai chính phủ. Tiếp sau hiệp định Thương Mại, một số Hiệp định quan trọng khác về hợp tác và thương mại giữa hai nước cũng được ký như hiệp định về vận tải, Hiệp định thanh toán giữa hai nước, hiệp định về việc đi lại của công dân hai nước… 2.1 THỰC TRẠNG KINH TẾ THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC NĂM 2003 1 Trước hết, phân tích tình hình kinh tế Trung quốc thời gian qua, đặc biệt là năm 2003 cho thấy sự tăng trưởng nhanh chóng trong thương mại, theo thống kê quý I năm 2003 của Bộ thương mại, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đạt 9,9%, tỷ lệ cao nhất từ năm 1997 trở lại đây, sang quý II do ảnh hưởng của dịch SARS, nên tốc độ tămg trưởng chỉ đạt 6,7 %. Với nỗ lực chung của cả nước, sang quý III, tốc độ tăng trưởng đạt 9,1% , so với quý II tăng 2,4 điểm. GDP Trung Quốc năm 2003 có khả năng vượt con số 11.000 tỷ NDT, có thể đạt mức tăng trưởng 8,5%; quốc lực tổng hợp của Trung Quốc được nâng lên một tầm cao mới. Điểm lại tình hình kinh tế Trung Quốc trong cả năm 2003 ta thấy: 1 Nguồn: Thống kê bộ thương mại Phần về tình hình Trung Quốc Về công nghiệp: Hiệu quả kinh tế công nghiệp năm 2003 tăng trưởng nhanh. Từ tháng 1 đến tháng 10, thu nhập sản phẩm công nghiệp đạt 11.122,35 tỷ NDT, vượt con số của cả năm 2002, tăng trưởng 27,9% so cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận đạt 6.472,8 tỷ NDT, tăng 46 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xí nghiệp quốc hữu và xí nghiệp quốc hữu khống chế cổ phần lợi nhuận đạt 3.174,7 tỷ USD, tăng trưởng 54%. Số tiền thua lỗ của các xí nghiệp làm ăn thua lỗ là 93,45 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kì năm trước, trong đó, xí nghiệp quốc hữu chiếm 53,95 tỷ NDT, giảm 3,4 % so với cùng kì năm 2002.Riêng 3 quý đầu năm , công nghiệp có quy mô trung bình trở lên có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ năm 1995 trở lại đây. Các thành phần kinh tế tăng trưởng toàn diện. Trong đó xí nghiệp quốc hữu và xí nghiệp quốc hữu khống chế cổ phần đạt mức độ tăng trưởng14,3%; xí nghiệp tập thể tăng trưởng 11,7%; xí nghiệp cổ phần tăng trưởng 17,9 % xí nghiệp nước ngoài và Hồng kông, Ma Cao, Đài Loan đạt mức 19,6 %; công nghiệp nặng tăng nhanh hơn công nghiệp nhẹ (công nghiệp nặng đạt 18,4%, công nghiệp nhẹ đạt 13,9%). Mức tăng trưởng lợi nhuận xí nghiệp tăng. Trong số 39 ngành lớn của công ngiệp có 38 ngành thu lãi cao hơn năm 2002. Các xí nghiệp thua lỗ là 71,9 tỷ NDT, giảm 5,3%. Về nông nghiệp: Trong điều chỉnh kết cấu nông nghiệp giữ mức tăng trưởng cân bằng, kết cấu cay trồng nông nghiệp được điều chỉnh thêm một bước. Diện tích trồng cây lương thực và nguyên liệu đường giảm, diện tích bông và rau xanh tăng. Mặc dù bị giảm diện tích gieo trồng và thiên tai, dự kiến sản lượng lương thực, nguyên liệu dầu và nguyên liệu đường giảm, nhưng sản lượng nghề cá, chăn nuôi, lâm nghiệp vẫn giữ mức tăng trưởng, sản lượng bông vẫn tăng trưởng như cũ. Về thương mại: Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2003 tổng kim ngạc xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 682,33 tỷ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm 2002, trong đó xuất khẩu đạt 348,60 tỷ USD, tăng 32,8% , nhập khẩu đạt 333,73 tỷ USD, tăng 40,4%; xuất siêu14,87 tỷ USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong ba quý đầu năm, xuất khẩu sang 10 bạn hàng lớn tăng toàn diện chiếm 86,4% tổng lượng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó xuất khẩu sang EU đạt 50,08 tỷ USD, tăng trưởng 46,2%; sang Mỹ đạt 65,93 tỷ USD tăng trưởng 31,4 %;sang Nhật tăng trưởng 22,8% đạt 42,16 tỷ USD; sang Nga tăng trưởng 57,3%; sang Đài Loan đạt 35%. Xuất khẩu sang Singapore tăng nhanh thêm một bước, xuất khẩu sang Châu Phi đạt mức tăng trưởng 46,5 %, sang Châu Mỹ La Tinh tăng 20,9%.( 2 ) Đối với mặt hàng dầu mỏ là mặt hàng chiến lược quan trọng, Trung Quốc đang xúc tiến việc chuẩn bị gia nhập OPEC. Tập đoàn hoá dầu Trung Quốc đang hợp tác với xí nghiệp hoá đầu khác để đầu tư với số vốn khoảng 10 tỷ NDT để xây dựng và quản lý 4 khu chứa dầu lớn có sức chứa khoảng năm triệu tấn dầu, tại Hoàng Đảo. Tại Giang Tô và Đại Liên có các khu dự bị. Dự kiến công trình nhày sẽ hoàn thành trước năm 2005. Theo tin của kinh tế nhật báo ngày 27 tháng 11 năm 2003 cho thấy năm 2002 Trung Quốc đã phải nhập 69 triệu tấn dầu thô từ Nga, Trung Đông, Việt NamTrung Á Về tài chính: Đến cuối tháng 9 năm 2003 lượng cung ứng tiền mở rộng đạt 21.400 tỷ NDT, tăng trưởng 20,7 %, nhanh hơn cùng kỳ năm ngoái 4,2 điểm. Lượng tiền cung ứng theo nghĩa hẹp (M1) 7.900 tỷ NDT, tăng trưởng 18,5 %, cao hơn cùng kì năm ngoái 2,6 điểm, lượng tiền lưu thông là 1.800 tỷ NDT, tăng trưởng 12,8 %. Lượng dư tiền gửi ngoại tệ và ngoại tệ của các cơ cấu tài chính đạt 21.500 tỷ NDT, tăng 21,1%. Luỹ kế các khoản tiền gửi tăng 3.200 tỷNDT, tăng 880,70 tỷ NDT. Cơ cấu tiền tệ đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống tiền tệ Trung Quốc, đã cống hién tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế và cải cách mở cửa. Tính đến cuối tháng 10 năm 2003đã có 62 ngân hàng đầu tư nước ngoài của 19 nước và khu vực thành lập 191 doanh nghiệp tại Trung Quốc, trong đó có 84 doanh nghiệp đã được phép kinh doanh đồng nhân dân tệ. 22 Ngườn:Bộ Thương mại –Phần về tình hình Trung Quốc Về đầu tư: Đầu tư tài sản cố định ba quý đầu năm đạt 3.435,1 tỷ NDT, tăng 30,5 %, cao hơn cùng kỳ năm ngoái 8,7 điểm. Trong đó kinh tế quốc hữu và các loại hình kinh tế khác đầu tư 2.651,3 tỷ NDT,tăng trưởng 31,4%; kinh tế tập thể và cá thể đầu tư đạt 783,9 tỷ NDT, tăng trưởng 27,6 %. Trong đầu tư của loại hình kinh tế quốc hữu và các loại hình kinh tế khác, đầu tư xây dựng cơ bản đạt 1.378,1 tỷ NDT, tăng trưởng 29,1 %; đầu tư cải tạo đổi mới đạt 514,9 tỷ NDT, tăng trưởng 37,2%, đầu tư nhà đất đạt 649,5 tỷ NDT tăng trưởng 32,9%. Mười tháng đầu năm Trung Quốc đã phê chuẩn ới 32.696 xí nghiệp đàu tư nước ngoài, tăng 17,99 % so cùng kỳ, kim ngạch ký kết đạt 88.683 tỷ USD tăng 33,75%, vốn thực tế đưa vào sử dụng là 43.556 tỷ USD tăng 5,81%. Tính đến cuối tháng 10 năm 2003 toàn Trung Quốc có 456.892 xí nghiệp nước ngoài đầu tư với tổng số vốn ký kết đạt 916.743 tỷ USD, vốn thực tế đưa vào sử dụng là 491,522 tỷ USD. Từ năm 2002, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bắt đầu hồi phục với tốc độ cao, trở lại mặt bằng 8%, đồng thời xuất hiện xu thế tăng dần theo từng quý. Như vậy, kinh tế Trung Quốc năm 2003 có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển. Sở dĩ kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao như vậy vì nhiều lý do, trong đó có việc tăng trưởng đầu tư đạt 42%, tạo kỉ lục mới từ năm 1995 trở lại đây, đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng của GDP; tiếp theo là lượng tiền đưa ra thị trường cũng đạt một mức cao mới; phát triển kinh tế của nhiều địa phương mạnh mẽ chưa từng thấy. 2.2 NHỮNG ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC NĂM 2003 2.2.1 Về cải cách thể chế kinh tế Năm 2003 được coi là năm bản lề đối với công cuộc cải cách của Trung Quốc. “Nghị quyết về một số vấn đề hoàn thiện thể chế thị trường XHCN” được coi là văn kiện có tính chất cương lĩnh đi sâu cải cách thể chế kinh tế, thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế xã hội và con người. Đầu tháng 4/2003, “Uỷ ban Giám quản tài sản quốc hữu” ra đời, điều lệ về giám quản tài sản quốc hữu được công bố, chế độ bỏ vốn tài sản quốc hữu sẽ thống nhất giữa quản lý tài sản với quản lý con người, quản lý công việc được cơ bản xác lập. Điều này đã giải quyết được vấn đề mà lâu nay người bỏ vốn ra không được quảnthực sự và có quá nhiều đầu mối; tài sản quốc hữu luôn luôn tồn tại vấn đề hiệu quả thấp và thất thoát. Cải cách thể chế quản lý hành chính có bước tiến triển mới. Uỷ ban cải cách và phát triển, bộ Thương mại ra đời, không những gộp các chức năng chồng chéo nhau lại, mà còn theo nguyên tắc “Quyết sách, chấp hành, giám sát”, sắp xếp lại thứ tự mới đối với các bộ, làm cho các ngành của chính phủ thực sự là trọng tài có quyền lực và công minh. Cải cách thể chế tiền tệ vững bước tiến lên. Cùng với việc thành lập uỷ ban giám quản ngân hàng , thể chế giám quản phân ngành tiền tệ tiếp tục được hoàn thiện. Ngày 11 tháng 6, công ty trách nhiệm hữu hạn cổ phần bảo hiểm tài sản nhân dân Trung Quổc trở thành công ty bảo hiểm tài chính tiền tệ vốn Trung Quốc đầu tiên hoàn thành chế độ cổ phần hoá, đồng thời đã được niêm yết ở nước ngoài. Tại 8 tỉnh thành như Triết Giang đã đi đầu thí điểm hợp tác xã tín dụng nông thôn, dần dần trở thành cơ cấu tiền tệ mang tính chất khu vực xã hội, phục vụ cho nông dân, nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế xã hội. Cải cách các ngành độc quyền đã có bước đi mới, tổng cục hàng không dân dụng đã quyết định bỏ 23 cục hàng không dân dụng tỉnh (khu, thành phố) vào cuối năm 2003, chuyển giao 93 sân bay cho chính quyền địa phương sở tại quản lý. Trong năm 2003, công tác cải cách thuế, lệ phí cũng được triển khai trong phạm vi cả nước. Đến nay, các tỉnh thí điểm lên tới con số 20, liên quan tới 620 triệu dânở khu vực nông thôn, chiếm 3/4 nông dân cả nước. TW đã chi 35 tỷ nhân dân tệ cho cải cách thuế và lệ phí nông thôn. Nhìn chung đã giảm bớt gánh nặng cho nông dân tại các khu vực thí đIểm được đánh giá đạt khoảng 30%. Để xúc tiến kinh tế vùng phát triển hài hoà, nhà nước sẽ tích cực vận dụng chính sách thuế tài chính để ủng hộ miền tây phát triển mạnh và chấn hưng ở cơ sở công nghiệp cũ tại vùng Đông Bắc. 2.2.2 Về mậu dịch đối ngoại trong năm có những đặc điểm chủ yếu sau: - Xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ nhanh, mức nhập khẩu hàng thág đều tăng. Trừ một số tháng cá biệt, bình quân mức tăng xuất khẩu hàng tháng đạt trên 30%. - Mậu dịch thông thương tăng mạnh, đạt mức tăng trưởng 32,9%, nhập khẩu tăng 48,6%. Mậu dịch gia công phát triển ổn định, xuất khẩu 168,5 tỷ USD, tăng trưởng 31,3%, nhập khẩu 114,93 tỷ USD, tăng trưởng 30,5% xuất khẩu hàng cơ đIện và hàng kỹ thuật cao tăng mạnh, nhập khẩu mặt hàng có tính chất nguyên liệu tăng nhanh. Từ đầu năm đến nay, hai mặt hàng trên là hai mặt hàng chủ yếu làm cho xuất khẩu của Trung Quốc tăng nhanh, kim ngạch xuất khẩu về cơ đIện đạt 160,62 tỷ USD, tăng 46%, chiếm 58,8% tổng lượng xuất khẩu ; nhập khẩu sản phẩm kỹ thuật cao đạt 84,61 tỷ USD, tăng trưởng 46,2%, chiếm 31,1% tổng lượng nhập khẩu. - Xuất khẩu sang các bạn hàng mậu dịch chủ yếu tăng trưởng toàn diện, xuất khẩu sang các thị trường mới cũng tăng nhanh. - Tăng trưởng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu, xuất siêu giảm mạnh. - Chủ thể kinh doanh ngoại thương ngày càng đa dạng hoá, xí nghiệp tư doanh tập thể ngày càng trở thành lực lượng quan trọng trong thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng trưởng. Xí nghiệp nước ngoài đầu tư vẫn là chủ thể kéo theo sự tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc. - Chất lượng và hiệu quả xuất nhập khẩu ngày một nâng cao, tác dụng của xuất nhập khẩu trong kinh tế quốc dân ngày một tăng cường. Như vậy, sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu của Trung Quốc không những không giảm mà vẫn tiếp tục tăng. Việc xuất khẩu gia tăng có nhiều nhân tố. Ngoài sức cạnh tranh của các xí nghiệp được nâng lên và chính sách khuyến khích xuất khẩu của nhà nước, sự điều chỉnh cơ chế thoái thuế xuất khẩu để giảm gánh nặng về tài chính cho nhà nước đã khiến các địa phương và xí nghiệp tranh thủ thời gian xuất khẩu trước khi chính sách mới áp dụng. 2.2.3 Về kinh tế đối ngoại Trung Quốc tiếp tục mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang tất cả các khu vực trên thế giới. Hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc đã trở thành một trong những nguồn quan trọng mang lại nhiều ngoại tệ cho đất nước, nhưng cũng làm cho nhiều nước lo ngại, trong đó có Mỹ. Chỉ riêng năm 2003, Mỹ đã tiến hành 7 vụ diều tra chống bán phá giá đối với các mặt hàng của Trung Quốc, với kim ngạch lên tới 1,6 tỷ USD. Tuy vậy, dư luận báo chí Trung Quốc cho rằng từ những năm 90 trở lại đây, cọ sát về thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ không ngừng xảy ra. Thời gian gần đây, Mỹ gây sức ép với sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc, chủ yếu là tạo môi trường có lợi cho cuộc bầu cử năm 2004. Vì vậy việc thâm thủng mậu dịch trong buôn bán với Trung Quốc đã trở thành vật hy sinh. Trung Quốc cho rằng, chỉ cần kinh tế Mỹ phục hồi, bầu cử qua đi, thì cọ sát mậu dịch cũng sẽ giảm xuống. Sau khi Trung Quốc đã kí mua của Mỹ một khoản tiền lên tới 6 tỷ USD, Mỹ vẫn tiến hành điều tra chống bán phá giá hàng dệt may của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng không có phản ứng quá đáng, chỉ lùi thời gian của đoàn đàm phán về mua nông sản của Mỹ vào một thời gian khác. 2.2.4 Về đồng NDT Trong năm 2003, một số nước như Mỹ, Nhật lên tiếng đòi Trung Quốc phải thả nổi đồng NDT. Trước sức ép và dư luận quốc tế, lãnh đạo và những người đứng đầu các ngành hữu quan đã nhiều lần nói rõ lập trường kiên định giữ ổn định đồng NDT. Ngày 2/9/2003, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Khổng Tuyền tuyên bố: “Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ ổn định tỷ giá đồng NDT, vì nó không những có lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc mà cón có lợi cho sự phát triển kinh tế của Châu Á, thậm chí của cả thế giới. 2.2.5 Về sức cạnh tranh Quốc tế của Trung Quốc. Sức cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc ngày một nâng cao, sức cạnh tranh thực lực của kinh tế Trung Quốc liên tục tăng ổn định trong ba năm liền. Sức cạnh tranh của Trung Quốc năm 2003 có thể xếp hàng thứ 12 trên trường quốc tế, thực lực ưu thế cạnh tranh của Trung Quốc chủ yếu được thể hiện qua sự tăng trưởng tổng lượng kinh tế và tăng trưởng bình quân thu nhập đều mang ưu thế cạnh tranh rất mạnh, hiện nay Trung Quốc thu hút đầu tư nước ngoài khoảng 395,19 tỷ USD, đứng thứ tư thế giới. Sau khi gia nhập WTO, sức cạnh tranh của Trung Quốc đã được tăng lên toàn diện. Năm 2003, sức cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc đã tăng lên 2 bậc, 3 năm liên tục tăng lên ổn định. Từ năm 2000 trở lại đây, chênh lệch về hạng mục thường xuyên của Trung Quốc luôn đứng ở vị trí thứ 10, thứ bậc về sức cạnh tranh tuy có lên xuống, nhưng vị trí trong phạm vi thế giới là không đổi. Thành tựu xây dựng tin học hoá đã trở thành động lực mới phát triển kinh tế . Năm 2003, trong khi xuất hiện tình trạng thụt lùi về sức cạnh tranh hạ tầng kỹ thuật với trung tâm là tin học hoá lại tăng lên 6 bậc. So với năm 2002, tỷ lệ sử dụng máy tính của Trung Quốc tăng 0,7 điểm, tiếp tục giữ vững ở vị trí thứ 5 rên thế giới. Tỷ lệ đầu tư cho tin học trong GDP tăng 0,4 điểm, nâng lên đứng hàng thứ hai trên thế giới. Ưu thế cạnh tranh xây dựng pháp chế tiếp tục được giữ vững. Công tác lập pháp thị trường ngày càng được kiện toàn, quan niệm pháp chế dần dần đi vào cuộc sống. Ưu thế cạnh tranh chỉnh thể quản lý công cộng và văn hoá của quần chúng tăng. Định vị của chính phủ dần dần rõ nét. 2.3 CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM Trong thời gian qua, trao đổi ngoại thương với hai nước Trung Quốc và Nhật Bản luôn đóng vai trò quan trọng và ciếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thị trường Trung Quốc từ vị trí thứ 6 năm 1997 đã vươn lên thành bạn hàng có kim ngạch xuất nhập khẩu đứng thứ hai ở Việt Nam năm 2003 Biểu 2.1 Sơ đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2003 Đơn vị (%) Nguồn: Bộ thương mại Như vậy ta có thể thấy đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2003 là Mỹ với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ 11 tháng đầu năm 2003 là 3.646,787 triệu USD, chiếm 20,07% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tiếp theo là Nhật Bản rồi đến Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu là 1.458,818 triệu USD , chiếm 8,03% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Biểu 2.2 Sơ đồ cơ cấu thị trường nhập khẩu Việt Nam 11 tháng đầu năm 2003 Đơn vị (%) Nguồn : Bộ thương mại Đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt NamTrung Quốc với kim ngạch 2.775,042 triệu USD chiếm 12,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, tiếp theo là Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc,…Như vậy chứng tỏ một điều rằng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt NamTrung Quốc thì kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn hơn. Trong năm 2003, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa ASEAN và Việt Nam là 8.070,378 triệu USD, chiếm 19,72% , giữa EU và Việt Nam là 5.595,416 triệu USD, chiếm 13,68%, tiếp sau các khối đó là Trung Quốc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 4.233,850 triệu USD, chiếm 10,35% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. 2.3 Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước Việt NamTrung Quốc. Xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt NamTrung Quốc nhìn chung tăng mạnh trong vòng 10 năm qua, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng qua số liệu trong bảng dưới đây: Biểu 2.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc thời kì 1991-2003 và dự báo cho năm 2004, 2005 Đơn vị tính: Triệu USD Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu [...]... -2003, theo nh bảng số liệu trên đây thì đây là thời kỳ mà kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc vào Việt Nam tang tơng đối ổn định, hàng hoá Trung Quốc xuất sang Việt Nam rất phong phú và đa dạng, hàng năm Việt Nam nhập khẩu gần 200 nhóm hàng và mặt hàng từ Trung Quốc ( gấp đôi số nhóm và mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trờng này) Trong các mặt hàng và nhóm hàng nêu trên thì hàng hoá là... Nguồn: Phạm sỹ Chung, quan hệ kinh tế thơng mại và đầu t Việt Trung, tham luận tại hội thảo: Hớng tới thế kỷ XXI Hợp tác Trung Quốc ASEAN , tổ chức tại Hà Nội 9/1999 và niên giám thống kê 2001 và báo cáo tình hình hàng mậu dịch xuất nhập khẩu 2002 cục công nghệ thông tin và Thống kê hải quan Việt Nam Nh vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng kim ngạch XNK qua biên giới Việt Trung tăng nhanh... loi t cỏc nc khỏc 2.6 NHN XẫT V QUAN H KINH T, THNG MI HAI NC VIT NAM TRUNG QUC 2.6.1 ỏnh gỏi thc trng quan h kinh t thng mi Vit Nam Trung Quc Ti cuc trao i chớnh tr v cỏc cuc gp g, lónh o Vit Nam Trung Quc hai bờn u ghi nhn hp tỏc kinh t, thng mi hai nc cú nhiu kt qu ỏng phn khi Thng mi hai nc tng 40%, tng kim ngch hn 4 t USD, Trung Quc ó tr thnh nh u t ln th 4 Vit Nam trong nm 2003 vi s vn 138... qua biên giới Biểu 2.7: Thống kê chi tiết về cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nớc Việt Trung 10 tháng năm 2003 tt Hàng hoá phân theo nhóm Trung Quốc Trung Quốc 1 2 3 Động vật sống và sản phẩm từ động vật Sản phẩm thực vật Dầu mỡ động thực vật, dầu mỡ thực phẩm xk sang VN 17.271.000 171.594.000 125.000 nk từ VN 13.071.000 137.278.000 3.054.000 4 5 6 tinh chế Thực phẩm, đồ uống, rợu tinh chế Hàng khoáng... hoá c dân biên giới đã bị biến dạng, thực chất đây là hoạt động tiểu ngạch diễn ra trên địa bàn rộng và phân tán nên rất khó quảnQuan hệ thơng mại biên giới Việt Trung hình thành từ lâu đời nhng trong quá trình phát triển có nhiều bớc thăng trầm chủ yếu do những biến động trong quan hệ kinh tế chính trị giữa hai nớc 2.4.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu biên giới Việt Trung Cùng với sự tăng trởng không... trng 0,01 4,19 6,00 5,30 15,07 11,55 16,21 20,32 USD % Nguồn: Bộ thơng mại và tổng cục hải quan Thời kỳ 1996-2002 là thời kỳ mà kim ngạch nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh và tơng đối ổn định, mặt hàng phong phú và đa dạng (có đến khoảng 200 nhóm hàng và mặt hàng, gấp đôi số nhóm và mặy hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc) Trong các mặt hàng và nhóm hàng nhập khẩu kể trên, máy móc thiết... VIC TRUNG QUC GIA NHP WTO TI THNG MI VIT NAM Vic Trung Quc gia nhp WTO cú nh hng ln n thng mi Vit Nam trờn c hai gúc hng xut khu ca Vit Nam trờn trng quc t v hng xut khu Vit Nam sang Trung Quc Trc ht ta so sỏnh nhng yu t cú tớnh quyt nh n li th so sỏnh ca hai nc nh ngun ti nguyờn thiờn nhiờn phong phỳ, t au, ngun nhõn lc, quy mụ th trng v sc mua, hay u th v vn,, chỳng ta u thy rng Trung Quc v Vit Nam. .. thng kờ hi quan Vit Nam Nhn xột: Nhỡn vo bng trờn ta thy rng Vit Nam ch yu nhp khu mỏy múc thit b cng nh nhng mt hng cú cụng ngh cao qua biờn gii Vit Trung Nhng mt hng nhp khu vi s lng ln v chim t trng cao vn l xe mỏy v mỏy múc thit b, c bit l mt hng xe mỏy ca Trung Quc trn vo th trng Vit Nam trong thi gian nm 1998, 1999, chim trờn 30% tng kim ngch nhp khu ca Vit Nam qua biờn gii Vit Nam - Trung Quc,... phẩm, thức ăn gia súc 2.4 Quan hệ buôn bán qua biên giới: Thơng mại biên giới là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia có chung đờng biên giới thông qua các cửa khẩu, lấy tiền tệ làm môi giới và tuân theo quy tắc trao đổi ngang giá Đây là loại hình thơng mại quốc tế đặc biệt, có sự đan xen giữa các hoạt động ngoại thơng và nội thơng Trên thực tế, hình thức trao đổi hàng... nhp WTO li th s thuc v Trung Quc, k c trong trng hp Vit Nam cng c hng nhng iu kin mu dch tng t Nguyờn nhõn th nht l th phn ca Trung Quc vn ó chim b phn quan trng, hoc dn u ti nhng th trng ny Th hai l chi phớ sn xut cỏc mt hng ny ca Vit Nam cao hn ca Trung Quc, do phn ln cỏc yu t cu thnh chi phớ cú ngun gc nhp ngoi, trong khi cỏc yu t ny Trung Quc l rt thp vớ hng dt may ca Vit Nam mi ch s dng khong . THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC Là hai nước láng giềng gần gũi về nhiều mặt, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc. khẩu của Việt Nam. 2.3 Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc nhìn

Ngày đăng: 20/10/2013, 18:20

Hình ảnh liên quan

Nhỡn bảng trờn chỳng ta thấy sự phỏt triển nhanh chúng trong quan hệ song phương giữa hai nước khụng ngừng tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt là trong  những năm gần đõy, tổng kim ngạch giữa hai nước từ con số 37,7 triệu USD  năm 1991 tăng lờn 3,26 tỷ USD nă - THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

h.

ỡn bảng trờn chỳng ta thấy sự phỏt triển nhanh chúng trong quan hệ song phương giữa hai nước khụng ngừng tăng với tốc độ nhanh, đặc biệt là trong những năm gần đõy, tổng kim ngạch giữa hai nước từ con số 37,7 triệu USD năm 1991 tăng lờn 3,26 tỷ USD nă Xem tại trang 11 của tài liệu.
Nh vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng kim ngạch XNK qua biên giới Việt – Trung tăng nhanh từ năm 1991 trở lại đây đặc biệt là ở giai đoạn đầu,  song nếu tính về số tuyệt đối thì tăng mạnh vào những năm 2000, luôn chiếm tỷ  trọng lớn trong toàn - THỰC TRẠNG VỀ QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC

h.

vậy, qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng kim ngạch XNK qua biên giới Việt – Trung tăng nhanh từ năm 1991 trở lại đây đặc biệt là ở giai đoạn đầu, song nếu tính về số tuyệt đối thì tăng mạnh vào những năm 2000, luôn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan