Thực trạng phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay

28 891 4
Thực trạng  phát triển khoa học công nghệ và tăng  trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng phát triển khoa học công nghệ tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu. 1. Bối cảnh kinh tế toàn cầu. Kinh tế toàn cầu hiện nay đang phải đương đầu với cuộc khung hoảng tài chính diễn ra ngày càng trầm trọng nhanh chóng lan ra các nước. 1.1 Diễn biến gần đây của xu hướng suy thoái kinh tế toàn cầu. Bắt đầu từ Mỹ (7/2007) đến giữa tháng 9/2008 chính thức nổ ra đến nay đã đạt đến cao trào. Cuộc khung suy thoái khởi đầu từ lĩnh vực tài chính, lan ra các lĩnh vực kinh tế khác đang tác động tiêu cực đến tất cả các nước với mức độ ngày càng nặng nề. Chỉ trong vòng một tháng rưỡi kể từ giữa tháng 10/2008 đã co hơn 10 cuộc họp, hội nghị quốc tế quan trọng được triệu tập khẩn cấp để bàn biện pháp đối phó với tình hình. Chính phủ nhiều nước đã phải khẩn cấp “cứu nguy” sử dụng nhiều biện pháp can thiệp mạnh vào thị trường như tái quốc hữu hóa nhiều ngân hang tập đoàn lớn, cắt giảm lãi suất bơm một lượng tiền lớn chưa từng có ra thị trường. Bắt đầu là 6 ngân hang trung ương ở các nước phát triển (gồm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - FED, Ngân hang Trung ương Anh, Châu Âu, Pháp, Úc, Canada) khẩn cấp cắt giảm lãi suất 0.5 % vào ngày 08/10/2008, sau đó la các ngân hang trung ương Châu Á, ngày 29/10/2008, FED tiếp tục cắt giảm lãi suất them 0,5% còn 1% là mức thấp nhất kể từ năm 2001. Sang tháng 11/2008 hàng loạt các nước cắt giảm lãi suất. Hàng ngàn tỷ USD đã được đưa ra để cứu nguy các ngân hang, quỹ bảo hiểm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mở đầu la gói 700 tỷ USD của Chính phủ Mỹ, sau đó là Nga, Đức, Thụy Điển, Nhật, Hàn Quốc… cũng đưa ra một lượng tiền lớn tương đương hàng chục đến hàng trăm tỷ USD. Đến cuối tháng 11/2008, tổng cộng Mỹ đã quyết định tung ra 1.500 tỷ USD, Châu Âu 200 tỷ Euro, Trung Quốc 586 tỷ USD Nhật 63,5 tỷ USD cho yêu cầu này, ASEAN Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã nhất trí thành lập quỹ dự trữ ngoại tệ chung trị giá 80 tỷ USD vào cuối tháng 6/2009 để đối phó với cuộc khủng hoảng. 1.2 Những tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Với nhiều nỗ lực của chính phủ nhiều nước nhưng tình hình tài chính, kinh tế thế giới vẫn ngày càng tồi tệ, cuộc suy thoái đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. 1.2.1 Tác động đến thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán rơi tự do, nhất là từ cuối tháng 9/2008. Mở đầu là chứng khoán phố Wall, chỉ số Dow Jone chỉ còn 8.378,95 điểm vào cuối tháng 10/2008. Các nhà đầu tư lo ngại giá cổ phiếu tiếp tục giảm, hàng loạt công ty vỡ nợ, nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nên đã bán tháo cổ phiếu, làm giá chứng khoán trên toàn thế giới giảm mạnh. Tính chung nhiều thị trường mất tới 50% giá trị trong 12 tháng qua. Theo báo cáo 6 tháng đầu năm của Ngân hàng Anh được công bố ngày 27/10/2008, tổng số tiền mà các tổ chức tài chính toàn cầu bị mất trong cuộc khủng hoảng tài chính lên tới 1,8 ngàn tỷ bảng. 1.2.2 Thất nghiệp gia tăng. Theo tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cuộc khủng hoảng nạy khiến số người thất nghiệp tăng thêm 20 triệu người, từ 190 triệu người (năm 2007) lên 210 triệu người (2009). Hàng loạt tập đoàn lớn đã phải sa thải công nhân cắt giảm chi phí do cuộc khủng hoảng. 1.2.3 Tổng cầu thế giới giảm mạnh. Tổng cầu thế giới giảm mạnh khiến giá cả hầu hết các mặt hàng đều giảm, trong đó nhiều mặt hàng thiết yếu giảm mạnh. Giá dầu thô giảm từ mức đỉnh 147 tỷ USD/thùng vào ngày 11/7/2008 xuống chỉ còn gần 1/3 (trên dưới 50 USD/thùng) vào cuối tháng 11 vào dự báo sẽ không tăng trong cả năm 2009, mặc cho OPEC cắt giảm một sản lượng đáng kể, Giá lương thực, thực phẩm các nguyên vật liệu thô cũng đồng loạt giảm. Giá vàng cũng theo xu hướng giảm. Theo The Economits, chỉ số giá hàng hóa tính theo đôla Mỹ được công bố ngày 31/10/2008 đã giảm 37% so đầu tháng 7/2008, trong đó giảm mạnh nhất là: kim loại giảm 50% so với tháng 3, gạo giảm 50% so tháng 5, cao su giảm 27% so tháng 9. Nhu cầu giá giảm đang tác động tiêu cực đến các nước xuất khẩu đã khiến nhiếu ngành sản xuất trên thế giới phải cắt giảm sản lượng. 1.2.4 Ảnh hưởng đến tăng trưởng phát triển kinh tế của thế giới. Kinh tế Mỹ đã chính thức rơi vào suy thoái: GDP quý III đã giảm 0,3%. Cả 5 chỉ số thể hiện sức khỏe nền kinh tế (ngân hàng, nhà ở, người tiêu dung, chứng khoán việc làm) đều rất xấu: giá nhà ở, chứng khoán tiếp tục giảm sâu, các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là dịch vụ tài chính xây dựng bị tác động mạnh, thất nghiệp hiện nay tăng lên 6,1% có thể lên tới 8 % vào năm 2009. Suy thoái kinh tế đã lan sang châu Âu, Đông Á nhiều nước khác. Nước có nền kinh tế lớn nhất Châu Âu là Đức đã rơi vào suy thoái, GDP quý II giảm 0,4% quý III giảm 0.5%, nền kinh tế Anh, GDP quy III tăng trưởng âm sau 16 năm, ở mức – 0.5%; đồng bảng Anh mất giá ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm so với đồng USD; thất nghiệp lên tới 5,7%; lạm phát giá tiêu dùng ở mức 5,2%; lần đầu tiên khu dịch vụ chiếm 3/4 nền kinh tế giảm 0,4%, nhất là lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Để vực dậy nền kinh tế, Anh đã cắt giảm lãi suất từ ngày 4,5% xuống còn 3%, mức thấp nhất kể từ năm 1955. Các nước Châu Âu còn lại hầu như cũng đã rơi vào suy thoái. Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ hai thê giới bị ảnh hưởng nặng nề do xuất khẩu chiếm tới 3/4 GDP các ngân hàng nắm nhiều tài sản nước ngoài. Trước đây Ngân hàng trung ương Nhật Bản dự đoán tăng trưởng kinh tế năm 2008 đạt 0,1% 0,6% vào năm sau, nhưng nay đã công bố chính thức quý II giảm 0,1% quý III giảm 0,9%. Đồng yên lên giá mạnh tác động tiêu cực đến xuất khẩu, buộc Nhật Bản phải yêu cầu các nước G7 can thiệp. Thị trường chứng khoán mất 50% giá trị trong 10 tháng qua. Ngày 31/10/2008 ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã giảm lãi suất từ 0,5% xuống còn 0,3%. Nga có dự trữ lên tới 540 tỷ USD nhưng bị tác động tồi tệ nhất trong các nền kinh tế mới nổi. Thị trường chứng khoán mất 74% giá trị kể từ tháng 5/2008 đến ngày 24/10/2008, nhiều lần phải tạm ngừng giao dịch. Hệ thống ngân hàng đóng băng, nhiều ngân hàng đứng trên bờ vực phá sản. Giá hàng hóa giảm, đặc biệt là giá dầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trung Quốc có dự trữ hơn 2000 tỷ USD, thặng dư tài khoản vãng lai lớn, nhưng cũng không tránh được “cơn bão” tài chính: tốc độ tăng trưởng chậm lại từ mức từ 13% năm 2007 xuống còn 9% trong quý III – 2008, giá cổ phiếu giảm mạnh. Trong tháng 10, hai tập đoàn lớn là Smart Union Ferro China đã bị phá sản. Xuất khẩu giảm, số doanh nghiệp đóng cửa lao động mất việc làm gia tăng, nhất là các công ty sản xuât hàng xuât khẩu ở Miền nam. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã kêu gọi kích cầu, nhất là kích cầu tiêu dùng trong nước để duy trì tăng trưởng kinh tế. Tóm lại cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các nền kinh tế, ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng của các nước, làm suy thoái nền kinh tế làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia dù lớn hay nhỏ. 1.3 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. Nguyên nhân khách quan Thứ nhất: Quá trình tài chính hoá nền kinh tế các nước toàn thế giới, đi đầu là Mỹ ngày càng sâu rộng, dẫn tới số ngân hàng, thể chế tài chính, công ty cổ phần đại chúng các dịch vụ tài chính gia tăng mạnh. Thứ hai: Tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin tự động hóa đã cho ra đời máy rút tiền tự động, phần mềm giao dịch mạng thông tin toàn cầu, nhờ đó đã hình thành nên mạng lưới tài chính điện tử 24/7 tạo điều kiện cho nhiều loại hình kinh doanh ảo ra đời, phát triển. Thứ ba: Khu vực hoá toàn cầu hoá nền kinh tế dẫn đến nhiều vấn đề kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường… vượt khỏi tầm kiểm soát của quốc gia. Sự tác động cộng hưởng của các nhân tố trên vừa giúp nâng cao sưc mua, mở ra thị trường mới, có cả sưc mua thị trường ảo; vừa tạo điều kiện cho sưc sản xuất phát triển mạnh mẽ không kiểm soát được, từ đó đã hình thanh nên hiện tượng được gọi là các “bong bong” kinh tế. Khi các bong bóng vỡ ra, tùy theo độ lớn của nó mà gây ra các chấn động lớn hay nhỏ bong bóng thị trường bất động sản của Mỹ vừa nổ thực sự là một “bong bóng” khổng lồ. Nguyên nhân chủ quan: Cuộc khủng hoảng đã được Paul Krugman nhiều người cảnh báo trước như là một tất yếu của chủ nghĩa tự do mới chủ nghĩa tiêu dùng Mỹ. Bắt đầu từ những năm 1970, do chủ trương đẩy mạnh tư nhân hóa nền kinh tế, giảm bớt tối đa các thể chế sự can thiệp của nhà nước dẫn đến sự buông lỏng quản lý, giảm sát đối với hoạt động của các tập đoàn tài chính, ngân hàng sự tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế. Mặt khác, các quy định, luật pháp của các nước quốc tế cũng không theo kịp tình hình nên đã không kiểm soát nổi quá trình phát triển, toàn cầu hóa kinh tế, tài chính thương mại. 2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế VN 2.1 Số lượng quy mô tăng trưởng Trong thời kỳ qua, nước ta tận dụng được những cơ hội thuận lợi, vượt qua được những thách thức, những khó khăn đã duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh liên tục, năm sau cao hơn năm trước; thu nhập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện qua từng thời kỳ, vượt qua được tình trạng nước nghèo kém phát triển, chúng ta đang phấn đấu để sớm vượt qua được ngưỡng vước đang phát triển có thu nhập thấp. Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng lên liên tục. Tôc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân giai đoạn 1991 – 2005 đạt khoảng 7,5% Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2008 kế hoạch 2009 dự báo 2010 (%). 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 DB 2009 KH 2010 Tốc độ tăng trưởng GDP 6,8 6,98 7,08 7,34 7,79 8,4 8,2 8,5 6,23 6,5 7,0 Trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp 1,0 4,6 3,0 4,2 3,6 4,4 4,0 3,4 3,7 4,0 4,5 Công nghiệp xây dựng 2,3 10,1 10,4 9,5 10,5 10,2 10,6 10,4 10,5 11,0 11,4 Dịch vụ 10,2 5,3 6,1 6,5 6,5 7,3 8,5 8,3 8,7 8,9 9,4 Trong 5 năm 2001 – 2005, trong bối cảnh hết sức khó khăn cả trong ngoái nước, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng cao tương đối bền vững, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm tăng 7,5%/năm trong đó nông – lâm – ngư nghiệp tăng 3,8%, công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%, mức cao nhất kể từ năm 1986 đến thời điểm năm 2005, đưa quy mô nền kinh tế năm 2005 gấp 1,44 lần năm 2000. Đến năm 2006 năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm cuối của Chiến lược 10 năm 2001 – 2010, nền kinh tế nước ta vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,17% (kế hoạch là 8%) đạt cao hơn chỉ tiêu 7,5% - 8%/năm. GDP bình quân đầu người đạt trên 11,5 triệu đồng tương đương với 720 USD, tăng 80 USD so với năm 2005. Đến năm 2007 nền kinh tế tiếp tục phát triển thuận lợi, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2006 là gần 0,3%, GDP bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng, tương đương 835 USD, đã tăng thêm 115 USD so với năm 2006, đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 6,23% những vẫn còn cao hơn với các nước trong khu vực thế giới trong cùng thời kỳ, tăng trưởng trong cả 3 năm 2006 – 2008 vẫn đạt tiến độ kế hoạch đề ra (trên 7,5%), GDP bình quân đầu người đến 2008 là 1.024 USD. Giá trị tăng thêm của các khu vực kinh tế đều được cải thiện do có sự giảm đáng kể chi phí trung gian trong chu trình sản xuất, kinh doanh, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng toàn nền kinh tế theo hướng bền vững. Khu vực nông, lâm, thuỷ sản năm 2006 tăng 3,4%; năm 2007 tăng 3,5% dự kiến năm 2010 tăng từ 3 – 3,2%; khu vực công nghiệp xây dựng tăng tương ứng là 10,37%; 10,6% 9,5% - 10,2%; khu vực dịch vụ là 8,29%; 8,7% 7,7 – 8,2%. Ngành công nghiệp tiếp tục là ngành có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng GDP. Biểu đồ 2: Tốc độ Tăng trưởng GDP qua các năm Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch Đầu tư. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng được cải thiện. Tuy nhiên theo nhiều đánh giá của trong nước quốc tế, mặc dù Việt Nam đạt được những kết quả tăng trưởng cao, nhưng đó là kết qủa tăng trưởng theo chiều rộng chứ chưa có sức tăng trưởng theo chiều sâu. Việt Nam vẫn đang đứng ở trong ranh giới của những nước kém phát triển theo tiêu chuẩn của Liên hợp quốc. 2.2 Chất lượng tăng trưởng. Trong nhiều năm qua tăng trưởng với chất lượng hiệu quả cao hơn là mục tiêu được các ngành quan tâm thực hiện tốt hơn. Tăng trưởng đã giảm bớt sự phụ thuộc vào yếu tố tăng vốn, nâng cao sự đóng góp của yếu tố lao động có chất lượng với năng suất cao, nâng cao hiệu quả quản lý đưa các yếu tố về khoa học công nghệ vào chu trình sản xuất kinh doanh, giảm tiêu hao vật chất. Chất lượng tăng trưởng trong nhiều ngành, lĩnh vực đã có những bước cải thiện, các doanh nghiệp toàn nền kinh tế đang thích nghi ngày càng tốt hơn với thị trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng được nâng cao. - Thu nhập theo đầu người ngày càng tăng. Trước đổi mới, phần lớn dân số nước ta sống bằng nghề nông, Việt Nam bị đánh giá là nước nghèo nàn lạc hậu với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp có nhiều người trong diện nghèo đói. Đường lối đổi mới chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. Đến năm 2007 thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã đạt 820 USD/năm. So với năm 1995 mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay của nước ta đã tăng khoảng 2,8 lần. - Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 18,1% (tính theo chuẩn quốc tế) được thế giới đánh giá là thành công trong việc chống nghèo đói. - Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể, Nhờ chú trọng đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hạn chế tỷ lệ sinh, nên chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2006 HDI của Việt Nam đạt 0,709 cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển. - Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện. Đến nayViệt Nam có có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có trường tiểu học 99% xã có trạm y tế. Nhiều mục tiêu đề ra đã được hoặc vượt mức như tỷ lệ chết ở tre em dưới 1 tuổi thì chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi thọ của người dân (2006) đạt 71,3 tuổi. Tỷ lệ hộ dân có phương tiện đi lại bằng xe máy, ôtô sử dụng các phương tiện sinh hoạt cao như điện thoại di động, máy tính cá nhân… ngày càng có xu hướng tăng nhanh. - Cơ cầu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa. Nếu năm 1990 ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tới 38,7% GDP thì đến năm 2006 giảm còn 20,4% GDP, xét theo từng nhóm ngành, cơ cầu ngành kinh tế cũng có sự chuyển biến tích cực. Trong nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp tỷ trọng ngành nông nghiệp lâm nghiệp đã giảm, nhường chỗ cho ngành thuỷ sản tăng lên. Trong cơ cấu ngành công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến cũng không ngừng tăng. Cơ cấu ngành dịch vụ cũng thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch … Năng suất lao động ngày càng tăng. Những ngành có năng suất lao động tăng cao nhất phải kể đến là ngành khai thác (tăng 17%), ngành điện, khí đốt, nước (tăng 11%) nhờ áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh quản lý. Hệ số vốn đầu tư phát triển so với tốc độ tăng GDP đã giảm, chứng tỏ hiệu quả đầu tư đã tăng lên, mặc dù vẫn còn cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ do chi phí lớn - Thể chế kinh tế thị trường bước đầu được hình thành. Sự chuyển đổi thể chế kinh tế hiện chủ yếu là dựa vào thị trường, để cho giá cả tự điều tiết, tôn trọng quan hệ cung cầu, khuyến khích kinh tế tư nhan, hình thành hàng loạt các thị trường. Cùng với việc hình thành khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế thị trường, các thể chế thị trườngViệt Nam cũng từng bước được hình thành. Nhìn chung, đánh giá về mặt lượng cho đến nay nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với mức độ khá cao đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào về tăng GDP bình quân đầu người, giảm tỷ lệ nghèo đói, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng năng suất lao động, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới thể chế. Tuy nhiên nếu nhìn nhận một cách tổng quát, khách quan thì chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn chưa tốt: *Có thể đánh giá chất lượng tăng trưởng theo nhiều cách khác nhau. Trong bài này chúng ta đi nghiên cứu đánh giá chất lượng tăng trưởng theo hiệu quả đầu tư hay thông qua chỉ số năng suất TFP. Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua là do yếu tố nào là chủ yếu: gia tăng yếu tố đầu vào ( đất đai, lao động) hay la do yếu tố công nghệ? Để xác định sự đóng góp vào tăng trưởng của các yếu tố vốn, lao động, năng suất nhân tố tổng hợp TFP chúng ta sử dụng hàm Cobb – Douglas. Hàm Cobb-Douglas: Yt = A.Ktα.Ltβ Trong đó: Y là biến số về sản lượng của nền kinh tế (thường được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội tại giá cố định). K: là biến số về vốn. L: là biến số về lao động. A: là thể hiện trình độ công nghệ. * Ta có chất lượng tăng trưởng liên quan đến tỷ trọng đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) còn thấp nên hiệu quả của tăng trưởng Việt Nam không cao. Tăng trưởng của nước ta đạt được chủ yếu do gia tăng về lượng các yếu tố đầu vào như vốn đầu tư, số lượng lao động. Chất lượng, hiệu quả đầu tư còn thấp, trình độ công nghệ lạc hậu chất lượng lao động còn nhiều mặt hạn chế, đã đe doạ đến tính bền vững trong hiện tại cả tương lai, tạo ra mâu thuẫn giữa tốc độ tăng trưởng (số lượng) chất lượng, hiệu quả tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế nước ta hiện nay chủ yếu là do đóng góp của của yếu tố vốn lao động, đóng góp của TFP có tăng nhưng còn rất thấp so với các nước đang phát triển ở Châu Á. Chúng ta có kết quả nghiên cứu về mức đóng góp của các nhân tố như sau: Bảng 2: Mức đóng góp của các nhân tố đến tăng trưởng GDP (%). Thời kỳ 1993 - 1997 Thời kỳ 1998 - 2002 Thời kỳ 2003 - nay Tổng GDP 100 100 100 Đóng góp nhân tố vốn 69.3 57.5 52.7 Đóng góp nhân tố lao động 15.9 20 19.1 Đóng góp nhân tố TFP 14.8 22.5 28.2 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch Đầu tư. Theo kết quả trên từ năm 1993 cho đến nay đóng góp của TFP vào GDP có tăng lên nhưng còn chiếm tỷ trọng không lớn (từ 14,8% lên 28,2%); tỷ trọng đóng góp của lao động tăng lên trong giai đoạn 1998 – 2002 nhưng lại có xu hướng giảm xuống (từ 69,3% xuống còn 52,7%), tuy nhiên yếu tố vốn vẫn chiếm phần chủ yếu trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. So với các nứơc trong khu vực, tỷ trọng TFP trong tăng trưởng của nước ta còn thấp hơn rất nhiều (thời kỳ 1980 – 2000 ở Hàn Quốc là 39,96%, Ấn Độ là 40,78%). Cơ cầu đầu tư của nước ta còn chưa hợp lý, hiệu quả đầu tư còn thấp, quản lý đầu tư còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả, thể hiện qua chỉ số ICOR còn khá cao tăng liên tục, từ 2,7 (năm 1991) tăng lên 3,6 (năm 1997); tăng cao [...]... đến ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam Với những dấu hiệu trên dự báo tăng trưởng kinh tế quý I/2009 chỉ đạt khoảng 4 – 4,5% II Thực trạng phát triển khoa học công nghệ Việt Nam 1 Những thành tựu phát triển khoa học công nghệ Trong những năm qua hoạt động khoa học công nghệ Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định đã có những chuyển biến mới, tập trung vào nghiên cứu ứng... nguyên thì khoa học công nghệ nước ta còn chiếm ít phần nhở, tăng trưởng chủ yếu là đóng góp của yếu tố vốn, tăng trưởng theo chiều rộng Vậy chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng, chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu để tạo tăng trưởng bền vững duy trì được tốc độ tăng trưởng trong tình hình hiện nay trong dài... cầu phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp thiết thực, có ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới của đất nước Lĩnh vực khoa học công nghệ được chú trọng, vốn đầu tư liên tục tăng trong cac năm Năng lực khoa học công nghệ đã được tăng cường có bước phat triển mới Các Viện nghiên cứu đầu ngành được trang bị tương đối hiện đại, cơ sở hạ tầng khoa học công nghệ khá dồi dào Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ. .. cả về năng suất sản lượng - Công nghiệp: có nhiều kết quả nghiên cứu về các công nghệ cơ bản trong gia công, chế tạo máy; công nghệ thiết kế, chế tạo phụ tùng, thiết bị, máy móc công cụ; công nghệ khai thác, chế biến sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên; chế biến nông sản thực phẩm; các công nghệ cao như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu công nghệ tự động hoá... sáng kiến, ứng dụng vào đời sống - Cán bộ quản lý các cấp - Tri thức người Việt Nam ở nước ngoài các chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ của Việt Nam đã được nâng lên qua việc đào tạo đào tạo lại, tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khu vực, có đủ trình độ để tiếp thu nâng cao năng lực nội sinh về khoa học công nghệ của đất nước... triệu USD so với công nghệ ngoại nhập… * Những thành tựu nghiên cứu ứng dụng Khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành, lĩnh vực - Khoa học xã hội Trong lĩnh vực khoa học xã hội đã tập trung điều tra, nghiên cứu cung cấp được những tư liệu các luận cứ khoa học phục vụ thiết thực yêu cầu hoạch định các chủ trương, định hướng chiến lược, quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội xây dựng... công nghệ cao của Việt Nam Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu yếu, cung không kịp cầu Hiện cả nước có 321 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành công nghệ cao (CNC) về: Công nghệ tin học, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu 193 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành CNC trình độ cao đẳng Nhưng trên thực tế, con số những sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nói... quốc tế 3 Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam Đào tạo nguồn nhân lực KHCN Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tiềm năng của việt nam ngày càng lớn mạnh về số lượng chất lượng Các lực lượng tham gia hoạt động KHCN gồm 5 thành phần: - Cán bộ nghiên cứu trong viện, trường Đại Học - Cán bộ kỹ thuật, công nghệ làm trong các các doanh nghiệp - Cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội thích khoa học. .. lượng chất lượng của từng sản phẩm KHCN cụ thể đối với từng tổ chức sử dụng ngân sách Cơ chế phân bổ ngân sách vẫn dựa vào các tiêu chí đầu vào như nhu cầu chi thường xuyên, dự toán đầu tư cơ bản hàng năm …Trên thế giới hiện nay cách thức này đang dần được xóa bỏ thay vào đó là phân bổ ngân sách quản lý dựa vào kết quả đầu ra 4.Tiềm năng khoa học công nghệ của Việt Nam Khoa học công nghệ. .. đáng kể vào quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ ở nước ta đang là lực lượng chính trong quản lý, vận hành khai thác các dây truyền công nghệ nhập khẩu của nước ngoài Đổi mới công nghệ trong các ngành sản xuất dịch vụ đã được triển khai Trình độ khoa học công nghệ của một số ngành, lĩnh vực đã được nâng lên Việc chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI doanh . Thực trạng phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay và thách. tăng trưởng kinh tế quý I/2009 chỉ đạt khoảng 4 – 4,5%. II. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ Việt Nam. 1. Những thành tựu phát triển khoa học công

Ngày đăng: 20/10/2013, 13:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2008 kế hoạch 2009 và dự báo 2010 (%). - Thực trạng  phát triển khoa học công nghệ và tăng  trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay

Bảng 1.

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2000 – 2008 kế hoạch 2009 và dự báo 2010 (%) Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 4: Đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ đào tạo trong giai đoạn 2002 – 2007(người) - Thực trạng  phát triển khoa học công nghệ và tăng  trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay

Bảng 4.

Đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ đào tạo trong giai đoạn 2002 – 2007(người) Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 3: Đào tạo sau đại học giai đoạn 2002 – 2007(người) - Thực trạng  phát triển khoa học công nghệ và tăng  trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay

Bảng 3.

Đào tạo sau đại học giai đoạn 2002 – 2007(người) Xem tại trang 21 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan