Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

69 903 3
Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

Trang 1

Nguyễn thị hơng

Tên đề tài:

Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂Đông Tảo x ♀Lơng Phợng)

ở hai phơng thức nuôi nhốt và bán chăn thả tại thị trấn Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Thái Nguyên, 2011

Trang 2

Nguyễn thị hơng

Tên đề tài:

Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀ Lơng Phợng)

ở hai phơng thức nuôi nhốt và bán chăn thả tại thị trấn Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Trang 3

Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở Nhờ sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Đặc biệt, tôi xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn

TS Trần Trang Nhung đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi hoàn thành

bản khóa luận tốt nghiệp.

Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đại gia đình ông Hoàng Văn Chính đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt việc học tập, nghiên cứu của mình trong suốt quá trình học tập vừa qua.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng 03 năm 2011

Sinh viên

Nguyễn Thị Hương

Trang 4

Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường Đây là thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã được học, đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất Từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, tạo cho mình có tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa học kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm, cùng sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn TS Trần Trang Nhung tôi đã tiến hành thực hiện đề tài

“Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sántrên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thứcnuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau Huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên”

Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận này không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận được hoàn thiện hơn.

Trang 5

Bảng 2.2: Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà 29

Bảng 4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm các bệnh giun tròn trên đàn gà lai F1 qua 2phương thức nuôi 43

Bảng 4.2: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu 44

Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà F1 qua các tuần tuổi 45

Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây qua các vi trí mẫu kiểm tra

Bảng 4.7: Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống qua các tuần tuổi 49

Bảng 4.8: Sinh trưởng tích lũy của gà qua các ngày tuổi 51

Bảng 4.9 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg/kg tăng khối lượng) 52

Trang 6

PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN TRẠI CAU 1

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1

1.1.1.1 Vị trí địa lý 1

1.1.1.2 Điều kiện đất đai 1

1.1.1.3 Điều kiện khí hậu 1

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Trại Cau 2

1.2 CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸTHUẬT VÀO SẢN XUẤT 7

Trang 7

2.2.1 Cơ sở khoa học của ưu thế lai 17

2.2.1.1 Bản chất của ưu thế lai 17

2.2.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai 19

2.2.2 Những hiểu biết về bệnh giun tròn ký sinh ở gia cầm 20

2.2.2.1 Vị trí của giun tròn ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật 21

2.2.2.2 Thành phần loài giun tròn ký sinh ở gà 22

2.2.2.3 Đặc điểm của một số loài giun tròn 23

2.2.3 Những hiểu biết về sán dây ký sinh trên đàn gia cầm 28

2.2.3.1 Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật 28

2.2.3.2 Thành phần loài sán dây ký sinh ở gà 29

2.2.3.3 Đặc điểm sinh học của các loài sán dây gây bệnh 30

2.2.4 Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 36

2.2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 36

2.2.4.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 37

2.3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.3.1 Đối tượng 38

2.3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38

2.3.3 Nội dung nghiên cứu 38

2.3.4 Phương pháp nghiên cứu 39

2.3.5 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 40

2.3.5.1 Tình trạng cảm nhiễm bệnh giun sán của gà lai F1 40

2.3.5.2 Phương pháp theo dõi hiệu lực tẩy giun sán trên gà 41

2.3.5.3 Khả năng thích nghi của đàn gà lai F1 41

2.3.6 Xử lý số liệu 42

2.4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 43

Trang 8

2.4.2 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn qua các vị trí lấy mẫu theo hai

phương thức nuôi 44

2.4.3 Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 45

2.4.4 Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sán dây qua các vị trí lấy mẫu kiểm tra 46

2.4.5 Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây ở gà lai F1 qua các giai đoạn tuần tuổi 47

2.4.6 Xác định hiệu lực của thuốc tẩy Bio-Levaxantel đối với bệnh giun sáncho gà 48

2.4.7 Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi 49

2.4.8 Sinh trưởng tích lũy của gà qua các ngày tuổi 50

2.4.9 Mức độ tiêu tốn thức ăn (trong tuần và cộng dồn) 52

2.5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 53

2.5.1 Kết luận 53

2.5.2 Tồn tại 54

2.5.3 Đề nghị 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

I Tài liệu tiếng Việt 55

II Tài liệu dịch 56

III Tài liệu tiếng Anh 57

Trang 10

PHẦN 1

CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.1 ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ TRẤN TRẠI CAU1.1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1.1 Vị trí địa lý

Thị trấn Trại Cau là trung tiểu vùng Đông - Nam của huyện Đồng Hỷ là ngã ba giao lưu với huyện Phú Bình và tỉnh Bắc Giang Thị trấn Trại Cau được thành lập ngày 19/10/1962 có tổng diện tích tự nhiên là 672,1 ha, bao gồm 16 tổ nhân dân.

Phía Bắc giáp xã Cây Thị và xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ Phía Nam giáp với xã Tân Lợi.

Phía Tây - Tây Bắc giáp với xã Nam Hòa Phía Đông giáp với xã Tân Lợi.

So với các xã trong huyện thị trấn Trại Cau có một vị trí đặc biệt quan trọng về nhiều mặt, là nơi đầu mối giao lưu và trao đổi hàng hóa với các xã tiểu vùng 3 phía Đông Nam Nơi đây có cơ sở hạ tầng phát triển, giao thông thuận tiện, đặc biệt có tỉnh lộ 269 chạy qua thị trấn với chiều dài khoảng 7,0 km đảm bảo cho việc lưu thông đến các xã trong huyện, qua xã Hợp Tiến đến xã Xuân Lương - Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.

1.1.1.2 Điều kiện đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của thị trấn Trại Cau là 627,1 ha, trong đó có 214,73 ha đất nông nghiệp chiếm 34,2 %, đất lâm nghiệp là 185,45 ha chiếm 29,6 % chủ yếu là rừng tự trồng Đất chưa sử dụng 27,6 ha chiếm 4,4 % chủ yếu là đất mặt suối khó đưa vào sử dụng.

1.1.1.3 Điều kiện khí hậu

Điều kiện khí hậu của thị trấn Trại Cau được thể hiện qua bảng 1.1 Ngoài các yếu tố khí hậu trên hàng năm thị trấn Trại Cau còn chịu ảnh hưởng của gió lớn kèm theo mưa gây ra lũ cục bộ cản trở tới việc sản xuất và đi lại của nhân dân.

Trang 11

Bảng 1.1: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng bình quân

(Nguồn: Số liệu trạm thủy nông huyện Đồng Hỷ)

1.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của thị trấn Trại Cau.

1.1.2.1 Tình hình kinh tế:

Từ điều kiện tự nhiên đã hình thành cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động: Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Về sản xuất nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp vẫn đứng vị trí chủ đạo(chiếm khoảng 80 % số hộ là sản xuất nông nghiệp), cùng với sự kết hợp hài hòa giữa trồng trọt và chăn nuôi.

Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc đã được tiến hành và tới nay đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất đồi và đã có phần diện tích đã đến tuổi khai thác.

Về dịch vụ: Vì là trung tâm văn hóa chính trị, là đầu mối giao lưu kinh tế của vùng nên các ngành nghề thương mại dịch vụ của thị trấn phát triển khá

Trang 12

mạnh Trên địa bàn thị trấn có chợ Trại Cau và rất nhiều dịch vụ từ kinh doanh lớn như dịch vụ xe máy, cơ khí đến ngành nghề nhỏ hơn như may mặc và xay xát.

Về công nghiệp: Trên địa bàn thị trấn có Mỏ Sắt Trại Cau với diện tích 112,1 ha; trữ lượng của mỏ vào khoảng vài triệu tấn Số lượng cán bộ công nhân viên của mỏ là hơn 500 người với mức thu nhập 2.200.000đ/người/tháng Thị trấn có HTX tiểu thủ công nghiệp, công ty CP luyện kim đen Thái Nguyên,… tạo việc làm cho trên 200 lao động.

1.1.2.2 Tình hình xã hội

Thị trấn Trại Cau có tổng số dân 4.100 khẩu và có 1.100 hộ trong đó có 710 hộ phi nông nghiệp.

Lao động và việc làm: Toàn thị trấn có 1.594 lao động chính, chiếm 38,88% tổng số nhân khẩu Ngoài ra còn có một số lượng lao động phụ khá lớn Đây là nguồn lao động chính để thúc đẩy nhanh chóng quá trình sản xuất và phát triển kinh tế Cơ cấu lao động của thị trấn là công nghiệp chiếm 55,04%, nông nghiệp là 36,81% và tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,15%.

Hiện nay, thị trấn Trại Cau có 16 tổ nhân dân, phân bố dọc theo các trục đường 269, đường liên xã và liên thôn xóm, ven các sườn đồi Xung quanh các khu dân cư là các bãi đất màu, đất lâm nghiệp và đất canh tác

Các công trình xây dựng cơ bản của thị trấn Trại Cau đã được xây dựng cụ thể như: Trụ sở UBND thị trấn, trường tiểu học, trường mầm non, trạm y tế, trung tâm văn hóa, đài tưởng niệm và nhiều công trình khác.

Về giao thông: Trong những năm vừa qua phong trào làm đường giao thông phát triển khá mạnh, một số tuyến đường giao thông chính đã được đầu tư mở rộng, đổ bê tông các tuyến đường liên thôn và các tuyến đường ra đồng, lên đồi đã bắt đầu được đầu tư và sửa chữa.

Y tế: Thị trấn Trại Cau có một trạm y tế được đầu tư xây dựng cao tầng và đưa vào sử dụng Nhìn chung công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được đảm bảo, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hóa gia đình thu được những kết quả đáng khích lệ.

Trang 13

Giáo dục: Thị trấn đã có đủ ba cấp học: Mầm non, Tiểu học, THPT, trong đó trường tiểu học thị trấn đã đạt trường chuẩn quốc gia Hàng năm 100% số trẻ em được đến trường, chất lượng đào tạo ở mức khá tốt.

1.1.3 Tình hình phát triển sản xuất

Trong những năm gần đây kinh tế của thị trấn có bước phát triển mạnh mẽ, do vậy, đời sống nhân dân đã được nâng lên từng bước rõ rệt Có được điều đó là nhờ vào chính sách phát triển sản xuất xã hội hợp lý Huy động nguồn lực đầu tư, kiên cố hóa kênh mương, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi Thực hiện có hiệu quả các chính sách của nhà nước như trợ giá vật tư, vay phân bón, giống trả chậm, tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân.

1.1.3.1 Về chăn nuôi

Ngành chăn nuôi cung cấp nhu cầu thực phẩm cho xã cũng như các xã lân cận, ngành chăn nuôi sử dụng lực lượng lao động dư thừa, tăng thu nhập cho nhân dân, đồng thời sử dụng các sản phẩm của nghành trồng trọt vào chăn nuôi, làm tăng giá trị sản phẩm, biến các phế phụ phẩm của ngành trồng trọt có giá trị thấp thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cho người lao động.

* Chăn nuôi trâu bò

Tổng đàn trâu bò trong thị trấn có trên 330 con trong đó chủ yếu là trâu, đàn trâu, bò được chăm sóc khá tốt, song do mùa đông lượng thức ăn tự nhiên ít, việc sản xuất và dự trữ thức ăn còn hạn chế nên một số nơi trâu bò vẫn còn bị đói rét Công tác tiêm phòng chưa được người dân chú trọng nên dịch bệnh vẫn còn xảy ra trong địa bàn thị trấn

Hiện nay, việc chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của thị trấn chưa được người dân chú ý Thị trấn có khả năng nuôi được bò hướng sữa, hướng thịt song do nhiều yếu tố khách quan nên vấn đề này chưa được quan tâm phát triển Công tác chọn giống, lai tạo và mua các giống bò hướng sữa, hướng thịt chưa được chú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn hạn chế.

* Chăn nuôi lợn

Tổng đàn lợn của thị trấn là 4200 con Trong đó, công tác giống lợn đã được quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn Móng

Trang 14

Cái, Yorkshine, Landrace, nhằm chủ động các con giống và cung cấp lợn giống cho nhân dân xung quanh.

Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn của thị trấn vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợn theo phương thức tận dụng các phế phụ phẩm của nghành trồng trọt, tận dụng thức ăn thừa vì thế năng suất chăn nuôi không cao.

Trong những năm tới mục tiêu của thị trấn là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, hiện đại.

* Chăn nuôi gia cầm

Tổng số gia cầm của thị trấn là 45000 con, trong đó chủ yếu là gà Chăn nuôi gia cầm của thị trấn có vị trí quan trọng Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó năng suất thấp, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỷ lệ chết lớn cho nên hiệu quả còn thấp Tuy nhiên vẫn có một số hộ gia đình mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng các trang trại có quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt quy trình phòng trừ dịch bệnh nên năng suất chăn nuôi gia cầm tăng lên rõ rệt, tạo ra nhiều sản phẩm thịt, trứng, và con giống.

Đa số các hộ chăn nuôi gia cầm đã ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm phòng và chữa bệnh, nhất là sử dụng các loại vaccin tiêm chủng cho gà như vaccin Newcastle, Gumboro, Đậu, cho ngan vịt như vaccin Dịch tả vịt… Bên cạnh đó vẫn còn những gia đình áp dụng phương thức chăn thả tự do, lại không có ý thức phòng bệnh nên dịch bệnh vẫn xảy ra, bị thiệt hại kinh tế và chính đây là nơi phát tán mầm bệnh rất nguy hiểm.

Ngoài việc chăn nuôi gà, lợn, trâu, bò nhiều hộ gia đình còn đào ao thả cá, trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật, nuôi kỳ đà… để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

* Công tác thú y

Công tác thú y và vệ sinh thú y là vấn đề rất quan trọng và không thể thiếu được trong quá trình chăn nuôi gia súc gia cầm, nó quyết định sự thành bại của người chăn nuôi, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi tập trung quy mô lớn Ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng Nhận thức được điều đó nên những năm gần đây lãnh đạo thị trấn rất quan tâm đến công tác thú y.

Trang 15

Căn cứ vào lịch tiêm phòng, hàng năm thị trấn đã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho 100% chó nuôi trong thị trấn.

Ngoài việc đẩy mạnh công tác tiêm phòng, cán bộ thú y còn chú trọng công tác kiểm dịch do vậy không để xảy ra các dịch bệnh lớn trong thị trấn Tuy nhiên cần đẩy mạnh hơn nữa các công tác tuyên truyền về lợi ích của việc vệ sinh thú y giúp người dân hiểu và chấp hành tốt pháp lệnh thú y.

1.1.3.2 Về trồng trọt

Trong những năm qua, mặc dù thời tiết không thuận lợi nhưng bằng sự cố gắng khắc phục khó khăn, cần cù chịu khó của nhân dân trong thị trấn nên sản lượng lương thực hàng năm đều tăng.

Lúa là cây trồng chính, diện tích gieo cấy cả năm có sự dao động do chưa chủ động được việc tưới tiêu nước kịp thời vụ Hàng năm diện tích cấy 2 vụ từ 85 - 90 ha, năng suất đạt được khá cao do nhân dân áp dụng các giống mới vào sản xuất Hệ số sử dụng đất đạt 1,95 lần.

Diện tích các loại cây hoa màu và cây công nghiệp như đỗ, lạc thường ổn định và năng suất hàng năm đều có sự tăng trưởng tuy còn ở mức thấp Tuy nhiên đây cũng là sự thành công rất lớn trong sự phát triển nông nghiệp của nhân dân trong thị trấn.

Cây chè trong vài năm gần đây do có sự biến động về thị trường tiêu thụ nên chưa được quan tâm đầu tư đúng hướng Diện tích chè hàng năm có khoảng từ 5 đến 10 ha chủ yếu là nằm phân tán trong đất vườn tạp và các đồi gò có độ dốc thấp.

1.1.4 Nhận định chung

Qua điều tra tình hình cơ bản của thị trấn cho phép tôi đánh giá sơ bộ những thuận lợi và khó khăn của thị trấn.

1.1.4.1 Thuận lợi

Điều kiện khí hậu và đất đai tương đối phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp.

Nhân dân các dân tộc thị trấn Trại Cau đoàn kết sáng tạo, chịu khó Trình độ dân trí cao thuận lợi cho việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Trang 16

Vị trí địa lý, giao thông đi lại rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế Nguồn tài nguyên khoảng sản còn trữ lượng lớn đáp ứng cho ngành công nghiệp khai khoáng.

Đội ngũ cán bộ từ địa phương xuống cơ sở ổn định đoàn kết, có trình độ năng lực, có phẩm chất chính trị, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

1.1.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đã đề cập ở trên cũng tồn tại nhiều khó khăn như: Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là theo phương thức chăn thả tự do nên hiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh.

Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự hiệu quả, người dân chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác vệ sinh thú y.

Hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó khăn lớn cho cả chăn nuôi và trồng trọt Khí hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số tháng gây ra nhiều bệnh tật, làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của vật nuôi, cây trồng.

Việc dân cư phân bố không đồng đều gây khó khăn cho phát triển sản xuất cũng như việc quản lý xã hội Thói quen bảo thủ trong nếp sống sinh hoạt của một số bộ phận dân cư cũng ảnh hưởng lớn tới sản xuất.

1.2 CÔNG TÁC PHỤC VỤ VÀ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬTVÀO SẢN XUẤT

1.2.1 Phương hướng

Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của trại, trên cơ sở đó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tôi đã thực hiện công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:

- Tham gia vệ sinh phòng dịch bằng việc tiêm vaccine cho đàn gia súc, gia cầm, vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi Tham gia công tác xây dựng chuồng trại tại trại.

- Phổ biến và áp dụng quy trình nuôi gà thịt, gà đẻ, lợn nái sinh sản, chữa một số bệnh ở gà, lợn, trâu…nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết, tiếp cận, nắm vững khoa học.

Trang 17

- Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: “Theo dõi khả năng

thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà laiF1 (♂ Đông Tảo x ♀ Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôibán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau - Huyện Đồng Hỷ - Tỉnh Thái Nguyên”

1.2.2 Kết quả và thực hiện

Trong quá trình thực tập tại trại, được sự giúp đỡ tận tình của chủ hộ gia đình, thầy, cô giáo hướng dẫn, cùng với sự nỗ lực của bản thân tôi đã đạt được kết quả như sau:

1.2.2.1 Công tác chăn nuôi

Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, chúng tôi đã tiến hành nuôi gà, chim cút theo quy trình kỹ thuật cụ thể như sau:

* Ứng dụng kỹ thuật trong chăn nuôi gà thịt

+ Công tác chuẩn bị trước khi nhập gà về nuôi

Trước khi nhận gà vào chuồng nuôi 7 ngày chúng tôi tiến hành vệ sinh chuồng nuôi Chuồng được cọ rửa sạch sẽ bằng vòi phun cao áp và phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Biocid 30%, nồng độ 100ml/40 lít nước, 1 lít dung dịch/4m2 Sau khi vệ sinh, sát trùng, chuồng nuôi được khóa cửa, kéo bạt, che rèm kín.

Tất cả dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quây úm…đều được cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ và phun vào chuồng nuôi.

Đệm lót được sử dụng là trấu khô, sạch và phun sát trùng trước khi đưa gà vào 1 ngày, độ dày của đệm lót tùy theo điều kiện thời tiết.

Chuồng nuôi khi đưa gà vào phải đảm bảo các thông số kỹ thuật: sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rèm che, đèn chiếu sáng, quạt để chống nóng.

+ Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng.

- Giai đoạn úm gà: 1 - 21 ngày tuổi.

Khi nhập gà về, cho ngay gà vào quây đã có sẵn nước sạch pha B.comlex và Ampi - Coli Khoảng 1 giờ sau thì cho gà ăn bằng khay ăn Giai đoạn này phải luôn đảm bảo nhiệt độ ổn định cho gà con, nhiệt độ trong quây

Trang 18

từ 32 - 350C sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi của gà đến tuần thứ 3 nhiệt độ còn khoảng 220C.

Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà, nếu thấy tản đều dưới chụp sưởi là nhiệt độ thích hợp.

Quây úm, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo độ tuổi của gà, ánh sáng phải đảm bảo đủ cho gà ăn uống bình thường.

- Giai đoạn 21 - 70 ngày tuổi: Ở giai đoạn này gà sinh trưởng nhanh, ăn nhiều do đó hàng ngày phải cung cấp đủ thức ăn, nước uống cho gà, gà được ăn tự do Thức ăn phải luôn mới để kích thích cho gà ăn được nhiều, máng uống phải được cọ rửa và thay ít nhất 2 lần/ ngày Trong quá trình chăn nuôi phải luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để phát hiện, chữa trị kịp thời Áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch.

Trong quá trình nuôi dưỡng để phòng bệnh cho gà chúng tôi sử dụng các loại vaccin

6 Newcastle hệ 1 35 Tiêm dưới da gốc cánh

* Ứng dụng kỹ thuật vào nuôi chim cút đẻ

+ Công tác chuẩn bị trước khi nuôi chim cút đẻ trứng.

Cũng như đối với các loài gia cầm khác Trước khi nhận chim cút vào chuồng nuôi chúng tôi cũng thực hiện các thao tác vệ sinh chuồng trại Cọ rửa chuồng trại bằng vòi nước cao áp và phun thuốc sát trùng bằng các dung dịch HanIodine 10 % Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống, chụp sưởi, quây úm… đều được cọ rửa, sát trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi Đệm lót dùng trong thời gian úm là trấu khô, sạch, và được sát trùng.

Trang 19

Chuẩn bị chuồng úm và chuẩn bị chuồng cho chim cút đẻ chuyên dụng phải đảm bảo các thông số kỹ thuật: khô ráo, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

+ Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

- Giai đoạn úm chim cút: Có thể úm chim cút trên nền trấu Nhiệt độ trong chuồng úm đảm bảo thích hợp cho chim

Trong 1- 3 ngày tuổi : 38 - 350C 4 - 7 ngày tuổi: 35 - 320C 8 - 14 ngày tuổi: 32 - 280C

Từ tuần thứ 3 trở đi nhiệt độ như chim cút trưởng thành (25 -200C) Về mật độ nuôi thì giảm theo sự tăng lên của tuổi chim cút.

Chim cút con cần phải chăm ăn mới mau lớn và khỏe mạnh Vì vậy, cần phải chú ý chăm sóc cho đàn chim cút Thức ăn cần đảm bảo đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, nhất là hàm lượng protein, các acidamin không thay thế, vitamin và các nguyên tố khoáng Chúng tôi dùng thức ăn hỗn hợp F71 của công ty CP JAFA Comfeed Việt Nam.

- Giai đoạn chim cút đẻ:

Chọn giống: Đầu nhanh, cổ nhỏ vừa phải, mắt sáng tinh nhanh, mỏ ngắn chắc và khít, bộ lông óng mượt, bụng và khoảng cách xương háng rộng, hậu môn đỏ hồng.

Thường chọn chim cút để cho đẻ ở 25 ngày tuổi.

Nuôi dưỡng: Đảm bảo đầy đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng Khi chuyển thức ăn hậu bị sang thức ăn đẻ trứng cần chuyển từ từ (khoảng 4 - 7 ngày, không được chuyển đột ngột) Khi đàn chim cút đẻ đạt 5% tỷ lệ đẻ mới cho thức ăn của chim cút đẻ.

Thức ăn trong giai đoạn này chúng tôi dùng loại cám F72 của công ty CP JAFA Comfeed Việt Nam.

Chăm sóc: Nhiệt độ thích hợp đối với chim cút đẻ là 20 - 250C, ẩm độ 70 - 75% Thời gian chiếu sáng thích hợp là 16 - 18 giờ/ngày Cường độ chiếu sáng là 5W/m2 chuồng nuôi Cần lưu ý tới độ thông thoáng trong chuồng nuôi nhất là khi nuôi với mật độ cao.

Trang 20

Chim cút thường đẻ vào buổi chiều, vì vậy để đảm bảo yên tĩnh tối đa cho đàn chim cút khi đẻ trứng thì các thao tác vệ sinh chuồng trại nên thực hiện vào buổi sáng.

Về thú y: Thực hiện đầy đủ qui trình phòng, trị bệnh như: Dùng vaccine

Medivac ND Lasota để phòng bệnh Newcastle 2 - 3 tháng/lần, pha nước cho

uống, Doxycip 20% phòng các bệnh nhiễm khuẩn như hen CRD, CCRD,

E.coli (phân trắng), Salmonella…; dùng Anticoccid phòng bệnh cầu trùng.

Ngoài ra còn dùng một số loại chế phẩm: Canxivit H để kích thích buồng trứng phát triển, canxi hữu cơ giúp tạo vỏ trứng, giúp trứng to, vỏ nhẵn, không còn trứng vỏ lụa, phòng bệnh mổ lông nhau do thiếu chất, chống bại liệt, xã cánh…

1.2.2.2 Công tác thú y

Các công tác chẩn đoán, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm cụ thể như sau:

+ Bệnh cầu trùng ở gà.

Trong quá trình nuôi gà con, gà thịt và gà đẻ, tôi đã gặp phải các trường hợp như sau: Khi quan sát, thấy trong đàn có gà kém ăn, lông dựng, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phân loãng hoặc sệt, có màu sôcôla hoặc lẫn máu Gà gầy dần và rồi chết Mổ khám và quan sát thì thấy: Có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, đặc biệt là manh tràng bị sưng to Những biểu hiện trên đây giống với triệu chứng và bệnh tích của bệnh Cầu trùng nên tôi chẩn đoán là gà bị mắc Cầu trùng và tiến hành sử dụng liều trị cho cả đàn Cụ thể:

Rigecoccin-WS: liều 1g/4 lít nước uống hoặc Hancoc: liều 1,5- 2 ml/1 lít nước hay Vinacoc.ACB: liều 2g/1 lít nước uống.

Cho gà uống liên tục trong 3- 5 ngày thì gà khỏi bệnh và trở lại dùng liều phòng thường xuyên theo liệu trình 2 ngày dùng thuốc - 3 ngày nghỉ

+ Bệnh hô hấp mãn tính ở gà ( CRD - hen gà)

Cũng trong quá trình nuôi gà con, gà thịt và gà đẻ tại trại tôi đã gặp phải trường hợp gà có biểu hiện: Thở khò khè, tiếng ran sâu, há mồm ra để thở, gà

Trang 21

hay cạo mỏ xuống đất, đứng ủ rũ, có con chảy nước mắt, nước mũi Mổ khám gà chết thấy khí quản gà đầy dịch keo nhầy, màng túi khí đục Với những biểu hiện trên tôi chẩn đoán gà bị mắc bệnh CRD Khi gặp những trường hợp trên tôi đã tiến hành điều trị bằng một trong các phác đồ như sau:

- Anti - CRD 2g/1 lít nước uống, Bcomlex 1g/3 l nước uống - Tylosin 98% 2g/1 lít nước uống, Bcomlex 1g/3 l nước uống - WA.Doxytylan 1g/ 5 kg TT/ngày.

Sử dụng trong 3 - 5 ngày liên tục đến khi gà khỏi bệnh Trong các phác đồ trên tôi thấy phác đồ dùng Tylosin 98% 2g/ 1l nước uống, B.comlex 1g/3 l nước uống có hiệu quả hơn cả, gà nhanh khỏi bệnh với tỷ lệ khỏi cao, tới 100%.

+ Bệnh Bạch lỵ ở gà con

Trong quá trình úm gà ở trang trại, tôi đã gặp phải một số đàn trong đó có những con có biểu hiện: Mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tụ lại từng đám, phân tiêu chảy màu trắng, dính nhiều ở quanh lỗ huyệt Mổ khám thấy gan, phổi sưng và có nhiều điểm hoại tử trắng, lòng đỏ chưa tiêu hết Qua những triệu chứng và bệnh tích trên, tôi đã sử dụng một số phác đồ điều trị như sau:

- Ampi-coli 1g/ 1l nước uống, B.comlex 1g/3 l nước uống liên tục 5 ngày, kết quả điều trị 98,3% gà khỏi bệnh.

- Colistin 1g/2 l nước uống, cho gà uống liên tục 3 - 4 ngày Kết quả điều trị 96,2% gà khỏi bệnh.

1.2.2.3 Các công tác khác

Ngoài các công việc nói trên tôi còn tham gia một số công tác khác như tiêm chủng vaccin cho gia súc, gia cầm của trại; điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm; tham gia xây dựng chuồng trại,…

Kết quả công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng 1.2.

Trang 22

Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất

3 Công việc khác

Sát trùng chuồng trại m2 400

1.2.3 Kết luận và đề nghị

1.2.3.1 Kết luận

Qua thời gian thực tập tại thị trấn Trại Cau - huyện Đồng Hỷ, được sự giúp đỡ của chủ trại, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo, cô giáo hướng dẫn, tôi đã có điều kiện vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường vào thực tế sản xuất Từ đó giúp tôi củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế, xây dựng cho bản thân một tác phong làm việc khoa học, tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành phục vụ cho công việc sau này.

Trại là một môi trường tốt giúp tôi nắm vững chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, biết nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, đồng thời nắm được cách tổ chức sản xuất trong một trại chăn nuôi.

Trang 23

Thực tế sản xuất đã giúp tôi mạnh dạn tự tin hơn vào khả năng của mình, hoàn thành công việc được giao, giúp tôi trưởng thành hơn, đúc rút được nhiều bài học quý cho bản thân cả về chuyên môn cũng như trong các mối quan hệ xã hội.

1.2.3.2 Đề nghị

Xuất phát từ thực tế trại hộ gia đình, qua phân tích và đánh giá bằng những hiểu biết của mình, tôi thấy còn một số vấn đề tồn tại cần khắc phục Vì vây, tôi đưa ra một số đề nghị với trại:

Về quy trình vệ sinh thú y: Trại cần kiểm soát nghiêm ngặt hơn nữa, đặc biệt là người và phương tiện ra vào trại.

Về quy trình phòng bệnh: Cần thực hiện đúng về thời gian, đối với vaccine phòng bệnh cần bảo quản đúng qui cách hơn.

Để tránh rơi vãi thức ăn cần phải thay thế một số thiết bị cho đồng bộ Trại cần xây dựng thêm nhiều chuồng trại mới phù hợp với sự phát triển ngày càng tăng của đàn gia cầm.

Chú ý hơn hệ thống xử lý nước thải.

Việc sử dụng các loại thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh cần có kế hoạch hơn nữa, tránh sử dụng bừa bãi.

Trang 24

PHẦN 2

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:

“Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giunsán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀ Lương Phượng) ở hai phương thứcnuôi nhốt và bán chăn thả tại thị trấn Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Chăn nuôi gia cầm chiếm một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi trên thế giới và Việt Nam, cung cấp nguồn protein động vật dồi dào cho con người Gia cầm chiếm 20 - 25% tổng sản phẩm thịt trên thế giới, ở các nước phát triển tỷ lệ thịt gia cầm chiếm 30% hoặc hơn nữa Mức sản xuất và tiêu thụ thịt và trứng gia cầm không ngừng tăng qua các năm.

Tổng đàn gia cầm nước ta năm 1986 có 99,9 triệu con, đến 2003 có 254 triệu con (gà 185 triệu con) tốc độ tăng bình quân 7,85%/năm Từ 1990 đến 2003 tổng đàn gia cầm tăng từ 80,18 triệu con lên 185 triệu con Năm 2009 tổng đàn gia cầm đạt 280,18 triệu con.

Hiện nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu đã cho kết quả tốt nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng cho đàn gà nội Đồng thời cũng đã cho kết quả tốt ở các giống con lai Con lai đã thừa hưởng được các đặc tính tốt của bố mẹ như sức sản xuất, khả năng thích nghi, tỷ lệ nuôi sống cao hơn các giống gà nhập nội, phù hợp với các điều kiện nuôi dưỡng ở các phương thức nuôi.

Một số phép lai đã thu được kết quả tốt như: trống Mía x mái Kabir; trống Ri x mái Kabir; trống Ri x mái Lương Phượng; đặc biệt là trống Đông Tảo x mái Lương Phượng Con lai F1 (trống Đông Tảo x mái Lương Phượng) là một giống mới có nhiều ưu điểm, đã và đang được áp dụng đưa vào nuôi tại các trại chăn nuôi của các tỉnh phía Bắc Trong đó Thái Nguyên là một tỉnh đang được đưa vào nuôi.

Bên cạnh kết quả trên do phương thức nuôi chăn thả quảng canh và bán chăn thả, qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ, nguồn cung cấp giống không đảm bảo chất

Trang 25

lượng, điều kiện môi trường cũng tác động gây nên sự bùng phát dịch bệnh Một trong những bệnh gà hay mắc đó là các bệnh về giun sán đã gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

Xuất phát từ những nhu cầu cấp thiết trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài.

“Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giunsán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thứcnuôi nhốt và bán chăn thả tại thị trấn Trại Cau - Đồng Hỷ - Thái Nguyên”

* Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (Đông Tảo x Lương Phượng) nuôi ở 2 phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả.

Xây dựng kế hoạch phòng trị cho đàn gà lai trong điều kiện chăn nuôi hộ gia đình tại Thái Nguyên.

* Ý nghĩa đề tài

+ Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu là cơ sở cho việc đánh giá khả năng thích nghi và sản phẩm của giống gà lai, đồng thời bổ sung vào cơ cấu giống, tăng khả năng chọn giống để đưa vào nuôi ở các điều kiện khác nhau cho phù hợp.

Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc phòng trị một số bệnh ký sinh trùng theo hai phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả.

+ Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở xây dựng qui trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn gà lai, áp dụng cho các mô hình chăn nuôi theo phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Đề tài nghiên cứu cung cấp kiến thức cơ bản về một số bệnh giun sán nuôi ở các phương thức khác nhau Từ đó có kế hoạch phòng trị để hạn chế thiệt hại của bệnh do giun sán gây ra.

Trang 26

2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.1 Cơ sở khoa học của ưu thế lai

2.2.1.1 Bản chất của ưu thế lai

Trong chăn nuôi, để nâng cao năng suất có rất nhiều con đường khác nhau, trong đó việc cải tiến bản chất di truyền luôn luôn được các nhà khoa học quan tâm.

Thuật ngữ “ưu thế lai” được nhà khoa học người Mỹ Shull G.H đề cập đến từ năm 1914, sau đó vấn đề ưu thế lai được sử dụng khá rộng rãi ở động vật và thực vật.

Tìm hiểu về bản chất ưu thế lai có rất nhiều giả thuyết khác nhau Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện, 1995 [12] có ba thuyết chính để giải thích hiện tượng ưu thế lai: Thuyết trội, thuyết siêu trội, thuyết gia tăng tác động của các gen không cùng lô cút.

* Thuyết trội:

Theo thuyết này trong điều kiện chọn lọc lâu dài các gen trội thường là những gen có lợi và lấn át sự hoạt động của các gen lặn, do đó qua tạp giao có thể đem các gen trội của hai bên bố mẹ tổ hợp lại ở đời lai, làm cho đời lai có giá trị hơn đời bố mẹ (AA = Aa > aa) Theo Kushner K.F, 1969 [25] nhờ tác dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo gen trội thường là gen có ích, được biểu hiện ra kiểu hình sinh vật Biểu hiện kiểu hình của con lai là do các gen quy định, các gen này chính là sự tổ hợp của các gen của bố mẹ Các gen trội có thể biểu hiện thành kiểu hình, có thể ức chế các gen lặn tương ứng tạo ra tác dụng lẫn nhau làm tăng các đặc điểm trội lên, các gen lặn bao giờ cũng bị che lấp, còn gen trội khi lai sẽ có tác động mạnh hơn nên biểu hiện ra kiểu hình có năng suất cao hơn.

Các tính trạng số lượng như khả năng sinh trưởng, khả năng sinh sản… được nhiều gen điều khiển nên rất hiếm các gen đồng hợp tử Thế hệ con được tạo ra do lai giữa hai cá thể sẽ được biểu hiện do tất cả các gen trội trong đó (một nửa thuộc gen trội đồng hợp tử của bố và một nửa gen trội của mẹ).

Khi cha mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống) thì xắc suất để mỗi cặp cha mẹ truyền cho con những gen trội khác nhau càng tăng lên, từ đó dẫn đến ưu thế lai càng tăng.

Trang 27

* Thuyết siêu trội:

Thuyết này cho rằng sự tác động của các alen dị hợp tử Aa lớn hơn tác động của các alen đồng hợp tử AA và aa (Aa>AA>aa).

Theo Kushner K.F, 1969 [25] từ năm 1904 đã có quan niệm cho rằng: Cơ sở của ưu thế lai chính ngay ở tính dị hợp tử theo nhiều yếu tố di truyền.

Nhiều nhà khoa học cho rằng, sở dĩ có hiện tượng siêu trội là do hiệu ứng sinh lý của các gen khác nhau, những tác động lẫn nhau và các sản phẩm phản ứng của chúng tốt hơn so với tác động độc lập do các tổ hợp gen thuần sinh ra Trong quá trình sinh hóa, trình tự khác nhau của các phản ứng vật chất khác nhau Do đó, phản ứng sinh hóa ở con lai sẽ mạnh hơn ở con thuần, tất cả sẽ có tác động thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở cơ thể con lai, tăng cường sức sống cho cơ thể lai.

Tuy vậy theo thuyết này ưu thế lại được tạo nên do tác động của alen dị hợp tử cho nên không thể cố định được, nếu thuần hóa ưu thế lai sẽ giảm vì ưu thế lai không có khả năng di truyền.

Kết hợp cả hai giả thuyết trên có quan điểm cho rằng sự thay đổi về trạng thái hoạt động sinh hóa của hệ thống enzim trong cơ thể sống đã tạo ra ưu thế lai, đó là tính dị hợp tử của cơ thể mới.

* Thuyết gia tăng tác động tương hỗ của các gen không cùng lô cút: Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998 [17] nêu thuyết gia tăng tác động tương hỗ Thuyết này cho rằng sự tác động tương hỗ của các gen không cùng lô cút (tác động át gen) cũng tăng lên.

Ưu thế lai biểu hiện ở các mức độ khác nhau ở các tính trạng khác nhau: Các tính trạng số lượng thường được thể hiện, các tính trạng chất lượng thường ít được biểu hiện Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì hiệu quả chọn lọc thuần chủng thấp, còn hiệu quả lai tạo lại cao, các tính trạng có hệ số di truyền cao thường có ưu thế lai thấp.

Ưu thế lai còn phụ thuộc vào khả năng phối hợp của các cặp bố mẹ Khi nghiên cứu khả năng phối hợp Lebedev M.N, 1972 [26] cho rằng: Muốn đạt ưu thế lai siêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát khác nhau về kiểu gen nhưng lại phải có khả năng phối hợp với nhau tốt.

Khi nghiên cứu về ưu thế lai, nhiều nhà khoa học cho rằng ngoài quan niệm khả năng kết hợp chung còn có khả năng kết hợp đặc biệt, khả năng này có được là do đặc tính của dòng bố mẹ được chọn đã có từ trước.

Trang 28

2.2.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai, trong đó có các yếu tố chủ yếu sau:

- Nguồn gốc di truyền của bố mẹ:

Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa thì ưu thế lai càng cao Điều này giải thích tại sao khi lai giữa các dòng của các giống khác nhau lại có ưu thế lai cao hơn khi lai giữa các dòng trong cùng một giống.

- Tính trạng xem xét:

Các tính trạng có hệ số di truyền càng thấp thì ưu thế lai càng cao, ngược lại các tính trạng có hệ số di truyền càng cao thì ưu thế lai càng thấp Các tính trạng số lượng thường được biểu hiện còn các tính trạng chất lượng ít được biểu hiện hơn.

- Công thức giao phối:

Ưu thế lai còn phụ thuộc vào việc chọn con vật nào làm bố, con vật nào làm mẹ Trong chăn nuôi gia cầm, để nâng cao năng suất thì ngoài việc dựa trên cơ sở về khả năng sản xuất của giống người ta còn đặc biệt quan tâm tới việc lựa chọn dòng mái có sức đẻ cao, tỷ lệ nuôi sống, tỷ lệ ấp nở cao, thành thục sớm, khả năng vỗ béo cao; chọn dòng trống có khối lượng cơ thể lớn, sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp.

- Môi trường: Mức độ biểu hiện của ưu thế lai chịu ảnh hưởng rõ rệt của môi trường sống Theo Kusher K.F, 1969 [25] ở những thay đổi mức độ ưu thế lai thường xảy ra ở những trường hợp có liên quan đến địa điểm nuôi, mức độ dinh dưỡng, vị trí địa lý…

Blyth and Sang, 1960 [30]; Hull P etal, 1963 [32] cho rằng ưu thế lai bị ảnh hưởng bởi chế độ chăm sóc, chuồng trại, nhiệt độ môi trường Mặt khác còn chịu ảnh hưởng của các mùa vụ ấp nở trong năm.

- Tuổi: Theo Aggrwal etal, 1979 [29], Horn P, 1980 [31] ưu thế lai của một số tính trạng chịu ảnh hưởng của tuổi trong giai đoạn đầu và ảnh hưởng tới chu kỳ đẻ Trong giai đoạn sinh trưởng đầu của gà thịt, ưu thế lai đối với thể trạng tăng từ 0 (mới nở) lên 2 - 10% (lúc giết thịt 6 - 10 tuần tuổi), ưu thế lai với sức sống từ 0 - 6%, năng suất trứng/mái từ 2 - 10%, tăng đáng kể ở chu kỳ 2 so với chu kỳ đầu.

Trang 29

- Tính thích nghi của gia cầm đối với điều kiện ngoại cảnh:

Tính thích nghi của gia cầm chính là sự phản ứng của cơ thể đối với các kích thích trong cơ thể và ngoài môi trường Khả năng thích nghi của con vật là yếu tố rất quan trọng giúp cho con vật sinh tồn và phát triển trong điều kiện sống mới Di truyền và điều kiện ngoại cảnh là hai yếu tố có tác động cơ bản quyết định năng suất vật nuôi, có nghĩa là kiểu gen qui định một giá trị nào đó của cơ thể và môi trường gây ra sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác Con giống tốt được nuôi trong điều kiện phù hợp sẽ phát huy tối đa tiềm năng di truyền, nhưng nếu điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến năng suất của con giống Ngược lại không có con giống tốt thì yếu tố ngoại cảnh cũng không thể nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi.

Tính thích nghi của gia cầm có liên quan đến sự thay đổi di truyền, sinh lý xảy ra ở gia cầm, tính thích nghi bao gồm:

+ Thích nghi về di truyền: Liên quan đến chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo Tính thích nghi di truyền đề cập đến các đặc tính di truyền, các đặc tính này giúp cho quần thể động vật sinh tồn trong môi trường nhất định, nó liên quan đến sự tiến hóa qua nhiều thế hệ hay là sự biến đổi để có đặc tính di truyền riêng biệt.

+ Thích nghi về sinh lý: Liên quan đến sự thay đổi của từng cá thể Tính thích nghi sinh lý liên quan đến đặc điểm sinh lý học, giải phẫu học và đặc điểm của con vật, giúp con vật củng cố sức khỏe và nâng cao sức sống.

Thích nghi bao gồm cả khả năng phát triển và sự điều chỉnh mối quan hệ của bản thân đối với sinh vật khác và môi trường xung quanh Con vật có khả năng thích nghi tốt thì sẽ có khả năng tồn tại và phát triển, ngược lại sẽ bị đào thải Trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, khi mới nhập về môi trường mới, việc quan tâm đầu tiên là tính thích nghi của con vật, giống có khả năng thích nghi tốt mới có thể nhân giống và phát triển rộng rãi được.

2.2.2 Những hiểu biết về bệnh giun tròn ký sinh ở gia cầm

Bệnh ký sinh trùng ở gà thường là những bệnh tiến triển ở thể mãn tính, triệu chứng không rõ ràng Do đó, chính những con vật bị nhiễm đã trở thành nguồn reo rắc mầm bệnh ra bên ngoài và lây sang các con khác làm cho bệnh càng có điều kiện phát sinh mạnh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của vật nuôi.

Trang 30

Theo Nguyễn Thị Lê, 1998 [8]: Ký sinh trùng phân bố rất rộng trong thiên nhiên gồm các đại diện của 20 lớp động vật khác nhau Có số lượng loài phong phú nhất là ở loài nguyên sinh động vật trên 3000 loài Giun sán gồm đại diện của 13 lớp: Lớp sán lá gần 3000 loài, lớp giun tròn gồm 3000 loài, lớp sán dây gồm gần 1500 loài, lớp giun đầu gai 500 loài.

2.2.2.1 Vị trí của giun tròn ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật

Theo Nguyễn Thị Lê và cs, 1998 [8] cho biết: Lớp giun tròn thuộc

ngành giun tròn Nemathelminthes bao gồm hơn 500.000 loài sống ở các điều

kiện sinh thái khác nhau và phân bố rộng trên toàn cầu Phần lớn giun tròn sống tự do, chỉ có một số ít sống ký sinh ở động vật và thực vật trong khu hệ giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, đã thống kê được 90 loài giun tròn.

Lớp giun tròn phân thành 3 phân lớp Enoplia, Chromadoria và Rhabditia.

Mỗi phân lớp bao gồm một số bộ và một số phân bộ Ký sinh ở gia cầm Việt Nam gồm các nhóm sau:

Phân lớp Enoplia Chitwood, 1933

Bộ Trichocephalia Skrjabin et Schulz, 1928Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942

Bộ Strongylida Railliet et Henry, 1913Bộ Ascaridida Skrjabin et Schlulz, 1940Bộ Spirurida Chitwood, 1933

Nguyên Thị Kim Lan và cs, 1999 [3] cho biết: Hiện nay đã có hơn 5000

loài thuộc lớp giun tròn (Nematoda) trong đó có hơn 1.000 loài giun sống tự

do, hơn 3.000 loài giun sống ký sinh Các loài giun tròn ký sinh có liên quan nhiều tới thú y gồm 8 bộ phụ:

Bộ giun đũa (Ascaridata) Bộ phụ giun kim (Oxyurata)

Bộ phụ giun tóc (Trichocephalata)Bộ phụ giun lươn (Rhabdiasata)Bộ phụ giun xoắn (Stronggylata)Bộ phụ giun đuôi xoắn (Spirurata)Bộ phụ giun chỉ (Filariata)

Bộ phụ Dioctophymata

Trang 31

Chu Thị Thơm và cs, 2006 [19], Phan Lục và cs, 2006 [10] cũng có

cùng quan điểm trên cho biết: Đến nay đã biết giun tròn thuộc lớp Nematoda

có hơn 3.000 loài sống ký sinh ở súc vật nuôi thuộc các bộ phụ khác nhau.

2.2.2.2 Thành phần loài giun tròn ký sinh ở gà

Nguyễn Thị Lê và cs, 1998 [8] cho biết, thành phần loài giun tròn ký sinh ở gà gồm:

Bảng 2.1: Thành phần loài giun tròn

Ascaridia: Dujardin, 1845Ascaridia galli: Freeborn, 1923 (Schrank, 1788)Heterakis: Dujardin, 1845Heterakis gallinarum (Schrank, 1788; Dujardin, 1845)Capillaria: Zeder, 1800Capillaria obsignata: Madsen, 1945

Capillaria caudinflata Molin, 1858

Tetrameres Creplin, 1846Tetrameres fissispina Diesing, 1861 Tetrameres mohtedai

Trang 32

Giun tròn ký sinh gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật chủ yếu

gồm các đại diện thuộc các bộ sau: Trichocephaliadae, Strongyloidida,

Oxyurida, Ascaridida, Spiurida.

2.2.2.3 Đặc điểm của một số loài giun tròn

Đặc điểm hình thái, cấu tạo của một số loài giun tròn ký sinh ở gà* Ascaridia galli:

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [3]: Ascaridia galli ký sinh ở

ruột non gà, gà tây… đôi khi ký sinh ở manh tràng gà Giun có màu vàng nhạt hoặc trắng ngà, thân có vân ngang, quanh miệng có 3 lá môi trên mỗi lá môi đều có răng Giun có kích thước tương đối lớn

Giun đực dài 30 - 80 mm, rộng 0,6 mm; có cánh đuôi và 10 đôi gai chồi, có bàn hút trước hậu môn hình tròn, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau, phía trên phình to, đầu gai rất nhọn.

Đuôi cong, vùng lỗ hậu môn đuôi phình ra tạo thành cánh đuôi (Phan Lục, 2006 [10]).

Giác trước huyệt hình bầu dục nằm phía bụng Đường kính giác trước huyệt 0,16 - 0,26 mm, sau giác có những núm nhỏ Hậu môn cách mút đuôi 0,48 - 0,85 mm Núm đuôi tạo thành 3 nhóm: 3 đuôi trước, 1 đuôi ngang và 6 đôi sau hậu môn.

Giun cái dài 65 - 110 mm, rộng 1,6 - 1,8 mm; âm hộ ở đằng trước, đoạn giữa thân Giun cái đuôi thẳng, lỗ sinh dục cái ở giữa thân, đuôi mập nhọn, lỗ hậu môn ở cuối thân (Phan Lục, 2006 [10]).

Trứng hình bầu dục, độ lớn 0,075 - 0,092 x 0,045 - 0,057 mm, màng ngoài nhẵn, màu tro nhạt(Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [3]).

* Heterakis gallinae (giun kim gà)

Theo Phan Thế Việt và cs, 1977 [23] thì Heterakis gallinae thuộc: Họ Heterakididae Railliet Ct Henry 1914.

Giống: Heterakis Dujardin 1845.

Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [3] cho biết:

Thường do hai loài Heterakis gallinae và Heterakis beramporia ký sinh

ở manh tràng, có khi ở ruột non của gà, gà tây.

Trang 33

Giun màu vàng nhạt, đầu có 3 môi (1 môi ở lưng và 2 môi ở bụng), túi miệng hình ống Phần sau thực quản phình to thành hình cầu giống củ hành, chiều dài 0,27 - 0,33, rộng 0,15 - 0,24 mm.

Heterakis gallinae:

Giun đực: dài 5,841 - 11,145 mm, chỗ rộng nhất 0,271 - 0,398 mm Đuôi nhọn hình chiếc kim Phía trước cách hậu môn 1,148 - 1,156 mm có một giác hút hơi tròn, đường kính 0,07 - 0,082 Có gai trồi xếp từng đôi ở hai bên giác hút và ở vào sau Có 2 gai giao hợp, gai phải dài gấp 3 lần gai trái; phía cuối gai phải rất nhọn, dài khoảng 2 mm: gai trái thì to, dài 0,65 - 0,7 mm Lỗ bài tiết ở gần đầu về mặt bụng, cách đầu độ 0,254 mm.

Giun cái: dài 7,982 - 11,439 mm, chỗ rộng nhất 0,27 - 0,453 mm, chiều dài thực quản bằng 1/9 cơ thể Chỗ phình to của thực quản hình củ hành dài 0,273 - 0,332 mm, rộng 0,187 - 0,234 mm Hậu môn ở gần đuôi cách đuôi 0,9 - 1,24 mm Âm đạo uốn khúc cong, bắt đầu từ âm hộ rồi vòng về phía sau, sau đó chuyển về phía trước cuối cùng lại vòng về phía sau Lỗ bài tiết cách đầu 0,47 mm.

Trứng hình bầu dục, có 2 lớp vỏ, một đầu trong suốt, tế bào trứng có hạt lấm tấm, màu xám, dài 0,05 - 0,07mm, rộng 0,03 -0,039 mm.

* Capillaria (giun tóc gà)

Có 3 giống: Capillaria, Eucolens và Thominx thường gây bệnh ở gà.Chúng thuộc họ: Capillaritdae Neveu - Lemaire 1936.

Phan Thế Việt và cs, 1977 [23]: Ba giống này có cùng hình dáng giống nhau là nhỏ, dài như sợi tóc và còn có một số đặc điểm giống nhau Ký sinh ở đường tiêu hóa của gà.

Giun có thân mảnh, dài, màu trắng Tùy từng loài con đực có thể dài từ

9 - 25 mm, con cái dài từ 10 - 60 mm Dài nhất là Encolens amulata thân con

cái dài tới 60 mm.

Trứng giun có vỏ dày, màu vàng nhạt, hình thoi, hai đầu có nắp, kích thước: 50 - 65 x 23 -28 μm.

Trang 34

Theo Nguyễn Thị Lê và cs, 1998 [8]:

Capillaria caudinflata:

Cơ thể dài, mảnh, thu hẹp dần về phía đầu Ranh giới giữa thực quản và ruột có 2 tế bào tuyến dạng hình bầu dục Tiểu bì phân đốt không rõ ràng.

Con đực: dài 7,5 - 10,5 mm, rộng nhất 0,045 - 0,052 mm Thực quản dài 3,7 - 4,81 mm Cuối đuôi có cánh bên dài 0,087 - 0,097 mm Gai sinh dục rất mảnh, dài 0,084 - 1,050 mm, mút gai mảnh và nhọn, gốc gai rộng hơn đạt tới 0,008 mm Bao gai sinh dục không có gai.

Con cái: dài 11 - 18 mm, rộng nhất 0,056 - 0,059 mm Thực quản dài 4,07 - 6,12 mm Lỗ sinh dục có mấu lồi cu tin lớn, nằm ngay sau phần cuối của thực quản Đuôi hình trụ, cuối đuôi tròn Hậu môn mở ra ở mút cuối cơ thể.

Trứng có kích thước 0,049 - 0,056 x 0,024 - 0,028; ở 2 cực của trứng có 2 mấu lồi tròn nhô ra rất rõ.

Chu kỳ sinh học của một số loài giun tròn ký sinh ở gà* Ascaridia galli:

Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999 [3] cho biết: Giun cái sau khi thụ tinh đẻ trứng rất nhiều (khoảng 72.500 trứng/ngày), trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp thì trứng phát triển thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh Trứng này lẫn vào thức ăn, nước uống của gà Vào đường tiêu hóa, tới dạ dày tuyến và dạ dày cơ thì ấu trùng nở ra, di hành tới đoạn trước ruột non Sau 1 - 2 giờ ấu trùng chui vào các tuyến ở ruột và phát triển ở đó 19 ngày rồi trở lại xoang ruột và phát triển thành giun trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời là 35 - 58 ngày.

Những trứng gây nhiễm ở môi trường ngoài, nếu được giun đất nuốt vào cơ thể, ấu trùng gây nhiễm A3 giải phóng khỏi vỏ trứng và được tích tụ lại trong giun đất Khi gà ăn phải những giun đất Khi ăn phải những giun đất là vật chủ dự trữ này, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành.

* Heterakis gallinae (giun kim gà)

Trứng giun theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp (t0 = 18 - 260C); sau 7 - 12 ngày thành trứng có ấu trùng có sức gây bệnh Gà nuốt phải trứng này sau 1 - 2 giờ ấu trùng nở ra, 24 giờ sau tới manh tràng và phát triển thành

Ngày đăng: 31/10/2012, 09:45

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1: Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng bỡnh quõn cỏc thỏng trong năm 2010 - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

Bảng 1.1.

Nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng bỡnh quõn cỏc thỏng trong năm 2010 Xem tại trang 14 của tài liệu.
1.2.3. Kết luận và đề nghị - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

1.2.3..

Kết luận và đề nghị Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 1.2: Kết quả cụng tỏc phục vụ sản xuất  Diễn giải - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

Bảng 1.2.

Kết quả cụng tỏc phục vụ sản xuất Diễn giải Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.1: Thành phần loài giun trũn - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

Bảng 2.1.

Thành phần loài giun trũn Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 4.1: Tỷ lệ và cường độ nhiễm cỏc bệnh giun trũn trờn đàn gà lai F1 qua 2 phương thức nuụi - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

Bảng 4.1.

Tỷ lệ và cường độ nhiễm cỏc bệnh giun trũn trờn đàn gà lai F1 qua 2 phương thức nuụi Xem tại trang 56 của tài liệu.
Như vậy, qua bảng 4.1 cho ta thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trũ nở phương thức nuụi nhốt thấp hơn nuụi bỏn chăn thả - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

h.

ư vậy, qua bảng 4.1 cho ta thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trũ nở phương thức nuụi nhốt thấp hơn nuụi bỏn chăn thả Xem tại trang 57 của tài liệu.
Bảng 4.4: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sỏn dõy qua cỏc vị trớ mẫu kiểm tra - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

Bảng 4.4.

Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm sỏn dõy qua cỏc vị trớ mẫu kiểm tra Xem tại trang 59 của tài liệu.
Từ bảng 4.4 cũng cho ta thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm sỏn dõy ở lụ TN1 thấp hơn ở lụ TN2 - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

b.

ảng 4.4 cũng cho ta thấy tỷ lệ và cường độ nhiễm sỏn dõy ở lụ TN1 thấp hơn ở lụ TN2 Xem tại trang 60 của tài liệu.
Bảng 4.6: Xỏc định hiệu lực của thuốc tẩy Bio-Levaxantel đối với bệnh giun sỏn cho gà - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

Bảng 4.6.

Xỏc định hiệu lực của thuốc tẩy Bio-Levaxantel đối với bệnh giun sỏn cho gà Xem tại trang 61 của tài liệu.
Kết quả thu được ở bảng 4.6 cho ta thấy thuốc Bio-Levaxantel cú hiệu lực cao trong điều trị cả giun trũn và sỏn dõy - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

t.

quả thu được ở bảng 4.6 cho ta thấy thuốc Bio-Levaxantel cú hiệu lực cao trong điều trị cả giun trũn và sỏn dõy Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 4.8: Sinh trưởng tớch lũy của gà qua cỏc ngày tuổi - Theo dõi khả năng thích nghi và tình trạng cảm nhiễm các bệnh giun sán trên đàn gà lai F1 (♂ Đông Tảo x ♀Lương Phượng) ở hai phương thức nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thị trấn Trại Cau- Hu

Bảng 4.8.

Sinh trưởng tớch lũy của gà qua cỏc ngày tuổi Xem tại trang 64 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan